Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 17 - Tiết 81 đến tiết 85

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 17 - Tiết 81 đến tiết 85

BẾP LỬA

 Bằng Việt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức

 - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

 - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

 3. Thái độ : Bồi dưỡng cho hs lòng kính yêu bà, tình cảm bà cháu, tình yêu thương gia đình và rộng hơn là t/y quê hương đất nước.

 B. CHUẨN BỊ

 Gv:Tập thơ bếp lửa,ảnh chân dung Bằng việt,tranh minh hoạ hai bà cháu ngồi bên bếp lửa.

 Hs:Soạn trước bài mới.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.

 1. Kiểm tra bài.

CH- Đọc thuộc lòng bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

2. Bài mới.

(Gtb): Hỏi: Em đã học bài thơ nào nói về tình bà cháu?

- Gợi nhắc bài thơ "Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp7). Anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi từng quả trứng . Bằng Việt, một thanh niên đang du học tại Liên Xô (cũ) lại nhớ về bà mình, nhớ về cái bếp lửa nồng ấm. Dẫn

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 17 - Tiết 81 đến tiết 85", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2012
Giảng:
Tuần 17.
TIẾT 81: TRẢ BÀI KIỂM TRA
 TẾNG VIỆT, TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN.
A. Mục tiêu cần đạt. 
 Giúp học sinh:
- Nắm chắc những kiến thức văn học hiện đại Việt Nam đã học.
- Qua trả bài củng cố khắc phục sâu hệ thống nhận thức về thơ và truyện hiện đại Việt Nam từ nội dung tư tưởng tác phẩm đến những giá trị nghệ thuật.
- Rèn kỹ năng sửa chữa, viết bài.
B. Chuẩn bị. 
- GV: Bài làm của các em đã chấm, các lỗi trong bài, cách chữa
- H/s: Tự chữa lỗi: diễn đạt, lỗi câu.
- Phương pháp: Trao đổi, thảo luận.
C. Tiến trình lên lớp. 
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài. 
Trả bài để cho các em rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt cho bài làm tổng hợp cuối học ký I.
 * Hoạt động2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Gv thông báo điểm từng phần.
Gv nêu yêu cầu của bài làm.
Nêu thang điểm và đáp án.
Gv nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài làm của học sinh.
I. Đề bài:
 Phần trắc nghiệm (3đ)
 Phần tự luận (7đ)
 (Tiết 75).
II. Đáp án và thang điểm.
Yêu cầu:
- Trình bày đúng, đủ rõ phần trắc nghiệm.
- Phần tự luận:
Trình bày đủ, đúng kiến thức ở t bài viết.
- Có sáng tạo trong cách viết, trình bày nội dung hai hình thức.
- Sạch sẽ, không sai lỗi trong diễn đạt, lỗi chính tả.
Biểu điểm.
Phần trắc nghiệm: (3 điểm) 
+ Câu đến câu 4 mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
+ Câu 5 mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1
2
3
4
5
C
B
A
D
1 - b 3 - d
4 - a 5 - c
Phần tự luận: (7đ)
Câu 1. (2đ)
Chép đúng 3 khổ đầu bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Tác giả:
- Nguyễn Duy (sinh năm 1948)
- Tên Khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.
- Quê: Phường Thanh Vệ - Thanh Hoá.
- Năm 1966: ra nhập quân đội.
- Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1972-1973.
Câu 2. (5đ)
Cảm nhận được qua các ý sau: 
- Lần đầu tiên gặp con: 
 Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ: 
 Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Những ngày xa con (Ở chiến khu): 
+ Ông Sáu thực hiện lời hứa với con. Quyết tâm làm chiếc lược ngà, khắc lên dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”® chính chiếc lược ngà làm dịu đi nỗi ân hận và tình cảm nhớ thương con
+ Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái→ chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý thiêng liêng về tình cha con.
III. Nhận xét.
- Ưu điểm : Bài có một số ưu điểm, nắm được kiến thức cơ bản của các văn bản hiện đại. 
- Nhược điểm: Trình bày bài văn cảm nhận về tình cảm cha con của nhân vật ông Sáu chưa thật tốt.
- Diễn đạt chưa thật lưu loát, rành mạch.
IV. Trả bài, chữa lỗi.
- Trả bài.
- Lấy điểm. 
- Hs sửa lỗi.
* Hoạt động 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Gv nhận xét thái độ của HS trong TIẾT học.
- Khái quát những vấn đề cần lưu ý.
- Về nhà:
 	 + Ôn tập, nắm vững kiến thức đã học.
 	 + Chuẩn bị: Ôn tập tập làm văn.
____________________________________________________
Ngày soạn: 05/12/2012
Giảng:
TIẾT 82: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
A. Mục tiêu cần đạt. 
	- Giúp HS hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học trong ký I.
1. Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự đã học. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Vân dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị. 
- GV: Soạn giáo án.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi (SGK).
- Phương pháp: Khái quát, tổng hợp, so sánh.
C. Tiến trình lên lớp. 
`	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
	* Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Gv giao câu hỏi cho học sinh trao đổi, nhằm tái hiện kiến thức đẫ học về văn bản thuyết minh, và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nhằm tái hiện kiến thức đẫ học về văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận khi làm văn bản tự sự.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh thực hiện viết 2 đoạn văn theo yêu cầu.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
I. Lý thuyết.
Câu1.
 Các nội dung lớn và trọng tâm:
a. Văn bản thuyết minh: 
 Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả.
b. Văn bản tự sự:
 - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận.
 - Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 2.
 - Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó:
 - Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng.
 - Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán.
Câu 3.
 Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự.
a.Văn bản thuyết minh:
 - Trung thành với đăc điểmcủa đối tượng một cách khách quan, khoa học.
 - Cung cấp đầy đủ tri thứcvề đối tượng cho người nghe, người đọc.
b.Văn bản lập luận giải thích:
 - Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó, giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó.
 - Giới thiệu cho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.
c. Văn bản miêu tả:
 - Xây dựnghình tượngvề một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
 - Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.
II. Luyện tập. 
1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm.
2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài.
_____________________________________________
Ngày soạn: 05/12/2012
Giảng:
TIẾT 83: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
 ( TIẾT 2 )
A. Mục tiêu cần đạt. 
	- Tiếp tục giúp HS hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học trong ký I.
1. Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự đã học. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Vân dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị. 
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi.
- Phương pháp: Khái quát, tổng hợp, so sánh.
C. Tiến trình lên lớp. 
`	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
* Hoạt động2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
- Giáo viên giao các câu hỏi cho Hs thảo luận theo 4 nhóm.
+ Nhóm 1: Câu 4
+ nhóm 2: Câu 5-6
+ Nhóm 3: Câu 7
+ Nhóm 4: câu 8
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
Gv dùng bảng phụ ghi lại 2 đoạn văn mẫu.
Giao bài tập; hướng dẫn HS.
 Cả lớp viết bài.
I. Lý thuyết
Câu 4.
Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I 
 - Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 - Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
 - Kĩ năng kết hợpcác yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
Câu 5.
 Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm-Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự.
 (SGK)
 Câu 6.
Tìm 2 đoạn văn tự sự 
(HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà).
Câu 7.
So sánh sự giống và khác nhau
a. Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:
- Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
- Cốt truyện :Sự việc chính và một số sự kiện phụ.
b. Khác nhau:
Lớp 9 có thêm:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Sự kết hợp giữa tự sự vớicác yếu tố nghị luận.
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự.
- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 8.
Nhận diện văn bản
a. Gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
Ví dụ:
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả.
- Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận.
- Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.
- Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự.
(Không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa các phương thức)
b. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ".
c. Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
II. Luyện tập. 
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại.
___________________________________________________
Ngày soạn: 05/12/2012
Giảng:
TIẾT 84: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
 ( TIẾT 3 )
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Gv tiếp tục cho các em trả lời những câu hỏi còn lại nhằm giúp HS hệ thống trọn vẹn những kiến thức Tập làm văn đã học trong ký I.
1. Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh, văn bản tự sự đã học. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Vân dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị. 
- GV: Soạn giáo án.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi.
- Phương pháp: Khái quát, tổng hợp, so sánh.
C. Tiến trình lên lớp. 
`	* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Tổ chức.
Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
	* Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
- Hoạt động nhóm: mỗi bàn làm một nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- 1 nhóm cử đại diện lên trình bày vào bảng phụ.
- Các nhóm khác đối chiếu, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
Gv cho Hs kẻ lại bảng vào vở theo bảng mẫu.
GV hướng dẫn HS.
Một số tác phẩm tự sự không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần. Tại sao bài tập làm văn tự sự của em phải đủ ba phần ?
+ Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đến vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
Ví dụ: Chuyện cũ... Trịnh. 
+ Bố cục ba phần là bố cục mang tính quy phạm đối với học sinh khi viết bài Tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản. 
 Gv dùng bảng phụ:
- Đối thoại: Những người tản cư từ dưới xuôi lên.
Tạo cho câu chuyện như cuộc sống thực, dẫn dắt các tình tiết trong truyện (sự việc phát triển) thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu. 
+ Độc thoại
- Hà! Nắng gớm, về nào.
- Ông lão . rít lên”
- Chúng bay  thế này”.
=> Là những câu ông Hai nói một mình. Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn xấu hổ, nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Độc thoại nội tâm:
“Chúng nó  Việt gian đấy ư?”
=> Ông Hai hỏi chính mình, diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc.
Câu 9.
Khả năng kết hợp.
STT
Kiểu vb chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
 ---
 x
 x
 x
 x
2
Miêu tả
 x
 ---
 x
 x
 x
3
Nghị luận
 x
 x
 ---
 x
 x
4
Biểu cảm
 x
 x
 x
 ---
 x
5
Thuyết minh
 x
 x
 x
 x
 ---
6
Điều hành
----
- Nhận xét:
Có 6 kiểu văn bản chính và có 6 yếu tố tương ứng kết hợp với các kiểu văn bản thì có 5 yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh nghị luận và biểu cảm có thể kết hợp được với 5 kiểu văn bản tương ứng. Riêng yếu tố điều hành thì chỉ có khả năng để kết hợp làm thành văn bản điều hành chứ không có khả năng kết hợp với các kiểu văn bản khác và ngược lại.
Câu 10. 
 Giải thích
Bài tập làm văn tự sự của học sinh phải có đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài vì: Hs còn đang ở giai đoạn học tập, luyện tập nên phải rèn luyện theo yêu cầu chuẩn mực của nhà trường.
Câu 11.
 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản, tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa. 
 + Các hiểu biết về yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự thì các kiến thức về tập làm văn sẽ giúp ta hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện ngắn Làng của Kim Lân.
+ Kiều: yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận...hiểu rõ về chân dung, tính cách nhân vật; cảnh vật. 
+ TP Làng của Kim Lân: yếu tố đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận sẽ giúp ta hiểu và rung cảm trước diễn biến tâm trạng của ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước, quyết tâm đi theo kháng chiến ...
Câu 12.
 Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp cho học sinh làm tốt hơn bài văn tự sự.
 Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về: Đề tài, nội dung, ngôi kể, cách kể chuyện, sự việc, cách dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật 
Ví dụ từ các bài:
 - Chiếc lược ngà, Cố hương... học sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng tôi.
Làng, Lặng lẽ Sa Pahọc sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ ngôi thứ ba.
- Học tập về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả.
II. Luyện tập.
Viết đoạn văn ngắ trong đó có sử dụng ngôi kể thứ nhất và yếu tố đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại nội tâm. 
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
- Hệ thống toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ nội dung phần Tập làm văn đã học.
- Hoàn thiện phần bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt cho giờ tập làm thơ tám chữ: Mỗi Hs sáng tác 
một bài thơ đề tài tự chọn theo yêu cầu 4.II T151. 
_________________________________________________
Ngày soạn: 05/12/2012
Giảng:
TIẾT 85: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt.
Tiếp tục giúp học sinh: Nhận diện thể thơ 8 chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ 8 chữ.
1. Kiến thức: 
Giúp HS nắm được đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết thơ 8 chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp khi làm thơ 8 chữ.
B. Chuẩn bị.
- GV: Soạn giáo án, một số bài thơ, đoạn thơ 8 chữ, bảng phụ.
- HS: Soạn bài, 4 bảng phụ, ví dụ về thơ 8 chữ.
- Phương pháp: Phân tích, quy nạp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức.
	Sĩ số: 
2. Kiểm tra.
 Như thế nào là thể thể thơ 8 chữ?
3. Bài mới.
Ở tiết 54 các em đã có một tiết học tập làm thơ 8 chữ: Các em đã nhận rõ thơ 8 chữ mỗi dòng có 8 chữ, cách ngắt nhịp đa dạng, có thể gồm nhiều đoạn dài không hạn định số câu, ó thể chia thành các khổ 4 câu 1 khổ, phổ biến là cách gieo vần chân liên tiếp hoặc gián tiếp. Hôm nay các em sẽ tiếp tục có một giờ tập làm thơ 8 chữ nữa, các em sẽ vận dụng để làm tiếp theo khổ thơ đã có sẵn và cùng thực hành tự sáng tác một bài thơ của riêng mình.
* Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Gv nhắc chốt lại thể thơ 8 chữ:
+ Mỗi dòng có 8 chữ
+ Cách ngắt nhịp đa dạng
+ Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu)
 + Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ)
 + Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp)
Hs đọc và thực hiện theo yêu cầu.
Tìm những từ đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau:
Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với ND cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước
Chia nhóm: 7 nhóm
Hoạt động theo nhóm:
HS trong lớp chú ý nhận xét theo Sgk T151.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ. 
 Tiếp Tiết 54 
3. Bài 3 T150.
Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận sai ở câu thơ thứ 3.
- Vì: Lẽ ra âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên => tiếng cuối phải mang vần "ương"
- Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường.
III.Thực hành làm thơ tám chữ.
1. Bài tập 1 T151.
-Từ điền vào chỗ trống ở câu 3 phải là thanh bằng.
- Ở câu thứ 4 phải có khuôn âm a để hiệp với chữ xa ở cuối dũng thứ 2 và mang thanh bằng.
- Khổ thơ này được chép chính xác là:
 Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
 Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
2. Bài tập 2 T151.
- Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng.
 Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
 Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
 Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
 Âm a:
 Thế mà nay ngày ấy đã đi xa, qua 
 Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta
 Âm ương
 Một sáng đến trường còn đẫm hơi sương
 Tóc buộc đuôi gà sao thật dễ thương...
 Bóng ai đi thấp thoang giữa màn sương
 Khắc trong lòng hình ảnh của quê hương).
 ....
Bài 3 T151.
 - Tập làm bài thơ tám chữ 
a. Tập làm một bài thơ tám chữ theo nhóm (bàn).
b. Trình bày bài thơ trước lớp.
Đại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ.
+ Các nhóm lần lượt đọc bài thơ sáng tác.
+ Nhóm khác nhận xét bài thơ bài thơ vừa đọc; có thể chỉnh sửa hoặc bổ sung.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
+ Nhận xét giờ thực hành cuả HS.
5. Hướng dẫn về nhà: 
+ GV cho một đoạn thơ yêu HS làm tiếp thành bài. 
 	 Nhớ bạn
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
Nhớ bao ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 ....... 
+ Tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân.
+ Ôn tập tổng hợp chuẩn bị tốt cho bài học kỳ.
________________________________________________
 Ngày 10 tháng 12 năm 2012
	Tổ chuyên môn ký duyệt đầu tuần 17

Tài liệu đính kèm:

  • docVaVawn 9 tuan 17.doc