Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 12

Tiết 56 : BẾP LỬA

 Bằng Việt

 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY : Sau khi học văn bản này, HS sẽ :

 - Cảm nhận được những tình cảm , cảm xúc của nhân vật trữ tình , người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hy sinh trong bài thơ .

 - Thấy được NT diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả tự sự , bỡnh luận của tác giả trong bài thơ.

II/ CHUẨN BỊ :

 - Gv: nghiên cứu soạn bài

 - Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk.

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/11/09
Tiết 56 : BẾP LỬA
 Bằng Việt 
 I/ Mục tiêu bài dạy : Sau khi học văn bản này, HS sẽ :
 - Cảm nhận được những tình cảm , cảm xúc của nhân vật trữ tình , người cháu  và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hy sinh trong bài thơ .
 - Thấy được NT diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả tự sự , bỡnh luận của tác giả trong bài thơ.
II/ Chuẩn bị :
 - Gv: nghiên cứu soạn bài 
 - Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk.
III/ HOAT ĐễNG dạy và học 
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:09/11/2009
9b
ND:09/11/2009
9c
ND:09/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” và phân tích khổ thơ cuối bài.
3.Bài mới: 
 Trong cuộc đời của mỗi người , kỷ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thương và chứa chan tình nghĩa . Bởi vì những hỡnh ảnh đó thường gắn bó với những người ruột thịt gần gũi : mẹ, cha, ông, bà, anh , chị, em 
 Với XQ, kỷ niệm tuổi thơ ấy là h/ả những giản dị qua âm thanh tiếng gà trưa . Còn với Bằng Việt, kỷ niệm tuổi thơ là hình ảnh người bà thân yêu qua h/ả “bếp lửa” . tình bà cháu trong bài thơ như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt , một dòng sông chở đầy kỉ niệm.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1
*Gv hướng dẫn đọc : nhẹ nhàng, ấm áp, truyền cảm, lời thơ ngắn gọn suy tư .
? Nờu hiểu biết của em về tỏc giả Bằng Việt?
* Gv nói thêm : BV là nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ . Thơ BV trong trẻo , mượt mà , thường khai thác nhiều KN và ước mơ của của tuổi trẻ nên gàn gũi với bạn đọc trẻ nhất là trong nhà trường
 ? Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
? Giải nghĩa từ đinh ninh, chiến khu?
? Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và nói về điều gì ?
*Bài thơ gợi lại những KN đầy xúc động của người bà và tình bà cháu đồng thời lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với g/đ, qhg, đất nước. 
* Như vậy đây là một tác phẩm trữ tình. Nhân vật trữ tình ( bộc lộ trực tiếp tình cảm) là đứa cháu. 
Đối tượng trữ tình ( con người sự vật được nhân vật trữ tình hướng tới) là người bà và bếp lửa .
? Quan hệ giữa nhân vật trữ tình ( đứa cháu ) với tác giả được hiểu ntn? 
- ko hoàn toàn đồng nhất vì khi sáng tác nhà thơ tạo lên hình tượng cái tôi trữ tình để thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc ko chỉ là tác giả mà mang ý nghĩa rộng hơn, KQ hơn.
? Cho biết bố cục bài thơ?- 4 phần:
+ Khổ 1 : hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà ( cảm xúc chung toàn bài) 
+ Khổ 2 -> khổ 5 : hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa . ( những kỷ niệm về bà và hình ảnh bếp lửa
+ Khổ 6 : suy ngẵm về bà và hình ảnh bếp lửa. 
+ Khổ 7 : người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng vẫn ko nguôi nhớ về bà ( nỗi lòng của người cháu khi xa bà , xa quê)
?H/ả nào là hình ảnh nổi bật nhất trong bài thơ? 
- Bếp lửa + người bà => 2 h/ả này gắn bó chặt chẽ trong suốt bài thơ.
Hoạt động 2
* Hs đọc khổ thơ đầu. 
h/ả ấy được miờu tả như thế nào? 
- H/ả bếp lửa – Chờn vờn sương sớm; ấp iu nồng đượm. 
? Từ ấp iu gợi tả điều gỡ?
-Bàn tay kiờn nhẫn, khộo lộo và tấm lũng của người nhúm lửa. Đồng thời thể hiện một hành động rất chớnh xỏc khi nhúm lửa.
? Em có suy nghĩ gì về h/ả bếp lửa trong đời sống người dõn VN?
- Là h/a quen thuộc, gần gũi với nếp sinh hoạt từ bao đời nay ở làng quê VN.
? Hỡnh ảnh bếp lửa gợi cảm xỳc gỡ trong lũng người chỏu?
? Vì sao nỗi nhớ bà lại gợi lên qua h/a bếp lửa?
- vì những lo toan âm thầm , lặng lẽ của người bà nơi vùng quê nghèo gắn liền với bếp lửa => bếp lửa như đem lại một sự ấm áp , thân thương.
 * bếp lửa ấy khơi nguồn nhớ thương của đứa cháu đối với bà . 
? Từ “nắng mưa” trong câu thơ gợi lên điều gì ? 
- Nói về thời gian cùng nỗi vất vả kéo dài của người bà 
- Nói về nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn đứa cháu.
 ? Trong kí ức của người cháu, những KN về bếp lửa và người bà hiện dần lên cùng (t), đó là những khoảng thời gian nào của cuộc đời? Ứng với những dũng thơ nào? - Tuổi thơ ấu ( khổ 2)
 - Tuổi TN (3+4+5)
 - Khi đã trưởng thành đi xa( khổ 6)
? Ấn tượng sâu đậm về tuổi thơ của người chỏu là những hỡnh ảnh nào? 
Quen mựi khúi; đúi mũn, đúi mỏi; bố đi đỏnh xe khụ rạc ngựa gầy; khúi hun nhốm mắt; sống mũi cay.
? Em có nhận xét gì về những h/a thơ đú?
Chõn thực, giản dị.
? Em hình dung và cảm nhận được điều gì qua những hình ảnh thơ này?
- Vừa miêu tả chân thực c/s tuổi thơ , vừa biểu hiện thấm thía những tình cảm khi tỏ khi mờ, lúc da diết bâng khâng , lúc xót xa thương mến. “ nghĩ  cay” nhấn lại dòng kỉ niệm, xoáy sâu trong tiềm thức, lay mạnh cả thể xác con người . Đọc thơ người đọc cũng cảm thấy cay cay sống mũi => cái “ bếp lửa” của BV mới chỉ khơi lên thoang thoảng mùi khói mà đã đầy ắp hiện thực, thấm đẫm bao tình nghĩa sâu nặng . Những tình cảm ấy êm đềm và trong vắt như một dòng sông âm thầm chảy. 
( hình ảnh thơ này gợi cho ta nhớ đến sự kiện lịch sử của đất nước: nạn đói khủng khiếp 1945
? vậy qua những chi tiết rất chân thực , giản dị ấy, em nhận xột gỡ về Kn tuổi thơ của người chỏu trong bài thơ?
-> Trong dũng hồi tưởng, h/ả bếp lửa, h/ả bà cựng với những sương khói mịt mờ lại tiếp tục thổi bùng lên KN của tuổi thơ trên qhg
*Đọc khổ 3+4
? Em có nhận xét gì về giọng thơ ?
*Câu chuyện cổ tích ấy có không gian, thời gian, có sự việc và nhân vật rất cụ thể .
? “Tám năm ròng” con số ấy gợi điều gì ?
- Theo thời gian, ngày tháng cứ kéo dài ròng rã nặng nề, nó ứng với chiều dài của cuộc k/c chống Pháp. 
? Vậy trong quãng thời gian ấy, ấn tượng sâu đậm của người chỏu là những gỡ? 
- Âm thanh của tiếng chim tu hú .
- Hỡnh ảnh của bà và bếp lửa.
? Trong khổ thơ thứ 3 tiếng chim tu hú vang lên mấy lần. Hãy đọc những câu thơ đó? 
- 4 lần : lúc mơ hồ văng vẳng từ những “cánh đồng xa”, lúc gần gũi nghe “ tha thiết”, lỳc như than thở xẻ chia ; Có lúc gióng giả , dồn dập “ kêu hoài”. 
? Theo em vì sao tiếng chim tu hú lại ám ảnh tâm trí của người cháu đến thế? 
- Tu hú là loài chim ko tự làm tổ được nó thường sống lẻ loi , , nay đây mai đó . Đây là âm thanh quen thuộc của đồng quê vào mùa gặt. Tiếng chim như giục giã khắc khoải, da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong ( liên hệ bài “ khi con tu hú” của tố hữu lớp 8). 
 Trong cảnh sống đơn côi của 2 bà cháu giữa đói nghèo và c/tranh, tiếng chim tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi kiếp người khổ đau ? có thể nói phải có sự gắn bó sâu nặng với qhg đất nước thì BV mới đưa được cái âm thanh rất đồng nội ấy vào trong thơ của mình. 
* trong các cung bậc khác nhau của tiếng tu hú ấy, kớ ức về bà của người cháu ngày càng da diết, h/ả người bà hiện lên rõ dần. 
? Điều đó thể hiện qua những chi tiết nào ? em có suy nghĩ gì về những h/a đó ?
- Bà kể chuyện đời xưa đời nay . 
- Mẹ cha bận cụng tác ko về, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học (Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, âm thầm, dai dẳng qua từng ngày từng tháng: “8 năm ròng” bà cùng cháu “nhóm lửa” để nấu nướng, để sưởi ấm, để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Hình ảnh “bếp lửa” và viêc nhóm lửa cùng hình ảnh bà âm thầm tần tảo bên ánh lửa trong tiếng chim tu hú cứ trở đi, trở lại, vấn vít, xoắn quyện vào nhau, dệt nên bức tranh lung linh xao xuyến. Bếp lửa hiện lên như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc, chi chút của bà.
? Theo em có nỗi niềm nào của đứa cháu qua lời thơ “Tu hú ơi xa” 
- Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương, thương đời bà lận đận và muốn gửi gắm nỗi nhớ thương an ủi bà. 
*HS đọc khổ 5 
 ? Em hiểu gì về hình ảnh “ Một ngọn lửa.dai dẳng”?
- Thể hiện niềm tin về một tương lai tươi sỏng của đất nước.
* Chỳ ý khổ thơ 6
? Người cháu suy nghĩ gì về cuộc đời bà ? Cho thấy tỡnh cảm gỡ của chỏu với bà?
? TG sử dụng nghệ thuật gỡ trong bài thơ?Tỏc dụng?
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần -> Ngọn lửa khụng bao giờ tắt.
=>Ngọn lửa của bà là ngọn lửa của lòng nhân ái ,sẻ chia niềm vui chung ,giáo dục thức tỉnh tâm hồn
-Điều kỳ lạ và thiêng liêng là ngọn lửa của bà không bao giờ tắt. Bếp lửa của bà luôn ấp ủ và sáng mãi lên tình cảm bà cháu.
*Hs đọc đoạn cuối bài 
? Người cháu tự cảm thấy mình đã có may mắn gì trong cuộc sống của mình?
- Được đi học nước ngoài có nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp => Báo hiệu một cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc
? Tuy vậy tỡnh cảm gỡ vẫn luụn thường trực trong trỏi tim anh ? 
? Bài thơ làm xao động lòng người bởi tình cảm gì?
- Tình bà cháu ấm áp bền bỉ, lòng yêu gia đình, quê hương thường trực trong mỗi người dân Việt Nam.
? Bài thơ có sự đan xen nhiều PTBĐ đó là những PT nào?
- Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận
?Hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng nhất với em? Vì sao?
- Bài thơ mang một ý nghĩa triết lí thầm kín, đó là YN gì?
- Trong cuộc đời mỗi con người, những gì thân thiết nhất với tuổi thơ đều có sức lan toả nâng đỡ con người trong suốt hành trình c/đ rộng dài. Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng kính yêu ông bà
?Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ “Bếp lửa”?
?Tìm những hình ảnh trong văn học có YN biểu tưởng như hình ảnh bếp lửa?
HS đọc ghi nhớ
I, Đọc .Tiếp xỳc văn bản
Đọc
 2. Chú thích
a. Tác giả, tỏc phẩm
b.Giải nghĩa từ
3. Bố cục 
II, Tỡm hiểu văn bản
 1. Khơi nguồn kỉ niệm 
- Hình ảnh bếp lửa ấm ấp, thân thuộc, gần gũi, bình yên
-> Khơi nguồn kỉ niệm và nỗi nhớ thương của cháu với bà . 
2. Kỉ niệm về bà 
Chi tiết, h/ả thơ chân thực 
giản dị .
-> Kỉ niệm tuổi thơ nhiều gian khổ , nhọc nhằn bên bà, bên bếp lửa. 
- Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể một câu chuyệncổ tích .
-H/ả bà và bếp lưả cựng tiếng chim tu hú vấn vít, xoắn quyện. Kớ ức về bà ngày càng đậm hơn: Bà thương yờu, lo lắng, dạy bảo chỏu nờn người.
- Tình bà cháu hoà quyện với tình yêu đất nước. 
3.Suy nghĩ của đứa cháu về bà và bếp lửa . 
- Chỏu thấu hiểu nỗi vất vả của bà. 
- Ngọn lửa được bà thắp lờn bằng chớnh tình yêu thương con cháu và niềm tin vào cuộc sống tương lai. 
-Ngọn lửa của bà không bao giờ tắt, luụn toả sáng, lung linh.
4. Nỗi lũng của người chỏu
-C/s của cháu đã sung sướng HP nhưng không bao giờ quên hỡnh ảnh thõn thương của bà và bếp lửa.
III. Tổng kết
Nghệ thuật
Nội dung
Ghi nhớ
 4. Củng cố, dặn dũ:
 - Gv khái quát lại bài.
 - Soạn bài “Khúc hát ru những em bé”
Ngày soạn:8/11/09
Tiết 57 : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM Bẫ LỚN TRấN LƯNG MẸ
 (Đọc thờm) Nguyễn Khoa Điềm
 I/ Mục tiêu bài dạy : Sau khi học văn bản này, HS sẽ :
 - Thấy được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ DT Tà - ôi trong cuộc K/c chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của ND ta trong thời kì LS này. 
- Thấy được giọng thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ. Rốn kĩ năng đọc.
II/ Chuẩn bị :
 - Gv: nghiên cứu soạn bài 
 - Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk.
III/ HOAT Đễ ... ng sản xuất, để chiến đấu vỡ độc lập tự do, để trở thành người dõn của đất nước hũa bỡnh -> tỡnh cảm, khỏt vọng ngày càng lớn rộng . 
Cõu 3:
Bài thơ chia 3 khỳc, mỗi khỳc cú 2 khổ. Từng khổ đều được mở đầu bằng cõu: “ Em cu tailưng mẹ” và kết thỳc bằng lời du trực tiếp của mẹ.
Nhịp thơ ngắt đều đặn ở giữa dũng, tạo nờn õm điệu dỡu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu trữ tỡnh đó thể hiện 1 cỏch đặc sắc tỡnh cảm tha thiết, trỡu mến của người mẹ.
Điệu hỏt ru vừa cú sự lặp lại để núi lờn 1 mong ước, vừa cú sự phỏt triển: ước mơ ngày một lớn hơn. Cuối cựng cú cả niềm tin tưởng, tự hào của người mẹ.
Hỡnh ảnh mặt trời thứ 2: Được chuyển nghĩa, tượng trưng húa: Con là mặt trời của mẹ, gúp phần sưởi ấm lũng tin yờu, ý chớ của người mẹ trong cuộc sống.
Tỡnh thương con gắn liền với tỡnh yờu quờ hương, đất nước. 
*GV: Khỏi quỏt giỏ trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
Ghi nhớ.
4.Củng cố, dặn dũ: 
? í nghĩa của những yếu tố tự sự trong bài?
- Thấy rừ cuộc sống vừa lao động, vừa chiến đấu của ND
- Soạn bài thơ “ánh trăng”.
**********************************************
Ngày soạn:9/11/09
Tiết 58 : ÁNH TRĂNG
 Nguyễn Duy
 I/ Mục tiêu bài dạy : Sau khi học văn bản này, HS sẽ :
-Hiểu được ý nghĩa hình tượng của ánh trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống của mình.
 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tình khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
II/ Chuẩn bị :
 - Gv: nghiên cứu soạn bài 
 - Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk.
III/ HOAT ĐễNG dạy và học 
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:11/11/2009
9b
ND:11/11/2009
9c
ND:11/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lũng khổ thơ 6, 7 bài Bếp lửa; cảm nhận của em về người bà gắn với hỡnh ảnh bếp lửa trong bài thơ.
3.Bài mới: 
hoạt động thẦy vÀ trò
nội dung
Hoạt động 1
*Gv hướng dẫn đọc - đọc mẫu – Hs đọc
? Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Duy?
? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình của bài thơ là ai?
Giải nghĩa từ người dưng, Buyn-đinh?
? Bài thơ viết theo PTBĐ nào? Viết theo thể thơ gỡ?
? Bài thơ được viết theo trỡnh tự nào?(tg)
 ? Xỏc định bố cục của bài thơ?
*3 phần: 
- 2 khổ đầu: Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
- 2 khổ giữa: Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
- Khổ cuối: Suy tư của tác giả.
Hoạt động 2
* Hs chỳ ý 2 khổ thơ đầu 
? Hai câu thơ đầu Nguyễn Duy viết: “Hồi nhỏ với bể” là nhắc đến kỉ niệm nào?
Quỏ khứ tuổi thơ gắn với đồng, sụng, bể.
? Em có nhận xét gì về cách gieo vần và sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ? 
- Vần lưng + điệp ngữ “với”
? Tác dụng của cách gieo vần và điệp ngữ ấy?
Thể hiện sự gắn bú với thiờn nhiờn
? Hỡnh ảnh nào gắn bú với nhà thơ trong thời chiến tranh? Tỏc giả thể hiện sự gắn bú ấy qua cõu thơ nào?
- Vầng trăng thành tri kỉ; 
? Trong cảm nhận của nhà thơ, vầng trăng trong quỏ khứ cú vẻ đẹp như thế nào?
Mộc mạc, hoang sơ
? Tỡnh cảm của nhà thơ- người lớnh với trăng như thế nào?
Ngỡ khụng bao giờ quờn, cỏi vầng trăng tỡnh nghĩa.
? Vì sao khi đó con người cảm thấy vầng trăng có tình nghĩa?
Trăng và người lớnh như cú sự đồng cảm chia sẻ
? Em cảm nhận được gỡ qua 2 khổ thơ đầu?
? Có sự thay đổi nào trong C/s của con người? 
? Tuy vậy điều quan trọng trong sự thay đổi ấy không phải là hoàn cảnh sống mà là do điều gì? (Lòng dạ thay đổi “Vầng trăng qua đường”)
 ? Thế nào là “người dưng qua đường”?
 - Vầng trăng còn đấy nhưng tình xưa không còn. 
? Vì sao giữa trăng và người có sự xa cách đó?
? Và rồi người gặp lại trăng trong hoàn cảnh nào? (Mất điện, phòng tối)
? Các ĐT “vội”, “bật”, “tung” diễn tả điều gì? (khó chịu, bực bội, vội vã tìm ánh sáng)
? Trong lúc đó thì điều gì xảy ra? (Trăng xuất hiện)
? Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gỡ?
- Vào lúc mất điện con người ngửa mặt lên nhìn “mặt”. Vì sao tác giả viết “Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không viết “Ngửa mặt lên nhìn trăng”? (Mặt -> trăng tròn; con người thấy vầng trăng là tỡm thấy người bạn tri kỉ thủa nào -> viết như thế vừa lạ vừa so sánh)
? Cảm xúc rưng rưng trong lời thơ phản ánh tâm trạng gỡ trong tâm hồn? (rung động xao xuyến, gợi nhớ kỉ niệm xưa.)
? Đối diện với vầng trăng con người bỗng giật mình. Em cảm nhận ntn về cái giật mình ấy? 
- Cái giật mình nhớ lại, cái giật mình vấn vương, cái giật mình nối lại giữa hiện tại và quá khứ.
? Ở khổ thơ cuối, vầng trăng được thể hiện như thế nào?
 ?Vầng trăng cứ tròn vành vạnh mặc cho người vô tình. Em cảm nhận ntn về ý thơ này? 
- Chỉ cú con người thay đổi cũn trăng vẫn vậy, vẫn trũn đầy, nguyờn vẹn
- Trăng là vẻ đẹp mãi mãi, người vô tình với trăng là vô tình với quá khứ.
 ? Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống thì lời thơ nói về sự vô tình và cái giật mình có ý nghĩa gì? 
? Vậy hỡnh tượng ỏnh trăng cú ý nghĩa gỡ?
- Nhắc nhở người đọc thỏi độ sống õn nghĩa thủy chung
? Chủ đề bài thơ cú liờn quan gỡ tới đạo lớ, lẽ sống người VN ta?
Hoạt động 3
?Nét đặc sắc trong nghệ thuật bài thơ?
?Cảm nhận về vầng trăng trong bài thơ?
I/Đọc. Tiếp xỳc văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
 a. Tỏc giả, tỏc phẩm
Giải nghĩa từ
3.Thể thơ, PTBĐ.
4. Cấu trúc bài thơ: 3 phần
II. Tỡm hiểu văn bản
 1.Cảm nghĩa về vầng trăng quá khứ.
 - Tuổi thơ rồi đến thời chiến tranh, sống hồn nhiờn, gần gũi với thiờn nhiờn đặc biệt là với ỏnh trăng. Trăng và người lớnh như cú sự thụng cảm, xẻ chia, tỡnh nghĩa vững bền tưởng như khụng bao giờ phai nhạt.
2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại
 -ỏnh điện đã thay thế cho ánh trăng.
 - Người trở nên xa lạ với trăng
-> Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ lãng quên những giá trị trong quỏ khứ.
3. Suy tưởng của tác giả
 - Sự xuất hiện của vầng trăng - Đỏnh thức những kỉ niệm quỏ khứ, nhắc nhớ lại tỡnh bạn năm xưa, đỏnh thức những gỡ con người quờn lóng.
 - ánh trăng là một nhân chứng tình nghĩa, nghiêm khắc nhắc nhở con người phải nhỡn lại chớnh mỡnh, cú thỏi độ dỳng đắn với những kỉ niệm của quỏ khứ.
III,Tổng kết
Ghi nhớ sgk
 4. Củng cố, dặn dũ:
- GV khái quát toàn bài.
- Chuẩn bị bài :Tổng kết từ vựng
- Soạn bài: “Làng”
*************************************************
NS: 11/11/2009
Tiết 59: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I/ Mục tiêu bài dạy : Qua bài này, HS sẽ:
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để pt các hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
II/ Chuẩn bị :
 - Gv: nghiên cứu soạn bài 
 - Hs: Đọc trước bài
III/ HOAT ĐễNG dạy và học 
1.Ổn định tổ chức: 
9a
ND:14/11/2009
9b
ND:13/11/2009
9c
ND:13/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: kếp hợp cùng với LT
3.Bài mới: 
* Chia nhúm cho HS làm bài tập.
* Đại diện nhúm trỡnh bày, nhận xột chộo.
* GV nhận xột, cho điểm.
Bài 1: 
- Gật đầu: Cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên ngay để chào hay tỏ sự đồng ý.
 - Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình và tán thưởng 
 -> “Gật gù” thể hiện hơn ý nghĩa cần biểu đạt: Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo vẫn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui trong C/s.
 Bài 2: 
 Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “Chỉ có 1 chân sút”, cách nói này ý là cả đội bóng chỉ có 1 người giỏi ghi bàn.
 Bài 3: 
 - Những từ dùng theo nghĩa gốc: Miệng, chân, tay.
 - Những từ dùng theo nghĩa chuyển: Vai (hoán dụ); đầu (ẩn dụ)
 Bài 4: 
 Các từ: “đỏ, xanh, hồng” (trường từ vựng chỉ màu sắc); “ánh, lửa, cháy tro” (trường từ vựng chỉ lửa và sự việc liên quan đến lửa). Cỏc từ trong hai trường từ vựng trên lại có mqh chặt chẽ: Màu đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. Ngọn lửa ấy lan toả trong người anh làm anh say đắm, ngây ngất. Ngọn lửa ấy còn lan toả ra cả không gian làm không gian biến sắc: Cây xanh hồng. nhờ nghệ thuật dùng từ đó đoạn thơ đã gây ấn tượng mạnh, qua đó thể hiện độc đáo 1 tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
 Bài 5: Hs thi tìm ai nhanh hơn:
 Các sự vật hiện đó gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với 1 nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng được gọi tên:
 Bài 6: Phờ phỏn thói sính dùng từ nước ngoài:
4. Củng cố, dặn dũ
 - Hoàn chỉnh các bài tập và lập bảng đề cương ôn tập.
************************************************
 NS: 11/11/2009
Tiết 60: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Cể SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I/ Mục tiêu bài dạy : Qua bài này, HS sẽ: 
- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vao bài văn tự sự một cấch hợp lý.
- Viết được đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
II/ Chuẩn bị :
 - Gv: nghiên cứu soạn bài 
 - Hs: Đọc trước bài
III/ HOAT ĐễNG dạy và học 
1.Ổn định tổ chức: 
9a
ND:14/11/2009
9b
ND:13/11/2009
9c
ND:13/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của yếu tố Nghi luận trong văn bản tự sự?
3.Bài mới: 
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
*Gv cho HS đọc văn bản sgk(bảng phụ)
? Tìm các cõu văn chứa yếu tố nghị luận trong văn bản?
-Yếu tố nghi luận: 
 + “Những điều viết trên cátlòng người” 
 + “Vậy mỗi chúng ta lên đá”.
? Yếu tố nghị luận có vai trũ gì trong văn bản này?
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tình triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
? Bài học rỳt ra từ cõu chuyện là gỡ? 
Bài học rút ra từ câu chuyện này là bài học về sự bao dung, độ lượng, lòng nhân ái, biết tha thứ, ghi nhớ ân nghĩa ân tình
*GV cho HS làm bài 2
-Yêu cầu và cách thức giống bài 1 
*Gv cho HS xác định yêu cầu của bài tập sau đó đưa ra gợi ý:
- Buổi sinh hoạt diễn ra như thế nào?(Thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí buổi sinh hoạt ấy)
 - Nội dung buổi sinh hoạt ấy?Em đã phát biểu ý kiến vấn đề gì?Tai sao lại phát biểu vấn đề đó?
 - Em đã thuyết phục bạn Nam là người tốt như thế nào?(lý lẽ, ví dụ, phân tích)
* HS viết đoạn văn khoảng 10 phỳt theo gợi ý trờn.
* Gọi khoảng 2 học sinh trỡnh bày; hướng dẫn hs phõn tớch, gúp ý; gv nhận xột, đỏnh giỏ.
* Hướng dẫn học sinh theo quy trỡnh bài 1. Phần nội dung đoạn văn cú thể nờu 1 số ý sau:
-Người em kể là ai?
 -Người đó đã đẻ lại 1 việc làm, lời nói hay suy nghĩ?Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
 -Nội dung cụ thể là gì?Nội dung đó giản dị và sâu sắc ,cảm động như thế nào?
 -Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện. 
I. Thực hành tìm yếu tố nghị luận trong văn bản tự sư
1.VB “Lỗi lầm và sự biết ơn”
2. Bài 2: Văn bản “TK báo ân báo oán”
 -Yếu tố nghị luận:Những lời đối đáp của Hoạn thư-và của Thuý Kiều(phần cuối)
 -Tác dụng của yếu tố nghị luận: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lý,thể hiện tính cách khôn ngoan ,rảo hoạt của Hoạn Thư và sự hiểu biết, độ lượng của TK
2,Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài 1:
Bài 2:
4.Củng cố, dặn dũ: 
? Khi viết đoạn văn tự sự cú sử dụng yếu tố nghị luận ta cần chỳ ý những gỡ?
 - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở
 - Soạn VB “Làng”.
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 12.doc