Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Hội yên

Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Hội yên

A.Mục tiêu.

1.Kiến thức.

-Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2.Kỹ năng.

-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.

3.Thái độ.

-Giáo dục tính cẩn thận,trung thực, tác phong làm việc khoa học.

B.Phương pháp:Vấn đáp + Tổ chức hoạt động nhóm.

C.Chuẩn bị.

1.Chuẩn bị của giáo viên.

-Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2 và bảng 2 SGK.

2.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.

-Một điện trở mẫu,một bảng nhựa.

-Một vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.

-Một khóa k, một biến thế nguồn.

-Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm

-Một ampekế có GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A.

-Một phiếu học tập có kẻ bảng 1 SGK.

 

doc 169 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 985Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Trường THCS Hội yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết thứ: 01
	Ngày soạn: 15/8/2008
	Ngày dạy: 18/8/2008
Tên bài:
	SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
 VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.	
-Biết được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2.Kỹ năng.
-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.
3.Thái độ.
-Giáo dục tính cẩn thận,trung thực, tác phong làm việc khoa học.
B.Phương pháp:Vấn đáp + Tổ chức hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị của giáo viên.
-Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2 và bảng 2 SGK.
2.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một điện trở mẫu,một bảng nhựa.
-Một vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.
-Một khóa k, một biến thế nguồn.
-Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm
-Một ampekế có GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A.
-Một phiếu học tập có kẻ bảng 1 SGK.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
Ở lớp 7 ta đã biết khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn càng lớn và đèn càng sáng. Bây giờ chúng ta cần tìm hiểu xem cường độ dòng điện chạy đẫn dây dẫn điện có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó hay không?
2Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài học.
+Hỏi:Để đo I và U cần những dụng cụ gì?
-HS:
-GV:Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó?
-HS:
*Hoạt động 2.
-GV:Treo sơ đồ hình 1.1 lên bảng yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ mạch điện và trả lời các câu hỏi a, b ở mục 1 SGK.
-HS:
-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn SGK.
-HS:
-GV:Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện thí nghiệm.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 1.
-GV:Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1.
-HS:Thảo luận nhóm.
*Hoạt động 3.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc mục 1, treo tranh vẽ hình 1.2 SGK lên bảng.
-Hỏi:Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì?
-HS:
-GV:Hướng dẫn học sinh làm câu C2.
-HS:
*Hoạt động 4.
-GV:Yêu cầu học sinh lên bảng làm câu C3.
-HS:Làm theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận.
-GV:Hướng dẫn học sinh làm câu C4.
+Hỏi:So với lần đo thứ nhất lần đo thứ hai hiệu điện thế tăng lên mấy lần?
-HS:
-GV:Vậy I đo được lần thứ 2 bằng bao nhiêu lần so với I đo lần một?
-HS:
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài?
-HS:
I.Thí nghiệm.
1.Sơ đồ mạch điện. 
 A V 
 K 
 A B
2.Tiến hành thí nghiệm.
 Kết Lần quả
đo đo 
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
1
0
2
3
4
5
Kết luận.(SGK)
II.Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
1.Dạng đồ thị.
 I(A)
 E
1,2
0,9 D
0,6 C
0,3 B
 O 1,5 3 4,5 6 U(V)
*Nhận xét: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
III.Vận dụng.
 IV.Củng cố.
-Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa U và I.
V.Dặn dò.
-Làm các bài tập trong SBT.
-Đọc trước bài mới.
-Hướng dẫn học sinh làm bài 1.3 sbt:
GV:Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 2V thì hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lúc này là bao nhiêu?
HS:
GV:Vậy, hiệu điện thế giảm đi mầy lần?
HS:
GV: Lúc đó cường độ dòng điện tăng, giảm thế nào?
HS:
	Tiết thứ: 02
	Ngày soạn: 16/8/2008
	Ngày dạy: 20/8/2008
Tên bài:
	ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Biết được công thức tính và đơn vị của điện trở,hiểu được ý nghĩa của điện trở.
-Phát biểu và viết được hệ thức của định luật ôm.
2.Kỹ năng.
-Vận dụng được định luật ôm để giải được một số dạng bài tập cơ bản.
3.Thái độ.
B.Phương pháp: Vấn đáp.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn dựa vào bảng số liệu bảng 1;2 ở bài trước.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
HS1:
+ Nêu mối quan hệ giữa I và U?
+ Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và I có đặc điểm gì?
+ Làm bài tập 1.1;1.2 SBT
III.Bài mới.	
1.Đặt vấn đề.
Trong thí nghiệm hình 1.1, nếu sử dụng cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện qua chúng có như nhau không? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng nghiên cứu sang bài mới: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Treo bảng ghi giá trị của thương số đối với mỗi dây dẫn lên bảng.Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 1;2 ở bài trước ,tính thương số đối với mỗi dây dẫn.
-HS:
-GV:Gọi học sinh lên bảng ghi kết quả vào bảng phụ.
-HS:
-GV:Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả tính được để trả lời câu C2.
-HS:
-GV:Từ nhận xét công thức tính R
-GV:Thông báo cho học sinh biết kí hiệu của điện trở, đơn vị.
-GV: Yêu cầu học sinh từ công thức .
+Hỏi:Nếu U không đổi khi R tăng thì I như thế nào? ý nghĩa của điện trở.
-HS:
*Hoạt động 2.
-GV:Từ công thức 
+Hỏi:Nếu U không đổi , khi R tăng hoặc giảm 3lần...thì I như thế nào?
-HS:
+Hỏi:Vậy giữa I và R cố mối quan hệ như thế nào?Nội dung của định luật ôm.
-HS:
*Hoạt động 3.
-GV:Gọi 2 học sinh lên bảng làm câu C3; C4, các học sinh khác làm vào vở.
-HS: Làm việc cá nhân.
-GV: Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-HS: Thảo luận.
-GV: Bổ sung, hoàn chỉnh bài làm của học sinh nếu cần.
I.Điện trở của dây dẫn.
1.Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.
Lần đo
Dây dẫn 1
Dây dẫn 2
1
2
3
4
TB
*Nhận xét.
Giá trị của thương số đối với mỗi dây dẫn là không đổi và với hai dây dẫn khác nhau là khác nhau.
2.Điện trở.
-Trị số không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
-Kí hiệu của điện trở trong sơ đồ mạch điện.
 hoặc 
-Đơn vị:ôm
Ý nghĩa của điện trở.
Điện trở là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
II.Định luật ôm.
1.Phát biểu định luật ôm.(SGK)
2.Hệ thức của định luật ôm.
III.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-Công thức : dùng để làm gì?
-Từ công thức hãy cho biết nếu U tăng lên 3lần thì R tăng lên mấy lần?
-Phát biểu nội dung định luật ôm?
V.Dặn dò.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm các bài tập trong SBT.
-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
	Tiết thứ: 03
	Ngày soạn: .../9/2008
	Ngày dạy: .../9/2008
Tên bài:
	THỰC HÀNH:XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT
	 DÂY DẪN BẰNG AMPEKÊ VÀ VÔN KẾ.
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
2.Kỹ năng.
-Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.
-Mô tả được cách bố trí và tiến hành được thí nghiệm xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampekế và vônkế.
3.Thái độ.
-Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm.
-Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, giáo dục tính cẩn thận, trung thực.
B.Phương pháp: Hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
-Một biến thế nguồn.
-Một ampekế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.
-Một vônkế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.
-Một khóa K, một bảng nhựa.
-Bảy đoạn dây nối.
*Mỗi học sinh chuẩn bị mẫu báo cáo theo mẫu ở SGK.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Một đồng hồ đo điện đa năng.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
HS1:
+ Viết công thức tính điện trở? Đơn vị? Ý nghĩa của điện trở?
+Phát biểu nội dung định luật ôm? Hệ thức của định luật ôm?
HS2: 
+ Làm bài tập 2.4 SBT.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi ở mẫu báo cáo.
-HS:Thảo luận.
-GV:Nhận xét câu trả lời và công việc chuẩn bị của học sinh.
*Hoạt động 2.
-GV:Yêu cầu mỗi nhóm học sinh vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vônkế, ampekế, đánh dấu chốt (+) và (-) của ampekế và vônkế, vẽ vào giấy A3.
-HS:Hoạt động nhóm.
-GV:Yêu cầu các nhóm gắn sơ đồ mạch điện đã vẽ ở giấy lên bảng.
-HS:Thảo luận.
-GV:Nhận xét để chọn ra sơ đồ đúng hợp lý.
*Hoạt động 3.
-GV:Hướng dẫn học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ và ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
-HS:Hoạt động nhóm.
-GV:Theo dõi , kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện, hướng dẫn đọc kết quả trên thang đo, yêu cầu học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.
-HS:Hoàn thành bản báo cáo theo mẫu.
-GV:Nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm về các nội dung:
+Sự phối hợp giữa các thành viên.
+Mức độ chính xác.
+Tính cẩn thận,khoa học...
-GV:Thu mẫu báo cáo để chấm điểm.
*Hoạt động 4.
-GV: Hướng dẫn học sinh đo điện trở bằng đồng hồ đo điện đa năng.
-HS:Theo dõi và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
I.Chuẩn bị.
II.Nội dung thực hành.
1.Trả lời các câu hỏi.
2.Vẽ sơ đồ mạch điện.
 R
 - + V -
 A
 + K
 + -
3.Thực hành.
III.Mẫu báo cáo (SGK)
IV.Củng cố.
V.Dặn dò.
-Tìm hiểu,ôn lại các loại mạch điện đã học ở lớp 7.
-Đọc trước bài mới.
	Tiết thứ: 04
	Ngày soạn: 22/8/2008
	Ngày dạy: 27/8/2008
Tên bài:
	 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP.
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Biết suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: Rtđ = R1+R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học.
2.Kỹ năng.
-Mô tả được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
-Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải được bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
3.Thái độ.
B.Phương pháp: Vấn đáp + Hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh
-Ba điện trở mẫu lần lượt có giá trị .
-Một ampekế, một vônkế, một bảng nhựa, một biến thế nguồn, một khóa K, bảy đoạn dây nối.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Tranh vẽ sơ đồ hình 4.1 SGK, sơ đồ mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
-GV: Treo tranh vẽ hình 4.1 SGK lên bảng.
+Hỏi: Mạch điện hình 4.1 gồm mấy điện trở? Các điện trở đó được mắc với nhau như thế nào?
-HS:
-GV: Tiết học hôm nay chúng ta cần nghiên cứu xem, liệu có thế thay thế hai điện trở mắc nối tiếp bằng một điện trở để dòng điện chạy qua mạch không thay đổi không?
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV: Treo sơ đồ mạch điện gồm hai bóng đèn lên bảng.
+Hỏi: Cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn có mối quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện trong mạch?
-HS:
-GV:Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn?
-HS:
-GV:Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở nắc nối tiếp thì sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu sang mục 2.
*Hoạt động 2.
-GV:Treo sơ đồ hình 4.1 lên bảng yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1.
-HS:
-GV: Cấu tạo của dây tóc bóng đèn có đặc điểm gì?
-HS: là một dây dẫn có điện trở lớn.
-GV:Vì vậy trong mạch điện bóng đèn được ... 3.Kết luận. (SGK)
II.Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.
1.Thí nghiệm 3.
2.Kết luận. (SGK)
III.Kết luận chung.
(SGK)
IV.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ SGK.
V.Dặn dò.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm các bài tập: 53 – 54.1; 53 – 54.4 SBT.
	Tiết thứ: 60
	Ngày soạn: 04/4/ 2009
	Ngày dạy: 08/4/ 2009
	Tên bài:
 SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU 
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Trả lời được câu hỏi, thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
-Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.
-Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
-Trả lời được câu hỏi: có thể trộn được ánh sáng trắng hay không, có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không.
2.Kỹ năng.
-Tiến hành được các thí nghiệm về sự trộn các ánh sáng màu.
-Rèn luyện kỹ năng quan sát, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.
3.Thái độ.
B.Phương pháp. Vấn đáp + Hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
- Một đèn chiếu có 3 cửa sổ và hai gương phẳng.
- Một bộ các tấm lọc màu (Đỏ, lục, lam) và một tấm chắn sáng.
- Một màn ảnh, một giá quang học.
- Một biến thế nguồn, 2 sợi dây nối.
2.Đối với giáo viên.
-Một bộ thí nghiệm như học sinh.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
HS1:
+Nêu kết luận về sự phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính?
+Làm bài tập: 53 – 54.1; 53 – 54.4 SBT.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
	Trong bài trước, chúng ta đã phân tích một chùm sáng trắng thành nhiều chùm sáng màu khác nhau. Vậy, ngược lại nếu trộn nhiều chùm sáng màu lại với nhau ta sẽ được ánh sáng có màu như thế nào? Nội dung của bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc tài liệu để tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu và tìm hiểu về thiết bị trộn các ánh sáng màu.
-HS:
-GV:Thông báo về khái niệm trộn các ánh sáng màu và giải thích để học sinh hiểu rõ: trộn các ánh sáng màu với nhau khác với việc trộn các sản phẩm màu, sơn màu, bột màu
-GV: Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu về thiết bị trộn các ánh sáng màu. Yêu cầu học sinh chỉ ra từng bộ phận trong thiết bị đó.
-HS:Làm việc theo nhóm.
*Hoạt động 2.
-GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi C1.
-GV:Yêu cầu đại diện một vài nhóm trình bày câu C1.
-HS:Thảo luận chung trước lớp Rút ra kết luận.
-GV:Chốt lại nội dung kết luận.
-HS:Ghi vở
*Hoạt động 3.
-GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, trả lời câu C2.
-GV:Yêu cầu đại diện một vài nhóm nhận xét về màu thu được khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục, lam.
-HS:Thảo luận chung trước lớp Rút ra kết luận, ghi vở.
*Hoạt động 4.
-GV:Hướng dẫn học sinh về nhà làm thí nghiệm theo nội dung câu C3.
I.Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau?
II.Trộn hai ánh sáng màu với nhau.
1.Thí nghiệm 1.
2.Kết luận.
Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
II.Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
1.Thí nghiệm 2.
2.Kết luận.
Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng trắng.
IV.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-GV:Gọi một vài học sinh nhắc lại nội dung kiến thức ở phần ghi nhớ SGK.
-HS:
V.Dặn dò.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm bài tập: 53 – 54.2; 53 – 54.3; 53 – 54.5 SBT.
	Tiết thứ: 61
	Ngày soạn: 09 /4/ 2009
	Ngày dạy: 13/4/ 2009
	Tên bài:
 MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG 
 VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU 
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Trả lời được câu hỏi: Có ánh sáng nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen
-Biết được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
2.Kỹ năng.
-Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen
-Giải thích được hiện tượng: Khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu, còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
3.Thái độ.
B.Phương pháp: Vấn đáp + Thảo luận.
C.Chuẩn bị.
1.Đối với mỗi nhóm học sinh.
-Một hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu.
2.Đối với giáo viên.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
HS1:
+Nêu kết luận về sự trộn hai ánh sáng màu với nhau? Cho ví dụ?
+Để được ánh sáng trắng cần trộn các ánh sáng màu nào với nhau?
+Làm bài tập: 53 – 54.2; 53 – 54.3 SBT.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
-GV: Gọi hai học sinh đọc phần đối thoại đầu bài.
-HS:
-GV:Để trả lời được câu hỏi của bạn Hoà, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài mới: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Yêu cầu từng cá nhân thực hiện C1; Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trước lớp Rút ra nhận xét.
-GV:Vậy, màu sắc của vật liên quan đến hiện tượng vật lí nào? Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu sang mục II.
*Hoạt động 2.
-GV: Giải thích để học sinh hiểu khái niệm tán xạ ánh sáng.
-GV:Màu của mọi vật trong tự nhiên là màu khi ta đặt vật để quan sát vật trong môi trường ánh sáng nào?
-HS:Ánh sáng trắng.
-GV:Hướng dẫn học sinh sử dụng hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu để làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng, trả lời câu C2, C3.
-HS:Từng học sinh làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi C2, C3, sau đó thảo luận nhóm để rút ra kết luận chung.
-GV:Gọi đại diện một vài nhóm trả lời câu C2, C3, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trước lớp Rút ra kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
-GV:Yêu cầu từng cá nhân thực hiện C4, C5, C6. Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:
-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.
I.Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng.
*Nhận xét.
Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
II.Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
1.Thí nghiệm và quan sát.
2.Nhận xét.
C2.Dưới ánh sáng đỏ, vật màu:
Đỏ đỏ
Trắng đỏ
Đen đen
Xanh lục gần như đen
Vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
Vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
Vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng đỏ.
III.Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
(SGK)
IV.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-GV:Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
-HS:
V.Dặn dò.
-Làm các bài tập: 55.1 – 55.4 SBT.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
	Tiết thứ: 62
	Ngày soạn: 11 /4/ 2009
	Ngày dạy: 15/4/ 2009
	Tên bài:
 CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG 
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Trả lời được câu hỏi: “Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?”
-Vận dụng được tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế.
-Trả lời được câu hỏi: “Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì? Tác dụng quang điện của ánh sáng là gì?”
2.Kỹ năng.
-Thu thập thông tin về tác dụng của ánh sáng trong thực tế để thấy vai trò của ánh sáng.
3.Thái độ.
-Say mê vận dụng khoa học vào thực tế.
B.Phương pháp: Vấn đáp + Thảo luận.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một bộ thí nghiệm nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen gồm: Bóng đèn dây tóc, hai tấm kim loại giống nhau (Một sơn trắng, một sơn đen), hai nhiệt kế.
-Một biến thế nguồn, một đồng hồ bấm dây.
-Một quạt điện chạy bằng năng lượng mặt trời.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
-Một bộ thí nghiệm như học sinh.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
HS1:
+Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?
+Làm bài tập 55.1; 55.2 SBT.
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
-GV: Gọi hai học sinh đọc phầnđối thoại đầu bài.
-HS:
-GV:Muốn biết ai đúng, ai sai. Chúng ta cùng tìm hiểu sang bài mới: “Các tác dụng của ánh sáng”.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời C1, C2.
-HS:Tìm ví dụ và phân tích sự trao đổi năng lượng trong tác dụng nhiệt của ánh sáng.
-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.
-GV:Vậy, tác dụng nhịêt của ánh sáng là gì?
-HS:
*Hoạt động 2.
-GV:Yêu cầu học sinh nêu mục đích thí nghiệm.
-HS:Thảo luận.
-GV:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm.
-HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả, dựa vào kết quả trả lời C3.
-GV:Yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời C3, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận trên lớp Rút ra kết luận.
-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh. Tổ chức hợp thức hoá kết luận.
*Hoạt động 3.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK và phát biểu tác dụng sinh học của ánh sáng.
-HS:
-GV:Gọi một vài học sinh trả lời C4, C5 trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-HS:Thảo luận.
-GV:Bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.
*Hoạt động 4.
-GV:Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1, trả lời C6.
-HS:
-GV: Cho học sinh quan sát quạt chạy bằng năng lượng mặt trời có ở phòng thí nghiệm.
-HS:Quan sát.
-GV:Yêu cầu học sinh trả lời C7.
-HS:
-GV:Yêu cầu học sinh đọc mục 2 để tìm hiểu về khái niệm pin quang điện và tác dụng quang điện.
-HS:
-GV:Tổ chức hợp thức hoá kết luận về tác dụng quang điện và pin quang điện.
*Hoạt động 4.
-GV:Tổ chức học sinh thảo luận C8; C9; C10.
-HS:Thảo luận trên lớp.
-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh nếu cần.
I.Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
1.Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
Ví dụ:
Ánh sáng tác dụng vào nhựa đường làm nó nóng lên và chảy ra Năng lượng ánh sáng Nhiệt năng.
*Vậy, ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên.Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng gọi là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2.Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen.
 T0C
Lần
Lúc đầu
Sau 1 phút
Sau 2 phút
Sau 3 phút
Với mặt trắng
Với mặt đen
*Kết luận.
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
II.Tác dụng sinh học của ánh sáng.
(SGK)
III.Tác dụng quang điện của ánh sáng.
1.Pin mặt trời.
2.Tác dụng quang điện của ánh sáng.
(SGK)
IV.Vận dụng.
IV.Củng cố.
-Hãy nêu các tác dụng của ánh sáng? Cho ví dụ?
-Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
V.Dặn dò.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Làm các bài tập 56.1 – 56.4 SBT.
-Nhắc nhở học sinh chuẩn bị:
Một thùng cactông được bịt kín.
Một đĩa CD.
Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Vat_li9.doc