Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 22 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 22 năm 2012

Ngày soạn: 12/1/2012

 Tuần 21

Tiết 101 (TẬP LÀM VĂN)

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN

(SẼ LÀM Ở NHÀ)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống.

 - Biết tỡm hiểu và cú những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.

 - Những sự việc hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.

 2. Kĩ năng:

 - Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.

 - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

 - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/1/2012
Tuần 21
Tiết 101 (TẬP LÀM VĂN)
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
(SẼ LÀM Ở NHÀ)
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Biết tỡm hiểu và cú những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Những sự việc hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
 2. Kĩ năng: 
	- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
	- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
	- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 1. Ổn định lớp: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	- Kiểm tra sự chuẩn bị và làm bài tập của học sinh.
	3. Giảng bài mới:
	a. Dẫn vào bài:
*) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, suy nghi và viết bài về chương trình địa phương.(13’)
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung trong SGK – 25.
Nội dung SGK yêu cầu chúng ta làm gì?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm .(20’)
? Để viết được một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm ở địa phương chúng ta phải làm gì?
? Theo em ở ở địa bàn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng có những vấn đề gì đáng quan tâm?
? Khi chọn một sự việc, hiện tượng nào đó để nghị luận, phải chú ý yêu cầu gì?
? Khi viết bài chúng ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?
- GV: Nêu yêu cầu về nhà để học sinh nắm được.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học(2’)
- Học sinh đọc nội dung trong SGK – 25.
- Chọn sự việc, hiện tượng có ý nghĩa:
* Ví dụ: 
- Vấn đề môi trường: Bao bì ni-lông, xả rác bừa bãi
- Vấn đề tệ nạn xã hội: Buôn bán các, vận chuyển các chất gây nghiên; ma tuý, pháo nổ
- Vấn tệ nạn An toàn giao thông
b) Khi làm bài nghị luận:
- Phải có dẫn chứng cụ thể, sử dụng phép lập luận, giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp
- Phân tích đúng, sai, tôn trọng sự thực, khách quan
- Bày tỏ thái độ, đánh giá khách quan của bản thân
- Hình thức:
 + Khoảng 1 – 2 mặt giấy
 + Bố cục 3 phần
 + Trình bày sạch dẹp, khoa học, rõ ràng
- Khi viết không nêu tên thật của nhân vật có liên quan (có thể dùng ký hiệu, viết tắt chữ cái đầu, thay tên nhân vật)
- Học sinh nghe.
1. Yêu cầu:
(SGK – 25)
- Tìm hiểu suy nghĩ về một sự việc, hiện tượng ở địa phương.
- Nêu ý kiến, suy nghĩ, đáng giá của bản thân về sự việc, hiện tượng đó dưới dạng một bài văn nghị luận.
2. Cách làm:
a) Chọn sự việc, hiện tượng có ý nghĩa:
* Ví dụ: 
- Vấn đề môi trường: Bao bì ni-lông, xả rác bừa bãi
- Vấn đề tệ nạn xã hội: Buôn bán các, vận chuyển các chất gây nghiên; ma tuý, pháo nổ
- Vấn tệ nạn An toàn giao thông
b) Khi làm bài nghị luận:
- Phải có dẫn chứng cụ thể, sử dụng phép lập luận, giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp
- Phân tích đúng, sai, tôn trọng sự thực, khách quan
- Bày tỏ thái độ, đánh giá khách quan của bản thân
- Hình thức:
 + Khoảng 1 – 2 mặt giấy
 + Bố cục 3 phần
 + Trình bày sạch dẹp, khoa học, rõ ràng
3. Lưu ý:
- Khi viết không nêu tên thật của nhân vật có liên quan (có thể dùng ký hiệu, viết tắt chữ cái đầu, thay tên nhân vật)
- Thời hạn nộp bài vào tuần 27 (bài 26).
II/ Hướng dẫn tự học:
	Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1.500 chữ.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo viên nhắc lại mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của bài làm nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ở địa phương.
5. Dặn dò: (2’)
	- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
	- Về nhà viết bài theo yêu cầu, nộp cho lớp trưởng vào tuấn 27.
	- Chuẩn bị ở nhà nội dung bài sau: "Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý".
	- Chuẩn bị cho bài viết số 5.
Ngày soạn:12/1/2012
Tuần 21
Tiết 102 (VĂN HỌC )
Văn bản: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 - Vũ Khoan -
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của VB.
	- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong VB.
	- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong VB.
 2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu một VB nghị luận về một vấn đề xã hội.
	- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
	- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
III/ CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Chuẩn bị chân dung tác giả Vũ Khoan (Nếu có), Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác. Sơ đồ tư duy chốt kiến thức bài học.
	2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	? Qua văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" em hiểu được gì về vai trò của văn nghệ đối với đời sống tình cảm con người? Cho ví dụ minh hoạ?
	- Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ và nội dung phân tích.
	3. Giảng bài mới:
	a. Dẫn vào bài:
	Con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, trong suốt trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng tỏ là dân tộc thông minh, dũng cảm, lao động cần cù, đoàn kết, bất khuất, nồng nàn yêu nước, linh hoạt, sáng tạo Nhưng bên cạnh những phẩm chất cao quý tốt đẹp, những điểm mạnh nổi bật ấy cũng có không ít những điểm yếu trong tính cáh, lối sống, thói quen làm ăn Nhận thức được rõ những cái mạnh, đặc biệt nhìn rõ những điểm yếu của mình là điều hết sức cần thiết của một dân tộc, một đất nước vượt qua những trở ngại, thách thức ở mỗi chặng đường lịch sử để tiến nên phía trước phát triển và hùng mạnh, có vị trí trong khu vực và trên thế giới. 
	Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, điều đó được thể hiện như thế nào, chúng ta có sự chuẩn bị ra sao? Bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu
*) Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.(10’)
? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ó trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Khoan?
? Ông giữ những chức vụ và vị trí như thế nào trong bộ máy của Đảng và Nhà nước ta?
? Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?
GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 học sinh đọc tiếp Þ RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 12 từ khó trong SGK – 29.
? Em hiểu như thế nào là "hành trang" nói chung và trong văn bản này nói riêng? 
? Từ "Kinh tế tri thức" là khái niệm được hiểu như thế nào?
? "Hội nhập" nghĩa là gì?
*) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.(28’)
? Văn bản này được chia bố cục làm mấy phần? Danh giới của các phần và nội dung chính của từng phần đó là gì? 
? Theo em vấn đề được bàn luận trong văn bản này là gì?
? Luận điểm cơ bản của văn bản này đó là vấn đề gì?
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
? Nếu vậy thì văn bản này được xếp vào thể loại văn bản gì? Chức năng chính là gì?
? Trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kỳ I, em đã học những văn bản nhật dụng nào có nội dung lập luận?
? Chúng ta đi phân tích văn bản này theo hướng nào?
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu cảu văn bản.
Giảng: Ngay từ phần đầu văn bản, tác giả đã khẳng định trong những hành trang cần thiết để đi vào thế kỷ mới thì bản thân con người là hành trang quan trọng nhất – Con người là chủ thể và là động lực của lịch sử.
? Theo em vì sao tác giả lại khẳng định như vậy? Ông đã đưa ra những lý lẽ nào?
? Vì sao tác giả cho rằng con người là động lực phát triển của lịch sử?
? Em hiểm động lực nghĩa là gì?
? Có ý kiến cho rằng: Trong thời đại khoa học – õy thuật hôm nay có nhiều loại máy móc hiện đại ra đời thay thế công việc của con người, lúc đó vai trò của con người sẽ bị mờ nhạt". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
GV: Để có thể chuẩn bị được những hành trang đầy đủ, cần thiết bước vào thế kỷ mới thì chúng ta không thể không phân tích tìm hiểu bối cảnh thế giớ để từ đó xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước, của mỗi con người cụ thể. Tác giả đã phân tích bối cảnh thế giới và nhiệm vụ đó như thế nào ® phần b. Bối cảnh thế giới và những nhiệm vụ của đất nước ta.
? Tác giả đã phân tích bối cảnh thế giớ khi bước sang thế kỷ XXI như thế nào?
? Sự phát triển như huyền thoại là sự phát triển như thế nào?
? Tỷ trọng trí tuệ nghĩa là gì?
? Em hiểu như thế nào là sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế? 
? Theo bối cảnh của thế giới như vậy sẽ tạo thuận lợi hay khó khăn, thời cơ hay thách thức cho mỗi quốc gia?
? Trong một bối cảnh thế giới như vây, nhiệm vụ cơ bản của nước ta là phải làm gì?
? Khi Việt Nam còn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu thì nhiệm vụ cụ thể trước mắt của chúng ta hiện nay là gì?
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại luận cứ 3:
? Theo em, tại sao khi bàn luận về vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì tác giả lại cho rằng con người Việt Nam phải nhận rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của mình?
GV: Lưu ý học sinh theo dõi vào phần văn bản từ "Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết  trong quá trình kinh doanh và hội nhập".
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần văn bản này? (Tác giả có phân tích riêng điểm mạnh rồi đến điểm yếu hay không?)
? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy còn được đối chiếu với yêu cầu chung của đất nước, thời đại như thế nào?
? Từ lập luận trên của tác giả, em thấy những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam được chỉ ra cụ thể như thế nào?
? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
Giảng: Ta thường gặp nhiều tác phẩm thường hay ca ngợi, đề cao những cái hay, cái tốt đẹp của con người Việt Nam ® Đó là dụng ý tốt đẹp của người viết xong nếu không chỉ ra điểm yếu, nhược điểm, nhận xét khiến người ta ngộ nhận, tự thoả mãn và chủ quan Với tác giả Vũ Khoan: Thẳng thắn xong không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc.
? Sau khi lập luận, phân tích sẽ sáng rõ luận điểm tác giả đi tới kết luận điều gì? Để chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỷ mới chúng ta phải làm gì?
? Nhiệm vụ ấy được tác giải tha thiết gửi tới đối tượng nào? Vì sao?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả qua bài văn nghị luận này?
? Lời văn của tác giả thuyết phục người đọc vì đâu? 
? Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào vào trong văn bản?
? Trong văn bản tác giả sử dụng nhiều thànhẵn ...  thân ái, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau vì chúng ta đều là người trong một nước, dòng dõi con Lạc cháu Hồng
GV: Chia lớp làm 4 nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu thảo luận làm nội dung bài tập 3 SGK – 33.
? Tìm các thành phần phụ chú trong các đoạn trích và cho biết chúng bổ sung điều gì?
- Nhóm 1: Phần a;
- Nhóm 2: Phần b;
- Nhóm 3: Phần c;
- Nhóm 4: Phần d.
® Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời yêu cầu nội dung bài tập 3 Þ nhận xét, RKN.
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết một đoạn văn ngắn theo như yêu cầu của nội dung bài tập 5 (SGK – 19).
Hướng dẫn tự học: (1’)
	Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú.
- Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.
- Từ "Này" (ví dụ a): Dùng để gọi;
- Cụm từ "Thưa ông" (ví dụ b): Dùng để đáp.
- Giữa ông Hai và người đàn bà tản cư.
- Câu có từ "Này" là câu hỏi của ông Hai; Câu có cụm từ "Thưa ông" là câu trả lời của người đàn bà tản cư.
- Khi bỏ thành phần in đậm thì nghĩa của câu không bị thay đổi ® Vì các thành phần đó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
® Gọi là thành phần biệt lập trong câu.
- Từ "Này" dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.
- Cụm từ "Thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
Þ Thành phần biệt lập gọi - đáp trong câu.
- Từ "Này" để gây sự chú ý của người nghe vào câu nói của mình.
- Thể hiện sự lễ phép, tôn trọng đối với người bề trên.
- Khi giao tiếp với bạn bè, người nhỏ tuổi hơn có thể dùng các từ thân thiết hàng ngày.
- Khi trả lời người lớn tuổi như thầy cô, ông bà, cha mẹ phải thưa gửi, lễ phép
® Sử dụng thành phần gọi - đáp phải phù hợp với mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp.
- Đứng ở đầu lời thoại.
- Thành phần gọi - đáp: Là thành phần dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Ví dụ (1): Từ Này là thành phận gọi;
- Ví dụ (2): Cụm từ Thưa cô là thành phần đáp.
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1 (SGK – 32).
- Giữa bà lão hàng xóm với Chị Dậu.
- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi;
- Ví dụ b: Từ Vâng dùng để đáp.
® Mối quan hệ giữa người gọi - đáp là quan hệ trên (người nhiều tuổi) - dưới (người ít tuổi), sự thân mật giữa hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.
- Học sinh đọc nội dung ví dụ trong bảng phụ trên bảng, chú ý vào các từ in đậm.
- Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của câu không thay đổi.
® Vì: Bộ phận in đậm không tham gia vào nòng cốt của câu và không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc, nội dung của câu.
- Câu (a): Bộ phận in đậm chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng", đặt trong dấu gạch nối (-).
- Câu (b): Cụm C – V in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật "tôi" chú thích cho đứng trước, điều suy nghĩ này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng với suy nghĩ riêng của Lão Hạc.
- Cụm C – V được đặt trong dấu phẩy (,).
- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ (SGK – 32)
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ (SGK – 32)
- Học sinh đọc nội dung bài tập 3 (SGK – 32).
- Cụm từ: "Bầu ơi": Dùng để gọi.
- Câu ca dao đó chỉ có lời gọi mà không có lời đáp, đối tượng hướng tới không là một cá nhân cụ thể nào mà là tất cả chúng ta – người dân Việt Nam.
- Học sinh thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập.
a) Thành phần phụ chú: "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người".
b) Thành phần phụ chú: "các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ", giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa choá của cánh cửa này".
c) Thành phần phụ chú: "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ".
d) - Thành phần phụ chú: "có ai 
ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi".
 - Thành phần phụ chú: "thương thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "Cô bé nhà bên".
A. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thành phần gọi - đáp: 
a) Ngữ liệu:
(SGK – 31)
b) Phân tích ngữ liệu:
- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi
® Tạo lập cuộc thoại
- Ví dụ b: Cụm từ Thưa ông dùng để đáp.
® Duy trì cuộc thoại đang diễn ra.
c) Nhận xét:
- Thành phần gọi – đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi – đáp.
*) Chú ý: Sử dụng thành phần gọi - đáp phải phù hợp với mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp.
*) Bài tập 1: (SGK – 32)
- Ví dụ a: Từ Này dùng để gọi;
- Ví dụ b: Từ Vâng dùng để đáp.
® Mối quan hệ: Trên - dưới, sự thân mật giữa hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.
2. Thành phần phụ chú:
a) Ngữ liệu:
(SGK – 31)
b) Phân tích ngữ liệu:
- Câu (a): Bộ phận in đậm chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng".
- Câu (b): Cụm C – V in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật "tôi" chú thích cho đứng trước.
c) Nhận xét: 
- Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm.
II. LUYỆN TẬP
1) Bài tập 2: (SGK – 32)
- Cụm từ: "Bầu ơi": Dùng để gọi.
- Đối tượng hướng tới tất cả người dân Việt Nam.
1. Bài tập 3:
- Phần (a), (b), (c): Thành phần phụ chú giải thích cho các cụm danh từ mọi người; Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; lớp trẻ.
- Phần (d): nêu nên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật.
4. Bài tập 4:
(Học sinh về nhà làm)
5. Bài tập 5:
C. Hướng dẫn tự học:
	Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú.
4. Củng cố:	(3’)
	- Chúng ta đã được tìm hiểu tất cả bao nhiêu thành phần biệt lập? Đó là những thành phần biệt lập nào?
	+ 4 thành phần biệt lập:
Thành phần tình thái;
Thành phần cảm thán;
Thành phần gọi - đáp;
Thành phần phụ chú.
	Giáo viên treo nội dung bài tập:	Xác định các thành phần biệt lập đã học trong đoạn văn sau đây:
	Buổi học đã kết thúc, chúng tôi chia tay nhau vui vẻ ra về. Đang tung tăng trên đường, tôi nhìn thấy một cụ già tóc đã bạc trắng, lưng hơi còng đứng bên đường có vẻ lo lắng, ngập ngừng. Chắc chắn là cụ già đang muốn sang đường mà chưa thể sang vì những làn xe cứ nườm nợp qua lại. thấy vậy tôi liền chạy lại bên cụ và hỏi:
	- Bà ơi! bà đang muốn sang đường phải không?
	- Ừ, đúng rồi! Cháu giúp bà với!
	- Ồ, thì ra đó là bà nội của Lan (đứa bạn học cùng cấp 1 với tôi).
Tôi nhanh chân rắt cụ qua đường. Nhìn tôi vẻ âu yếm, cụ bảo:
	- Cháu ngoan quá! Bà cảm ơn cháu rất nhiều! 
Tôi chào cụ ra về mà trong lòng cảm thấy vui vui vì mình đã là được một việc có ý nghĩa.
	Gợi ý trả lời:
Thành phần tình thái: Chắc chắn
Thành phần cảm thán: Ồ, quá!
Thành phần gọi - đáp: Bà ơi
Thành phần phụ chú: (đứa bạn học cùng cấp 1 với tôi).
	5. Dặn dò: (2’)
	- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, học bài theo nội dung ghi nhớ và nội dung bài học.
	- Làm hết nội dung bài tập vào vở.
	- Tìm các câu trong nội dung văn bản đã học có các thành phần tình thái; thành phần cảm thán; thành phần phụ chú và thành phần gọi - đáp.
	- Đọc và tỡm hiểu nội dung bài tiếp theo: "Liên kết câu và liên kết đoạnvàn: 
Ngày soạn: 12/1/2012
Tuần 21
Tiết 104 – 105 (TẬP LÀM VĂN)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG 
ĐỜI SỐNG (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
(LÀM TẠI LỚP)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	 Giúp học sinh:
	- Nắm chắc yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng tập phân tích tổng hợp, kỹ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết
	3. Thái độ:
	- Học sinh biết quan tâm đến các sự việc, hiện tượng đời sống xung quanh mình, biết bày tỏ thái độ, đánh giá cảm nhận của bản thân về sự việc, hiện tượng đó.
	- Trung thực, tự giác, độc lập.
	- Bồi dưỡng kiến thức bộ môn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1. Giáo viên: Đề bài, dàn ý chi tiết, đáp án, biểu điểm.
	2. Học sinh: Vở viết văn.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
	1. Ổn định lớp: (1’)
	- 
	2. Giảng bài mới:
	A. ĐỀ BÀI: Đề 4 SGK – 34.
	Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện trượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
	B. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ TÌM Ý:
	- Kiểu đề: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Bài làm cần có nhan đề tự đặt.	
	- Ví nhận xét:	+ Hãy lắng nghe môi trường kêu cứu;
	+ Nỗi đau của môi trường;
	+ Tiếng kêu cứu của môi trường;
	+ Hãy bảo vệ môi trường;
	+ Hãy dừng tay vì môi trường;
	+ Góp tay xây dựng môi trường sống: "Xanh – Sạch - Đẹp".
	+ Môi trường SOS!
	- Tìm ý:
	+ Em đã thấy hành động đó bao giờ chưa? Ở đâu?
	+ Nó ảnh hưởng đến ý thức như thế nào của người dân?
	+ Cần phải làm gì để ngăn chặn?...
	+ Rút ra bài học gì?
	C. DÀN Ý:
	1. Mở bài:
	- Giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường.
	- Hành động được nêu ra (đề bài) là hành động gây ô nhiễm môi trường ® cần phải sửa.
	2. Thân bài:
	*) Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương:
	- Môi trường ngày càng ô nhiễm;
	- Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng;
	- Mỹ quan đường phố không được đảm bảo;
	- Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông.
	*) Tác hại:
	- Môi trường sống bị ảnh hưởng;
	- Cảnh quan bị ảnh hưởng ® giảm sự thu hút khác du lịch, tham quan
	- Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khănghị luận
	- Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí ® gây chết các sinh vật ở ao, hồ, biển
	- Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân;
	- Môi trường bị ô nhiễm ® dịch bệnh tăng cao và có cơ hội thêm phát triển
	*) Nguyên nhân:
	- Ý thức người dân;
	- Sự thiếu quan tâm, thiếu đầu tư của các ngành chức năng
	- Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt;
	- Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi phạm
	*) Hướng khắc phục:
	- Từ nguyên nhân ® Có hướng khắc phục xong quan trọng nhất là ý thức của người dân ® vì môi trường sống tốt đẹp cho hôm nay và mai sau ® mỗi chúng ta hãy góp phần bảo vệ môi trường dù đó là việc làm nhỏ nhất.
	3. Kết bài:
	- Kết luận lại vấn đề nghị luận: đưa ra đánh giá của bản thân;
	- Bài học cùng lới khuyên ® cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi
	D. BIỂU ĐIỂM:
	1. Điểm 8 – 9:
	- Làm đúng kiểu bài, bài làm đủ ý, diễn đạt mạch lạc.
	- Liên hệ thực tế tốt
	- Chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học, bố cục 3 phần.
	- Sai không quá 3 lỗi chính tả.
	2. Điểm 5 – 6 – 7:
	- Làm đúng kiểu bài, bài làm đủ ý xong chưa thực sự sâu sắc, đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng.
	- Liên hệ thực tế chưa nhiều.
	- Chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học, bố cục 3 phần.
	- Sai không quá 5 lỗi chính tả.
	3. Điểm 3 – 4:
	- Bài làm còn sơ sài, cẩu thả, bố cục không rõ.
	- Nội dung không sâu sắc, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
	4. Điểm 1 – 2:
	- Làm sai kiểu bài, diễn đạt yếu, chữ viết quá xấu, bài biết thiếu nhiềi ý.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc