Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 41: Văn bản: Quê hương

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 41: Văn bản: Quê hương

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Thấy được tình cảm chân thành yêu quý và gắn bó của tác giả về một vùng quê trước năm 1945 qua thể thơ lục bát nhuần nhuyễn với ngôn ngữ giàu hình ảnh.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

3. Thái độ: HS có thái độ yêu mến quê hương; Trân trọng vốn văn học của địa phương.

B. Chuẩn bị: GV: Soạn giảng.

 HS: Tự sưu tầm bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 41: Văn bản: Quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24- 10- 2011
Lớp
Ngày dạy
9A
Chương trình địa phương
	Tiết 41. 	
Văn bản. Quê hương
	 (Hồ DZếnh)
A. Mục tiêu cần đạt:	 
1. Kiến thức:
Thấy được tình cảm chân thành yêu quý và gắn bó của tác giả về một vùng quê trước năm 1945 qua thể thơ lục bát nhuần nhuyễn với ngôn ngữ giàu hình ảnh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
3. Thái độ: HS có thái độ yêu mến quê hương; Trân trọng vốn văn học của địa phương.
B. Chuẩn bị: GV: Soạn giảng.
 HS: Tự sưu tầm bài thơ.
C. Phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng.
D.Tiến trình lên lớp
	a. ổn định lớp, kiểm tra
- GV ổn định những nền nếp bình thường .
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
	b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (Nhóm bàn – cá nhân). HDHS tìm hiểu chung
- GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ và đọc phần giới thiệu về tác giả (trang 18, 19, 20).
Em nhận xét gì về thể thơ mà tác giả sử dụng?
i. tìm hiểu chung
1. Tác giả: (Xem TL trang 18, 19, 20)
2. Thể thơ: Lục bát, thuận lợi cho việc phô diễn cảm xúc.
Hoạt động 2:(Nhóm bàn – cá nhân). HDHS đọc - hiểu văn bản.
- GV nêu câu hỏi chung: 
Hình ảnh một vùng quê được hiện lên như thế nào, hình ảnh nào?
HS đứng trả lời GV bổ sung.
ii. đọc - hiểu
1. Hình ảnh một vùng quê
- Có con sông đào, cầu ao, mây nước, nắng mưa, trời trong...
- Có chị hay giặt áo, có cô hàng xóm mắt nhung khăn điều.
- Phảng phất nỗi buồn: Trước Cách mạng
Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ ?
Tháng Tám 1945 với những vất vả, đói rách, lầm than:
	Đời lành nắng nhạt mưa thưa
 Sầu hôm nối sáng, buồn trưa tiếc chiều...
và mây nước vẫn mơ màng dáng cũ, tiếng xưa, cái thời đã qua rồi.
Âm hưởng bài thơ nhìn chung là buồn.
- Có thể so sánh với nông thôn ngày nay ?
- Nông thôn bây giờ náo nhiệt không khí làm ăn, đổi mới với những cao tầng, đường bê tông, cột điện... Nhưng cũng đang mất dần đi những bến nước, cầu ao, cây đa, sân đình... bởi nhịp sống hiện đại.
Trách nhiệm: lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống.
- Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương?
2. Tình cảm của tác giả
- Sống vui êm với ngôi nhà nhỏ, với con sông đào, với mây trời, bến nước, cầu ao, với mắt nhung, khăn điều của cô bé hàng xóm.
- Bây giờ lớn lên, ý thức về quê hương rõ hơn. Quê hương nghèo, buồn, chìm trong nghèo đói thời kỳ trước cách mạng. Và cô hàng xóm, cô hàng xóm có còn nhớ nhau? Câu hỏi cứ khắc khoải trong nỗi nhớ quê, nhớ người con gái ấy...
Hoạt động 3: (Cá nhân – nhóm bàn). HDHS rút ra bài học cần ghi nhớ.
GV tổ chức cho HS rút ra ghi nhớ.
* Ghi nhớ:
Dù cho quê hương nghèo đói, hình ảnh thân thương của quê hương vẫn in đậm trong tâm trí và tình cảm của tác giả. Đó là tình yêu, là sự gắn bó sâu sắc với quê hương.
	E. hướng dẫn học ở nhà
	- Thuộc bài thơ. Nắm vững phần Ghi nhớ.
- Viết đoạn văn ngắn (bài tập 3) về chủ đề Quê hương - Tuổi thơ tôi.
- Hướng dẫn bài đọc thêm từ trang 12 đến trang 20.
- Chuẩn bị bài 2: Văn học Thanh Hoá từ sau Cách mạng Tháng Tám
(Tiết 63).
Rút kinh nghiệm bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(58).doc