Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 10: Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 10: Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit

I- MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh biết:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit

- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.

2. Kĩ năng:

-Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

-Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.

-Viết tường trình thí nghiệm.

 3.Thái độ:

-Yêu thích môn học hóa học

II- CHUẨN BỊ:

 - HS: Giấy ghi tường trình thí nghiệm theo mẫu. Xem trước nội dung báo cáo thí nghiệm

 Phân nhóm, chọn nhóm trưởng

 - GV: + Dụng cụ: Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ, mỗi bộ gồm: 4 ống nghiệm, 1 lọ thuỷ tính, 2 đế sứ sạch, 2 ống nhỏ giọt, kẹp, giá thí nghiệm, muỗng, nút cao su

 + Hoá chất: 1 lọ CaO, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphtalein, 1 lọ P đỏ, 1 lọ dung dịch H2SO4 loãng, 1 lọ dung dịch HCl. 1 lọ dung dịch Na2SO4, 1 lọ dung dịch BaCl2, nuớc cất.

III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

1.Ổn định lớp: (30 giây)

 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của cc nhĩm: (4 phút)

 -Kiểm tra dụng cụ v hĩa chất

 -Chuẩn bị mẫu tường trình thí nghiệm

 3. Giới thiệu bi mới: (30 giây) Nhằm rn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm:quan sát hiện tượng,giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của oxit và axit;hôm nay chúng ta sẽthực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng lại các tính chất hóa học đó.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 10: Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD-ĐT HUYỆN PHONG ĐIỀN Ngày Soạn:..
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG LONG Ngày dạy:
	 Tuần:Tiết:
Tiết 10:THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT.
I- MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: Học sinh biết:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit
- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.
2. Kĩ năng:
-Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
-Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.
-Viết tường trình thí nghiệm.
	3.Thái độ:
-Yêu thích môn học hóa học
II- CHUẨN BỊ: 
	- HS: Giấy ghi tường trình thí nghiệm theo mẫu. Xem trước nội dung báo cáo thí nghiệm
	Phân nhóm, chọn nhóm trưởng
 - GV: + Dụng cụ: Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ, mỗi bộ gồm: 4 ống nghiệm, 1 lọ thuỷ tính, 2 đế sứ sạch, 2 ống nhỏ giọt, kẹp, giá thí nghiệm, muỗng, nút cao su
 	+ Hoá chất: 1 lọ CaO, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphtalein, 1 lọ P đỏ, 1 lọ dung dịch H2SO4 loãng, 1 lọ dung dịch HCl. 1 lọ dung dịch Na2SO4, 1 lọ dung dịch BaCl2, nuớc cất.
III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 
1.Ổn định lớp: (30 giây)
	2.Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhĩm: (4 phút)
	-Kiểm tra dụng cụ và hĩa chất
	-Chuẩn bị mẫu tường trình thí nghiệm
	3. Giới thiệu bài mới: (30 giây) Nhằm rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm:quan sát hiện tượng,giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hĩa học của oxit và axit;hơm nay chúng ta sẽthực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng lại các tính chất hĩa học đĩ.
Hoạt động của Giáo Viên 
Hoạt động của Học Sinh 
Hoạt động 1 : Tính chất hoá học của oxít
- Nêu yêu cầu của thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước
- Hướng dẫn HS thực hiện, nhắc nhởû chỉ lấy CaO 1 mẫu nhỏ bằng hạt ngô
- Gọi HS nhận xét
- Yêu cầu viết PTHH
? Kết luận.
- Nêu yêu cầu của thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước
? Để tạo được P2O5 ta phải làm gì. 
Lưu ý: HS chỉ lấy P đỏ 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh, khi đốt và đưa vào bình thuỷ tinh tránh chạm thành bình gây nổ bình
Yêu cầu HS tiến hành
? Quan sát hiện tượng xảy ra khi cho nước vào
? Thử dung dịch bằng quỳ tím, kết luận gì về chất mới tạo thành
? Kết luận về TCHH của điphotpho pentaoxit: Viết PTHH
- Nghe và xem SGK
- Thực hiện thí nghiệm
- Quan sát hiện tượng toả nhiệt, CaO tan trong nước
- Thử bằng giấy quỳ tím: giấy quỳ tím hoá xanh
- Thử bằng dung dịch phenolphtalein: dung dịch phenolphtalein hoá đỏ hồng
CaO + H2O Ca(OH)2
(r) (l) (dd)
Kết luận: CaO tác dụng với nước tạo ra bazơ
- Trả lời: Đốt P đỏ
- Tiến hành thí nghiệm
- Khói trắng bám vào thành bình tan ra
- Giấy quỳ tím hoá đỏ
- Chất tạo thành là axit
- Kết luận
- P2O5 + 3H2O 2H3PO4
 (r) (l) (dd)
Hoạt động 2 : Nhận biết các dung dịch
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 3/ 22 SGK
- GV treo bảng phụ hướng dẫn hình thành sơ đồ nhận biết
- Yêu cầu HS đánh số thứ tự lên 3 ống nghiệm
- GV cung cấp hoá chất theo số thứ tự
- Yêu cầu HS tiến hành nhận biết:
+ Nhận bằng giấy quỳ tím để phát hiện dung dịch Na2SO4 trước
Lưu ý: Khi lấy xong 1 mẫu chất là phải rửa sạch ống nhỏ giọt ngay bằng nước sạch
+ Nhận bằng dung dịch BaCl2 để phát hiện axit H2SO4 khi có dấu hiệu kết tủa trắng; phát hiện axit HCl khi không có kết tủa
Lưu ý: Lấy hoá chất cẩn thận tránh rơi vào quần áo, cơ thể; không để ngược ống nhỏ giọt làm hư nút cao su
? Tại sao khi cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 thì có kết tủa trắng xuất hiện còn dung dịch HCl thì không
? Viết PTHH xảy ra
Hoạt động 3 : 
- Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, sửa dụng cụ thí nghiệm
- Yêu cầu HS viết bảng tường trình thí nghiệm 
Hoạt dộng 4: 
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm các nhóm.
- Đọc SGK
- Lắng nghe
- Đánh số thứ tự lên ống nhiệm
- Nhận hoá chất đúng theo thứ tự
- Tiến hành thí nghiệm
- Thực hiện đúng theo yêu cầu
- Thực hiện đúng theo yêu cầu
- Do tạo muối không tan BaSO4
- Do không có phản ứng xảy ra
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
(dd) (dd) (r) (dd) 
- Thực hiện theo yêu câu: rửa, dọn dụng cụ
- Viết tường trình theo mẫu.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
 IV- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ : 
	- Xem trước bài tính chất hoá học của bazơ
 - Xem lại các kiến thức liên quan đến bazơ đã học ở bài Axit - Bazơ - Muối ở lớp 8.
	-Tiết sau làm bài viết 1 tiết
 . 
Trường THCS Trường Long
Lớp: 9A
Nhóm:
Họ và tên:    :
 Học sinh viết bài phút trình theo mẫu sau
 Thứ ngày tháng năm
 BÀI PHÚC TRÌNH.
 Tên bài thực hành.
TT
Tên thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm.
Hiện tượng
Giải thích kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10.doc