Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc

 BẮC SƠN

( Trích hồi 4 - Kịch Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn. Xung đột của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của NV Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía CM ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.

 - Thấy được NT viết kịch, tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hđ thực hiện nội tâm và tính cách NV.

 - Hình thành những hiểu biết sơ lược về kịch nói.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 - Trò: Học bài cũ, soạn bài theo CHĐH văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP

 -Vấn đáp, trao đổi, đàm thoại, hoạt đông nhóm, cá nhân.

 - Bình giảng, diễn dịch.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thuộc lòng bài thơ trong phần VHNN đã học? Cảm nhận về 1 h/a thơ mà em cho là hay nhất?

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 Tuần 35 
Ngày giảng:.././2009 Bài 32: Văn bản Tiết 166-167
 Bắc Sơn
( Trích hồi 4 - Kịch Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng)
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn. Xung đột của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của NV Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía CM ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
 - Thấy được NT viết kịch, tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hđ thực hiện nội tâm và tính cách NV.
 - Hình thành những hiểu biết sơ lược về kịch nói.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: Học bài cũ, soạn bài theo CHĐH văn bản.
C. Phương pháp 
 -Vấn đáp, trao đổi, đàm thoại, hoạt đông nhóm, cá nhân.
 - Bình giảng, diễn dịch.
D. Tiến trình bài dạy
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuộc lòng bài thơ trong phần VHNN đã học? Cảm nhận về 1 h/a thơ mà em cho là hay nhất?
 III. Bài mới
Hoạt độngcủa thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tg- tp
? Nhắc lại một số hình thức sân khấu đã học ở lớp dưới?
HS: - Chèo truyền thống (cổ): Quan Âm Thị Kính.
- Hài kịch của Mô-li-e: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục.
GV: Tìm hiểu tiếp 2 tp kịch hiện đại ở lớp 9.
? Giới thiệu những nét cơ bản về tg Nguyễn Huy Tưởng?
HS: PB theo chú thích SGK
GV: Bổ sung theo SGV -> ghi bảng.
? Xuất xứ VB chúng ta học?
GV: Bắc Sơn gồm 5 hồi: đoạn trích trong SGK là 2 lớp của hồi 4.
HS: Đọc phân vai theo yêu cầu của GV
-1 HS đọc phần dẫn giữa các lớp
- 4 HS đọc 4 vai: Thơm, Ngọc, Thái, Cửu.
GV: NX, sửa cách đọc.
 ? Tóm tắt kịch “Bắc Sơn” và VB trong SGK?
HS: Đọc tóm tắt theo SGK
 Đọc chú thích dấu sao/165
 ? Thế nào là kịch? Đặc điểm của kịch?
GV: Gợi ý (loại hình NT, phương thức thể hiện, hành động NV, ND phản ánh,...)
HS: PB theo SGK/165
? Kịch được phân loại ntn? Cấu trúc của 1 vở kịch?
HS: PB như SGK/165
? Giải thích 1 số chú thích: thất sắc, anh thằng Sáng, cửu phẩm.
Hoạt động 2: Phân tích VB
GV: Bổ sung thêm giá trị và vị trí của vở kịch (SGK/165)
- Đã là kịch phải có xung đột kịch, tình huống kịch và hđ kịch
-Nhắc lại xung đột kịch và hành động kịch.
? XĐ tình huống kịch trong đoạn trích? NX tình huống ấy? Tác dụng của tình huống kịch đối với việc thể hiện xung đột và phát triển hđ kịch?
HS: PB như bảng chính.
->Tình huống ấy buộc Thơm (vợ Ngọc) phải dứt khoát đứng về CM và qua đó, Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
? Từ xung đột trong vở kịch Bắc Sơn, hãy XĐ xung đột và hđ kịch trong hồi 4? Hoàn cảnh diễn ra xung đột ấy?
HS: -Xung đột kịch Bắc Sơn: SGK/165
 -Xung đột kịch hồi 4 (bảng chính)
 -Hoàn cảnh diễn ra xung đột: Khởi nghĩa Bắc Sơn bị đàn áp dã man, kẻ thù dáo diết truy lùng những chiến sĩ CM
? Tóm tắt lớp 1 - đọc lớp 2 và tóm tắt lớp 3? XĐ các NV và NV chính?
HS: XĐ: Thơm, Ngọc, Thái, Cửu – Ngọc, Thơm là NV chính.
GV: Hướng dẫn phân tích theo NV
? Quan sát lớp 1, giới thiệu đôi nét về Thơm và hoàn cảnh của cô?
HS: - Khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi lang thang – người thân duy nhất là Ngọc.
 -Thơm + Ngọc đã sợ hãi: không theo CM >< với cha và em.
-Thơm nghe rất nhiều người nói Ngọc làm Việt gian 
->Thơm đã nghi ngờ Ngọc. Sự nghi ngờ ấy ngày càng được khẳng định trong hồi 4 của vở kịch.
GV: Trong tình huống hết sức bất ngờ là: Thái và Cửu chạy trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn, đã chạy nhầm vào nhà Thơm ->tâm trạng Thơm ntn?
? Hãy phân tích tâm trạng NV Thơm trong tình huống kịch tính ấy? (chú ý lời lẽ, cử chỉ, thái độ và hành động của NV...)
GV: Gợi ý:
? Diễn biến tâm trạng NV Thơm ở lớp 1, 2, 3?
? ở lớp 3, tâm trạng NV Thơm được thể hiện qua những chi tiết nào (Lời thoại của Thơm)? nhận xét về thái độ, hành động, t/c của Thơm?
HS: PBYK
GV: Định hướng (Bảng chính)
-Nghi ngờ -> đau xót, ân hận: cô luôn bị giày vò, ám ảnh bởi cái chết của cha và em, bởi người mẹ hoá điên đi lang thang mà cô thì im lặng, lảng tránh. Có lẽ trong thâm tâm cô đã phần nào nhận ra rằng: chính sự phản bội của Ngọc đã là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của cha và em.
-Lớp 3:
 +Thái độ của Thơm: kiên quyết, dứt khoát bảo vệ Thái, Cửu -> không sợ nguy hiểm
 +Hành động mau lẹ, không khéo để che mắt Ngọc 
-> thông minh
 +Tình cảm: rạch ròi giữa yêu và ghét
? Xung đột, mâu thuẫn kịch đẩy lên tới cao trào, người xem được đặt vào trạng thái hồi hộp, căng thẳng. Em hãy chỉ ra điều đó ở lớp 3- hồi 4?
HS: - Gian ngoài: Thơm và Ngọc
 - Gian trong: Thái và Cửu
 -Bên ngoài: quân Tây và đồng bọn Ngọc bao vây.
=> quả là một tình huống hết sức nguy hiểm, nhưng Thơm đã thông minh, khéo léo giải quyết tình huống nguy hiểm, gây cấn ấy 1 cách hợp lí khiến Ngọc không hề nghi ngờ.
? NX sự chuyển biến của NV Thơm ở lớp kịch này? ý nghĩa của sự chuyển biến ấy?
GV: Bình- khái quát- cảm nhận về NV
? Hãy nêu một vài nét về NV Ngọc mà em biết?
HS: 
-Nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị thực dân
 -Tham vọng: ngoi lên ->địa vị, quyền lực, tiền tài.
 - Thù hận CM,...
? Qsát lời thoại của Ngọc trong cuộc trò chuyện với vợ ->bản chất của Ngọc ntn?
HS: PB như bảng chính.
? XD NV Thơm và Ngọc, tg sử dụng biện pháp NT nào? Ngôn ngữ ở đây chủ yếu là ngôn ngữ gì? Tác dụng? Mỗi NV đại diện cho ai?
HS: Thủ pháp đối lập, ngôn ngữ đối thoại
->Sự đối lập giữa 2 t/c, 2 NV:
Thơm (NV chính diện, tích cực) và 
Ngọc (Phản diện, tiêu cực)
? Suy nghĩ về NV Ngọc?
HS: Tự bộc lộ:
- Lí tưởng sống tầm thường, vì danh lợi -> sẵn sàng phản bội, bán rẻ lương tâm...
? Ngoài 2 NV trên còn có Thái và Cửu, phát biểu 1 số suy nghĩ về 2 NV này ở lớp 2- hồi 4?
HS: 
-Thái: tự tin, sáng suốt, bình tĩnh trong giải quyết tình huống -> tạo niềm tin cho Thơm.
 - Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn -> hiểu ra vấn đề.
? NX NT viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng qua 2 lớp kịch của hồi 4 (Tình huống, ngôn ngữ)? T. dụng của những biện pháp NT?
HS: PB như phần ghi bảng.
Hoạt động 3: Tổng kết
GV?: Giá trị ND và NT của VB “Bắc Sơn”?
HS: -Thực hiện bài luyện tập 1
 Đọc phân vai lớp 2 của VB.
 -BT 2: về nhà
I. Tìm hiểu tg- tp
1. Tác giả: 
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
- 1 trong những nhà văn chủ chốt của nên VHCM.
- Có nhiều đóng góp trong việc phản ánh hiện thực CM và kháng chiến.
- Giải thưởng HCM về VHNT (1996).
2. Tác phẩm
-Trích hồi 4 của kịch”Bắc Sơn” (1946)
3. Đọc- chú thích
 a, Đọc- tóm tắt
b, Chú thích
* Đặc điểm của kịch (SGK) 
* Loại hình NT:
- Phương thức thể hiện:
- Hành động NV:
- ND phản ánh:
 * Phân loại kịch:
-Theo phương thức tổ chức và diễn xuất.
-Theo ND.
*Cấu trúc vở kịch:
- Hồi -> Lớp.
II. Phân tích VB
 1. Tìm hiểu chung đoạn trích
-Tình huống kịch: Thái, Cửu- 2 chiến sĩ CM lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn.
-> chạy đúng vào nhà Ngọc.
-> bất ngờ, căng thẳng, gây cấn, hấp dẫn.
-Xung đột kịch: Sự đối đầu giữa Thái, Cửu với Ngọc và đồng bọn.
-HĐ kịch: Tập trung vào Thơm và Ngọc.
2. Phân tích
a, NV Thơm
*Lớp 1, 2: Nghi ngờ -> dần dần đã nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc -> đau xót, ân hận.
*Lớp 3:
-Thái độ: kiên quyết, dứt khoát bảo vệ Thái, Cửu; không sợ nguy hiểm đến tính mạng.
-Hành động mau lẹ, khôn khéo, thông minh.
-Tình cảm:
 +Quí trọng CM, khinh ghét bọn Việt gian, XL
 +Nhận rõ bộ mặt thật của Ngọc.
->Xung đột kịch đẩy lên tới cao trào->hứng thú, hấp dẫn.
=>sự chuyển biển rõ nét trong t/c của NV->Kh.đ sức sống của CM, sức thuyết phục của chính nghĩa.
b, NV Ngọc
-Nho lại, địa vị thấp kém -> ngoi lên, nuôi tham vọng, địa vị, tiền, quyền.
-Tay sai đắc lực của TD Pháp.
-Bản chất: Việt gian, độc ác, giả nhân giả nghĩa, phản dân hại nước.
c, NT viết kịch
-Tình huống éo le, bất ngờ.
-Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với hđ kịch.
=>Bộc lộ xung đột, thúc đẩy hđ kịch phát triển, bộc lộ nội tâm và t/c NV
III. Tổng kết
Ghi nhớ/ SGK/ 167
IV. Luyện tập
IV. Củng cố
 ? Cảm nhận sau khi học xong VB?
 V. Hướng dẫn học bài
 -Tóm tắt hồi 4 (2 lớp), thuộc ghi nhớ, đặc điểm kịch
 PBCN về NV Thơm.
 - Tiết sau: Tổng kết phần TLV
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:.././2009 Tuần 34
Ngày giảng:.././2009 Bài 32: Tập làm văn Tiết 163
 Tổng kết phần Tập làm văn
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Ôn lại để nắm vững các kiểu VB đã học từ lớp 6-9
 - Phân biệt các kiểu VB và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
 - Phân biệt kiểu VB và thể loại.
 - Biết đọc các kiểu VB theo đặc trưng kiểu VB, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các VB thông dụng.
B. Chuẩn bị 
 - SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
C. Phương pháp
- HS chuẩn bị ND TK ở nhà; hoạt động nhóm, cá nhân.
- Vấn đáp, trao đổi, nêu VĐ- giải quyết VĐ
D. Tiến trình bài học
 I.ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Cảm nhận về NV Thơm trong VB “Bắc Sơn”? Đặc điểm của loại hình sân khấu kịch? 
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các VB trong chương trinh Ngữ văn THCS.
HS: Đọc bảng tổng kết trong SGK/169
? Kể tên các kiểu VB đã học? (Lấy mỗi kiểu VB 1 VB đã học)
? Kể tên những VB thuộc mỗi kiểu trên?
HS: -Dựa vào SGK để PBYK
 -VD:
- Kiểu VB tự sự: “Con Rồng cháu Tiên”
- Kiểu VB miêu tả: đoạn văn miêu tả cảnh MT mọc trong VB “Cô Tô”.
? So sánh sự khác nhau giữa các kiểu VB trên?
HS: PB như bảng chính.
? Các kiểu VB trên có thay thế cho nhau được không? Vì sao?
HS: Bởi vì chúng có những điểm khác nhau.
? Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong cùng 1 VB hay ko? Vì sao? Lấy VD minh hoạ.
HS: Lấy VD minh hoạ.
? Giữa kiểu VB, hình thức thể hiện, thể loại tp có gì giống và khác nhau?
HS: Hoạt động nhóm PBYK
GV: Chốt- ghi bảng.
? Các thể loại VH đã học? PTBĐ được sử dụng trong mỗi thể loại?
HS: PB như bảng chính.
? Tphẩm VH (thơ, truyện, kịch,...) có khi nào sử dụng yếu tố NLL không? Lấy VD?
HS: Có. Ví dụ như Truyện Kiều, Bến quê, Lão Hạc,...
? Yếu tố NL có vai trò gì trong các tp VH?
? Câu hỏi 5/ SGK/ 171
HS: PBYK
GV: Chốt- ghi bảng
GV?: Câu hỏi 6 (SGK/171)
 Tphẩm NL có cần yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh không? Cần ở mức độ nào? Vì sao?
HS: Cần nhưng chúng chỉ là yếu tố phụ bổ sung cho yếu tố NL -> bài văn NL bớt khô khan, thêm sinh động, hấp dẫn.
Hoạt động 2: TLV trong chương trình Ngữ văn THCS
? Chỉ ra mối qhệ giữa Văn và TLV, TV? Lấy VD?
HS: Nêu như bảng chính và lâý VD.
GV: Chốt- ghi bảng
? ý nghĩa của PTBĐ: MT, TS, NL, BC, TM trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
Hoạt động 3: Các kiểu VB trọng tâm
GV?: Câu hỏi 1, 2, 3 (III/ 171-172)
HS: Hoạt động nhóm XD ND câu hỏi: Kiểu VB, MĐ, các yếu tố ND, PTBĐ chính, ngôn từ.
GV: - Chốt kiến thức cơ bản
 -Treo bảng phụ (như bảng chính).
? Nêu dàn bài chung của 1 bài văn NL về 1 SVHTĐS; 1 vấn đề tư tưởng đạo lí; về 1 tp truyện, 1 bài thơ (đoạn thơ)
HS: Hoạt động nhóm – trình bày
GV: Chốt lại.
I. Các kiểu VB đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
1. Các kiểu VB: 
- 6 kiểu VB: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.
2. So sánh sự khác nhau giữa các kiểu VB: 
* Khác nhau về: 
- Phương thức biểu đạt.
- Hình thức thể hiện.
+Tự sự: PTBĐ tự sự.
+Miêu tả: PTBĐ miêu tả.
+Nghị luận: PTBĐ nghi luận.
+Thuyết minh: PTBĐ thuyết minh.
=> không thể thay thế cho nhau.
3. Các phương thức biểu đạt
- Có thể phối hợp với nhau trong 1 VB cụ thể -> không có VB nào chỉ có duy nhất 1 PTBĐ.
4. Kiểu VB, hình thức thể hiện và thể loại tp VH.
- Giống: sử dụng 1 PTBĐ chính nào đó.
- Khác: -Kiểu VB là cơ sở của thể loại VH.
 -Kiểu VB thuộc thể loại VH.
- Thể loại VH:
+ Tự sự, trữ tình, kí, kịch,...
+ Mỗi thể loại sử dụng kết hợp nhiều PTBĐ 
 +Một tp VH có thể sử dụng yếu tố NL. 
(yếu tố NL là phụ -> thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết hoặc kể-> phát triển giao tiếp)
5. Kiểu VB tự sự và thể loại VH tự sự
- Giống: kể người, kể việc.
- Khác:
 + VB tự sự: xét hình thức, phương thức.
 + Thể loại tự sự: đa dạng ( truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch) phân biệt với các thể loại khác (VD: trữ tình, kịch)
5. Kiểu VB biểu cảm và thể loại trữ tình
- Giống: chứa đựng cảm xúc->t/c là chủ đạo
- Khác:
+VB biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về 1 đối tượng (Văn xuôi)
 +Thể loại VH trữ tình: ĐS cảm xúc phong phú của chủ thể trước đời sống ( thơ)
II. Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS
1/ Mối qhệ giữa Văn và TLV, TV
- Chặt chẽ, bổ sung, tác động lẫn nhau-> tích hợp.
 2/ Nghĩa của các PTBĐ trong việc rèn luyện các kĩ năng làm văn.
- Quan trọng:
+Tự sự, miêu tả -> giúp làm văn tự sự, miêu tả hay.
 +Đọc VBNL, TM -> tư duy mạch lạc, chặt chẽ, cụ thể.
III. Các kiểu VB trọng tâm
Kiểu VB
Mục đích
Các yếu tố ND
PTBĐ chính
Ngôn từ
Tự sự
Trình bày diễn biến các SV, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ, t/c...
Tình huống, NV, hành động, việc làm, lời kể, kết cục
Tự sự
Từ giải thích, ĐT, từ chỉ thời gian, không gian.
Miêu tả
Tái hiện laị trạng thái, hđ của SV, con ng`.
Tái hiện được nơi chốn, NV,...
Miêu tả
Từ miêu tả (ĐT- TT)
Biểu cảm
Bày tỏ t/c, khơi gợi sự đồng cảm.
Đối tượng biểu cảm, h/a có tính ẩn dụ tượng trưng...
Trực tiếp biểu cảm.
Biểu cảm
-Từ ngữ có td BC.
-H/a ẩn dụ để BC.
Thuyết minh
Giúp người đọc có tri thức khách quan về đối tượng.
Tri thức, hiểu biết chính xác về đối tượng.
Thuyết minh
Chính xác, khách quan, cụ thể, rõ ràng.
Nghị luận
Thuyết phục người khác phải tin.
Luận điểm, luận cứ, lập luận.
Nghị luận
Khái nịêm trừu tượng, thuật ngữ, từ chỉ qhệ lô-gíc.
HCCV
Trình bày ý muốn, qđ, thực hiện quyền hạn,...
theo mẫu
HCCV
Ngắn gọn, rõ ràng
*Dàn bài của 1 số dạng văn NL:
-NL về 1 SV hiện tượng ĐS
-NL về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-NL về 1 tp truyện, đoạn trích.
-NL về 1 bài thơ (đoạn thơ)
IV. Củng cố:
- Khái quát ND tiết học.
V. Hướng dẫn học bài
 - Ôn tập: theo ND bảng TK
 - Tiết sau: soạn: “Tôi và chúng ta”.
 - Đọc kĩ chú thích: hoàn cảnh ra đời của vở kịch, tóm tắt VB, trả lời câu hỏi SGK.
 - Gạch chân những lời thoại liên quan đến các NV.
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:.././2009 Tuần 34
Ngày giảng:././2009 Bài 33: Văn bản Tiết 168-169
Tôi và chúng ta
(Trích cảnh III – Lưu Quang Vũ)
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 -Hiểu được tính cách các NV tiêu biểu như Hoàng Việt, Nguyễn Chính -> cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.
 - Đặc điểm thể loại kịch: tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hđ và sử dụng ngôn ngữ. 
B. Chuẩn bị 
 - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. Phương pháp
 -P2:diễn dịch, trao đổi, vấn đáp, hđ nhóm, cá nhân; bình giảng.
D. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II.Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tg- tp
? Giới thiệu những nét cơ bản về tg Lưu Quang Vũ và vở kịch “Tôi và chúng ta”?
HS: PBYK theo chú thích dấu sao SGK
GV:- Nhà thơ, viết kịch nổi tiếng...
- Vợ là nữ sĩ tài hoa: Xuân Quỳnh.
- Có nhiều vở kịch nổi tiếng, để đời làm sôi động kịch trờng...
GV: Nêu yêu cầu đọc.
HS: Đọc phân vai theo NV.
? Giải nghĩa từ: quản đốc, phân xưởng, phòng tài vụ?
Hoạt động 2: Phân tích VB
? VB thuộc loại kịch nào? Em hiểu gì về nhan đề VB?
HS: -Thuộc kịch nói (xét về ND)
 - Nhan đề: mối qhệ giữa cá nhân với tập thể.
? Đọc- tóm tắt vở kịch? (SGK/179)
? Vở kịch diễn ra trong hoàn cảnh nào?
HS: -Sau hoà bình 1975, những năm 80 của thế kỉ XX, xã hội đang chuyển mình sang thời kì mới với những y/c, phát triển khác trước -> những năm đầu của công cuộc đổi mới -> nhiệm vụ: khôi phục đất nớc...
GV: Bổ sung: cần thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức đã lạc hậu, cũ kĩ-> yêu cầu bức thiết.
? Vấn đề đặt ra trong vở kịch là gì? ý nghĩa của nó?
GV: Chốt như bảng chính -> vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lớn.
? Nêu tình huống kịch, mâu thuẫn cơ bản của vở kịch?
HS: Nêu như SGK/ chú thích.
? Tình huống đặt ra trong cảnh III? NX tình huống đó?
HS: PB như bảng chính.
GV: Khác với tình huống trong kịch Bắc Sơn.
? Mâu thuẫn cơ bản trong cảnh III được bộc lộ ntn? Các NV nào tiêu biểu cho sự mâu thuẫn ấy?
HS: PBYK như bảng chính.
? Phân tích để thấy rõ tình huống và xung đột kịch hết sức căng thẳng, quyết liệt?
GV: Gợi ý:
? MĐ của Hoàng Việt khi công bố kế hoạch SX mới? Mục đích ấy thể hiện qua lời thoại nào?
HS: PB như bảng chính
 Lời thoại: -Lương khoán theo sp...
 -với số lượng tối thiểu...
? Khi GĐ Hoàng Việt công bố bản kế hoạch SX mới đã nhận được thái độ ntn từ phía người nghe? Lí do?
HS: -Lê Sơn: hoài nghi, sợ hãi, phân vân...
-> chỉ là chuyện riêng, trên giấy, không thực hiện điện -> sau đó quyết định nhập cuộc.
 -Trưởng phòng tổ chức tài vụ: phản ứng về việc tuyển thêm nhiều công nhân, liên quan đến biên chế, quĩ lương...-> không tán thành.
 - Quản đốc Trương: phản ứng việc xoá bỏ quản đốc.
-> sợ mất chức, quyền.
- Nguyễn Chính: phản ứng gay gắt, quyết không đồng tình.
=> Dựa vào những quy tắc đã lỗi thời, cứng nhắc; vào những chỉ tiêu đã lạc hậu, cũ kĩ, thiếu tính hiệu quả và hiện thực + vì quyền lợi, MĐ cá nhân.
? Phản ứng rất khác nhau ấy chứng tỏ điều gì?
HS: Cái cũ, bảo thủ, lạc hậu đã thành nếp, ăn sâu vào trong suy nghĩ, tư tưởng của mỗi người, khó thay đổi.
-Cái mới, cái tiến bộ khi mới xuất hiện -> vấp phải những khó khăn, vướng mắc, cản trở ->tất yếu.
? Trước phản ứng của phe bảo thủ, thái độ của HV được thể hiện qua những lời thoại nào?NX gì về thái độ của anh qua những lời thoại đó?
HS: Tìm lời thoại _>NX như bảng chính.
? Điều đó chứng tỏ anh là người ntn?
HS: Quyết đoán, hiểu biết, năng động.
? NX vai trò của những người như HV trong sự nghiệp đổi mới?
HS: Mẫu con người mới trong xh mới ->cần thiết.
GV: bình.
? Từ những nhận xét trên em hãy rút ra NX về t/c của mỗi NV?
HS: PBYK
GV: Chốt- ghi bảng
? NT khắc hoạ tính cách NV?
HS: NV được khắc hoạ qua tình huống kịch hấp dẫn và qua ngôn ngữ, hành động của NV.
? Cảm nhận của em về cuộc đấu tranh giữa 2 phái: đổi mới và bảo thủ và xu thế phát triển và kết thúc của tình huống kịch? Vì sao em có NX nh vậy?
HS: PBYK
GV: Chốt- ghi bảng
 Đây là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Cuộc đấu tranh còn gay go, quyết liệt. Nhưng cách nghĩ, cách làm của GĐ HV phù hợp với y/c thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển đi lên của XH. Những người như họ sẽ không đơn độc. Họ sẽ thắng là tất yếu. Đó cũng chính là quy luật đào thải và phát triển của đời sống XH.
Hoạt động3: Tổng kết
? Cảm nhận về giá trị ND và NT của VB?
HS: Đọc ghi nhớ/180
? Từ cảnh III của vở kịch, ta thấy thái độ của tg ở đây ntn? Từ đó, em hiểu được gì về tư tưởng của tg?
HS: - ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
 -Ca ngợi những con người dám nghĩ dám làm, phê phán những kẻ cơ hội bảo thủ.
-> đặt vấn đề đổi mới trúng thời điểm. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng...
? Liên hệ thực tế đổi mới ngày nay của chúng ta?
HS: Tự liên hệ: Đổi mới vượt bậc: KHKT tiên tiến, tiếp cận và làm chủ CNTT, có nhiều người trẻ tuổi, năng động, dám nghĩ, dám làm như HV -> hành trang tốt bước vào thế kỉ mới.
? Vở kịch tác động ntn đến nhận thức của em trong học tập?
HS: -Sáng tạo, tìm ra p2, cách học mới, hiệu quả.
 -Đoàn kết trong học tập->ủng hộ cái mới, phê phán, đấu tranh với cái bảo thủ, lạc hậu
I. Tác giả- tác phẩm
1. Tác giả: SGK
 2. Tác phẩm
- Gồm 9 cảnh.
- Đoạn trích thuộc cảnh III
- ND: phản ánh cuộc xung đột trực tiếp, đầu tiên giữa những ngời khát khao đổi mới với phái bảo thủ.
3. Đọc- chú thích
II. Phân tích VB:
1. Tìm hiểu chung
- Nhan đề: mối qhệ giữa cá nhân với tập thể.
- Vấn đề cơ bản (chủ đề)
 +Thay đổi phương thức tổ chức, quản lí.
 + Coi trọng thực tiễn, hiệu quả của công việc.
 + Quan tâm đến đời sống, quyền lợi của mỗi cá nhân.
-> ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
-Tình huống và mâu thuẫn cơ bản:
 +Tình huống: Xí nghiệp T. Lợi ngưng trệ SX -> giải quyết bằng cách mở rộng SX, đưa ra cách làm ăn mới -> những kẻ bảo thủ phản ứng gay gắt => căng thẳng, quyết liệt.
+ Mâu thuẫn, xung đột: giữa cái mới, tiến bộ >< cái cũ, lạc hậu, bảo thủ.
2. Phân tích mâu thuẫn giữa các NV.
GĐ Hoàng Việt, KS Lê Sơn.
Phó GĐ N.Chính, Qđốc phân xưởng Trương, trưởng phòng tài vụ.
Công bố kế hoạch SX mới.
-MĐ: tạo sự công bằng trong LĐ, nâng cao đời sống c.nhân, phát triển KT đất nước
Phản ứng, chống đối gay gắt.
- Nguyên nhân:
+ Không nhận thức được yêu cầu đổi mới.
+ Bảo thủ, trì trệ, kém năng lực. + Lo sợ vì quyền lực, quyền lợi cá nhân.
-Thái độ: quyết đoán, dứt khoát, mạnh mẽ, dám làm dám chịu.
- Cần thiết để xoá bỏ cái cũ, mở đường cho cái mới
3. Tính cách của các NV tiêu biểu.
* GĐ Hoàng Việt
-Năng động, dám nghĩ dám làm, có tinh thần trách nhiệm cao.
-Trung thực, thẳng thắn, quyết đoán.
*Kĩ sư Lê Sơn:
-Có năng lực, trình độ chuyên môn, dám và sẵn sàng theo cái mới.
*PGĐ Nguyễn Chính:
-Bảo thủ, máy móc.
-Gian ngoan, nhiều thủ đoạn mánh khoé, khéo luồn lọt và xu nịnh cấp trên.
*Qđốc Trương:
-Kém hiểu biết, máy móc, ham quyền lực.
=> Khắc họa NV qua tình huống, ngôn ngữ và hành động của NV.
4. Xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch
- Đấu tranh là tất yếu và gay gắt -> cái mới sẽ thắng.
- Xung đột kịch mới ở bước đầu -> đấu tranh giữa cái cũ và cái mới còn dai dẳng, quyết liệt.
III. Tổng kết
- Ghi nhớ/180
IV. Củng cố:
? PBCN về giá trị đặc sắc của VB?
V. Hướng dẫn học bài:
- Tóm tắt VB, làm bài luyện tập, thuộc ghi nhớ.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_33_nguyen_thi_chuyen_truong_thcs_nguy.doc