Giáo án môn Sinh học 9 năm 2010 - Tiết 9: Nguyên phân

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2010 - Tiết 9: Nguyên phân

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Trình bày được sự biến đổi hình thái NST ( Sự đóng, duỗi xoắn trong chu kì tế bào).

 Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.

 Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 Kĩ năng làm việc với SGK và hoạt động nhóm

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. Đồ dùng : Tranh phóng to H 9.1,2,3 SGK

 Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1,2 SGk

III. Phương pháp dạy học: Quan sát- tìm tòi, thảo luận nhóm

IV. Tổ chức dạy học

 1. Ổn định tổ chức (1p): sĩ số : 9a: 19 ;9b /22; /

2.khởi động:( TG 6p):

MT: kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề vào bài mới.

Cách tiến hành:

 Bước 1: Kiểm tra: Câu hỏi câu?

HS 1: Nêu tính đặc trưng của bộ NST của các loài sinh vật đơn tính .

HS 2: Mô tả cấu trúc ở kì giữa và chức năng của NST

Bước 2: đặt vấn đề ( Mở bài): Ở tế bào sinh vật luôn có sự phân chia để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ, vậy khả năng phân chia bao gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm gọi là nguyên phân. Quá trình này được xảy ra như thế nào ta nghiên cứu bài 9

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2010 - Tiết 9: Nguyên phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 13 /09/09.
Ngày giảng: 9a; 9b: 15/09/08.
 Tiết 9
Bài 9. Nguyên phân
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Trình bày được sự biến đổi hình thái NST ( Sự đóng, duỗi xoắn trong chu kì tế bào).
 Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
 Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 Kĩ năng làm việc với SGK và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng : Tranh phóng to H 9.1,2,3 SGK
 Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1,2 SGk
III. Phương pháp dạy học: Quan sát- tìm tòi, thảo luận nhóm 
IV. Tổ chức dạy học
 1. ổn định tổ chức (1p): sĩ số : 9a: 19 ;9b /22; /
2.khởi động :( TG 6p) : 
MT : kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề vào bài mới.
Cách tiến hành :
 Bước 1 : Kiểm tra: Câu hỏi câu ?
HS 1 : Nêu tính đặc trưng của bộ NST của các loài sinh vật đơn tính .
HS 2 : Mô tả cấu trúc ở kì giữa và chức năng của NST 
Bước 2 : đặt vấn đề ( Mở bài): ở tế bào sinh vật luôn có sự phân chia để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ, vậy khả năng phân chia bao gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm gọi là nguyên phân. Quá trình này được xảy ra như thế nào ta nghiên cứu bài 9
b- Các hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1 (TG 15p : ): Tìm hiểu sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
MT: HS mô tả được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào :
Đồ dùng : hình 9.1và 9.2 phóng to ,bảng phụ 
Cách tiến hành : 
.
Hoạt động của GV và HS 
 Nội dung 
Bước 1: Hoạt động cá nhân 
- GV: Treo tranh phóng to H9.1 SGK hướng dẫn HS quan sát và hỏi:
 *Vòng đời của 1 tế bào được chia làm mấy kì ?
- HS: Quan sát hình đọc SGktr27, thảo luận để xác định vòng đời của 1 tế bào
-Yêu cầu nêu được: + Kì trung gian
 + Quá trình phân bào nguyên nhiễm(gồm 4 kì : )
GV: Kết luận:quá trình phân chia tế bào gọi là sự phân bào .
- GV hỏi: * Tại sao lại gọi là chu kì tế bào?
 ( Sự lặp lại vòng đời của tế bào)
Bước 2: Hoạt động cá nhân mô tả những biến đổi NST ỏ các kì . 
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh H9.2, thảo luận và mô tả sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào?
- HS: Quan sát tranh, làm việc độc lập với SGk, sau đó trao đổi nhóm bàn , cử đại diện báo cáo kết quả:
-GV HD HS Nêu được:
 * Kì trung gian NST có hình dạng như thế nào? ( Có dạng sợi mảnh, trên có các hạt nhiễm sắc,( là chỗ các sợi nhiễm sác xoắn lại). Trong kì này NST tự nhân đôi thành 2 NST con dính nhau ở tâm động).
 * Kì đầu NST có đặc điểm gì ? ( NST con bắt đầu xoắn , đến kì giữa đóng xoắn cực đại, lúc này NST có hình thái và cấu trúc đặc trưng nhất).
Bước 3: Hoạt động nhóm bàn : 
- GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh Tr27 : Chọn các cụm từ: Nhiều nhất, ít nhất, nhiều, ít, rất ít, cực đại.hoàn thành bảng : 
- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành ẹ, cử đại diện nhóm báo cáo – GV ghi bảng phụ 
Hình thái NST 
Kì trung gian
 Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Mức độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
ít
Rất ít
ít
Nhiều
Mức độ đóng xoắn
ít nhất
Nhiều
Cực đại
Nhiều
ít
 Bước 4: GV: Kết luận: 
GV lưu ý: ở hình 9 .2 phản ánh một sự kiện quan trọng là sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian, nhờ sự nhân đôi mà NST từ dạng sợi đơn chuyển sang dạng sợi kép gồm 2 sợi giống nhau, dính nhau ở tâm động.
I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
 - Vòng đời của mỗi tế bào có khả năng phân chia bao gồm:
+ Kì trung gian
+ Quá trình phân bào nguyên nhiễm ( nguyên phân) chia 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
 + Sau đó là sự phân chia chất tế bào
KL: Hình thái của NST được biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng, duỗi xoắn của nó. Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó được duy trì qua các thế hệ tế bào
* Hoạt động 2(TG20p: ): Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân
MT: HS nêu đựoc những diễn biến cơ bản của NST trong nguên phân 
Đồ dùng: sơ đồ nguyên phân ( những diễn biến của NST trong các kì nguyên phân ) 
Cách tiến hành : 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
Bước 1: Hoạt động cá nhân 
y/c HS đọc TT kì trung gian cho biết sẩy ra hiện tương gì ? 
HS đọc TT trả lời 
( ở dạng sơi mảnh ,duỗi xoắn ,và nhân đôi )
GV nhận xét 
Bước 2: thảo luận nhóm 
- GV: Treo tranh vẽ H9.3 hướng dẫn cho HS quan sát,kết hợp với ÿ 4 kì ỏ SGK tìm nội dung phù hợp hoàn thành bảng 9.2 SGK
- HS: Quan sát tranh, đọc ÿ , trao đổi nhóm hoàn thành bảng, 
Bước 3: Báo cáo kết quả ,nhẫn xét, bổ sung 
 -HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận vào bảng phụ.
HS1: Điền ô kì đầu, kì giữa
 HS2: Điền ô kì sau, kì cuối
HS khác theo dõi, nhận xét, bổ xung, 
GV nhận xét ,đưa ra đáp án đúng.
Bước 4: kết luận 
- GV hỏi: 
 + Trong chu kì tế bào NST nhân đôi ở kì nào?
 + Kết quả của nguyên phân là gì?
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.
+ Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, nst ở dạng sợi dài, mảnh, duỗi xoắn và diễn ra sự tự nhân đôi.
+ Kì đầu: 
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt.
 - NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
+ Kì giưã: 
 - Các NST kép bắt đầu đóng xoắn cực đại.
 - Các NST xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 + Kì sau: 
 - Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
 + Kì cuối:
 - NST dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
KL: Trong chu kì tế bào NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng đều trong nguyên phân.
Nhờ đó từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ . 
* Hoạt động 3(TG :5p ): Tìm hiểu ý nghiã của nguyên phân
MT : HS hiểu được ý nghiã của nguyên phân giúp cơ thể lớn lên và duy trì ổn định bộ NST của loài 
đồ dùng :SGK 
Cách tiến hành : 
Bước 1 : hoạt động cá nhân 
GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần 3 Tr29 SGK 
HS đọc TT cả lớp theo dõi 
Bước 2 thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi:
 + Nguyên phân có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
- HS: đọc SGK, thảo luận trả lời :
Bước 2 : GV y/c HS kết luận 
 * Nêu được:
III. ý nghĩa của nguyên phân
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính
V. tổng kết và HDVN (3p)
 1.tổng kết HS đọc kết luận cuối bài.
 2.HDVN Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
 Câu 4. Đáp án C
 Câu 5: Đáp án C
Học bài theo câu hỏi SGK
 Chuẩn bị bài : Giảm phân.

Tài liệu đính kèm:

  • doct9.doc