Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 119, 120, 121

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 119, 120, 121

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM

 TIẾT.119 TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A.Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

 - Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước .

 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) , cách tổ chức triển khai các luận điểm .

 - Giáo dục HS có ý thức thực hiện đầy đủ các khâu khi làm một bài văn , sẽ có kết quả cao .

B.Chuẩn bị :

 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài ở SGH + SGV, Sách nâng cao, soạn bài ,

 *Trò : Đọc kĩ đề bài và trả lời các câu hỏi ở SGk và những yêu cầu của GV

C.Tiến trình các hoạt động :

1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 119, 120, 121", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 2/3/ 06
Dạy ngày : 30/3/06	Cách làm bài nghị luận về tác phẩm
 	Tiết.119	truyện (hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
 - Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước .
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) , cách tổ chức triển khai các luận điểm .
 - Giáo dục HS có ý thức thực hiện đầy đủ các khâu khi làm một bài văn , sẽ có kết quả cao .
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài ở SGH + SGV, Sách nâng cao, soạn bài , 
 *Trò : Đọc kĩ đề bài và trả lời các câu hỏi ở SGk và những yêu cầu của GV
C.Tiến trình các hoạt động :
1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 	 3.Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài ở SGk
 - GV đưa bảng phụ có ghi đề bài ,cho HS đọc đề .
 - Các đề trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?
 - Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Cho HS đọc đề bài
 - Đại diện nhóm 2 trình bày phần tìm hiểu đề 
 - Đề thuộc dạng nào ? vấn đề cần nghị luận là gì ? Tư liệu lấy ở đâu ?
 - Đại diện nhóm 3 nêu cách tìm ý .
 - Nét nỏi bật của ông Hai là gì ?
 - Tình yêu làng ,yêu nước của ông Hai được đặt trong tình huống nào ?
 - Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động , thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy ( về tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói...)
 - Đại diện nhóm 4 lên trình bày dàn ý:
 - Mở bài nêu những gì ?
 - Thân bài nêu mấy luận điểm ? các luận cứ nào ?
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất
*Hoạt động 3: HS đọc phần viết bài 
 - HS đọc phần mở bài 
 - Có mấy cách mở bài ?
 - Phần thân bài có mấy luận điểm ? Nêu cách trình bày luận điểm ? Các đoạn văn trong bài văn phải liên kết như thế nào với nhau (về nội dung và hình thức) ?
 - Đọc phần kết bài và nhận xét ?
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
 - Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ?
 - Khi viết bài cần chú ý những gì ?
 - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 5.Hướng dẫn HS luyên tập
 - GV hướng dẫn cách viết phần mở bài
 - HS lên bảng viết phần mở bài
 - Lớp nhận xét và sửa 
 - GV nhận xét và thống nhất
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 1.Đề bài : 4 đề ở SGK
 2.Nhận xét
 a. - Đề 1 và 3 nghị luận về nhân vật : Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (tác phẩm) ; Thúy Kiều trong Mã Giám Sinh mua Kiều (đoạn trích)
 - Đề 2 nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng
 - Đề 4 nghị luận về một vấn đề của nội dung truyện : Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà 
 b.Các dạng đề :
 - Đề phân tích : Phân tích các mặt của nhân vật hoặc cốt truyện -> nêu ra nhận xét về nhân vật hoặc cốt truyện
 - Đề suy nghĩ : Đề xuất nhận xét về nhân vật trên góc độ nhìn : quyền sống của con người,...(1 đề phân tích rồi mới rút ra nhận xét, 1 đề nêu nhận xét ngay từ đầu, các dẫn chứng chỉ là để minh họa cho nhận xét đó.)
II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Đề bài:
 Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý
 a.Tìm hiểu đề
 -Dạng đề: N L về một nhân vật trong tác phẩm truyện
 -VĐCNL: Lòng yêu làng,yêu nước của ông Hai
 -Tư liệu: trong tác phẩm làng -Kim Lân
 b.Tìm ý : Muốn tìm được ý phải đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
 - Tình yêu làng yêu nước của ông Hai
 - Đi tản cư nhưng luôn nhớ về làng
 - Đau xót tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc
 - Vui mừng khi nghe tin cải chính
 - Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để miêu tả
2.Lập dàn ý
 a.Mở bài :
 - Giới thiêu tác giả, giới thiệu truyện ngắn làng...
 - Giới thiệu nhân vật ông Hai...
 b.Thân bài :
 - Tình yêu làng,yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện
 +Đi tản cư luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến
 +Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc
 +Vui mừng khi tin đồn được cải chính
 - Nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc
 +Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để thể hiện tính cách nhân vật 
 +miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
c.Kết bài
 - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật.
- Suy nghĩ và hành động của bản thân qua nhân vật
3.Viết bài 
 a.Mở bài : Có nhiều cách
 - Đi từ khái quát đến cụ thể (SGK)
 - Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết (SGK)
 b.Thân bài : Mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn (nêu rõ ý kiến nhận xét của mình về tình yêu làng,yêu nước của ông Hai .Có phân tích ,chứng minh cụ thể, chính xác bằng những dẫn chứng trong tác phẩm. Giữa các đoạn văn có sự liên kết , chuyển tiếp.
 c.Kết bài : Sgk
4.Đọc lại bài viét và sửa chữa
 *Ghi nhớ : SGK
III.Luyện tập
 *Đề bài : Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
-Viết đoạn văn mở bài :
 + Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc. 
 + Giới thiệu nhân vật lão Hạc và các phẩm chất yêu quí con trai,sống hiền lành, lương thiện,chết trong sạch...
4.Củng cố :
 - Qua tiết học này các em cần nắm những gì ?
 - Cho HS nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
5.Dặn dò :
 - Học bài , tập viết những đoạn văn phần thân bài của phần luyện tập
 - Chuẩn bị bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).chú ý đọc kĩ đề bài đọc lại Chuyện người con gái Nam Xương 
Soạn ngày: 2/3/06
 Dạy ngày : 30/3/06 Luyện tập làm bài nghị luận về tác 
 Tiết .120 phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
 - Củmg cố tri thức về yêu cầu , về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước .
 - Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập dàn ý,kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài cần thực hiện đúng, đầy đủ các bước thì bài văn mới đạt được hiệu quả cao.
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài ở sách nâng cao , soạn bài 
 *Trò : Nắm vững cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ,tìm hiểu đề , tìm ý ,lập dàn ý, tập viết đoạn văn cho hai đề cô giao hôn trước.
C.Tiến trình các hoạt động :
 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Nêu đề bài và hướng dẫn HS tìm hiể đề
-GV ghi đề bài lên bảng , HS đọc đề
Gọi 1 HS lên bảng tìm hiểu đề
-Lớp nhận xét , bổ sung
-GV nhận xét và thống nhất 
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập lập dàn ý
-GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút để thống nhất dàn ý đã chuẩn bị ở nhà
-Đại diện nhóm 3 trình bày phần mở bài
-Lớp nhận xét , bổ sung
-Đại diện nhóm 4 trình bày phần thân bài
-Lớp nhận xét , bổ sung
-Đại diện nhóm 6 trình bày phần kết bài
-Lớp nhận xét , bổ sung
-GV nhận xét và thống nhất , đưa dàn ý mẫu 
*Hoạt động 3: Cho HS viết đoạn văn phần mở bài , phần thân bài , phần kết bài
-Lớp nhận xét , bổ sung
-GV nhận xét và thống nhất
I.Chuẩn bị 
 *Đề bài 1
ý kiến của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
*Đề bài 2
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích truyện Kiều của Nguyễn Du )
 II.Luyện tập
1.Tìm hiểu bài đề 1
 -Dạng đề: nghị luận về một nhân vật trong truyện
 - VĐCNL: Vũ Nương là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam , nhưng số phận lại vô cùng bi thảm .
 - Tư liệu : Lấy trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .
2.Lập dàn ý
 a.Mở bài :
 -Giới thiệu thời đại, tác giả, tác phẩm.
 -Giới thiệu nhân vật Vũ Nương: nêu ý kiến : Vũ Nương là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam , nhưng số phận lại vô cùng bi thảm .
 b.Thân bài :
 - Vũ Nương , người phụ nữ có đầy đủ phẩm giá trong sạch ; thiết tha với hạnh phúc gia đình :
 + Vợ hiền , dâu thảo .
 + Hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình êm ấm .
 - Nhưng lại chẳng được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng với sự tận tụy , mà bị đẩy vào bất hạnh đau khổ :
 + Bị oan tầy trời mà không được thanh minh.
 + Bị đẩy đến cái chết oan khuất.
 + Tuy cuối cùng được giải oan , nhưng niềm ao ước hạnh phúc giữa trần gian vẫn không được thực hiện .
 c.Kết bài :
 - Nhân vật Vũ Nương là người thiếu phụ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh.
 - Với cái nhìn nhân văn khá sâu sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn.
3.Viết bài 
a.Viết đoạn mở bài
(HS tự viết)
b.Viết phần thân bài
(HS tự viết )
C. Viết phần kết bài 
(HS tự viết )
4.Củng cố : Nhắc lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
5.Dặn dò :
Học và nắm chắc cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để hôm sau sẽ viết bài hai tiết
Soạn ngày : 30/3/06
Dạy ngày :6/4/ 06	Bài viết số 3
 A.Mục tiêu cần đạT :
 - Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận .
 - Tích hợp với các kiến thức về văn tiếng Việt đã học.
 - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
 - Giáo dục HS tính tự lập ,độc lập sáng tạo khi làm bài.
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Ra đề và đáp án nộp cho ban giám hiệu kiểm tra
 *Trò : Nắm chắc phương pháp làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ : Không
	3.Bài mới :
 I.Đề bài : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích truyện Kiều của Nguyễn Du )
II.Gợi ý và biểu điểm
1.Mở bài : (1,5đ)
 - Giới thiếu truyện Kiều với đoạn trích Kiều ở lầu Ngương Bích.
 - Đoạn trích thể hiện tâm trạng nhớ thương ,buồn tủi của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích .
2.Thân bài (7đ)
 - Tâm trạng cô đơn, ngổn ngang trăm mối (ngụ tình trong cảnh bát ngát) :
+Bức tranh mênh mông rơn ngợp: Gồm cả núi non xa vời, với trăng gần.
+Dưới mặt đất bốn bề ngổn ngang cát bụi .
+Cảnh rộng mênh mông mà vắng lặng đến lặng người, nên con người càng nhỏ nhoi cô lẻ .
 - Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ da diết:
+Buồn vì người yêu đang chờ tin, đau đớn ,ân hận khi trăng gợi nhớ đêm trăng với chén rượu thề nguyền.
+Thấm thía nỗi đau vì tình cảnh chia lìa, với trái tim rỉ máu .
+Xót xa hình dung cha mẹ sớm hôm tựa cửa trông tin con.
 	+Day dứt khôn nguôi vì không phụng dưỡng chu đáo cho cha mẹ ngày một tuổi cao, sức yếu .
 - Nỗi lòng ngổ ngang, lo sợ cho thân phận mình (ngụ tình trong mỗi cảnh ) :
+Cánh buồm trong chiều tà gợi nỗi nhớ quê ...
+Hoa trôi gợi thân phận lênh đênh, trôi dạt...
+Nội cỏ, chân mây là nỗi bi thương vô vọng...
+Gió cuốn , sóng ầm ầm gợi tâm trạng hãi hùng, lo sợ...
3.Kết bài : (1,5đ)
 - Nguyễn Du đã đặt Kiều vào một cảnh ngộ thật điển hình, để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng đa chiều và sâu sắc .
 - Biện pháp miêu tả nội tâm thật phong phú : hòa hợp giữa tả cảnh với tả tình, giữa tự sự với độc thoại và độc thoại nôi tâm .
 4. Củng cố : 
 - GV nhắc HS xem lại bài bằng mắt chuẩn bị nộp 
 - GV thu bài về nhà chấm
5. Dặn dò :
 - Chuẩn bị đề bài sau : Phân tích số phận Thúy Kiều , nhân vật chính trong truyện Kiều của Nguyễn Du, để chứng tỏ đời nàng là “Một cung gió thảm mưa sầu” . Hôm sau sẽ luyện viết .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_119_120_121.doc