Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 7 - Giáo viên : Nguyễn Thị Mận

Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 7 - Giáo viên : Nguyễn Thị Mận

Tiết :25

SAU PHÚT CHIA LI

(Trích “Chinh Phụ Ngâm khúc ”)

A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

· Cảm nhận được nỗi sầu chia ly , gia trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khác khao hạnh phúc lứa đôi trong đọan trích “ Chinh Phụ Ngâm Khúc “

B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bảng phụ

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1 . Ổn định lớp :

2 . Kiểm tra bài cũ :

· Đọc thuộc lòng bài thơ “Buổi chiều .” Và “ Côn Sơn Ca “

· Nêu ý nghĩa của 2 bài thơ trên?

3 . Bài mới :

Các em đã từng nghe những câu hò , diệu hát từ những làn điệu dân ca mượt mà , gợi cảm . Thấ nhưng thơ ca do người VN sáng tạo ra không chỉ có các bài hát trữ tình ấy mà còn có thể lọai ngâm khúc trong VHVN thời trung đại .

Thể lọai này có chức năng gần như chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc , triền miên của con người . Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản : “ Chinh Phụ Ngâm Khúc” để có thể cảm nhận được tâm trang của người PNVN ngày xưa trước hòan cảnh đất nước có chiến tranh.

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 7 - Giáo viên : Nguyễn Thị Mận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/10/2008 Tuần:7 ( Từ tiết 25- Tiết 28 )
Ngày dạy : 06/10/2008
Tiết :25 
SAU PHÚT CHIA LI
(Trích “Chinh Phụ Ngâm khúc ”)
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : 
Cảm nhận được nỗi sầu chia ly , gia trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khác khao hạnh phúc lứa đôi trong đọan trích “ Chinh Phụ Ngâm Khúc “ 
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Bảng phụ
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc lòng bài thơ “Buổi chiều .” Và “ Côn Sơn Ca “ 
Nêu ý nghĩa của 2 bài thơ trên?
3 . Bài mới :
Các em đã từng nghe những câu hò , diệu hát từ những làn điệu dân ca mượt mà , gợi cảm . Thấ nhưng thơ ca do người VN sáng tạo ra không chỉ có các bài hát trữ tình ấy mà còn có thể lọai ngâm khúc trong VHVN thời trung đại . 
Thể lọai này có chức năng gần như chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc , triền miên của con người . Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản : “ Chinh Phụ Ngâm Khúc” để có thể cảm nhận được tâm trang của người PNVN ngày xưa trước hòan cảnh đất nước có chiến tranh. 
Tiến trình tồ chức họat động
Ghi bài
Hoạt động 1 :Tìm hiểu tác giả và dịch giả 
Gv đọc văn bản mẫu à hướng dẫn HS đọc ( giọng nhẹ nhàng , thể hiện nỗi sầu mênh mang)
GV gọi 2 HS đọc à nhận xét 
1 / Chinh Phụ Ngâm khúc được viết = nguyên văn chữ Hán , Vậy em hãy cho biết tên tác giả và dịch giả ?
Tác giả ĐTC và dịch giả ĐTĐ 
2 / Em nào có thể giời thiệu vài nét về tác giả – dịch giả đoạn trích này ?
SGK / 91 
3 / Tìm hiểu áng văn hay nổi tiếng này truớc hết chúng ta cần phải tìm hiểu tựa đề “ Chinh Phụ Ngâm Khúc “. Em hiểu như thế nào là Chinh Phụ Ngâm khúc ?
Khúc ngâm của người vợ có chồng đi trận 
4 / Em hiểu gì về thể lọai thơ ngâm khúc ? 
Đây là 1 thể lọai thơ ca do người VN tự sáng tạo 
Thể loại này có chức năng chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc , è Thể lọai ngâm khýuc ở dạng tiêu biểu nhất đã được sáng tác theo thể song thất lục bát ( song thất là 2 câu 7 chữ ; Lục bát là 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ à 4 câu trong 1 khổ )
 5 / Quan sát 4 câu đầu em hãy nhận xét về cách hiệp vần và nhịp ? 
SGK / 92 
6 / GV so sánh : Cách hiệp vần của 2 câu 7 ở thễ thơ STLB với thể thơ TNTT khác nhau là :
STLB : chữ cuối câu thứ I vần với chữ thứ 5 của câu 2 
TNBC : Chữ cuối của 2 câu 7 vần nhau 
Cách ngắt nhịp ở 2 câu 7 chữ của thể thơ STLB (3-4) hoặc (3-2-2) , cái nhịp điệu này đã tạo nên nhạc tính nhạc tình của thể thơ STLB phong phú hơn LB. Vì thế thể thơ này rất phù hợp với việc diễn tà tâm trạng sầu đau sâu sắc , miên man .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản 
Trước khi phân tích , GV giới thiệu vị trí đọan trích , bài diễn Nôm có 408 câu gồm 3 phần :
P1 : Xuất quân ứng chiến 
P2 : Nổi buồn nơi khúc các
P3 : Ướt nguyện thanh bình .
è Đọan trích này ở phần thứ I từ câu 53 à 64 với nội dung tiễn biệt 
1 / Trong phần xuất quân ừng chiến , Nội dung tiễn biệt khòang 40 câu . Riêng đọan trích em thấy nội dung chính nói lên điều gì ? 
Đọan trích diễn tả nỗi sầu đau của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận . à Nỗi sầu ấy ra sao , 1 em đọc khổ 1 . 
2 / Giải thích 2 từ “Chàng “ và “ Thíêp” ? 
SGK / 92 
3 / Ở 2 câu đầu , ta thấy 2 nhân vật trữ tình “ Chàng “ và “ Thiếp” đang ở trong hòan cảnh như thế nào ? 
2 người đó chia tay , đã xa cách 2 nơi 
4 / Về Nghệ thuật cách nói “Chàng thì đi “ , “ Thiếp thì về “ là cách nói như thế nào ? . Hãy nêu ý nghĩa của cách đó ? 
Tương phản , đối nghĩa : 2 vợ chồng đang gắn bó với nhau nay bị bắt buộc phải chia lìa , người đi người ở đều mang 1 nỗi sầu dằn dặc miên man .
5 / Vậy cảnh chia ly đã được miêu tả ra sao ?
Cô mời 1 bạn đọc 2 câu tiếp .
6 / Trong câu “Đoái trông theo  “ , theo em “ đóai” là gi ? Tại sao lại “Đoái trông theo “ ? 
Đoái là ngỏanh lại 
Đoái trông theo : Người vợ đã quay vể nhưng còn ngỏanh lại nhìn , cái nhìn đầy nỗi lưu luyến , không muốn xa rời . 
7 / Ở khổ thơ này hình ảnh mây biếc , núi xanh có tác dụng gì trong vịêc gợi tả nỗi sầu chia ly ? 
Nỗi sầu không chỉ xóay sâu vào trong lòng người mà nó như nhuốm cả vào cảnh vật . SỰ buồn bã nhớ htương đã đầy tràn trong lòng người chinh phụ đến nỗi phải tuôn ra trải rộng trời mây , non núi . 
Trong lòng người chinh phụ cảm thấy cô đơn buồn bã nên nhìn thấy cảnh vật cũng buồn theo .
Chuyển ý : Khổ 1 là nỗi sầu chia ly thì sang khổ 2 cũng là sự diễn tả tiếp nối nỗi sầu chia ly là sự lặp lại tâm trạng ở khổ 1 nhưng nỗi sầu ở đây khác với khổ 1 ở điểm nào , Cô mời các em đọc khổ 2 
8 / Ở 4 câu thơ đầu khổ 2 , nỗi sầu chia ly được nói thêm = cách như thế nào ? Nhận xét cách nói này về nghệ thuật ? ( Từ nào thể hiện được tâm trạng của người chinh phụ )
Cách nói tương phản , đổi nghĩa : 
	“ Chàng còn ngỏanh lại , thiếp hãy còn sang
	Cách Hàm Dương  Tiêu tương à điệp từ , đảo vị trí 2 địa danh , hình thức chuyển đổi 1 phần trong cách nói địa danh à dẫn câu thơ . 
9 / Khổ trên , ta thấy “Chàng “ và “ Thiếp “ bị bắt buộc phải ở trong hòan cảnh chia ly , ngăn cách 2 nơi , nhưng đã cách ngăn mà “ Chàng còn ngoảnh lại , thiếp hãy trông sang” Em có suy nghĩ gì về hình ảnh tương phản , đối nghĩa ấy ? 
2 người lưu luyến , bịn rịn , không nỡ lìa xa
Không nở lìa xa những vẫn phải chia phôi chàng phải đến chốn Hàm Dương mà lòng còn vấn vương nhìn lại , mong thấy được hình ảnh người vợ nơi quê nhà , còn ở bến Tiêu Dương nàng vẫn dõi theo bóng chàng ngày càng khuất nẻo mờ xa . 
10 / E, hiểu gì về 2 địa danh Hàm Dương , Tiêu Dương . Giải thích từ “ Trùng “ ? 
SGK / 92 
11 / cách sử dụng hình thức điệp từ , đảo từ như trên có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ? ( HS thảo luận ) . 
Từ “ Cách” được nhắc lại , được nhấn mạnh giữa 2 địa danh làm cho nỗi nhớ và nỗi sầu càng day dứt như xóay sâu cả vào tim gan của kẻ ở người đi .
2 địa danh này cứ trở đi trở lại à nỗi nhớ về sự cách ngăn được diễn tả = những địa danh ước lệ nghìn trùng . Không gian mênh mông làm cho người ở lẻ loi , đơn độc , người đi thì vời vợi cách xa .
12 / Cũng nói đến sự cách ngăn , nhưng sự cách ngăn ờ khổ 2 có gì khác khổ 1 ? 
Khổ trên mới nói đến sự cách ngăn , sang khổ này sự ngăn cách 2 nơi đó đã là “ Mấy trùng “ , cách xa nhau qua bao đồi núi điệp điệp trùng trùng 
Chuyển ý : Sang khổ 3 cũng tiếp tục nói lên tâm trạng sầu muộn của người chinh phụ . Ta hãy tiếp tục tìm hiểu nỗi sầu ấy có gì khác với 2 khổ trên ? 
13 / Ở Khổ 3 , nỗi sầu chia ky được diễn tả như thế nào ? Ta thấy cách dùng từ ngữ mang ý nghĩa gì ? ( HS thảo luận ) 
Dùng điệp từ , điệp ý , điệp ngữ liên hòan ( cùng , thấ y, ngàn dâu , những , mấy ) 
Cách nói đối nghĩa ( lòng chàng và ý thiếp) à Nhấn mạnh , sự quyến luyến của 2 người , 2 người có cùng 1 tâm trang , 1 nỗi sầu muộn ( cùng trông lại , cũng chẳng thấy ) 
Nhấn mạnh sự ngăn cách giữa 2 người , những mấy ( ngàn dâu ) à không phải chỉ cách ngăn bởi 1 ngàn dâu mà những mấy ngàn dâu , hơn thế nữa là mấy ngàn dâu = mấy rừng dâu ( ngàn = rừng )
è Nỗi sầu thăm thẳm , mênh mang không chỉ nhuốm cả vào mây trời , nuí non mà còn trải rộng vào cái màu xanh bát ngát mênh mông của ngàn dâu .
14 / Cái màu xanh ngắt trong bài thơ này có ý nghĩa gì ? 
Gợi cảnh trời cao , đất rộng thăm thẳm , mênh mông , nơi gửi gắm lan tỏa sầu chia ly 
15 / Ở đọan trích này , các từ có màu xanh được sử dụng mấy lần ? Đó là những từ nào ? 
( Mây) biếc , ( núi) xanh , xanh xanh, xanh ngắt .
16 / Em hãy phân biệt mức độ khác nhau trong các màu xanh và cách sử dụng mức độ đó khi diễn tả nỗi sấu chia li ?
Biếc : Màu xanh đẹp à Nỗi sầu nhẹ nhàng 
Núi xanh : Màu xanh bình thường à Nỗi buồn thắm đượm vào trong cảnh vật thiên nhiên .
Xanh xanh : à NỖi buồn mênh mông lan tỏa 
Xanh ngắt à Xanh thuần 1 màu trên diện rộng à NỖi sầu bao trùm tất cả 
è Nỗi sầu chia ly thật da diết , cồn cào và ngày càng tăng tiến như các sắc độ của màu xanh 
GV chốt:
Những điệp từ , sự lặp lại tạo nên tính nhạc cho khúc ngâm à Qua đó ta thấy được nỗi sầu đằng đẳng , triền miên , khắc khỏai của người chinh phụ đợi người chồng đi chinh chiến ở xa.
17 / Khổ 3 : không nhắc đến các địa danh như khổ 2 , vậy cách diễn đạt đó có ý nghĩa gì ? 
Nỗi sầu chia ly đã phát triển đến cực độ . Ở khổ trên , ít ra còn có tên sông để ta có ý niệm về độ xa cách nhưng ở khổ này thì sự xa xách không còn giới hạn , người ra đi đã cách xa tới độ hòan tòan mất hút vào ngàn dâu , vào chốn xa xôi , mịt mù , thăm thẳm 
18 / Câu thơ cuối mang hình thức nghi vấn “ AI sầu hơn ai” có ý nghĩa gì ? 
Hỏi người nhưng chính là hỏi mình . Không mang ý nghĩa so đo về nỗi sầu ai hơn ai kém mà nhằm nói rõ nỗi sầu của người chinh phụ . Chữ “sầu” ở câu cuối có vai trò đúc kết nỗi sầu chia ly , nỗi sầu ấy trở thành khối sầu núi sầu của cả đọan thơ . 
19 / Như vậy , em thấy nỗi sầu chia ly ở khổ 3 có gì khác với 2 khổ tr6en ? 
Khổ thơ cuối tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia ly óai oăm , nghịch chướng theo mức tăng trưởng đến mức cực độ , không còn địa danh để có ý niệm độ xa cách mà người ra đi đã hòan tòan mất hút vào ngàn dâu 
Hoạt động 3 : Ghi nhớ : 
1 / Hãy chỉ ra 1 cách đầy đủ các kiểu địệp ngữ trong đọan thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ ấy ? 
Điệp từ ( chàng , thì , cách .)
Điệp ngữ ( sự lặp lại nỗi sầu ở 3 khổ thơ , các sắc độ xanh ) 
Điệp ngữ liên hòan ( khổ 3 ) 
Vừa điệp , vừa đảo 
è Cách vận dụng điệp ngữ đều dặn ở từng nhịp trong các câu đã tạo nên âm điệu tiết tấu nhịp nhàng phù hợp với tình cảm của sự trữ tình và tạo nên nhạc tính cho khúc ngâm .
2 / Từ những phân tích trên ,em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo và ngôn ngữ của đọan thơ ?
Cảm xúc chủ đạo : nỗi sầu chia ly 
3 / Qua nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận , em thấy khúc ngâm này có ý nghĩa gì ? 
Ghi nhớ ( SGK /93)
I . Đọc và tìm hiểu chú thích :
Tác giả : Đặng Trần Côn ( nửa đầu TK 18 )
Dịch giả : Đoàn Thị Điểm 
II . Tìm Hiểu Văn Bản :
Khổ 1 : 
	Chàng thì đi  
	Thiếp thì về .
à Tương phản đối nghĩa : Nỗi sầu , dằng dặc , miên man .
Khổ 2 :
Hàm dương và chàng còn ngoảnh lại 
Tiêu Dương – thiếp hãy trông sang 
.. cách 
..cách .
è Tương phản , điệp từ , đảo ngữ 
è Nỗii sầu tăng tiến , nỗi sầu cách xa vời vợi , nhìn trùng .
Khổ 3 :
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy  xanh xanh xanh ngất Lòng chàng ý thiết đi sầu hơn ai ? 
è Đối nghĩa , điệp ngữ liên hòan 
è Nỗi sầu chất ngất , sự xa cách thăm thẳm mịt mù .
III . Ghi nhớ : ( SGK/ 93)
4 . Củng cố : 
Cho HS đọc phần đọc thêm 
5. Dặn dò : 
HTL đọan trích + ghi nhớ / 93 
Chuẩn bị : “BÁNH TRÔI NƯỚC “
Ngày soạn : 07/10/2008 
Ngày dạy : 09/10/2008
Tiết :27 
BÁNH TRÔI NƯỚC 
 ( Hồ Xuân Hương )
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : 
Thấy được vể dẹp hình hài , bản lĩng sắt son thân phận chìm nổi của người Phụ nữ trong bài thơ “Bánh Trôi Nước “ 
Bước đầu hiểu được thể thơ Song Thất Lục Bác
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Tranh vẽ
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc lòng đoạn trích : “ Chinh Phụ Ngâm “? 
Nêu nội dung và ý nghĩa của đọan trích trên ? 
3 . Bài mới :
Nếu như với bản dịch “CPN khúc “ Đòan Thị Điểm từng được xem là 1 phụ nữ có sắc – tài thì tài sắc năng ấy 1 lẫn nữa ta cũng sẽ bắt gặp ở HỒ Xuân Hương – 1 người được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm “ được xem là 1 trong những bài thơ nổi tiếng , tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của HỒ Xuân Hương . 
Tiến trình tồ chức họat động
Ghi bài
Hoạt động 1 : 
Nhận dạng thể thơ TNTT ( đường luật ) ở bài thơ “BTN” 
1 / Dựa vào kiến thức đã được học , em hãy nhận dạng thể thơ của bài “BTN” trên các phương diện: Số câu, số chữ trong câu, các hiệp vần ?
HS trả lời . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản 
1 / Em hiểu thế nào là bánh trôi nước ? 
Chú thích * ( SGK / 95 ) 
2 / Bài thơ mang tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
Tìm hiểu : Đa nghĩa là nhiều nghĩa 
Đa nghĩa là 1 thuộc tính trong văn chương nói chung 
3 / Tính đa nghĩa trong bài thơ “ BTN” là như thế nào ? 
Nghĩa 1 : Nội dung miêu tả BTN 
Nghĩa 2 : Nội dung phản ảnh phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong XH cũ 
4 / Vậy trong 2 nghĩa đó , nghĩa nào là chính quyết định giá trị bài thơ?
Nghĩa sau là chính và có nghĩa sau , bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn 
5 / Với nghĩa 1 , BTN đã được miêu tả như thế nào ?
Bánh có màu trắng của bột 
Bánh được nặn thành viên tròn , nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát ( nhão ) , ít nước quá thì cứng 
Khi luộc trong nước đun sôi , bánh chín thì nổi lên , bánh chưa chín thì còn chìm xuống 
Nói tóm lái , miêu tả rất đúng với bánh trôi ở ngòai thực tế .
6 / Với nghĩa 2 : hình thức xinh đẹp , phẩm chất cao quý – thân phận chìm nổi của người phụ nữ được phản ánh như thế nào ? 
Hình thể : Xinh đẹp , trong trắng ( qua cụm từ “ Vừa trắng lại vừ Tròn “ ) 
Phẩm chất cao quý : Dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt , thủy chung ,tình nghĩa ( rắn nát mặc dù .. giữ tấm lòng son )
Thân phận : Chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời ( qua thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm “) 
Hoạt động 3 : Nêu giá trị chung của bài BTN :
1 / Từ những phân tích trên ,em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ HXH trong bài thơ cũng như sự cảm nhận của em về thân phận người Phụ nử VN ngày xưa ? ( HS thảo luận ) 
Bài thơ mang tính đa nghĩa , ở đây có 2 nghĩa mà nghĩa nào cũng chính xác . Nhưng tựa trung , nghĩa thứ 2 mới làm nên giá trị của bài thơ
Với nghĩa thứ 2 , HXH đã thể hiện 1 thái độ vừa trân trọng đối với hình thể xinh đẹp phẩm chất son sắt , thủy chung ; vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi , bấp bênh , lệ thuộc của người PN xưa . bà xứng đáng được tôn vinh là 1 nhà thơ tiêu biểu . Bài thơ “BTN “ là 1 VD điển hình .
Ngôn ngữ trong sáng , giản dị , chủ yếu là thuần Việt , không hoa mĩ , cầu kì .
è GV hướng dẫn vào ghi nhớ ( SGK / 95 ) 
Hoạt động 4 : Luyện tập 
I . Đọc và tìm hiểu chú thích :
Tác giả : Hồ Xuân Hương ( SGK / 94 )
II . Tìm Hiểu Văn Bản :
Thân em  tròn 
Bảy nổi ba chìm .
à Thành ngữ thuần Việt , hình thể xinh đẹp , trong trắng nhưng chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời . 
Rắn nát  tay kẻ nặn 
.Vẫn giữ tấm lòng son 
è Từ ngữ Thuần Việt , phẩm chất cao quý , son sắt , thủy chung , tình nghĩa . 
III . Ghi nhớ : ( SGK/ 95)
IV . Luyện tập 
4 . Củng cố : 
Trình bày tính đa nghĩa trong bài thơ của HXH .
5. Dặn dò : 
HTL bài thơ “ BTN “ 
HTL ghi nhớ ( SGK / 95 )
Chuẩn bị : “ Quan Hệ Từ “
Ngày soạn :07/10/2008 
Ngày dạy : 09/10/2008
Tiết :28 
QUAN HỆ TỪ 
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : 
Nắm được thế nào là quan hệ từ và các lọai quan hệ từ 
Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu 
B / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
_ Bảng phụ
C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 . Ổn định lớp :
2 . Kiểm tra bài cũ :
Sử dụng từ H –V để làm gì ? 
Sử dụng từ H –V như thế nào ? 
3 . Bài mới :
Ở bậc tiểu học chúng ta đã được tiếp xúc với bài “Quan hệ từ “ .Ở Lớp 6 , tiết học sẽ cung cấp những kiến thức cụ thể , chi tết hơn về Quan hệ từ . 
Tiến trình tồ chức họat động
Ghi bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ ? 
GV cho HS quan sát 2 câu căn và trả lời các câu hỏi theo trình tự SGK 
Đây là con gà của mẹ 
Hùng Vương thứ 18 có 1 Mỵ Nương người đẹp như hoa , tính nết hiền dịu .
1 / “Của “ liên kết những thành phần nào trong cụm danh từ ? 
Liên kết định ngữ “ Mẹ “ với danh từ “ Gà”
2 / “ như” liên kết những thành phần nào trong tính từ ? 
Liên kết bổ ngử “ hoa” với tính từ “đẹp” .
3 / “Của” biểu thị ý nghĩa gì ? “Như “ biểu thị ý nghĩa gì ?
“Của “ biểu thị ý nghĩa sử thuộc.
“như “ biểu thị ý nghĩa giống nhau ( quan hệ tương đồng trong cách so sánh )
2 / Nếu không có từ “ Của” và “ như” thì câu 1 và 2 có biến nghĩa không và có nghĩa không ? 
Nếu thiếu “Của “ thì câu văn bị biến nghĩa vì “Gà mẹ là gà mái có con “ 
Nếu không có “ như “ thì câu văn không còn rõ nghĩa so sánh nữa 
3 / Từ các quan sát trên , em thấy những từ “Của” và “như “ có thể gọi là gì ? Chúng dùng để làm gì ? 
Ghi nhớ I / 97 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản 
1 / Em hiểu thế nào là bánh trôi nước ? 
Chú thích * ( SGK / 95 ) 
2 / Bài thơ mang tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
Tìm hiểu : Đa nghĩa là nhiều nghĩa 
Đa nghĩa là 1 thuộc tính trong văn chương nói chung 
3 / Tính đa nghĩa trong bài thơ “ BTN” là như thế nào ? 
Nghĩa 1 : Nội dung miêu tả BTN 
Nghĩa 2 : Nội dung phản ảnh phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong XH cũ 
4 / Vậy trong 2 nghĩa đó , nghĩa nào là chính quyết định giá trị bài thơ?
Nghĩa sau là chính và có nghĩa sau , bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn 
5 / Với nghĩa 1 , BTN đã được miêu tả như thế nào ?
Bánh có màu trắng của bột 
Bánh được nặn thành viên tròn , nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát ( nhão ) , ít nước quá thì cứng 
Khi luộc trong nước đun sôi , bánh chín thì nổi lên , bánh chưa chín thì còn chìm xuống 
Nói tóm lái , miêu tả rất đúng với bánh trôi ở ngòai thực tế .
6 / Với nghĩa 2 : hình thức xinh đẹp , phẩm chất cao quý – thân phận chìm nổi của người phụ nữ được phản ánh như thế nào ? 
Hình thể : Xinh đẹp , trong trắng ( qua cụm từ “ Vừa trắng lại vừ Tròn “ ) 
Phẩm chất cao quý : Dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt , thủy chung ,tình nghĩa ( rắn nát mặc dù .. giữ tấm lòng son )
Thân phận : Chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời ( qua thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm “) 
Hoạt động 3 : Nêu giá trị chung của bài BTN :
1 / Từ những phân tích trên ,em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ HXH trong bài thơ cũng như sự cảm nhận của em về thân phận người Phụ nử VN ngày xưa ? ( HS thảo luận ) 
Bài thơ mang tính đa nghĩa , ở đây có 2 nghĩa mà nghĩa nào cũng chính xác . Nhưng tựa trung , nghĩa thứ 2 mới làm nên giá trị của bài thơ
Với nghĩa thứ 2 , HXH đã thể hiện 1 thái độ vừa trân trọng đối với hình thể xinh đẹp phẩm chất son sắt , thủy chung ; vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi , bấp bênh , lệ thuộc của người PN xưa . bà xứng đáng được tôn vinh là 1 nhà thơ tiêu biểu . Bài thơ “BTN “ là 1 VD điển hình .
Ngôn ngữ trong sáng , giản dị , chủ yếu là thuần Việt , không hoa mĩ , cầu kì .
è GV hướng dẫn vào ghi nhớ ( SGK / 95 ) 
Hoạt động 4 : Luyện tập 
I . Thế nào là quan hệ từ ? 
1 . Ví Dụ : 
Đây là con gà của mẹ 
Hùng Vương thứ 18 có 1 Mỵ Nương người đẹp như hoa , tính nết hiền dịu .
è của , như : quan hệ tù ( liên kết các thành phần của cụm từ ) 
2 . Ghi nhớ : ( SGK / 97 )
II . Tìm Hiểu Văn Bản :
Thân em  tròn 
Bảy nổi ba chìm .
à Thành ngữ thuần Việt , hình thể xinh đẹp , trong trắng nhưng chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời . 
Rắn nát  tay kẻ nặn 
.Vẫn giữ tấm lòng son 
è Từ ngữ Thuần Việt , phẩm chất cao quý , son sắt , thủy chung , tình nghĩa . 
III . Ghi nhớ : ( SGK/ 95)
IV . Luyện tập 
4 . Củng cố : 
Trình bày tính đa nghĩa trong bài thơ của HXH .
5. Dặn dò : 
HTL bài thơ “ Bánh trôi nước “ 
HTL ghi nhớ ( SGK / 95 )
Chuẩn bị : “ Quan Hệ Từ “

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_7_giao_vien_nguyen_thi_man.doc