Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 27 đến tiết 29

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 27 đến tiết 29

A. Mục tiêu:

- Giúp cho hs ôn lại các kiến thức đã học, từ đó khắc sâu rồi vận dụng giải được các bài tập áp dụng.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, suy luận logic, kỹ năng trình bày bài tập.

B. Chuẩn bị:

- HS: học bài cũ, ôn lại tất cả các kiến thức của bài 21,22,23,24 của chương, chuẩn bị lời giải các bài tập

- GV: bảng phụ ghi đề bài các bài tập.

C.Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Phát biểu qui tăc nắm tay phải , chữa bt 24.2 SBT?

Trả lời: SGK trang 66; 24.2 SBT: a) đẩy nhau; b) chúng hút nhau.

 

doc 10 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 27 đến tiết 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14	Ngày soạn: /11/ 2009
Tiết: 27	Ngày dạy: /11/ 2009
BÀI TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp cho hs ôn lại các kiến thức đã học, từ đó khắc sâu rồi vận dụng giải được các bài tập áp dụng.
Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, suy luận logic, kỹ năng trình bày bài tập.
B. Chuẩn bị:
HS: học bài cũ, ôn lại tất cả các kiến thức của bài 21,22,23,24 của chương, chuẩn bị lời giải các bài tập
GV: bảng phụ ghi đề bài các bài tập.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Phát biểu qui tăc nắm tay phải , chữa bt 24.2 SBT?
Trả lời: SGK trang 66; 24.2 SBT: a) đẩy nhau; b) chúng hút nhau. 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: BÀI TẬP
Bài tập 21.5 SBT
Yêu cầu hs đọc đề bài?
Hs trả lời các câu hỏi:
Hướng đầu bắc của 2 kim nam châm này có gì đặc biệt? 
à để xác định từ cực của trái đất người ta dùng phương pháp này. 
Vậy theo các em từ cực này có tên là gì? Vì sao?
Vậy từ cực có cùng tên và cùng vị trí với cực địa lý không?
Hướng đầu bắc của 2 kim nam châm này giao nhau tại một nơi trên trái đất.
Tên từ cực này là: cực nam, vì đầu bắc của kim nam châm bị hút về từ cực đó.
Hs trả lời.
Bài tập 22.2 SBT
y/c hs đọc đề bài à thảo luận trong thời gian 2 phút rồi gọi đại diện trả lời?
Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng nam-bắc thì pin còn, nếu kim nam châm không lệch khỏi hướng nam – bắc thì pin đã hết điện.
Bài tập 22.4 SBT
y/c hs đọc đề bài à thảo luận trong thời gian 2 phút rồi gọi đại diện trả lời?
Hướng dẫn khi hs gặp khó khăn:
Tương tự thí nghiệm của bài học vậy muốn kiểm tra Dây dẫn có dòng điện chạy qua thì ta cần dùng vật gì để thử?
Dùng kim nam châm để thử
Bài tập 23.2 SBT
Đưa đề bài lên bằng bảng phụ.
y/c hs đọc đề bài à trả lời?
Gợi ý nếu hs gặp khó khăn:
Muốn biết tên từ cực thì phải biết điều gì?
Nhờ đâu xác địn được chiều đường sức từ?
Xác định tên các cực của nam châm?
Đọc đề bài
Biết chiều đường sức từ
Nhờ vào chiều của một kim nam châm.là chiều đầu bắc của kim.
Phía trái của thanh nam châm là cực S còn lại đầu kia là cực N.
Bài tập tổng hợp:
Quan sát các hình vẽ 83a và 83b:
 hãy cho biết :
Đầu B của ống dây là cực gì? Cực nào của kim nam châm trong hình vẽ 83a hướng về đầu B của ống dây điện.
Dòng điện chạy trong ống dây hình 83b chạy theo chiều nào ? tại sao?
HS hoạt động nhóm rồi trả lời.
a) theo quy tắc nắm tay phải thì đầu B của ống dây là từ cực nam do đó nó hút cực Bắc của kim nam châm. Vậy cực của kim nam châm hướng về đầu B của cuộn dây là từ cực Bắc.
b) vì cực nam của kim nam châm hướng về đầu D của ống dây nên đầu D của cuộn dây là từ cực bắc. Theo quy tắc nắm tay phải thì dòng điện trong cuộn dây phải có chiều từ C đến D.
Hoạt động 2: Hướng dẫn - Dặn dò
Tiếp tục ôn lại các kiến thức đã học
Bổ sung các bài tập chưa làm vào vỡ.
Đọc trước bài 25. Sự nhiểm từ của sắt thép – nam châm điện.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 14	Ngày soạn: 09/11/08
Tiết: 27	Ngày dạy: 21/11/08
§ 25. SỰ NHIỂM TỪ CỦA SẮT, THÉP- NAM CHÂM ĐIỆN
A. Mục tiêu:
Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt và thép.
Giải thích được vì sao ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật .
B. Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS:
1 ống dây có 600
1 la bàn.
1 giá TN
1 biến trở 
1 nguồn điện 6V
1 ampe kế có GHĐ 3A và ĐCNN 0,1 A
1 công tắc điện .
5 đoạn dây dẫn dài khoảng 50 cm.
1 lõi sắt non và 1 lõi sắt thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây.
1 ít đinh sắt 
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
a/. Khi cho dòng điện qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt thì cuộn dây này có thể hút :
các vụn nhôm.
Các vụn sắt.
Các vụn đồng .
Các vụn giấy.
Đáp : Chọn B
b/. Phát biểu qui tắc nắm tay phải?
Xác định đường sức từ trong lòng ống dây ở hình sau:
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV đưa ra hình vẽ 23.1 SGK vật lý 7 yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo của nam châm điện và nêu tác dụng của nam châm điện.
- Trong thực tế nam châm điện dùng để làm gì? 
- GV đưa ra tranh vẽ đầu chương điện học sách vật lý 7 là hình ảnh nam châm điện hút các vật nặng 
-Đặt vấn đề: nam châm điện có lực hút mạnh như vậy, nam châm vĩnh cửu có hút mạnh như vậy không, bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên .
Hoạt động 1: Nhớ lại kiến thức đã học về nam châm điện .
-Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của nam châm
- Nêu ứng dụng của nam châm điện trong thực tế .
- Không thảo luận.
=>Ghi tựa bài vào tập
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 25.1 SGK
( cá nhân)
- Yêu cầu học sinh nêu mục đích thí nghiệm 
- Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm. Lưu ý HS kim nam châm đứng yên mới đặt cuộn dây sao cho mặt ống dây song song với kim nam châm. Sau đó đóng công tắc 
- Yêu cầu HS quan sát góc lệch của kim nam châm so với phương ban đầu. 
- Yêu cầu HS TN tiếp lần lượt cho lõi sắt, lõi thép vào ống dây. Đóng K
- Nêu câu hỏi: Góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, lõi thép có gì khác nhau? và có gì khác so với ống dây không có lõi sắt (thép)
Hoạt động 2: Làm TN về sự nhiễm từ của sắt và thép. ( Hình 25. 1 SGK)
- Quan sát, nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí TN qua hình 25.1 SGK
- Nêu mục đích thí nghiệm nhằm quan sát gì?
- Tiến hành TN theo hình vẽ và yêu cầu của SGK. ( theo nhóm)
- Quan sát góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, cuộn dây có lõi thép và cuộn dây không có lõi sắt , lõi thép => rút ra nhận xét. 
-Yêu cầu HS quan sát TN hình 25.2 SGK ( cá nhân)
- Nêu mục đích của TN 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, bố trí và thay nhau tiến hành TN, tập trung quan sát đinh sắt.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: có hiện tượng gì xảy ra đối với đinh sắt khi ngắt dòng điện qua ống dây ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm C1 và cử đại diện trả lời C1. 
- Yêu cầu HS kết luận về sự nhiễm từ của sắt thép
- Lưu ý HS :
* Sắt : nhiễm từ mạnh , khử từ nhanh.
* Thép: nhiễm từ yếu , khử từ chậm.
- GV đặt vấn đề : Nguyên nhân nào lõi sắt, lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua ? => GV thông báo nguyên nhân lõi sắt, lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây. 
- GV thông báo các vật liệu từ khác như niken, côban đặt trong từ trường cũng nhiễm từ .
Hoạt động 3: Làm TN , khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau (hình 25.2 SGK).Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Quan sát và nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm trong hình 25.2 SGK
- Nêu mục đích TN quan sát gì? 
- HS tiến hành TN theo hình vẽ 25.2 và yêu cầu của SGK. (theo nhóm)
- Quan sát và nêu được hiện tượng xảy ra với đối với đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây trong các trường hợp: ống dây có lõi sắt non, ống dây có lõi thép 
=> Trả lời C1 
- Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt thép.
-Yêu cầu HS tự đọc SGK và trả lời câu C2 là chỉ ra bộ phận của nam châm trên hình 25.3 và nêu ý nghĩa số 1A - 22W trên ống dây .
- Cho HS đọc thông tin cách làm tăng lực từ của nam châm điện ( 2 cách: tăng cường độ dòng điện I hoặc tăng số vòng ) 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C3
Hoạt động 4: Tìm hiểu nam châm điện .
-Làm việc cá nhân với SGK quan sát hình 25.3 SGK để trả lời C2 
- Cá nhân đọc thông tin cách làm tăng lực từ của nam châm điện 
- Quan sát hình 25.4 đề thảo luận nhóm để trả lời C3
- Các nhóm cử đại diện nêu câu trả lời của mình trước lớp 
- Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6
- Chú ý gọi HS yếu phát biểu trước lớp 
- Ngoài 2 cách đã học còn cách nào làm tăng lực từ của nam châm diện nữa không ? Chỉ dẫn HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
Hoạt động 5: Cũng cố kiến thức về nhiễm từ của sắt, thép; vận dụng vào thực tế 
- Làm việc cá nhân trả lời C4, C5, C6 
- Rèn luyện cách sử dụng các thuật ngữ vật lý 
- Đọc “Có thể em chưa biết”
Hướng dẫn về nhà .
1/. Học bài
2/. Làm bài tập 25.1à 25.4 SBT.
3/. Đọc phần “Có thể em chưa biết”
4/. Đọc trước bài 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM 
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 14	Ngày soạn: 09/11/08
Tiết: 28	Ngày dạy: 25/11/08
§ 26. ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM
A. Mục tiêu:
Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.
Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật.
B. Chuẩn bị:
* Đối với mỗi nhóm HS
- 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3cm.
- 1 giá TN.
- 1 biến trở.
- 1 nguồn điện 6V.
- 1 ampe kế có GHĐ 1.5A và ĐCNN 0.1A.
- 1 nam châm hình chữ U.
- 1 công tắc điện.
- 5 đoạn dây nối có lõi bằng đồng và có võ cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
- 1 loa điện có thể tháo gỡ để lộ rõ cấu tạo bên trong gồm ống dây, nam châm, màng loa.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Chữa bài tập BT 22.1; BT 22.3?
Trả lời:
BT 22.1: 
Song song với kim nam châm.
BT 22.3: Từ truờng không tồn tại ở đâu? 
Xung quanh điện tích đứng yên.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS kể tên một số ứng dụng của nam châm trong thực tế và kĩ thuật.
- Tổ chức tình huống học tập: là một TN mở đầu hoặc kể mẫu chuyện, mô tả hay vận hành một thiết bị”kì lạ” nhờ ứng dụng nam châm, như chuông điện ngắt mạch tự động trong nhà, các loa trong máy thu thanh, thu hình Từ đó nêu vấn đề của bài học. Có thể nêu vấn đề như SGK đã trình bày.
- Theo dõi các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ hình 26.1 SGK, lưu ý HS khi treo ống dây phải lồng vào một cực của nam châm chữ U, khi di chuyển con chạy của biến trở phải nhanh và dứt khoát
- Gợi ý HS: có hiện tượng gì xảy ra với ống dây trong 2 trường hợp, khi có dòng điện không đổi chạy qua ống dây và khi dòng điện trong ống dây biến thiên? Không yêu cầu giải thích hiện tượng.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của loa điện yêu cầu mỗi HS chỉ ra các bộ phận chính của loa điện được mô tả trên hình 26.2 SGK, giúp các em nhận ra đâu là nam châm, ống dây điện, màng loa trong chiếc loa điện
- Cho HS làm việc với SGK và nêu câu hỏi: quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra như thế nào? Chỉ định 1, 2 HS mô tả tóm tắt quá trình. Nếu HS có vướng mắc, có thể mô tả lại, làm rõ hơn những diễn biến chính của hiện tượng. Khi mô tả, cần kết hợp chỉ dẫn trên hình vẽ phóng to. Chú ý, không nên mất thời gian vào việc giải thích hiện tượng.
- Tổ chức cho học sinh làm việc với SGK và nghiên cứu hình 26.3SGK nêu câu hỏi: rơle điện từ là gì? Hãy chỉ ra bộ phận chủ yếu của rơle điện từ, tác dụng của mỗi bộ phận.
- Yêu cầu HS giải thích trên hình vẽ( hình 26.3 SGK phóng to) hoạt động của rơle điện từ
- Yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK. Phóng to hình 26.4 SGK, gọi HS lên bảng chỉ trên hình vẽ các bộ phận chính của chuông báo động, chỉ định các HS khác lên mô tả hoạt động của chuông khi mở cửa, đóng cửa
- Nêu câu hỏi: rơle điện từ sử dụng nam châm điện như thế nào để tự động đóng, ngắt mạch điện?
- Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để tìm lời giải tốt nhất cho C3, C4
- Giao bài tập về nhà 
HĐ1: (3phút) Nhận thức vấn đề của bài học
a) Nhắc lại một số ứng dụng của nam châm đã được học
b) Nhận thức vấn đề của bài học: nam châm có rất nhiều ứng dụng quan trọng.
HĐ2: (10phút) Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loa điện
- Nhóm HS mắc mạch điện như mô tả trên sơ đồ hình 26.1 SGK, tiến hành TN, quan sát hiện tượng xảy ra đối với ống dây trong 2 trường hợp, khi cho dòng điện chạy qua ống dây và khi cường độ dòng điện trong ống dây thay đổi.
- HS trao đổi trong nhóm về kết quả TN thu được, rút ra kết luận, cử đại diện phát biểu, thảo luận chung ở lớp
- Tự đọc một cấu tạo của loa điện trong SGK, tìm hiểu cấu tạo của loa điện trong hình 26.2 SGK chỉ ra được các bộ phận chính của loa điện trên hình vẽ, trên mẫu vật.
- Tìm hiểu để nhận biết cách làm cho những biến đổi về cường độ dòng điện thành dao động của màng loa phát ra âm thanh.
HĐ3: (7phút) Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ
- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu mạch điện trên hình 26.3 SGK, phát hiện tác dụng đóng, ngắt mạch điện của 2 nam châm điện
- Trả lời C1 để hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của rơle điện từ.
HĐ4: (10phút) Tìm hiểu hoạt động của chuông báo động
- HS làm việc cá nhân với SGK, nghiên cứu sơ đồ chuông báo động trên hình 26.4SGK, nhận biết các bộ phận chính của hệ thống, phát hiện và mô tả được hoạt động của chuông báo động khi cửa mở, cửa đóng, trả lời C2
- Từ một ví dụ cụ thể về chuông báo động, suy nghĩ để rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của rơle điện từ
HĐ5: (10phút) Cũng cố và vận dụng 
- Trả lời C3, C4 vào vở học tập. Trao đổi kết quả trước lớp
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
* Dặn dò
- Học bài, làm bài tập 26.2, 26.3, 26.4/sách bài tập
- Soạn bài: lực điện từ
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 15	Ngày soạn: 09/11/08
Tiết: 29	Ngày dạy: 29/11/08
§ 27. LỰC ĐIỆN TỪ
A. Mục tiêu:
Mô tả được tn chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua trong từ trường.
Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đạt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện 
B. Chuẩn bị:
* Đối với mỗi nhóm học sinh 
- 1 nam châm chữ U;1 biến trở loại 20W-2A; Đoạn dây dẫn AB bằng đồng ; 1 giá TN; 1 Nguồn điện 6V; 
1 Công tấc ; 7 Đoạn dây nối, trong đó 2 đoạn dài 60cm và 5 đoạn dài 30cm; 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A; Một bản phóng to hình 27.2 SGK để treo trên lớp
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn quanh một lõi  , khi có dòng điện chạy qua thì ống dây bị nhiễm từ, khi ngắt dòng điện thì ống dây  nhiễm từ.
sắt non - vẫn còn
sắt non – hết bị 
thép – vẫn còn 
thép – hết bị 
Khi ngắt dòng điện thì nam châm điện sẽ nhả vật mà nó đang hút, tại sao
B
Vì sắt non không giữ được từ tính lâu dài, sau khi ngắt dòng điện một thời gian thì nó sẽ mất dần từ tính và nhả vật mà nó đang hút ra.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới Thiệu
Gọi HS lên kiểm tra bài cũ, yêu cầu mô tả TN Ơ-xtét, rút ra kết luận. Sau đó nêu vấn đề: Dòng điện tác dụng lực lên nam châm, ngược lại, nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? Các em dự đoán thế nào?
- Ở mức độ cao hơn, có thể yêu cầu HS nghĩ cách để kiểm tra dự đoán và hướng các em đến một phương án TN đơn giản, có tính khả thi.
Mô tả thí nghiệm Ơ-xtét để nhớ lại dòng điện tác dụng lực lên nam châm 
Nêu dự đoán: Nam châm tác dụng lực lên dòng điện đặt trong từ trường của nó
HĐ 2: TN về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện
Hướng dẫn HS mắc mạch điện theo hình 27.1 SGK. Đặc biệt chú ý việc treo dây AB nằm sâu trong lòng nam châm chữ U và không bị chạm vào nam châm.
- Nêu câu hỏi:TN cho thấy dự đoán của chúng ta đúng hay sai?
Hoạt động nhóm, mắc mạch điện theo sơ đồhình 27.1 SGK, tiến hành TN, quan sát hiện tượng trả lời C1.
- Từ TN đã làm, mỗi cá nhân rút ra kết luận.
HĐ 3: Tìm hiểu chiều của lực điện từ
HS làm việc theo nhóm, làm tại TN 27.1 SGK để quan sát hiều chuyển động của dây dẫn khi lần lượt đổi chiều dòng điện và đổi chiều sức từ. suy ra chiều của lực điện từ.
- Trao đổi và rút ra kết luận về sự phụ thuộc của chiều lực điện từ và chiều đường sức từ của dòng điện.
- GV thông báo: lực quan sát thấy trong thí nghiệm được goiï là lực điện từ.
- Nêu vấn đề: Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào? Tổ chức cho hs trao đổi dự đoán và tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
- Trong khi các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và phát hiện những nhóm lmà tốt, uốn nắn những nhóm làm chưa tốt.
- Tổ chức cho HS trao đổi
HĐ 4: Tìm hiểu duy tắc bàn tay trái.
- Nêu vấn đề: làm thế nào để xác định được chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ? 
- Yêu cầu hs làm việc với sgk để tìm hiểu quy tắc bàn tay trái. Nên sử dụng thêm hình 27.2 sgk đã được phóng to treo trên bảng để giúp hs dễ quan sát.
- Luyện tập cho HS áp dụng quy tắc bàn tay trái theo các bước như đã nêu ở phần thông tin bổ sung về phương pháp dạy học.
- Làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK để tìm hiểu quy tắc bàn tay trái,kết hợp với hình 27.2 SGK để nắm vững quy tắc xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ.
- Luyện cách sử dụng quy tắc bàn tay trái,ướm bàn tay trái vào trong dòng nam châm điện như đã giới thiệu trên hình 27.2 SGK.Vận dụng quy tắc bàn tay trái để đối chiếu với chiều chuyển độngcủa dây dẫn AB trong TN ở hình 27.1 SGK đã quan sát được.
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng kiến thức.
Gọi một số học sinh lên bảng báo việc đối chiếu quy tắc lí thuyết với kết quả thực tế của TN đã làm theo hình 27.1 SGK xem có phù hợp hay không.
Tổ chức cho HS trao đổi kết quả trên lớp
- Trả các câu hỏi và làm C2, C3, C4 vào vở học tập. Phát biểu, trao đổi kết quả trên lớp.
- Đọc phần có thể em chưa biết. 
Hoạt động 5: Dặn dò:
Về nhà làm các bài tập 27.1à27.5SBT
Đọc trước bài 28 SGK
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc