Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Vĩnh biệt cửu trùng đài

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Vĩnh biệt cửu trùng đài

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

(Trích “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng)

 I/ Tác giả và tác phẩm:

 - Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông là một trí thức có lòng yêu nước thiết tha, say mê văn chương và muốn qua văn chương bộc lộ tấm lòng nhiệt thành của mình đối với Tổ Quốc. Trước cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng thường viết về các đề tài lịch sử.

 - “Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực. Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa, y khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài như một toà kiến trúc nguy nga tráng lệ để làm nơi vui chơi với các cung tần mỹ nữ. Y phát hiện ra Vũ Như Tô - một kiến trúc sư thiên tài- là người duy nhất có khả năng xây dựng được Cửu Trùng Đài.

 - Tuy nhiên, về thể tài của vở kịch Vũ Như Tô vẫn còn nhiều ý kiến. Có người cho rằng đây là vở kịch lịch sử thuần tuý, nhưng cũng có người khác lại đưa ra ý kiến rằng đây là một vở bi kịch. Từ một sự kiện lịch sử có thật nên có thể xem đây là kịch lịch sử, nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không phải là dựng lại, làm sống dậy một sự kiện lịch sử mà là qua đó để nhấn mạnh những xung đột bi kịch con người nên cũng có thể xem đây là một vở bi kịch.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Vĩnh biệt cửu trùng đài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng)
	I/ Tác giả và tác phẩm:
	- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông là một trí thức có lòng yêu nước thiết tha, say mê văn chương và muốn qua văn chương bộc lộ tấm lòng nhiệt thành của mình đối với Tổ Quốc. Trước cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng thường viết về các đề tài lịch sử.
	- “Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực. Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa, y khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài như một toà kiến trúc nguy nga tráng lệ để làm nơi vui chơi với các cung tần mỹ nữ. Y phát hiện ra Vũ Như Tô - một kiến trúc sư thiên tài- là người duy nhất có khả năng xây dựng được Cửu Trùng Đài...
	- Tuy nhiên, về thể tài của vở kịch Vũ Như Tô vẫn còn nhiều ý kiến. Có người cho rằng đây là vở kịch lịch sử thuần tuý, nhưng cũng có người khác lại đưa ra ý kiến rằng đây là một vở bi kịch. Từ một sự kiện lịch sử có thật nên có thể xem đây là kịch lịch sử, nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không phải là dựng lại, làm sống dậy một sự kiện lịch sử mà là qua đó để nhấn mạnh những xung đột bi kịch con người nên cũng có thể xem đây là một vở bi kịch. 
	+ Bi kịch là một thể của loại hình kịch nên ngoài đặc điểm chung của loại hình, bi kịch còn mang những đặc điểm riêng của thể. Những đặc điểm riêng này chủ yếu được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột và nhân vật.
	Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn “không thể giải quyết” được; mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
	+ Nhân vật chính của bi kịch thường là những anh hùng. Nhân vật bi kịch là những con người có say mê, khát vọng lớn lao; đồng thời, đôi khi còn có cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi con người.
	+ Theo Lại Nguyên Ân (“150 thuật ngữ văn học”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999) thì: “Bi kịch là thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt; nó miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hoà và căng thẳng đến cực hạn, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật”
	+ Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
	- Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” nằm ở hồi V của vở kịch, thể hiện rõ đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.
II/ Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:
	1/ Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể trong hồi V:
	- Một là: Mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của nhân dân. Đó là mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa truỵ lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cực khổ của người dân. Mâu thuẫn này đã có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài thì lại thêm căng thẳng. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Thợ phải làm việc cật lực mà vẫn đói khát vì bị ăn chặn. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô vì nhiều người chết bởi tai nạn, vì ông cho chém những kẻ chạy trốn.
	Mâu thuẫn này đến hồi V đã trở thành cao trào, lên tới đỉnh điểm ở hồi cuối cùng và được giải quyết: hôn quân Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết, Nguyễn Vũ tự sát, Kim Phượng và đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.
	- Hai là: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
	Do người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện để sáng tạo, ông ấp ủ hoài bão, hi vọng có một công trình hoành tráng hơn hẳn mọi kì quan khác, nên đã lợi dụng ý đồ của bọn hôn quân bạo chúa để thực hiện hoài bão của mình: xây dựng Cửu Trùng Đài thành một công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, “một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công”, một công trình “cao cả, huy hoàng”, còn mãi với thời gian. Nhưng ý định tốt đẹp, muốn cống hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước của Vũ Như Tô lại mâu thuẫn với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô đã bị nhân dân, những người lao động coi như kẻ thù của họ. Bởi lẽ, công trình do ông quyết chí xây dựng đã làm cho họ phải hao tốn tiền của, công sức, mồ hôi, máu và nước mắt, hơn nữa chỉ phục vụ cho sự ăn chơi trác táng của những kẻ hôn quân bạo chúa. Như vậy, muốn thực hiện hoài bão nghệ thuật thì bị đi ngược với lợi ích của nhân dân, còn muốn ủng hộ lợi ích thiết thực của nhân dân thì mơ ước nghệ thuật không thể thực hiện được. Bi kịch không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô là ở đó.
	2/ Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
	- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm khát khao, say mê sáng tạo “cái đẹp”. Tài năng thiên bẩm của Vũ Như Tô chủ yếu được thể hiện ở những hồi trước của vở kịch, qua lời của các nhân vật khác nói về ông. Vũ Như Tô là một thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”: “Chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hoá công, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”.
	- Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Vũ Như Tô có ước mơ sáng tạo cái đẹp, song cũng chính vì nó mà ông bị đẩy đến vòng bi kịch và trở thành kẻ thù của dân chúng. Ông luôn sống trong tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng khi phải tìm kiếm câu trả lời “xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội?”. Nhưng Vũ Như Tô đã không trả lời được câu hỏi đó. Thực ra, ông hoàn toàn không phải là người hám lợi vì khi được vua ban thưởng vàng bạc, lụa là, ông đã đem chia hết cho thợ. Vậy, lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, nhưng là lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời, thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử-xã hội của đất nước, xa rời đời sống hiện thời của nhân dân lao động. Vì quá say sưa với mơ ước xây dựng cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” mà Vũ Như Tô đã không nhận ra một thực tế tàn nhẫn: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân!
	- Vũ Như Tô đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Ông không nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài là có tội với nhân dân. Ông vẫn tin vào động cơ và việc làm “quang minh chính đại” của mình. Song sự thực tàn nhẫn là mọi việc không diễn ra như ảo tưởng của Vũ Như Tô. Khi Cửu Trùng Đài bị đập phá, ông và Đan Thiềm bị bắt, ông mới bừng tỉnh, đau xót, kinh hoàng kêu lên: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài dồn dập vang lên, hoà nhập vào nhau thành nỗi đau bi tráng. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
3/ Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:
	- Đan Thiềm là người đam mê cái tài, tôn trọng cái tài sáng tạo ra cái đẹp. “Bệnh Đan Thiềm”, theo quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng, chính là “bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp. Vì có tấm lòng liên tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị bắt, ông nhờ Đan Thiềm mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện được hoài bão xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật đồ sộ, vĩnh cửu. Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Đan Thiềm xứng đáng là tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô.
	- Nhưng nếu Vũ Như Tô đam mê sáng tạo đến mức không hề chú ý, không hề biết đến hoàn cảnh vây quanh mình, thì Đan Thiềm lại luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp. Biết chắc ước vọng xây đài lớn không thành, tâm trí nàng giờ đây chỉ còn tập trung vào việc bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô. Đan Thiềm khẩn khoản khuyên Vũ Như Tô đi trốn, năm lần bảy lượt thúc giục ông “trốn đi”, “lánh đi”, “chạy đi”, chắp tay lạy, van xin Vũ Như Tô nhưng không làm sao cho ông tỉnh ngộ
	Cuối cùng, nàng đã phải đứng trước sự thực là không thể cứu Cửu Trùng Đài và cứu Vũ Như Tô được nữa. Đan Thiềm cũng như Vũ Như Tô đã rơi vào bi kịch: sự vỡ mộng thê thảm.
	III/ Ý nghĩa lời đề tựa kịch “Vũ Như Tô”:
	Tác giả đã trực tiếp bày tỏ nỗi băn khoăn của mình qua lời đề từ: “Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?”, “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Khi ông thú nhận “ta chẳng biết”, tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng. Qua vở kịch, có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào; chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lại thuộc về quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, ta cũng thấy ý nghĩa lớn lao nhất là tác giả đã thể hiện sự cảm phục, trân trọng tài năng, hoài bão của người nghệ sĩ chân chính với khát vọng chính đáng là đem tài năng làm đẹp cho đất nước; đồng thời cảm thông với nỗi đau khổ mà nhân dân phải gánh chịu để thấu hiểu sự vùng dậy lật đổ của họ. Nguyễn Huy Tưởng đã thấy được bi kịch của Vũ Như Tô: một tài năng không có đất dụng võ, thực hiện khát vọng nghệ thuật không dựa trên lợi ích thiết thực của nhân dân đã phải trả giá đau đớn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docVinh biet Cuu Trung Dai.doc