Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 156 đến tiết 160

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 156 đến tiết 160

CON CHÓ BẤC

 (Giắc Lân-đơn)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế vầ tình cảm thương yêu của Lân-đơn khi viết về con chó Bấc.

2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích tiểu thuyết nước ngoài.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Đoạn trích Bố của Xi-mông cho em suy nghĩ gì?

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 156 đến tiết 160", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 156 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
con chó bấc
	(Giắc Lân-đơn)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế vầ tình cảm thương yêu của Lân-đơn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích tiểu thuyết nước ngoài.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đoạn trích Bố của Xi-mông cho em suy nghĩ gì?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Trước khi gặp Thoóc-tơn cuộc sống của Bấc diễn ra như thế nào?
Hs: Tự trình bày.
* Bấc đã cảm nhận được gì về quảng đời này?
* Từ đó cuộc sống của Bấc như thế nào?
* Điều gì đã phát sinh ra bên trong Bấc khi gặp được chủ mới là Thoóc-tơn?
* Việc Thoóc-tơn chăm sóc chó của mình vì anh không thể không chăm sóc, nói gì về tình cảm của anh đối với loài vật?
* Những cữ chỉ của Thoóc-tơn cho thấy anh là một ông chủ như thế nào đối với những con vật của mình?
* Thoóc-tơn có thói quen.... cho thấy tình cảm của anh đối với bấc có gì đặc biệt?
* Từ đó Thoóc-tơn hiện lên là một chủ nhân như thế nào của con Bấc?
Hoạt động 4:
* Khi cắn lấy bàn tay của Thoóc-tơn, Bấc muốn thể hiện tình cảm nào của mình đối với chủ?
* Bấc muốn bộc lộ tình cảm nào đói với chủ qua những cữ chỉ: nằm phục ở chân Thoóc-tơn ....?
* Có gì độc đáo qua cách kể chuyện?
* Qua đó bộc lộ tình yêu thương của Bấc như thế nào?
 Hoạt động 5:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Giắc Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn Mĩ.
* Tác phẩm: Trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã.
2. Đọc bài:
* Bố cục:
- Giới thiệu Bấc.
- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
- Tình cảm của Bấc đối với chủ.
II. Phân tích:
 1. Giới thiệu Bấc:
- Trước khi gặp Thoóc-tơn, tình cảm của Bấc chỉ là chuyện làm ăn cùng họi cùng phường, tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
ề Cuộc sống nhàn hạ nhưng nhạt nhẻo, hoàn thành trành trách nhiiệm trong vai đầy tớ.
- Khi gặp Thoóc-tơn, Bấc có một tình yêu thương thực sự và nồng nàn.
2. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc:
- Tình cảm yêu quý loài vật có sẵn, tự nhiên, đầy trách nhiệm.
- Biết yêu thương quý trọng các con vật của mình, có cáhc biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên.
- Chân thiện, đầy tình yêu thương, gần gủi, yêu quý nhau do hiểu nhau như những người bạn.
? Yêu quý loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gủi, hiểu biết và quý trọng. Một ông chủ lí tưởng.
3. Tình cảm của bấc đối với chủ:
- Gần gủi vuốt ve, đáp lại những cữ chỉ thân ái của chủ dành cho mình.
- Vô cùng gắn bó, Sẵn sàng hi sinh vì chủ. Phục tùng tôn thờ, ngưỡng mộ.
- Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật bằng năng lực tưởngtượng tuyệt vời của nhà văn.
? Một tình yêu thương giống như của con người: là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn, sâu săc quên mình và thuỷ chung.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài kiểm tra tiếng Việt.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 157 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
Kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về Tiếng Việt, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, giấy kiểm tra.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào bài học.
2. triển khai bài: 
đề bài
Phương án trả lời
I. Trắc nghiệm: 
Chọn câu đúng nhất.
Câu 1: Cụm từ in đậm trong câu sau là thành phần gì?
- Chẵng lẽ ông ấy không biết.
Câu 2: Tìm câu đặc biệt trong đoạn sau?
- Lá bay loạn xạ. Đột nghột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. ở rừng mùa này thường như thế. Mưa.
Câu 3: Trong câu dưới đây, thành phần nào được rút gọn?
- ăn quả nhớ kẽ trồng cây.
II. Tự luận:
Câu 1: Đặt ba câu ghép có quan hệ tương phản, nguyên nhân- kết quả, giả thiết- hệ quả.
Câu 2: Viết một đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
I. Trắc nghiệm: 
A. Thành phần tình thái.
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần gọi đáp.
D. Thành phần phụ chú.
A. Lá bay loạn xạ.
B. Đột nghột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy.
C. ở rừng mùa này thường như thế.
D. Mưa.
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Trạng ngữ.
D. Biệt lập.
II. Tự luận:
Câu 1: 
- Đặt đủ số câu, đúng yêu cầu là câu ghép có quan hệ tương phản, nguyên nhân-kết quả, giả thiết-hệ quả.
Câu 2.
Yêu cầu: Viết đúng cấu trúc của một đoạn văn, có nội dung, có ít nhất một câu chứa khởi ngữ, một câu chữa thành phần tình thái.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Tiếp tục ôn tập kiến thức về Tiếng Việt, chuẩn bị cho bài luyện tập viết hợp đồng.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 158 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
luyện tập viết hợ đồng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
2. Kĩ năng: Viết được các hợp đồng có nội dung dơn giản trong cuộc sống.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Mục đích và tác dụng của viết hợp đồng?
* Trong các văn bản sau, văn bản nào có tính pháp lý?
- Tường trình.
- Biên bản.
- Báo cáo.
- Hợp đồng.
* Một bản hợp đồng gồm có những mục nào? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
* Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng?
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, chọn cách diễn đạt đúng.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hs: Viết vào vở sau đó trình bày tại lớp.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Nội dung:
- Ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
- Hợp đồng có tính pháp lý.
- Các mục:
+ Mở đầu.
+ Nội dung.
+ Kết thúc.
- Chính xác, chặt chẽ.
II. Luyện tập:
 1. 
a,1.
b,1
c, 2
d, 2
2. Viết hợp đồng:
Hs tự trình bày.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập. chuẩn bị bài tổng kết văn học nước ngoài.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 159 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
tổng kết văn học nước ngoài
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản trên cơ sở hệ thống hoá lại những bài văn học nước ngoài đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, các bài văn nước ngoài đã học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hs: Thảo luận nhóm, thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài vào bảng mẫu.
Gv: Nhận xét, khái quát bằng bảng phụ.
I. Thống kê tác phẩm văn học:
TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Nước
Thể loại
Lớp
1
Cây bút thần
TQ
Cổ tích thần kì
6
2
Ông lảo đánh cá và con cá vàng.
A. Pu skin
Nga
Truyện dân gian
6
3
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
TQ
Thơ thất ngôn bát cú
7
4 
Cảm nghĩ trong đêm thành tỉnh
Lý Bạch
TQ
Thơ ngủ ngôn tứ tuyệt
7
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
TQ
Thơ thất ngôn bát cú 
7
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
TQ
Thất ngôn trường thiên
7
7
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Đan Mạch
Truyện ngắn-truện cổ tích.
8
8
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-van-tét
Tây Ban Nha
Tiểu thuyết
8
9
Chiếc lá cuối cùng
O. Hen-ri
Hoa Kì
Truyện ngắn
8
10
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
Kiêc-ghi-di
Truyện ngắn
8
11
Đi bộ ngao du
Ru-xô
Pháp
Nghị luận
8
12
Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc
Mô-li-e
Pháp
Hài kịch
8
13
Cố hương
Lỗ Tấn
TQ
Truyện ngán
9
14
Những đứa trẻ
M. Gor-ki
Nga
Tiểu thuyết tự thuật
9
15
Mây và sóng
Ta-go
ấn Độ
Thơ trữ tình tự do
9
16
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Đi-phô
Anh
Tiểu thuyết phiêu lưu
9
17
Bố của Xi-mông
Mô-pát-xăng
Pháp
Truyện ngắn
9
18
Con chó Bấc
G. Lân-đơn
Hoa kì
Truyện ngắn
9
19
Lòng yêu nước
Ê-ren-bua
Nga
Nghị luận
6
20
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
TQ
Nghị luận
9
21
Chó sói và cừu trong thư ngụ ngôn La-phông-ten
H. Ten
Pháp
Nghị luận
9
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, ôn tập về giá trị nội dung tư tưởng tình cảm và giá trị nghệ thuật của một số bài tiêu biểu.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 160 	 Ngày soạn:......../......./08
	Ngày dạy:......./......./08
tổng kết văn học nước ngoài
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản trên cơ sở hệ thống hoá lại những bài văn học nước ngoài đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, các bài văn nước ngoài đã học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Dựa vào ghi nhớ, nhắclại chủ đề, tư tưởng của một số văn bản tiêu biểu.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Dựa vào ghi nhớ, nhắc lại giá trị nghệ thuật chủ yếu của các bài đã học.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 3:
* Hs: Đọc thuộc lòng một bài thơ mà mình yêu thích.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
* Hs: Kể tóm tắt truyện mà mình yêu thích.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
II. Ôn tập về giá trị nội dung tư tưởng tình cảm:
- Hai cây phong: Cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đăc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vn trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
- Chiếc lá cuối cùng: Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
- Cố hương: Phê phán xã hội phong kiến, lể giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẩm.
- Hồi hương ngẫu thư: Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
- Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc: Khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tướng cười sảng khoái cho khán giả.
II. Ôn tập về giá trị nghệ thuật:
- Những đứa trẻ: Nghệ thuật kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích.
- Bàn về đọc sách: Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và những dẫn chứng sinh động.
- Mây và sóng: Hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Đánh nhau với cối xay gió: Nghệ thuật xây dựng cặp nhân vật đối lập bất hủ trong văn học thế giới.
III. Luyện tập:
Đọc bài.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, ôn tập kiến thức về văn học nước ngoài.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct156-t160.doc