Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

-Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học ở tiết tập làm văn trước.

-Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi,quen thuộc .

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành.

3.Thái độ: có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài viết của mình .Tham gia giờ luyện tập có ý thức.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Chuẩn bị của thầy:SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, giáo án.

*Phương pháp: Phân tích,vấn đáp,phát hiện

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/03/2010
Lớp 8a Tiết(TKB) :4 Ngày dạy: 27/03/2010 Sĩ số: Vắng:
Tiết 112 
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
-Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học ở tiết tập làm văn trước.
-Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi,quen thuộc .
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành.
3.Thái độ: có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài viết của mình .Tham gia giờ luyện tập có ý thức.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Chuẩn bị của thầy:SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, giáo án.
*Phương pháp: Phân tích,vấn đáp,phát hiện
2.Chuẩn bị của trò: SGk, vở ghi, phiếu học tập. 
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong văn nghị luận?
Trả lời:Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn,vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc(người nghe).
3.Bài mới: 
Giờ học trước các em đã được đi tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận tiết học này chúng ta sẽ tập đưa yếu tố biểu cảm vào một đoạn văn cụ thể trên cơ sở đó sẽ tiến tới việc đưa yếu tố biểu cảm vào cả bài văn đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý
GV chép đề lên bảng 
Gọi học sinh đọc lại đề 
? Muốn làm tốt một bài TLV việc đầu tiên các em phải làm gì?
? Để viết một bài văn nghị luận hay, chặt chẽ, lôgic cần phải trải qua những bước nào?
? Đề bài cần sáng tỏ vấn đề gì? Lấy dẫn chứng ở đâu?
Theo em đề thuộc thể loại nào?
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự trong SGK đã hợp lý chưa? vì sao?
Vậy các em hãy sắp xếp lại hệ thống luận điểm cho hợp lý.
Học sinh đọc đề.
Trả lời :
Muốn làm tốt một bài tập làm văn việc đầu tiên là phải đọc kỹ đề.
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Sửa bài.
- Vấn đề: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
- Phạm vi dẫn chứng : Thực tế
- Thể loại:Nghị luận chứng minh.
Các luận điểm đưa ra khá toàn diện, phong phú. Sắp xếp các ý còn lộn xộn.
- Sắp xếp các luận điểm theo thứ tự: e,d,a,c,b
I.Tìm hiểu đề,tìm ý, lập dàn ý
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
Đề bài: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.”
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Chia 3 nhóm thảo luận.
Giáo viên nhận xét chung, đưa ra dàn bài mẫu trên 
bảng phụ.
Gọi học sinh đọc lại dàn bài mẫu.
Để trình bày các luận điểm đó cho có sức biểu cảm các em sẽ làm các baì tập sau:
Thảo luận (10’)
Trình bày trước lớp.
Nhóm khác bổ xung, nhận xét.
2. Lập dàn bài.
a. Mở bài:
Nêu lợi ích của việc đi tham quan
b. Thân bài:
Nêu các lợi ích cụ thể:
 Về thể chất: Những chuyến tham quan, du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.
‚Về tình cảm: Những chuyến tham quan, du lịch có thể giúp chúng ta: 
- Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình.
- Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước.
ƒVề kiến thức: Những chuyến tham quan, du lịch có thể giúp chúng ta:
- Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
- Đem lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
c. Kết bài:
Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan(tham quan, du lịch thật là bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Treo bảng phụ đoạn văn a.
Gọi HS đọc đoạn văn.
? Tác giả đã sử dụng yếu tố biểu cảm nào trong đoạn văn ?
? Cảm xúc của tác giả được biểu hiện như thế nào ?
Em hãy chỉ ra các từ, ngữ, câu biểu cảm đó?
Tác giả đưa những yếu tố biểu cảm này vào đoạn văn nghị luận giúp cho đoạn văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn,tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc.
Nếu phải trình bày luận điểm : “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.” Hãy bày tỏ cảm xúc của em ?
Treo bảng phụ đoạn văn nghị luận trong SGK lên bảng :
Gọi HS đọc lại đoạn văn. 
? Theo em đoạn nghị luận đã thể hiện được hết cảm xúc chưa ?
? Có cần thiết tăng cường yếu tố biểu cảm cho đoạn văn không ?
Yêu cầu học sinh viết lại đoạn văn và trình bày trước lớp.
Treo bảng phụ đoạn văn mẫu lên bảng.
Nhận xét các bài viết của học sinh.
Tổng kết các ưu , nhược điểm .
Bài tập về nhà: 
Trong bài tập này về nhà các em chú ý phát triển các luận cứ :
- Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng thấm đẫm tình người.
- Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do.
- Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yêu làng biển quê hương.
* Yếu tố biểu cảm:
Đồng cảm, chia sẻ, tình yêu, khâm phục,cùng bồn chồn, rạo rực, cùng lo lắng, băn khoăn,cùng nhớ tiếc bâng khuâng.
HS đọc đoạn văn.
Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ.
Cảm xúc ấy được biểu hiện ở giọng điệu, ở các từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán.
Biết bao hứng thú , thú vị , vui vẻ, ta hân hoan biết bao, ta ngủ ngon giấc biết bao!
HS lắng nghe.
Nêu những cảm xúc có thể có của bản thân.
- Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi và sau khi về.(hồi hộp, náo nức chờ đợi, ngạc nhiên, thích thú,sung sướng, ngỡ ngàng,cảm động, hài lòng,hơi tiếc)
HS đọc đoạn văn.
- Yếu tố biểu cảm đã thể hiện khá rõ trong đoạn văn qua các từ ngữ, qua cách xưng hô. 
VD: Chắc các bạn vẫn chưa quên không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo; tôi nhớ, tôi để ý thấy,lặng lẽ, rạng rỡ hẳn lên,nỗi buồn tan đi, niềm sung sướng ấy
- Tuy nhiên vẫn có thể gia tăng yếu tố biểu cảm vào trong từng câu,từng đoạn cho thêm sâu sắc, phong phú.
Viết đoạn văn
Trình bày trước lớp
Các bạn nhận xét
III. Luyện tập.
1. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
2. Viết đoạn văn nghị luận.
* Củng cố: 
Đề bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người làm văn phải làm gì?
Thực sự cảm xúc trước những điều mình viết, nói.
Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm.
* Dặn dò:
	- Về nhà học bài, làm bài 3 trang 109.
	- Ôn tập các văn bản đã học trong chương trình kì II để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
.0O0

Tài liệu đính kèm:

  • docGV van 9.doc