Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

BÀI 21

TIẾT 85: VĂN BẢN.

SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT.

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng việt qua sự phân tích, chúng minh của tác giả.

- Nắm được nhữngđiểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Thêm trạng ngữ cho câu, với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung về văn chứng minh.

3. Kĩ năng:

- Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.

B- CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.

2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức:

 Kiểm diện: 7A 7D

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 22 	
	 Ngày soạn: 01/02/2007
Bài 21
Tiết 85: Văn bản.
Sự giàu đẹp của tiếng việt.
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng việt qua sự phân tích, chúng minh của tác giả.
- Nắm được nhữngđiểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Thêm trạng ngữ cho câu, với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung về văn chứng minh.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.
2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.
C- Tiến trình lên lớp
 	1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
2- Kiểm tra bài cũ:
? Để chứng minh vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta, HCM đã luận chứng theo những hệ thống nào ? Tác dụng của các luận chứng đó là gì ?
- Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đã đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại.
 + Trong quá khứ: Bà Trưng, bà Triệu, Hưng Đạo Vương, Quang Trung 
 đ gọn, tiêu biểu, thuyết phục để chứng minh tinh thần yêu nước
 + Trong giai đoạn hiện nay đồng bào ta xứng đáng với tổ tiên ta ngày trớc: Cụ già, em nhỏ... chiến sỹ - bà mẹ - điền chủ
 đ tiêu biểu sát thực - liệt kê theo mối quan hệ 
 đ luận điểm tiêu biểu chứng minh sáng rõ tinh thần yêu nớc của nhân dân ta.
3- Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	GV: Từ trước cách mạng, nhà thơ Huy Cận đã viết bài thơ Nằm trong tiếng nói yêu thương, trong đó có những câu vừa duyên dáng, vừa sâu sắc:
Nằm trong tiếng nói yêu thương,
Nằm trong Tiếng Việt vấn vương một đời
Êm như tiếng mẹ đưa nôi
	Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết rất hay về Tiếng Việt:
	 Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói
	GS. Đăng Thanh Mai lại có những suy nghĩ riêng về vấn đề rất hấp dẫn và lí thú này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể loại, bố cục.
GV: Nêu yêu cầu đọc: mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm.
GV: Gọi 2 HS đọc.
GV: Nhận xét cách đọc của HS.
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì ?
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
? Văn bản trên được viết theo kiểu văn nghị luận nào ?
? Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ?
II - Đọc, tìm hiểu thể loại, bố cục.
1. Đọc
2. Tìm hiểu thể loại, bố cục.
- Thể loại: Nghị luận xã hội - chứng minh một vấn đề chính trị - xã hội.
- Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: nêu vấn đề nghị luận và luận điểm chủ đạo.
+ Thân bài: Chứng minh luận điểm.
+ Kết bài: Sơ bộ kết luận về sức sống của Tiếng Việt.
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích chi tiết.
II- Phân tích chi tiết:
? Bài văn khái quát phẩm chất nào của tiếng Việt ? Tác giả phát hiện ra phẩm chất của tiếng Việt trên những phương diện nào ?
? Tìm cụm từ lặp lại
GV: Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của Tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thhứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Tiếp đó, tac giả giải thích ngắn gọn về nhận định ấy. Tác giả giải thích gon mà rõ ràng về nhận định hay và đẹp của Tiếng Việt.
GV: Đoạn 1 của văn bản này thực ra là phần mở đầu của một bài nghiên cứu dài, nó có nhiệm vụ giới thiệu những vấn đề chính sẽ được đề cập và lí giải ở các đoạn sau. 
? Vẻ đẹp của tiếng Việt được giới thiệu trên những yếu tố nào ?
* Dàn ý cho đạon văn:
- Tiếng Việt đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
- ý kiến của người nước ngoài về Tiếng Việt.
- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử cả về 2 mặt từ vựng và ngữ pháp.
- Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của Tiếng Việt.
? Dựa vào đâu để nhận xét tiếng Việt đẹp và hay ?
? Lập luận của tác giả có gì đáng chú ý ?
? Tác giả chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt dựa trên đặc sắc gì ?
Dẫn chứng
- Cấu tạo đặc biệt.
(Nguyên âm, phụ âm...)
Rành mạch trong lời nói...
Dẫn chứng: Người sống đống vàng, nhận xét về cách nghị luận của tác giả ?
? Tác giả quan niệm như thế nào là một tiếng hay ?
Thoả mãn yêu cầu về trao đổi tình cảm, đời sống văn hoá ngày càng phức tạp.
GV: Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là kkhả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hoà về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cá hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa 2 phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay cảu thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diến đạt, cũng chính là thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của con người. Ngược lại, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong Tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là cái hay mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hoà, linh hoạt, uyển chuyển.
? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong Tiếng Việt để làm rõ những nhận xét của tác giả ?
- HS: tự tìm hiểu và đưa ra dẫn chứng.
GV: Cần lưu ý đến việc lạm dụng từ Hán Việt và cách diễn đạt theo kiểu các ngôn ngữ phương Tây đang tràn lan trên các báo và các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Tiếng Việt đang đứng trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ để phù hợp với sự phát triển của đời sông dân tộc và quốc tế, nhưng cũng rất cần phải giữ được bản sắc và sự trong sáng vốn có. 
1. Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt.
- Tiếng Việt đẹp
- Tiếng Việt hay
Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người. 
- Đáp ứng yêu cầu của đời sống văn hoá qua các thời kỳ lịch sử.
đ Ngắn gọn, rành mạch, hợp lý
2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt
- Cái đẹp của Tiếng Việt: hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu.
- Cái hay của Tiếng Việt: tế nhị, uyển chuuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội.
đ Lý lẽ sâu sắc nhờ dẫn chứng khoa học 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ?
GV; Một đặc điểm trong cách viết của tác giả ở bài này là thường sử dụng biện pháp mở rông câu có tác dụng vừa làm rõ nghĩa, vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rông điều đang nói mà không cần viết thành một câu văn khác.
? Nêu giá trị nội dung của văn bản ?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
-Kết hợp giải thích với chứng minh bình luận.
- Lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng toàn vẹn, bao quát.
2. Nội dung:
- Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. 
4- Củng cố:	
	GV: Yêu cầu HS làm Bài tập 2 phần Luyện tập.
	? Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ta phải làm gì ?
	GV: Sử dụng một cách nhuần nhuyễn Tiếng Việt trong khi giao tiếp với những người khác và càng làm cho nó trong sáng hơn, đẹp hơn, hay hơn.
5- Hướng dẫn về nhà: 	
- Học thuộc Ghi nhớ SGK.
	- Làm bài tập 1 - SGK 
	- ÔN tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
D - Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn: 2/1/2007
Tiết 86:tiếng việt.
Thêm trạng ngữ cho câu
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
- Ôn lại các loại trạng ngữ đã học.
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung vềphép lập luận chứng minh.
3. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng trạng ngữ trong những tình huống nói và viết cụ thể.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + SGK
2. Học sinh: SGK + Bài tập.
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu đặc biệt ? Câu đặc biệt thường được dùng để làm gì ?
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
* Câu đặc biệt thường được dùng để:
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ.
I. Đặc điểm của trạng ngữ.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ (sgk)
? Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên ?
? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì ?
? Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu ? 
- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
đ Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
đ Người dân cày Việt Nam, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
- Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.
đ Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
đ Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
- Cối xay tre nặng nề quay, từ ngìn đời nay, xay nắm thóc.
đ Từ ngìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
đ Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ ngìn đời nay.
? Trạng ngữ là gì ?
- Dưới bóng tre xanh đ bổ sung thông tin về địa điểm.
-  đã từ lâu đời đ bổ sung thông tin về thời gian.
-  đời đời, kiếp kiếp đ bổ sung thông tin về thời gian.
-  từ ngìn đời nay đ bổ sung thông tin về thời gian.
* Ghi nhớ: 
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giiữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói, hoặc một dấu phẩy khi viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
? Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào, cụm từ mùa xuân là trạng ngữ ?
? Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì ?
? Tìm trạng ngữ trong những đoạn trích sau ?
III. Luyện tập
Bài tập 1:
- Câu b là câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ.
- Cụm từ mùa xuân ở câu a đóng vai trò làm chủ ngữ và vị ngữ.
- Cụm từ mùa xuân ở câu c đóng vai trò làm phụ ngữ trong cụm động từ.
- Cụm từ mùa xuân ở câu d đóng vai trò làm câu đặc biệt.
Bài tập 2:
a) -  như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
 -  khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
 - Trong cái vỏ xanh kia 
 - Dưới ánh nắng, 
b) -  với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
4. Củng cố:
- Nhắc lại các phần ghi nhớ.
- GV: Hệ thống hoá kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3
- Xem trước bài : Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo).
D. Rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 2/1/2007
Tiết 87:Tập làm văn.
 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Nắm được mục đích, tính chất của phép lập luận chứng minh.
	2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; với phần Tiếng Việt ở bài Thêm trạng ngữ cho câu.
	3. Kĩ năng:
	- Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
B- Chuẩn bị:
	1- Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
	2- Học sinh: Soạn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
	2- Kiểm tra bài cũ:
	GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3- Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu chứng minh trong đời sống. 
I- Nhu cầu chứng minh trong đời sống.
? Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào chúng ta cần chứng minh ?
VD: - Khi đưa ra tấm chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân.
 - Khi đưa ra giấy khai sinh là đưa ra bằng chứng về ngày sinh.
GV: Khi chứng minh một điều ta nói là thật, thì ta dẫn sự việc ra, dẫn người đã chứng kiến việc ấy.
 Như vậy, chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến, một luận điểm nào đó là trung thực.
- Trong đời sống, một khi bị nghi ngờ, hoài nghi, chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh qua văn bản chứng minh.
GV; yêu cầu HS đọc bài văn Đừng sợ vấp ngã.
? Tìm luận điểm cơ bản của bài văn ?
? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó ?
- Bao lần vấp ngã mà bạn không nhớ
- Chớ lo thất bại 
? Bài văn lập luận như thế nào ?
? Nhận xét về các dẫn chứng, lý lẽ ?
GV: Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận chứng minh bằng một loạt các sự thật có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Nói cách khác, mục đích của phương pháp lập luận chứng minh là làm cho người đọc tin luận điểm mà mình sẽ nêu ra.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
II. Mục đích và phương pháp chứng minh
+ Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã
* Mở bài: 
- GT hướng chứng minh 
- Các dẫn chứng có thật
* Thân bài: 
+ Nêu 5 dẫn chứng cụ thể
- Oandisnây, luifaxtơ, Leptonstoi, Henrifo, Caruxo... đều đã có lần thất bại đ thành công
* Kết bài:
- Khuyên nhủ: “chớ lo thất bại”.
- Đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng.
ị Dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, lý lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
* Ghi nhớ:
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật để chứng tỏ một điêù gì đó là đáng tin cậy.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
4. Củng cố:
	- GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
	- Trong đời sống, người ta dùng sự thật để chứng tỏ một điêù gì đó là đáng tin cậy.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
	- GV: Chốt lại những ý chính.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Xem trước các bài tập chuẩn bị cho tiết sau.
d. rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 2/1/2007
Tiết 88:Tập làm văn.
 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Nắm được mục đích, tính chất của phép lập luận chứng minh.
	2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; với phần Tiếng Việt ở bài Thêm trạng ngữ cho câu.
	3. Kĩ năng:
	- Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
B- Chuẩn bị:
	1- Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
	2- Học sinh: Soạn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
	2- Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là phép lập luận chứng minh ? Các lí lẽ, dẫn chứng dùng trong phép lập luận chứng minh càn phải đáp ứng được những yêu cầu nào ?
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
	3- Bài mới
	Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
? Bài văn nêu lên luận điểm gì ?
? Tìm những câu mang luận điểm ?
- Nhan đề: Không sợ sai lầm.
- Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Thất bại là mẹ thành công.
? Bài có bố cục mấy phần ? 
GV: Yêu cầu HS tìm ra cách chứng minh của bài văn.
* Lưu ý: Khác với bài văn trên, người viết dùng lí lẽ để chứng minh vì vậy, các em phải tìm ra các lí lẽ và sự phân tích để chứng minh.
III. Luyện tập.
Văn bản: Không sợ sai lầm.
- Luận điểm: Không sợ sai lầm.
+ Bài có 3 phần
- Mở bài: Đối chiếu, so sánh nêu luận điểm
- Thân bài: Kể lại 1 câu chuyện, chứng minh cho luận điểm
- Kết bài: Rút ra kết luận.
4. Củng cố: 
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ (sgk).
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật để chứng tỏ một điêù gì đó là đáng tin cậy.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: 
Luyện tập lập luận chứng minh
d. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_22_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc