Tuần 13-TIẾT : 61 & 62 LÀNG
NS : 31/10/2010 - Kim Lân -
ND :1/11/2010
A. Mục tiêu cần đạt.
- Bước đầu hiểu biết về Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.
- Hiểu- cảm nhận được giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
B. Trọng tâm kiến thức.
1. Kiến thức :
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó, thấy được một số biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật dựng truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự.
2. Kĩ năng : - Đọc- hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích diễn biến tâm lí nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh tình yêu quê hương, cách mạng. Hiểu, cảm thông, trân trọng những tâm hồn cao đẹp của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Tuần 13-TIẾT : 61 & 62 LÀNG NS : 31/10/2010 - Kim Lân - ND :1/11/2010 A. Mục tiêu cần đạt. - Bước đầu hiểu biết về Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. - Hiểu- cảm nhận được giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ngắn Làng. B. Trọng tâm kiến thức. 1. Kiến thức : - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó, thấy được một số biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật dựng truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật - Đốiá thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự. 2. Kĩ năng : - Đọc- hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại. - Rèn luyện kĩ năng phân tích diễn biến tâm lí nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại. 3. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh tình yêu quê hương, cách mạng. Hiểu, cảm thông, trân trọng những tâm hồn cao đẹp của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. C. Phương pháp: Phân tích, thuyết giảng, thảo luận D. . Tiến trình hoạt động. 1. Ổn định : 9D: 9E: 2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Ý nghĩa? 3. Bài mới :Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn đất người Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống pháp; để viết nên truyện ngắn đặc sắc: Làng. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng. Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân? ? Tác phẩm “Làng” được sáng tác vào thời điểm nào? Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản. GV hướng dẫn cách đọc và gọi một số HS đọc. ? Xác định thể loại của văn bản? ? Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, thái độ, tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua những chi tiết nào? ( Khoe làng say mê, náo nức. Nhớ những ngày cùng anh em làm việc. “Ruột gan ông cứ múa cả lên” khi nghe những tin chiến thắng của quân ta.) ? Những chi tiết đó nói lên điều gì? ? Để bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, tác giả đã đưa ra một tình huống thử thách. Tình huống đó là gì? ( Thực chất đây là tâm trạng , suy nghĩ về danh dự , lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam) ? Tâm trạng của ông Hai trước tình huống đó là gì ? Câu nói nào thể hiện rõ nét nhất tình yêu làng gắn với tình yêu kháng chiến của ông Hai? + “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”-> Không về làng ? Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc khi nào? Suy nghĩ của ông trước sự việc đó? ? Nhận xét về cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của tác giả? Qua đó em hiểu gì về ông Hai ? Học sinh đọc phần còn lại. ? Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Ta có thể khái quát điều gì về nhân vật ộng Hai? ? Ngoài ông Hai, tác giả còn nhắc đến những nhân vật nào? ? Thái độ của các nhân vật ấy như thế nào trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc? Những nhân vật ấy có điểm chung gì ? ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản? Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết. ? Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ? I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả. Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh. Là nhà văn chuyên sáng tác từ trước cách mạng tháng tám 1945 . Tác phẩm của ông thường viết về làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. 2. Tác phẩm. - Làng là tác phẩm thành công của VH Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp . II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc, tìm hiểu chú thích. 2. Tìm hiểu văn bản; a.Tóm tắt. - Chú thích : sách giáo khoa trang 171, 172. b. Thể loại : Truyện ngắn. c. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. * Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc : - Vui, tự hào trước thành quả của quê hương, cách mạng. => Tình yêu làng tha thiết, gắn bó. * Khi nghe tin làng mình theo giặc. + Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, nước mắt lão giàn ra ->Hoang mang ,bối rối, sững sờ=>Nỗi đau đớn bẽbàng. + Dáng vẻ , cử chỉ, điệu bộ:“Cúi gằm mặt , nơm nớp, tróng ngực đập thình thịch -> Nỗi ám ảnh, mặc cảm. + Điểm lại từng người trụ lại làng. + trằn trọc không sao ngủ được”. -> Nỗi băn khoăn, trăn trở khi nghĩ về làng. + Đối thoại với con -> Gửi gắm nỗi lòng mình. * Khi tin làng theo giặc đựơc cải chính. + Mặt tươi vui, rạng rỡ hẵn lên, chia quà cho con. + Múa tay lên mà khoe nhà ông bịo đốt cháy. => Tình yêu sâu nặng với Làng chợ Dầu,đó là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, vói Cụ Hồ. d. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng , tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Tạo tình huống gay cấn: tin thất thiệt từ chính người làng Chợ dầu nói ra. - Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động qua suy nghĩ, hành động, lời nói 2. Nội dung.( Xem ghi nhớ) III. Hướng dẫn tự học. - Nhớ được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả nhân vật ông hai..- Chuẩn bị “ Chương trình địa phương phần Tiếng việt ”. E. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: