A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản hiện sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình cảm cha con.
B. Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.
+HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:- Ấn tượng của em khi đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” về mảnh đất và con người Sa Pa như thế nào? Nhận xét nét độc đáo nghệ thuật độc đáo của truyện ?
HĐ2:Giới thiệu bài:Nói về những mất mát đau thương trong chiến tranh để đi đến bài mới.
Tuần15 Tiết71,72(73,74) CHIẾC LƯỢC NGÀ Nguyễn Quang Sáng S:08/12/2010 G:13/12/2010 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. - Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà. - Tình cảm cha con sâu nặng hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản hiện sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình cảm cha con. B. Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;. +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm. C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ:- Ấn tượng của em khi đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” về mảnh đất và con người Sa Pa như thế nào? Nhận xét nét độc đáo nghệ thuật độc đáo của truyện ? HĐ2:Giới thiệu bài:Nói về những mất mát đau thương trong chiến tranh để đi đến bài mới. HĐ3:Bài học: B1: Tìm hiểu chung: *MT:Có hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm truyện, HS biết tóm tắt truyện và phát hiện tình huống truyện độc đáo. H:Trình bày những hiểu của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng? + Giới thiệu chân dung nhà văn, nhấn mạnh 1 số đặc điểm tiêu biểu về tác giả và sự nghiệp sáng tác và hoàn cảnh sáng tác truyện à tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh. H:Hiểu gì về xuất xứ tác phẩm? + GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt - GV giới thiệu phần đầu và đọc mẫu 1 đoạn - HS đọc tiếp à hết đoạn chia tay. - Tóm tắt truyện khoảng 8 à 10 câu. - Truyện thể hiện tình cha con sâu sắc à mấy tình huống ? Đó là những tình huống nào? Nêu mục đích của những tình huống. B2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản: *MT:Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. @B2.1:Tìm hiểu tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu: H:Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? * Gợi ý: - Khi về thăm nhà?- Lúc chia tay?- Khi ở căn cứ?- Lúc sắp hy sinh? Suy nghĩ của em về tình cảm ấy? Với em, biểu hiện nào của ông Sáu gợi cảm động nhất? Vì sao? H:Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hồn của người lính? @B2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu niềm khát khao tình cha của người con. * HS đọc lại đoạn: tình huống 1. H:Vừa gặp lại ba, bé Thu đã có những hành động và thái độ như thế nào? * Thảo luận: Phân tích diễn biến tâm lý đang diễn ra trong lòng cô bé? *Gợi ý: H: Phản ứng tâm lý của bé Thu diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể nào? Phân tích tâm lý của bé Thu trong từng hoàn cảnh đó? H:Vì sao bé Thu có phản ứng đó? Có phải em hỗn láo với cha không? Vì sao? ( thái độ của em đáng thương hay đáng trách?) H: Nếu ở trong hoàn cảnh đó, em sẽ xử sự như thế nào? ( HS tự bộc lộ). *Tiết 2 : * HS theo dõi đoạn kể về nhân vật bé Thu trong ngày ông Sáu ra đi? H:Trong buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu sắp lên đường, thái độ và hành động của Thu thay đổi như thế nào? * HS thảo luận: - Lần này bé Thu cũng “kêu thét lên” nhưng không phải là “má” mà gọi “ba” (thử hình dung và phân tích tâm trạng tình cảm của Thu trong đoạn này? Vì sao Thu lại có sự thay đổi đó?) H:Cho biết tình cảm của em khi chứng kiến cảnh chia tay này? H:Em hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn phân tích này? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả? B3: Hướng dẫn tổng kết: *MT: Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. H:Nhận xét gì về nghệ thuật của truyện? H:Hiểu gì về ý nghĩa câu chuyện? B 4: Hướng dẫn luyện tập: H:Câu hỏi 2/ luyện tập-203 và hướng dẫn HS cách kể . I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 1932 – An Giang. -Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sông và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong cuộc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hòa bình (năm 1975). 2. Tác phẩm: + Truyện ngắn: “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966. + Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện. 3. Lưu ý các chú thích: SGK 4. Tóm tắt truyện: (SGV/215) 5. Tình huống truyện độc đáo: - Tám năm xa cách bé Thu không nhận ra cha, đến khi nhận ra cha thì cha phải ra đi à bộc lộ tình cảm thương cha mãnh liệt của bé Thu. -Trở lại chiến khu, ông Sáu làm chiếc lược, chưa kịp trao cho con thì đã hy sinh à biểu lộ tình cảm yêu thương sâu sắc của cha đối với con. II. Đọc - hiểu văn bản : 1.Nỗi niềm của người cha: - Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay ra đón con. - Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha. + Suốt ngày quanh quẩn để được gần con để được nghe con gọi một tiếng ba + Gắp trứng cá bỏ vào chén cho con. - Khi chia tay: ôm con, khóc, hôn lên tóc... - Những ngày xa con: Ở căn cứ, ân hận vì đã đánh con. Ông Sáu thực hiện lời hứa nới con, làm cây lược ngà rất kỳ công.Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinhđưa tay vào túi, móc cây lược à "nhìn tôi một hồi lâu"., người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái. thấm thía những mất mát đau thương éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình. 2. Niềm khát khao tình cha của người con: (Nhân vật bé Thu) a. Trước khi nhận cha: - Hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy - Kêu thét lên : (sợ hãi, ngạc nhiên à cầu cứu) - Nói trống không (không chịu gọi “ba”) à xa lánh, không chấp nhận ông Sáu là cha. - Hất trứng cá cự tuyệt một cách quyết liệt, ương ngạnh, đáo để - Bỏ về ngoại. * Bé Thu từ chối sự quan tâm của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. Đó là phản ứng tâm lý tự nhiên thể hiện cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật, yêu thương ba tha thiết (cứng đầu + kiêu hãnh của trẻ thơ về người bố “đích thực” của mình, người trong ảnh). b. Khi nhận ra người cha: - Mắt không chớp, mở to hơn ra vẻ nghĩ ngợi sâu xa à đôi mắt mênh mông. - Gọi thét “Ba” chạy đến ôm chầm, bíu chặt không muốn rời, hôn ba cùng khắp à tiếng gọi của tình yêu thương ruột thịt và nỗi nhớ mong bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt xen nỗi ân hận, hối tiếc về việc mình đối xử không tốt với ba ( bị dồn nén trong lòng bấy lâu) - Thu có tình cảm thật sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi – cá tính cứng cỏi, ương ngạnh nhưng rất hồn nhiên, ngây thơ. * Tác giả am hiểu tâm lý trẻ em và với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ nên đã diễn tả sinh động tình cảm tự nhiên của bé Thu dành cho ba III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện éo le. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Lựa chọn người kể là người bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. 2.Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, “Chiếc lược ngà” cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. IV.Luyện tập:Theo SGK. HĐ4:Củng cố: Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: Nắm vững những kiến thức bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này. Đọc nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc có trong đoạn trích. Chuẩn bị cho bài kiểm tra văn học hiện đại. - Soạn bài : Cố hương ( Lỗ Tấn) - Soạn : Ôn tập Tập làm văn (dời lên học trước để ôn thi) *RKN: Tuần 15 Tiết 73(71) ÔN TẬP TIẾNG VIỆT S:08/12/2010 G:11/12/2010 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:Củng cố một số nội dung tiếng Việt đã học ở học kì I. - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Lời dẫn trự tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. B. Chuẩn bị: + GV: Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ - Tìm thêm ví dụ; + HS :-Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;- Bảng phụ nhóm. C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: H: Em đã học các phương châm hội thoại nào? Những trường hợp nào người nói không tuân thủ các phương châm hội thoại? H: GV treo bảng phụ có nêu 1 tình huống: bài tập 1/SGK36 và yêu cầu HS trả lời: H:Câu trả lời của người bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy? (Lớp nhận xét, bổ sung – GV nhận xét và ghi điểm). HĐ2:Giới thiệu bài:(từ việc củng cố kiến thức của bài cũ à GV giới thiệu bài mới bằng cách treo bảng phụ có ghi sơ đồ các phương châm hội thoại) HĐ3:Bài học: *MT:Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập: B1:Ôn các phương châm hội thoại. H:Cho HS nhắc lại nội dung từng phương châm? H:Kể 1 tình huống giao tiếp mà một số phương châm hội thoại không được tuân thủ? H:Phương châm nào liên quan đến nội dung cuộc thoại? Phương châm nào liên quan đến quan hệ tình cảm trong giao tiếp? * GV đưa 2 tình huống (SGK) - Tình huống 1: Phương châm nào không được tuân thủ? - Tình huống 2: Phương châm nào bị vi phạm. B2:Ôn tập về xưng hô trong hội thoại: H:Kể tên các đại từ xưng hô? Chia theo mấy ngôi? H:Ngoài đại từ xưng hô còn các từ loại nào cũng dùng để xưng hô? Cho ví dụ? (mỗi nhóm tìm nhanh – đại diện nhóm trình bày) H:Em hiểu “xưng khiêm”, “hô tên” như thế nào? Ngày xưa trong xã hội quân thần việc xưng hô với vua, với nhà sư, kẻ sĩ như thế nào? H:Vì sao Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô? - Cho HS thảo luận (GV gợi ý thêm về vốn từ xưng hô Tiếng Việt nhiều) à ghi phiếu học tập. H:Nội dung quan hệ trong mỗi từ có giống nhau không? Mục đích lựa chọn từ xưng hô có tác dụng gì? B3:Hướng dẫn ôn tập về 2 cách dẫn: H: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? + Cho HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của đề bài (HS thảo luận nhóm) H: Muốn thay đổi lời thoại cần phải làm gì? H: Cần thay đổi từ xưng hô, từ chỉ thời gian, thời điểm như thế nào cho hợp lý? *Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập: I. Các phương châm hội thoại: 1. Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại: Các phương châm hội thoại P/c P/c P/c P/c P/c về về quan cách lịch lượng chất hệ thức sự * Bài tập: - Tình huống 1: Phương châm quan hệ và phương châm cách thức. - Tình huống 2: phương châm quan hệ. II. Xưng hô trong hội thoại: 1. Các từ ngữ xưng hô: - Đại từ xưng hô: - Các từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng chỉ quan hệ xã hội hô 2. Xưng khiêm, hô tôn: à phương châm giao tiếp lịch sự của nhiều nước. + Thời trước: - Bệ hạ, bần tăng, bấn sĩ - Ta (trẫm) + Hiện nay: quí ông (anh), quý bà (cô) - Gọi người nghe là: anh, bác (gọi thay con) và xưng hô là : “em” 3. Trong Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô: Từ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú. + Dùng từ chỉ thân tộc. + Dùng từ chỉ chức vụ nghề nghiệp + Tên riêng - Mỗi từ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Chú ý lựa chọn để đạt kết quả giao tiếp. III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: 1. Phân biệt 2 cách dẫn: a. Cách dẫn trực tiếp: b. Cách dẫn gián tiếp 2. Bài tập:Cho HS làm theo SGK HĐ4:Củng cố: Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Nắm chắc đặc điểm từng phương châm hội thoại, từ xưng hô trong Tiếng Việt.- Nắm được cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. - Chuẩn bị ôn lại tất cả những bài ôn tập Tiếng Việt để Kiểm tra một tiết Tiếng Việt. *RKN: Tuần 15 Tiết 74(72) KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT S: 08/12/2010 G: 12/12/2010 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:Kiểm tra nhận thức của HS về Tiếng Việt lớp 9 (đã học ở HKI); về phần từ vựng đã tổng kết, phần phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng diễn đạt trả lời trúng ý, biết cách sử dụng từ Tiếng Việt trong nói, viết và giao tiếp (hằng ngày) chuẩn mực. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. B. Chuẩn bị: + GV: GV xây dựng đề kiểm tra, đáp án, thang điểm ở nhóm chuyên môn + poto đề. + HS: Ôn tập kĩ các bài Tếng Việt đã học. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động : HĐ 1: - Nhắc nhở HS cất tất cả sách vở (liên quan à Tiếng Việt) vào cặp HĐ 2: - GV phát đề kiểm tra cho HS HĐ 3: GV thu bài. HĐ 4: Nhận xét tiết làm bài. HĐ5: Hướng dẫn tự học: Nhắc nhở HS về nhà học bài: ôn tập tất cả các câu hỏi trong đề cương ôn tập (đặc biệt các câu hỏi ôn tập SGK/trang 203-204) để chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết về văn thơ hiện đại. Tuần 16 Tiết 75(78) KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI S : G : A. Mục tiêu cần đạt : - Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học ( Từ bài 10à 14 ) để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết ở lớp. - Qua bài kiểm tra, GV đấnh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng , thái độ để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu. B.Chuẩn bị : - GV : Thống nhất đề + đáp án + thang điểm ở nhóm chuyên môn + poto đề. - HS : Ôn tập kĩ các bài văn học hiện đại đã học. C. Tiến hành kiểm tra : + GV nhắc nhở học sinh cất sách vở. HĐ1 : Đọc – Phát đề. Nhắc nhở HS làm bài cẩn thận và chú ý kĩ yêu cầu đề. ( Đề và đáp án kèm theo ) HĐ2 :Nhắc HS hết giờ - Thu bài . HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Về tiếp tục ôn để làm bài kiểm tra tổng hợp cuối HKI ( Cụm văn bản nhật dụng; Văn học trung đại + văn học hiện đại. . Đáp án và biểu điểm: Phần I: Trắc nghiệm: 10 câu, mỗi câu 0,5đ D 6. B C 7. B A 8. B C 9. C 10. P/c về chất Phần II: Tự luận: Câu 1: - Xác định được phép tu từ: (1đ) - Phân tích được nét độc đáo, cái hay : (1đ5) Câu 2: - Xác định được phép tu từ : 1đ - Xác định được không phải là hiện tượng chuyển nghĩa từ gốc (0,5đ) - Giải thích rõ ràng (1đ) Họ & tên: Lớp : KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI. HKI – Năm học : Điểm : Lời phê: A- Phần trắc nghiệm (4đ) Câu1: Trong số các tác giả sau ,ai không phải là quê hương ở Hải Dương ? A. Nguyễn Dữ B. Phạm Đình Hổ C. Nguyễn Thị Ái D. Cả A và B Câu 2: Sinh năm 1822 mất năm 1888 tại Gia Định ,giàu nghị lực có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.Ông là ai? A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Du C. Lục Vân Tiên D. Nguyễn Trãi Câu3: "Truyền kì mạn lục " được viết vào thế kỷ nào? Ai là tác giả ? A. TK14 (Nguyễn Đình Chiểu) B. TK15(Nguyễn Du) C. TK16 ( Lục Vân Tiên ) D. TK17( Nguyễn Trãi) Câu 4: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” câu văn sau nói về nhân vật nào ? “Ngày qua tháng lại thoắt đã nửa năm ,mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân chời không thể nào ngăn được.” A. Trương Sinh B. Vũ Nương C. Mẹ Trương Sinh D. B và C đúng Câu 5: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được trích trong: A. Vũ trung tùy bút B. Hoàng Lê nhất thống chí C. Truyền kỳ mạn lục D. cả A, B, C đều sai Câu 6: Vì sao các tác giả Ngô Văn Gia phái vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết chân thực về hình tượng đẹp đẽ của anh hùng Quang Trung như vậy ? A. Vì lòng yêu nước, trí tuệ, tài năng của Quang Trung khiến họ cảm phục. B. Vì họ tôn trọng lịch sử. C. Vì họ có ý thức dân tộc. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7: “Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh” và “Hoàng Lê nhất thống chí” đều viết về những con người, những sự việc cụ thể, có thực nên đều thuộc thể loại tùy bút A. Đúng B. Sai Câu 8: “Truyện Kiều”, “Truỵện Lục Vân Tiên” có điểm giống nhau: đều là truyện thơ Nôm A. Đúng B. Sai Câu 9: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên nhiều phương diện và nghệ thuật đạt tới đỉnh cao rực rỡ là : A. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát B. Dẫn truyện và xây dựng nhân vật. C. Kể chuyện D. Tả cảnh ngụ tình Câu 10: Cách tả vẻ đẹp Thúy Vân và vẻ đẹp Thúy Kiều của Nguyễn Du khác nhau là: A. Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả bằng nhiều chi tiết, còn vẻ đẹp của Thúy Kiều được gợi tả nhiều hơn. B. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp bên ngoài, còn vẻ đẹp của Thúy Kiều được gợi nhiều hơn tả. C. Cả A và B đều đúng. Câu 11: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện: A. Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du. B. Tài năng, trí tuệ của Nguyễn Du. C. Khát vọng công lý của Nguyễn Du. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12: Ý nào nói đúng nhất về vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ 2 câu sau: “ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ” A. Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống B. Khoáng đạt, trong trẻo. C. Nhẹ nhàng, thanh khiết D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 13: Tác giả Nguyễn Du miêu tả Mã Giám Sinh bằng bút pháp: A. Tả thực B. Ước lệ C. So sánh D. Đối lập Câu 14: Ý nghĩa lớn nhất của đoạn trích “Kiều báo ân báo oán ” là gì? A. Phản ánh ước vọng công lý, chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du. B. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều. C. Thể hiện sự khôn ngoan, sắc sảo của Hoạn Thư. D. Thể hiện sự nhu nhược của Thúc Sinh Câu 15: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết “Truyện Lục Vân Tiên” nhằm mục đích: A. Truyền dạy đạo lý làm người. B. Tố cáo xã hội thực dân Phong Kiến C. Ca ngợi người phụ nữ nết na D. Cả 3 câu đều đúng. Câu 16: Ghi lại 2 câu thơ miêu tả cả nhà ông Ngư hối hả lo cứu sống Lục Vân Tiên (“Lục Vân Tiên gặp nạn”) B- Phần tự luận:(7đ) Câu 1. Nêu bối cảnh xã hội trong thời đại Nguyễn Du. Bối cảnh xã hội đó đã ảnh hưởng đến cuộc đời và con người Nguyễn Du như thế nào ? ( 2đ) Câu 2. Tóm tắt truyện ngắn VB “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”( 4 à 6 dòng ) ( 2đ) Câu 3. Viết đoạn ngắn trình bày cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích
Tài liệu đính kèm: