Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

I . Mục tiêu.

 - Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụngtác dụng nhiệt của dòng điện.

 - Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.

II . Chuẩn bị.

* )Cho cả lớp:

 - Hình vẽ phóng to: 22.1; 22.2; 22.3; 22.4; 22.5, bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

 - Nguồn điện ( ắc quy, 1 cầu trì, 1 khoá k, 1 đoạn dây sắt, 4 dây nối, 4 mảnh giấy nhỏ ( giấy lau tay)

 - 1 bóng đèn, 1 bút thử điện, 1 đèn đi ốt.

 - 1 nguồn điện ( 2 pin); 1 khoá k; 1 bóng đèn pin, 3 dây nối.

 - Phiếu học tập: câu hỏi C2.

* )Cho mỗi nhóm học sinh:

 - Phiếu học tập câu C8.

 - Bài tập: dùng gạch nối, nối mỗi điểm ở cột bên trái với mỗi điểm ở cột bên phải cho thích hợp:

Bóng đèn pin sáng . . Dòng điện đi qua chất khí.

Bóng đèn bút thử điện sáng . . Dòng điện chỉ đi qua 1 chiều.

Đèn đi ốt phát quang . . Dòng điện đi kim loại.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19 / 2 Tuần 24
Ngày giảng : 23 / 2
Tiết 24 : Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng 
của dòng điện
I . Mục tiêu.
 - Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụngtác dụng nhiệt của dòng điện.
 - Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.
II . Chuẩn bị.
* )Cho cả lớp: 
 - Hình vẽ phóng to: 22.1; 22.2; 22.3; 22.4; 22.5, bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
 - Nguồn điện ( ắc quy, 1 cầu trì, 1 khoá k, 1 đoạn dây sắt, 4 dây nối, 4 mảnh giấy nhỏ ( giấy lau tay)
 - 1 bóng đèn, 1 bút thử điện, 1 đèn đi ốt.
 - 1 nguồn điện ( 2 pin); 1 khoá k; 1 bóng đèn pin, 3 dây nối.
 - Phiếu học tập: câu hỏi C2.
* )Cho mỗi nhóm học sinh:
 - Phiếu học tập câu C8.
 - Bài tập: dùng gạch nối, nối mỗi điểm ở cột bên trái với mỗi điểm ở cột bên phải cho thích hợp:
Bóng đèn pin sáng .	. Dòng điện đi qua chất khí.
Bóng đèn bút thử điện sáng .	. Dòng điện chỉ đi qua 1 chiều.
Đèn đi ốt phát quang .	. Dòng điện đi kim loại.
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức. Lớp 7 
 2 . Kiểm tra bài cũ
Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dòng mũi tênkí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng ? Căn cứ vào yếu tố nào để nhận biết đã có dòng điện chạy trong mạch.
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Hãy kể tên 1 số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
Giáo viên đặt vấn đề: dụng cụ này hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện - vậy tác dụng nhiệt như thế nào?
- Dùng tranh vẽ hình 22.1 và bảng nhiệt độ nóng chảy. Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm.
? Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả ( Một vài nhóm đại diện)
? Nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
Giáo viên kết hợp sửa sai và chốt nội dung đúng.
- GV: Khi có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng lên. Nếu cho dòng điện chạy qua đoạn dây thép, dây thép có nóng lên không?
- Giáo viên dùng hình 22.2
? Mạch điện thí nghiệm?
? Dụng cụ thí nghiệm?
? Câu hỏi cần trả lời?
? Phương án kiểm tra.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm ( đóng công tắc)
? Hịên tượng gì xảy ra với các mảnh giấy.
Cho học sinh điền từ vào kết luận, nêu trước lớp.
? Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên chốt kết luận.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân nhìn hình 22.2 trả lời câu hỏi C4.
? Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên chốt tác dụng nhiệt của dòng điện.
Giáo viên dùng hình 22.3 giới thiệu về bút thử điện.
? Quan sát và nhận xét về 2 đầu dây bên trong của nó.
? Quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng cho biết do hai đầu đèn nóng sáng hay do vùng chất khí ở giữa 2 đầu dây này phát sáng.
? hoàn thành kết luận ?
Giáo viên dùng hình 22.4.
? Chỉ trên hình vẽ 2 bản KL to nhỏ khác nhau ở bên trong đèn và 2 đầu dây bên ngoài nối với chúng.
- Cho học sinh làm câu C7.
? Bản kim loại to, bản kim loại nhỏ nối với cực nào của nguồn.
? Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh làm.
- Giáo viên kiểm tra một vài bài đại diện.
? Nhận xét bài làm cảu bạn.
- Giáo viên chốt cách nối đúng, kiến thức áp dụng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện
I. Tác dụng nhiệt
- Học sinh: hoạt động cá nhan trả lời câu hỏi thảo luận thống nhất ý kiến.
- Học sinh: tìm hiểu hình vẽ 22.1,đọc câu C2.
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi câu C2 vào giấy.
- Báo cáo kết quả theo chỉ định của giáo viên.
- Nhận xét kết quả nhóm bạn.
- Học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin ( SGK), tìm hiểu mạch điện thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, công việc cần làm.
-Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giấy bị cháy.
- Hoàn thành kết luận.
* Kết luận: 
+ Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
+ Dòng điện chạy qua dây tóc báng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
- Học sinh: hoạt động cá nhân thông qua hình 22.2 trả lời câu hỏi C4.
Chì nóng nhiệt độ nóng chảy bị đứt.
Mạch điện ngắt tránh được hư hại.
- Học sinh trả lời câu C4.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện 
II. Tác dụng phat sáng
1. Bóng đèn bút thử điện
- Học sinh quan sát hình hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Tách rời nhau.
- Vùng chất khí ở giữa hai đầu dây phát sáng.
Học sinh: Hoàn thành kết luận điền từ thích hợp vào chỗ trống.
* Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng .
2. Đèn đi ốt phát sáng.
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Trả lời câu C7: Đảo ngược hai đầu dây đèn nhận xét xem khi đèn sáng thì 
dòng điện đi vào bản cực nào của đèn.
- Học sinh trả lời.
- Nhận xét , thảo luận thống nhất phương án:
- Bản KL nhỏ nối với cực (+).
- Bản KL to nối với cực (- ).
- Hoàn thành kết luận.
* Kết luận: Đèn đi ốt phát sáng chỉ cho dòng điện đi qua theo ( 1 chiều) nhất định và khi đó đèn sáng.
Hoạt động 3 : Vận dụng
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
C9 : Đèn sáng: bản kim loại nhỏ nối với cực A Thì cực A là cực (+) còn cực B (-) (và ngược lại nếu bản kim loại nhỏ nối với cực B thì cực B (+); A (-)
- Làm phiếu học tập C8 và bài tập thêm.
C8: E
- Báo cáo kết quả bài tập.
- Nhận xét bài làm cảu bạn, thảo luận thống nhất kết quả.
4 . Củng cố _ dặn dò.
Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào?
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc