Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Trường THCS Trần Quý Cáp

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Trường THCS Trần Quý Cáp

I-Mục tiêu cần đạt:

1)Kiến thức:

• Bước đầu làm quen với t/l truyện thơ Nôm trong vhhđ

• Nắm được những nét chính về cuộc đời,con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.

• Thể thơ lục bát truyền thống d/t trong một t/p vhtrung đại

• Nắm cốt truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2)Kĩ năng:

Đọc hiểu một t/p truyện thơ Nôm trong vh trung đại

Nhận ra những đ điểm nổi bật về cuộc đời và s/t của một t/g vhtđ

3)Thái độ.

 Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về những thành tự của văn hoá dân tộc, danh nhân văn hoá

II-Chuẩn bị :

1. GV: Tác phẩm Truyện Kiều, tranh chân dung nhà văn Nguyễn Du. Một số lời bình về tác phẩm.

 2. HS: Đọc văn bản, tóm tắt. Soạn bài.

III-Tiến trình dạy học:

 1.Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Trường THCS Trần Quý Cáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6
Tiết : 26
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Ngày soạn: 20/9/10
Ngày giảng:27/9/10
I-Mục tiêu cần đạt:
1)Kiến thức:
Bước đầu làm quen với t/l truyện thơ Nôm trong vhhđ
Nắm được những nét chính về cuộc đời,con người và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. 
Thể thơ lục bát truyền thống d/t trong một t/p vhtrung đại
Nắm cốt truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2)Kĩ năng:
Đọc hiểu một t/p truyện thơ Nôm trong vh trung đại
Nhận ra những đ điểm nổi bật về cuộc đời và s/t của một t/g vhtđ
3)Thái độ. 
 Bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về những thành tự của văn hoá dân tộc, danh nhân văn hoá
II-Chuẩn bị : 
1. GV: Tác phẩm Truyện Kiều, tranh chân dung nhà văn Nguyễn Du. Một số lời bình về tác phẩm.
	2. HS: Đọc văn bản, tóm tắt. Soạn bài.
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
Phương pháp:Đàm thoại
Thời gian 1 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
 Dẫn vào bài: Thế kỉ 18- đầu19, xã hội phong kiến Việt Nam nhiều biến động. Nguyễn Du sống vào thời kì này nên đã từng trải và có nhiều cảm thông trước nổi khổ của nhân dân. Bằng sáng tạo của mình dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện , Nguyễn Du đã cho ra đời tác phẩm tiêu biểu của Truyện Nôm: Truyện Kiều.
- Nghe giới thiệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả.
Mục tiêu:nắm tiểu sử,cuộc đời ,sự nghiệp của Nguyễn Du
Phương pháp:thảo luận nhóm
Thời gian:15 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Cho biết những nét chính về tác giả về cuộc đời và sự nghiệp văn học?
- Giới thiệu chân dung nhà văn (tranh) và tượng đài Nguyễn Du ở Hà Tĩnh.
- Nhắc lại bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam đương thời và thời đại nguyễn Du sống.
- Chốt những nét chính về thời đại, cuộc đời, gia đình liên quan đến tác giả.
-Giới thiệu các tập thơ lớn bằng chữ Hán và các tác phẩm chữ Nôm.
HS đọc chú thích SGK.
- Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử nhiều biến động.
- Ông xuất thân trong một gia đình nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Ông đã từng sống lưu lạc nhiều nơi, tiếp xúc nhiều cảnh đời.
+ 243 bài thơ chữ Hán(3 tập)
 + Chữ Nôm: Truyện Kiều và Văn chiêu hồn.
I.Tìm hiểu chung:
I. Tác giả. Nguyễn Du: (1765-1820)
- Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử nhiều biến động.
- Ông xuất thân trong một gia đình nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Ông đã từng sống lưu lạc nhiều nơi, tiếp xúc nhiều cảnh đời.
 - Về sự ngiệp văn học:
 + 243 bài thơ chữ Hán(3 tập)
 + Chữ Nôm: Truyện Kiều và Văn chiêu hồn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác phẩm.
Mục tiêu:Nắm được cốt truyện và g/t nội dung cũng n/thuật t/phẩm
Phương pháp:Đàm thoại và t/giảng
Thời gian:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
HĐ3. Tìm hiểu tác phẩm.
- Yêu cầu hs tìm hiểu SGK.
1. Cho biết nguồn gốc của tác phẩm?
- Giải thích thể loại truyện Nôm.
- Chỉ ra những nét sáng tạo của Nguyễn Du trong cách xây dựng nhân vật...
2. Tóm tắt.
- Giới thiệu 3 phần.
- Yêu cầu hs tóm tắt từng phần.
- Nhận xét,bổ sung, thêm vào những câu thơ trong truyện Kiều để hấp dẫn, dễ nhớ.
3. Giá trị.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sơ bộ giá trị Truyện Kiều
GV có thể đan xen những câu thơ Kiều phù hợp với nội dung cốt truyện . 
- Dựa vào cốt truyện, theo em truyện Kiều có giá trị về những mặt nào ?
 - Dựa vào phần tóm tắt tác phẩm em hình dung về xã hội được phản ánh trong truyện Kiều là xã hội như thế nào ?
 - Những nhân vật như Mã Giám Sinh , Hồ Tôn Hiến , Bạc Bà , Bạc Hạnh , Sở Khanh , là những kẻ như thế nào ?
 - Cảm nhận của em về thân phận của Thuý Kiều cũng như người phục nữ trong xã hội cũ?
 - Nguyễn Du rất cảm thương với cuộc đời người phụ nữ em hãy chứng minh ? 
- GV dùng những câu thơ biểu cảm trực tiếp .
 - Việc khắc hoạ hình tượng những nhân vật Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến trong cách miêu ta, nhà thơ biểu hiện thái độ như thế nào ? 
 - Nguyễn Du xây dựng tác phẩm bẵng những nét nghệ thuật nào mà em biết ? 
Đặc trưng thể loại truyện thơ .
- Ghi đề bài
- Đọc chú thích SGK.
- Trả lời những nét chính về hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- So sánh với Kim Vân Kiều truyện.
- Tóm tắt từng phần.
- Tập tóm tắt
- Quan sát tranh, các bản dịch để hiểu giá trị tác phẩm.
- Nội dung và nghệ thuật.
- Thảo luận trình bày.
- Phản ánh xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp thống trị như: Mã Giám Sinh, Bạc Ha , Bạc Hạnh -> bọn buôn thịt bán người như: Hồ Tôn Hiến , Hoạn Thư -> Quan lại tàn ác bỉ ổi  
- Tàn ác, bỉ ổi .
- Bi đát, bất hạnh. 
 Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước nỗi khổ con người.
 Lên án tố cáo các thế lực tàn bạo.
- Ngôn ngữ : tinh tế, chính xác, biểu cảm . Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng : trực tiếp , gián tiếp, nửa trực tiếp .
- Nghệ thuật miêu tả phong phú .- Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu . 
- Minh hoạ cách sử dụng ngôn ngữ trong tả cảnh như thế nào, tả cảnh ngụ tình trong những đoạn trích . 
Đặc trưng thể loại truyện thơ .
II/ Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) 
1. Xuất xứ 
- Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc ) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn.
- Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát, là một kiệt tác vĩ đại trong nền văn học nước nhà.
2. Tóm tắt nội dung : Tác phẩm gồm có ba phần:
Gặp gỡ và đính ước
Gia biến và lưu lạc
Đoàn tụ
3. Giá trị Truyện Kiều :
 a- Giá trị nội dung :
 + Giá trị hiện thực : phơi bày bộ mặt tàn bạo của xã hội và số phận bi thảm của người lương thiện.
 + Giá trị nhân đạo : Đề cao quyền sống của con người, tố cáo xã hội bạo tàn, cảm thương trước số phận đau khổ của con người.
à Truyện thể hiện “một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc” (Hoài Thanh).
 b- Giá trị nghệ thuật : 
 + Về phương diện sử dụng ngôn ngữ : đạt tới đỉnh cao của việc biểu đạt, biểu cảm và thẩm mỹ
 +Về phương diện thể loại : có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể, dẫn chuyện; miêu tả thiên nhiên, con người; khắc họa hình tượng, tâm lý nhân vật 
HĐ 4. Luyện tập.
Goi hs đọc ghi nhớ
Yêu cầu hs kể tóm tắt tác phẩm theo 3 phần . Vì sao nói Nguyễn Du có công lớn sáng tạo Truyện Kiều
Hoạt động 5: Dặn dò-Hướng dẫn tự học ở nhà
Soạn bài Chị em Thuý Kiều.
Tuần : 6
Tiết : 27
Văn bản: CHỊ EM THUÝ KIỀU (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Ngày soạn: 23/9/10
Ngày giảng:27/9/10
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
1)Kiến thức:
Thấy được tài năng tấm lòng của thi hào Nguyễn Du qua một đoạn trích trong TK
Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du bằng bút pháp cổ điển. Thấy được cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích: sự trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp của con người.
2)Kĩ năng:
Đọc hiểu một v/b truyện thơ trong VNTĐ
Theo dõi d/b sự việc trong t/ truyện
Ý thức liên hệ với v/b liên quan để hiểu về n/vật
Phân tích được một số c/t n/t t/b cho b/phát n/t cổ điển của ND
3)Thái độ:
Bồi dưỡng hs biết trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người.
II-Chuẩn bị :
1. GV: Tranh hai chị em Thuý Kiều. Một số lời bình về đoạn trích.
	2. HS: Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích.
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Nguyễn Du,về sự nghiệp sáng tác của ông ?
Tóm tắt tác phẩm truyện Kiều và những giá trị nghệ thuật của tác phẩm
 3. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
Phương pháp:Đàm thoại
Thời gian 1 phút
- Giới thiệu tranh 2 chị em Thuý Kiều. 
 Tác giả rất thành công khi miêu tả nhân vật trong tác phẩm. Đặc biệt qua bức tranh và đoạn trích Chị em Thuý Kiều giúp ta hình dung vẻ đẹp tuyệt đỉnh của hai chị em Kiều.
HĐ2 : Tìm hiểu chung.
Mục tiêu:nắm được v/trí đoạn trích
Phương pháp:Đàm thoại
Thời gian:3 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Cho biết đoạn trích thuộc phần nào trong tác phẩm? 
- Giới thiệu gia cảnh của Kiều, những người trong gia đình Kiều, 
* GV đọc mẫu một lần toàn bài, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu 2-3 HS luyện đọc, cho các HS khác nhận xét.
* Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích 
* GV yêu cầu HS phân đoạn, tìm ý mỗi đoạn.
 - Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích ? 
* GV nêu vấn đề :
- Trình tự miêu tả chị em Kiều có gì đáng chú ý ? Số lượng câu thơ dành cho mỗi người ra sao ? Chúng ta sẽ làm rõ điều đó trong phần phân tích
HS Đọc
Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm.
- Nghe giới thiệu
HS nghe
HS đọc và nhận xét
- Ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều.
I-Tìm hiểu chung:
1)Vị trí đoạn trích.
2). Bố cục:
- 4 câu đầu : Tả chung hai chị em.
- 4 câu tiếp : Tả Thúy Vân.
- 12 câu tiềp : Tả Thúy Kiều.
- 4 câu cuối : Nếp sống của hai chị em.
3). Đại ý:
- Ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều.
HĐ3 : Đọc hiểu văn bản.
Mục tiêu:tìm hiểu vẻ đẹp của Kiều và Vân và b/pháp tả người của ND trong đoạn trích
Phương pháp:Đ/t, t/giảng, động não
Thời gian:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
Phân tích
* GV cho HS đọc 4 câu thơ đầu trong SGK.
* GV giới thiệu bút pháp ước lệ, một bút pháp quen thuộc của văn học trung đại : lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp con người.
 - Hai “ả tố nga” là gì ? 
 - Tác giả đã miêu tả hai chị em qua những hình ảnh ước lệ nào ? 
 - Những hình ảnh ấy gợi lên vẻ đẹp của hai chị em ra sao? 
 - Vẻ đẹp của hai chị em có gì giống và khác nhau ?
* GV cho HS đọc 4 câu thơ tiếp trong SGK.
 - Câu thơ mở đầu giới thiệu điều gì nơi Thúy Vân ?
 - Ba câu thơ sau, tác giả đã dùng biện pháp ước lệ để tả Vân như thế nào ?
 - Những từ “ thua, nhường” gợi cho em suy nghĩ gì về hậu vận nàng Vân ?
* GV cho HS đọc 12 câu thơ tiếp trong SGK.
 - Những dòng thơ đầu, tác giả đã dùng biện pháp ước lệ để tả nhan sắc Kiều như thế nào ?
. Vì sao tác giả đặc tả vào mắt của Thúy Kiều?
 - Kiều được miêu tả có những tài năng gì ?
 - Những từ “ghen hờn” gợi cho em suy nghĩ gì về số phận nàng Kiều sau này ?
VD: “ Một cung gió thảm mưa sầu
 Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”
Hoặc:
 “ Bốn dây như khóc như than
 Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”
* GV cho HS đọc 12 câu thơ tiếp trongSGK.
 - Bốn câu thơ cuối giới thiệu nếp sống của chị em Kiều thế nào ?
Câu hỏi thảo luận :
 - Vì sao Thúy Vân là em lại được tả trước và số lượng câu thơ dành cho hai chị em khác nhau đã nói lên được điều gì ?
 - Qua cách miêu tả trên nếu yêu cầu vẽ thì em thấy vẽ thì em thấy vẽ nhân vật nào khó hơn? Vì sao?
 - Những từ “ghen hờn” gợi cho em suy nghĩ gì về số phận nàng Kiều sau này ?
VD: “ Một cung gió thảm mưa sầu
 Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”
Hoặc:
 “ Bốn dây như khóc như than
 Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”
-Đoạn trích giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều.
HS nghe
\
Hai người con gái đẹp
Mai, tuyết : vẻ đẹp của 2 chị em
 Duyên dáng , thanh tao, trong trắng 
 Đều đẹp “vẹn mười”,  ... ạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
HĐ 1. Giới thiệu bài
HĐ2. HDHS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Yêu cầu hs đọc đoạn trích: Vua Quang Trung....
- Yêu cầu hs thảo luận:
a.Đoạn trích kể về trận đánh nào? Vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
b. Chỉ ra yếu tố miêu tả, cho biết yếu tố miêu tả nhằm thể hiện đối tượng nào?
c. So sánh đoạn trích với các sự việc nêu ra để rút ra nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? 
- Nhận xét, giải thích, phân tích yếu tố miêu tả. So sánh đoạn văn với các sự việc. 
Hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
- Đọc văn bản.
- Thảo luận nhóm trình bày (bảng phụ)
- Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
- Yếu tố miêu tả: lấy rơm dấp nước phủ kín, dàn thành trận chữ nhất...
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, rút ra nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ SGK
- Thảo luận nhóm điền các chi tiết miêu tả (bảng phụ), trình bày .
- Nhận xét, bổ sung.
hs đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
1. Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí.
- Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
- Yếu tố miêu tả: lấy rơm dấp nước phủ kín, dàn thành trận chữ nhất...
2. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
-Yếu tố m/tả được tái hiện qua hình ảnh , trạng thái ,đ.đ của sự việc con người, cảnh vật trong t/p tự sự
-Miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc nhằm làm cho câu chuyện hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
HĐ 3. Luyện tập.
Mục tiêu:
Xác định sự vật, con người được m/tả trong đoạn văn tự sự
Phát hiện nhận biết những câu văn m/tả trong tự sự
Kể lại d/biến một sự việc trong đó có c/tiết . m.tả tâm trạng của bản thân
Phương pháp:Vấn đáp , thảo luận
Thời gian:20 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
1. Yêu cầu hs thảo luận, tìm yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân.
- Nhân xét, giải thích, chỉ ra yếu tố miêu tả, phân tích tác dụng.
- Chốt vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
3. giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em Thuý Kiều.
- Nhận xét, sửa chữa, nêu vd.
Viết một đoạn văn kể lại một lần em sai phạm trong đó có s/d yếu tả m/tả
- Suy nghĩ, trình bày miệng các ý.
- Nhận xét, bổ sung.
giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em Thuý Kiều.
HS t/hiện cá nhân
III. Luyện tập:
1. Chi tiết miêu tả trong các đoạn trích.
- khuôn trăng, nét ngài, hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc tuyết nhường màu da, làn thu thuỷ nét xuân sơn...
- con én đưa thoi, cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm, gần xa nô nức yến anh, ngựa xe như nước...
3. Đoạn văn giới thiệu hai chị em Kiều.
 Thuý Kiều và Thuý Vân đều là 2 người con gái đẹp. Tuy mỗi người có mỗi vẻ đẹp riêng nhưng cả hai đều tuyệt sắc giai nhân. Thuý Vân với khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa như mặt trăng tròn. Làn da và mái tóc...
HĐ 4: HDHSTH 
Bài tập 2 về nhà làm
Chuẩn bị bài trau dồi vốn từ Tìm một đoạn văn có s/d y/t m/tả và p/tích 
HS giỏi : viết 1 đoạn văn kể chuyện chị em TK đi lễ hội m/xuân trong đó có sdụng y/t miêu tả.
Tuần :7
Tiết: 33
TRAU DỒI VỐN TỪ
Ngày soạn: 2/10/10
Ngày giảng: 8/10/10
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1)Kiến thức:
-Nắm được những đ/h chính của trau dồi vốn từ
2)Kĩ năng:
-Giải nghĩa từ và s/d từ đúng nghĩa p/hợp với ngữ cảnh
3)Thái độ:
-Bồi dưỡng vốn từ để vận dụng trong khi nói và viết.
II. Chuẩn bị: 
-Bảng phụ, các đoạn vd.
-Những đoạn văn có dùng từ hay
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thuật ngữ là gì? kể 3 thuật ngữ ngành vật lí, 4 thuật ngữ ngành sinh vật? 
 3. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài: dẫn vào bài bằng cách cho học sinh biết tầm quan trọng của việc hiểu nghĩa của từ và cách dùng từ.
HĐ2. Tìm hiểu chung
Mục tiêu:HS năm được 3 đ/hướng chính để t/dồi vốn từ
Phương pháp:Đàm thoại , thảo luận nhóm
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Tìm hiểu Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Yêu cầu hs đọc ý kiến của Phạm Văn Đồng trong bài giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 Trong ý kiến trên, em hiểu tác giả muốn nói gì?
- Giải thích, chỉ ra 2 ý quan trọng:
+ TV là 1 ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
+ Muốn phát huy tốt khả năng TV, mỗi người không ngừng trau dồi vốn từ.
- Yêu cầu hs xác định lỗi sai trong các câu a,b, c, nguyên nhân sai?
 Làm thế nào để trau dồi vốn từ?
- Giải thích, chốt nội dung.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
- Yêu cầu hs đọc đoạn trích SGK.
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
 Vậy làm thế nào để làm tăng vốn từ?
- Nhận xét, giải thích rút ra nội dung bài học.
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
- Đọc đoạn trích.
- Trao đổi, trả lời.
- Giải thích, chỉ ra 2 ý quan trọng:
+ TV là 1 ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
+ Muốn phát huy tốt khả năng TV, mỗi người không ngừng trau dồi vốn từ.
Câu a) thừa từđẹp
Câu b) dùng sai từ: dự đoán
Câu c) sai từ đẩy mạnh
Nguyên nhân: vì người viết không hiểu chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sdụngà ta phải nắm được đầy đủ và chính xác của từ và cách dùng từ
- Đọc đoạn trích.
- Trả lời.
- Cách trau dồi vốn từ của Nguyễn Du là học lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
I.Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ:
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể.
- TV là 1 ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng TV, mỗi người không ngừng trau dồi vốn từ.
- Trau dồi vốn từ bằng cách nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
2.Dùng từ cho đúng nghĩa và p/hợp với văn cảnh
3. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết là cách nhằm làm tăng vốn từ.
*Ghi nhớ: 2/101
HĐ 3. Luyện tập
Mục tiêu:
Xác định nghĩa của tiếng và của từ trong cụm từ hoặc câu cụ thể
Lựa chọn t/n đúng nghĩa và p/h với văn cảnh
Phân tích cách s/d t/n hiệu quả trong một v/b cụ thể
Rút ra các b/p để tăng vốn từ , nhận và biết sửa lỗi dùng từ
Phương pháp:Đàm thoại , thảo luận nhóm,thi tìm nhanh
Thời gian:20 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
.
1. Yêu cầu Hs đọc, trao đổi, trả lời: Chọn cách giải thích đúng.
- Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập.(bảng phụ)
2. Yêu cầu hs đọc thảo luận bài tập 2 để xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt, giải thích từ.
- Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập.(bảng phụ)
3. Yêu cầu hs đọc và chữa các câu sai trong bài tập 3.
 - Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập.
4,5. HD hs về nhà làm.
6.Yêu cầu hs trao đổi điền vào chỗ trống (bảng phụ)
- Nhận xét, sửa chữa, kết luận nội dung bài tập.
- Làm các bài tập.
- Đọc , trao đổi trình bày.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Đọc, thảo luận , trả lời.
- Nhận xét.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Đọc bài tập 3.
- Trao đổi, nêu cách chữa.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Ghi nhớ nội dung ở nhà.
- Trao đổi, lên bảng điền vào chỗ trống.
- Hoàn chỉnh bài tập.
II. Luyện tập:
1. Chọn cách giải thích đúng:
a. Hậu quả là: kết quả xấu.
b. Đoạt: chiếm được phần thắng.
c. Tinh tú: sao trên trời.
2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán việt:
a. Tuyệt: 
- dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực.
- cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần.
b. Đồng.
- cùng nhau, giống nhau: đồng âm, đồng bào...
- trẻ em: đồng ấu, đồng dao...
3. Sửa lỗi dùng từ:
a. Về khuya đường phố rất vắng lặng
b. Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động.
6. Điền vào chỗ trống: 
a. Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu.
b. Cứu cánh nghĩa là mục đích cuối cùng.
c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.
d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.
e. Hoảng đến mức có biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
HĐ 4. HDTH
Mở rộng vốn từ , hiểu và biết cách s/d một số từ hán Việt thông dụng
Về nhà làm bài tập 4,5
Soạn bài tổng kết từ vựng, chuẩn bài viết số 2
Tuần :7
Tiết: 34,35
BÀI VIẾT SỐ 2, VĂN TỰ SỰ.
Ngày soạn: 2/10/10
Ngày giảng: 8/10/10
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Biết vận dụng kiến thức đã học về văn tự sự để viết bài văn hoàn chỉnh về tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
- Rèn kĩ năng làm bài, cách diễn đạt, trình bày bài viết hoàn chỉnh.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và sáng tạo trong công việc. Thông qua bài viết giúp GV đánh giá quá trình học tập của HS.
II. Chuẩn bị: 
Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm.
Ôn tập văn tự sự.
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
HĐ1: Ghi đề bài:
Đề : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
HĐ2: HDHS làm bài: yêu cầu HS làm bài hoàn chỉnh trong 90'.
HĐ3: Theo dõi hs làm bài, hs tiến hành làm bài đến khi kết thúc.
HĐ4: Thu bài
HĐ5: Dặn dò: Chuẩn bị bài : Mã Giám Sinh Mua Kiều. Soạn bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
*Những yêu cầu chính: 
1. Yêu cầu chung:
-Kiểu bài: Tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, hành động, con người.
-Hình thức: viết dưới dạng một bức thư tưởng tượng 20 năm sau mới về thăm trường cũ và kể lại cho người bạn thân nghe lần hội ngộ mái trường xưa
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Nội dung: Cần nêu được các ý:
-Giả định 20 năm sau bản thân đã trưởng thành và đi làm ăn xa quê giờ mới trở về thăm q/h và mái trường xưa
-Về trường xưa gặp lại những ai
-Mái trường xưa thay đổi?
-Cô giáo cũ giờ ra sao (hình dáng, cử chỉ ...)
-Cuộc gặp gỡ diễn ra ntn?
-Kĩ niệm xưa ùa về sống lại trong k/ức
 -Kết thúc ra sao?
b. Hình thức:
 - Bài tự sự có bố cục 3 phần rõ ràng.
 - Văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc.
 - Kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen tự sự với miêu tả, chú trọng tả hành động, tâm trạng nhân vật.
- Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu.
 - Không mắc các lỗi chính tả thông thường.
* Cách đánh giá, biểu điểm.
- Điểm 9-10: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức. Văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc, gây xúc động người đọc.Có nhiều ý sáng tạo. Mắc 1 vài lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
- Điểm 7-8: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức. Mắc 3-5 lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
- Điểm 5-6: Bài viết đủ các yêu cầu chính về nội dung và hình thức. Bố cục rõ ràng, văn viết còn vụng về. Mắc 6-10 lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
- Điểm 3-4: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức. Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề và yêu cầu của đề. Lúng túng về nội dung và phương pháp. Mắc nhiều lỗi.
- Điêm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
* Khuyến khích cộng thêm điểm đối với những bài làm có ý sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn9tuần 6,7-10.doc