Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 36 - Giáo viên: Nguyễn Hồ Hải - Trường THCS Tân Trung

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 36 - Giáo viên: Nguyễn Hồ Hải - Trường THCS Tân Trung

Tổng kết Văn học

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

1/ Về kiến thức: Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.

 - Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.

2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.

 - Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại

3/ Về thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình

II. CHUẨN BỊ:

 1- Giáo viên:

 - Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + xem nội dung SGK

 - Soạn giáo án, ghi bảng phụ

 2- Học sinh

- Học thuộc bài cũ

- Chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập các kiến thức đã học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 Hoạt động 1: Khởi động (1)

 * Mục tiêu: : On lại liến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học

1/ Ổn định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:

* Hoạt động 1: PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN (27)

Cho học sinh đứng tại chỗ trình bày nội dung theo yêu cầu câu hỏi SGK, giáo viên tóm lại cho học sinh ghi khái quát

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 36 - Giáo viên: Nguyễn Hồ Hải - Trường THCS Tân Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 36 Ngày soạn: 10/ 05/ 2011
Tiết: 167 + 168 Ngày dạy: 17/ 05/ 2011 
Tổng kết Văn học
–—–—–—–—
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
1/ Về kiến thức: Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
	- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
	- Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại
3/ Về thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	- Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + xem nội dung SGK
	- Soạn giáo án, ghi bảng phụ
 2- Học sinh
- Học thuộc bài cũ
- Chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập các kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	ª Hoạt động 1: Khởi động (1’)
	 * Mục tiêu: : Oân lại liến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học
1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
* Hoạt động 1: PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN (27’)
Cho học sinh đứng tại chỗ trình bày nội dung theo yêu cầu câu hỏi SGK, giáo viên tóm lại cho học sinh ghi khái quát
THỂ LOẠI
ĐỊNH NGHĨA
CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC HỌC
Truyện
- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh, ngốc nghếch là động vật) có yếu tố hoang đường, thể hiện ườc mơ, niềm tin chiến thắng
- Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răm dạy một bài học nào đó
- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
* Con rồng cháu tiên
- Bánh chưng bánh giày
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sự tích Hồ Gươm
* Sọ dừa
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
* Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Đeo nhạc cho mèo
- Chân, tay, mắt, miệng
* Treo biển
- Lợn cưới, áo mới
Ca dao dân ca
Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Tục ngữ
- Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. 
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người lao động và xã hội
Sân khấu
- Là loại kịch hát, múa dân gian : kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu ( diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình) phổ biến ở Bắc Bộ
- Quan Âm Thị Kính
* Hoạt động 2: PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (30’)
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 trong SGK, giáo viên kẻ bảng và gọi học sinh trình bày từng cột, từng phần
Thể loại
Tên văn bản
Thời gian
Tác giả
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Truyện kí
1. Con hổ có nghĩa
NXBGD - 1997
Vũ Trinh
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người
2. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Đầu thế kỉ 15
Hồ Nguyên Trừng
Ca ngợi phẩm chất cao qúy của vị thái y họ phạm: tài chữa bệnh và lòng yêu thương con người, không sợ quyền uy
3.Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền Kì Mạn lục)
Đầu thế kỉ 16
Nguyễn Dữ
Thông cảm với số phận oan nghiệt và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật
4. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( trích Vũ Trung tùy bút)
Đầu thế kỉ 19
Phạm Đình Hổ
Phê phán lối ăn chơi của vua chúa, quan lại qua lối ghi chép cụ thể, chân thực , sinh động
5. Hoàng Lê nhất thống chí ( trích hồi thứ 14)
Đầu thế kỉ 19
Ngô Gia Văn Phái
Ca ngợi chiến công của Nguyễn Huệ, sự thất bại của quân Thanh. Nghệ thuật viết tiểu thuyết chương hồi kết hợp tự sự và miêu tả
Thơ
Sông núi nước Nam
1077
Lý Thường Kiệt
Tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng với giọng văn hào hùng
Phò giá về kinh
1285
Trần Quang Khải
Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình sẽ giữ cho đất nước vạn cổ
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường
Cuối thế kỉ 13
Trần Nhân Tông
Sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của vùng quê yên tĩnh mà không đìu hiu. Nghệ thuật tả cảnh tinh tế
Bài ca Côn Sơn
Trước 1442
Nguyễn Trãi
Sự giao hòa thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm và nhân cách thanh cao, nghệ thuật tả cảnh và so sánh đặc sắc
Sau phút chia ly (trích chinh phụ ngâm khúc)
Đầu thế kỉ 18
Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)
Nỗi sầu của người vợ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Cách dùng điệp từ tài tình
Bánh trôi nước
Thế kỉ 18
Hồ Xuân Hương
Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả ảnh so sánh,ẩn dụ
Qua đèo ngang
Thế kỉ 19
Bà Huyện Thanh Quan
Vẻ đẹp cổ điển về bức tranh đèo ngang và một tâm sự yêu nước quan lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể loại đường luật.
Bạn đến chơi nhà
Cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19
Nguyễn Khuyến
Tình cảm bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một hình ảnh thơ giản dị, linh hoạt.
Truyện thơ
*Truyện Kiều (trích)
-Chị em Thúy Kiều
-Cảnh ngày xuân
-Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Mã Giám Sinh mua Kiều
- Kiều báo ân báo oán
- Đầu thế kỉ 19
Nguyễn Du
- Cách miêu tả vẻ đẹp và tài hoa của chị em Thúy Kiều
- Cảnh đẹp ngày xuân cổ điển, trong sáng
- Tâm trạng và nỗi nhớ của Kiều với lối dùng điệp từ
- Phê phám , vạch trần bản chất của Mã Giám Sinh và nỗi nhớ của nàng Kiều
- Kiều báo ân báo oán với giấc mơ hiện thực công lý qua đoạn trích kết hợp miêu tả với bình luận
* Truyện Lục Vân Tiên (trích)
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Lục Vân Tiên gặp nạn
Giữa thế kỉ 19
Nguyễn Đình Chiểu
- Vẻ đẹp sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng qua giọng văn và cách biểu cảm của tác giả
- Nỗi khổ của người anh hùng gặp nạn và bản chất của bọn vô nhân đạo
Nghị luận
Chiếu dời đô
1010
Lý Công Uẩn
Lý do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh. Lập luận chặt chẽ
Hịch tướng sĩ (Trích)
Trước 1285
Trần Quốc Tuấn
Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo)
1428
Nguyễn Trãi
Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng hấp dẫn
Bàn luận về phép học
1791
Nguyễn Thiếp
Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục
* Hoạt động 3: PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI (30’)
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 4, giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết như hai phần trên
Thể loại
Tên văn bản
Thời gian
Tác giả
Những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Truyện kí
Sống chết mặc bây
1918
Phạm Duy Tốn
Tố cáo tên quan phủ vô nhân đạo. Thông cảm nỗi khổ của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tương phản, đối lập, tăng cấp
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1925
Nguyễn Aùi Quốc
Đối lập hai nhân vật: Ra-ven gian trá, lố bịch: Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh
Tức nước vỡ bờ
1939
Ngô Tất Tố
Tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, thông cảm nỗi khốn khổ của người dân, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ ở nông thôn. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
Trong lòng mẹ (Trích những ngày thơ ấu)
1940
Nguyên Hồng
Những đắng cay tủi nhục và tình yêu thương người mẹ của tác giả thời thơ ấu. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
Tôi đi học
1941
Thanh Tịnh
Kỉ niệm ngày đầu đi học. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm
Bài học đường đời đầu tiên
1941
Tô Hoài
Vẻ đẹp cường tráng, tính nết kiêu căng và nỗi hối hận của Dế Mèn khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Nghệ thuật nhân hoá, kể chuyện hấp dẫn
Lão Hạc
1943
Nam Cao
Số phận đau thương và vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc, sự thông cảm sâu sắc của tác giả. Cách miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện hấp dẫn
Làng
1948
Kim Lân
Tình yêu quê hương, đất nước của những người phải tản cư. Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Sông nước Cà Mau
1957
Đoàn Giỏi
Chợ Năm Căn, cảnh sông nước rộng lớn hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên qua cảm nhận tinh tế của tác giả
Chiếc lược Ngà
1966
Nguyễn Quang Sáng
Tình cảm cha con sâu đậm, đẹp đẽ trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Cách kể chuyện hấp dẫn, kết hợp với miêu tả và bình luận
Lặng lẽ Sa Pa
1970
Nguyễn Thành Long
Vẻ đẹp của người thanh niên với công việc thầm lặng. Tình huống truyện hợp lí, kể chuyện tự nhiên. Kết hợp tự sự với trữ tình và bình luận
Những ngôi sao xa xôi
1971
Lê Minh Khuê
Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của những cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung miêu tả tâm lí nhân vật.
Vượt thác (Trích quê nội)
1974
Võ Quảng
Vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của sức mạnh con người trước thiên nhiên. Tự sự kết hợp với trữ tình
1985
Dưy Khang
Bức tranh cụ thể, sinh động về thế giới loài chim của một vùng quê, cách quan sát và miêu tả tinh tế.
Bến Quê
1985
Nguyễn Minh Châu
Trân trọng vẻ đẹp, giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. Tình huống truyện, hình ... sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn nghệ giúp con người sống phong phú và hoàn thiện thêm về nhân cách. Bài văn có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh cảm xúc 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1951
Hồ Chí Minh
Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Lập luận chặt chẽ, giọng văn tha thiết, sôi nổi thuyết phục
Sự giàu đẹp của tiếng việt
1967
Đặng Thai Mai
Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng việt trên nhiều phương diện biểu hiện sức sống của dân tộc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao
Đức giản dị của Bác Hồ
1970
Phạm Văn Đồng
Giản dị là đức tính nổi bậc của Bác trong đời sống trong ácc bài viết. Nhưng có sự hài hoà giữa đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp. Lời văn tha thiết có sức truyền cảm
Phong cách Hồ Chí Minh
1990
Lê Anh Trà
Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị là phong cách Hồ Chí Minh
Ý nghĩa văn chương
NXBGD 1998
Hoài Thanh
Nguồn gốc của văn chương là vị tha, văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú. Lối văn nghị luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
2001
Vũ Khoan
Chỗ mạnh và chỗ yếu của tuổi trẻ Việt Nam. Những yêu cầu khắc phục cái yếu để bước vào thế kỉ mới. Lời văn hùng hồn thuyết phục
Kịch
Bắc Sơn
1946
Nguyễn Huy Tưởng
Phản ánh mâu thuẫn giữa cách mạng và kẻ thù của cách mạng, thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm. Nghệ thuật thể hiện tình huống và mâu thuẫn
Tôi và chúng ta 
NXB SK 1994 
Lưu Quang Vũ 
Quá trình đấu tranh của những người dám nghĩ dám làm, có trí tuệ và bản lĩnh để phá bỏ cơ chế đem hạnh phúc cho mọi người. Cách khai thác tình huống truyện.
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 PHÚT)
- Bổ sung hoàn chỉnh các bảng tổng kết văn học Việt Nam
- Nắm vững lại kiến thức đã học.
- Phân tích nét nổi bật về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm văn học Việt Nam đã học	
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần: 36 Ngày soạn: 16/ 05/ 2011
Tiết: 169 +170 Ngày dạy: 19/ 05/ 2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, 
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
ŸŸŸŸŸŸŸŸŸ&ŸŸŸŸŸŸŸŸŸ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
_Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài làm mang tính tổng hợp.
_HS củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận, đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và sự hướng dẫn của GV.
II. CHUẨN BỊ:
_GV: chấm bài, phân loại bài, thống kê và định hướng sửa chữa, khắc phục các loại lỗi trong bài viết của HS.
_HS: tự xây dựng lại đề bài, đáp án bài kiểm tra tổng hợp, so sánh bài làm của mình với đáp án và tự rút ra các ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1ª Hoạt động 1: Khởi động (1’)
	 * Mục tiêu: : Oân lại liến thức cũ- Tạo tâm thế cho bài học
1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1: Tiến hành sửa chữa bài kiểm tra (10’)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các nội dung đã học
- Gọi học sinh nhắc lại đề bài
-Yêu cầu phần trắc nghiệm là gì?
- Yêu cầu phần tự luận là gì ?
- Em có nhận xét gì về dạng đề?
- Nội dung cần đạt là gì ?
- Giáo viên: đưa ra đáp án
+ Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,25 điểm ( 12 câu – 3 điểm)
+ Phần tự luận 7 điểm
Hoạt động 2:Nhận xét chung về bài làm của HS (10’)
Mục tiêu: Định hướng những ưu, khuyết điểm trong bài làm 
Giáo viên nhận xét chung về bài làm
*Ưu điểm: đa số HS ôn tập kĩ, thuộc bài, nắm được đề và phương pháp làm bài tự luận, thể hiện được kiến thức toàn diện, rộng rãi thông qua kết quả khá khả quan của phần trắc nghiệm.
*Hạn chế:
_Trắc nghiệm: Nhiều em chưa có kiến thức khái quát, toàn diện chương trình ; còn chưa kĩ lưỡng trong việc chọn đáp án đúng nhất, đầy đủ nhất.
_Tự luận: một số còn kém về kĩ năng làm văn, viết bài với nội dung còn quá sơ sài, chưa ứng dụng được lí thuyết về kiểu văn bản vào việc viết bài với một đề tài cụ thể; mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
* Hoạt động 3: HDHS sửa chữa những lỗi sai trong bài làm (10’)
Mục tiêu: HS nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
GV nêu lên những lỗi sai mà học sinh mắc phải, Y/C HS phát hiện và đề ra biện pháp khắc phục
HĐ 4: Phát bài kiểm tra (10’)
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn
GV phát bài kiểm tra, Y/c Hs đổi bài quan sát và nhận xét® Nêu ý kiến thắc mắc.
GV giải đáp
Y/C HS đọc điểm, GV ghi vào sổ
Hoạt động 5: Đánh giá kết quả bài làm (5’)
Mục tiêu: Rút kinh nghiệm sau tiết học
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS qua điểm số đạt được: Nhìn chung bài làm của các em có đầu tư,có học bài tốt, điểm số khá cao
- Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp chưa cố gắng, đa số rơi vào những trường hợp chưa tích cực học tập
* Hoạt động 6: Tiến hành sửa chữa bài kiểm tra (8’)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các nội dung đã học
- Gọi học sinh nhắc lại đề bài
-Yêu cầu phần trắc nghiệm làgì ?
- Yêu cầu phần tự luận là gì ?
- Em có nhận xét gì về dạng đề này 
- Nội dung cần đạt là gì ?
- Giáo viên: đưa ra đáp án
+ Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,25 điểm ( 11 câu – 3 điểm)
+ Phần tự luận 7 điểm
Hoạt động 7:Nhận xét chung về bài làm của HS (10’)
Mục tiêu: Định hướng những ưu, khuyết điểm trong bài làm 
Giáo viên nhận xét về ưu điểm
- Giáo viên nhận xét về hạn chế
- Nhận xét những ưu, khuyết điểm về mặt hình thức bài làm
*Hoạt động 8: HDHS sửa chữa những lỗi sai trong bài làm (10’)
Mục tiêu: Học sinh nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
GV nêu lên những lỗi sai mà học sinh mắc phải, Y/C HS phát hiện và đề ra biện pháp khắc phục
HĐ 9: Phát bài kiểm tra (10’)
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn
GV phát bài kiểm tra, Y/c Hs đổi bài quan sát và nhận xét® Nêu ý kiến thắc mắc.
GV giải đáp
Y/C HS đọc điểm, GV ghi vào sổ
Hoạt động 10: Đánh giá kết quả bài làm (4’)
Mục tiêu: RKN sau tiết học
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS qua điểm số đạt được: Nhìn chung bài làm của các em có đầu tư, có học bài tốt, điểm số khá cao
- Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp chưa cố gắng, đa số rơi vào những trường hợp chưa tích cực học tập
Nhắc lại đề bài
 -Trả lời
-Trả lời
- Nhận xét
- Trả lời
- Xem đáp án, tự nhớ lại cách làm bài và tự chấm điểm
- Nghe nhận xét
- Nghe nhận xét
- Nghe nhận xét
HS phát hiện lỗi sai và đề ra biện pháp khắc phục
- HS nhận bài – đổi bài®Nêu ý kiến thắc mắc
- HS đọc điểm
- HS nghe
TIẾT 2
Nhắc lại đề bài
 -Trả lời
-Trả lời
- Nhận xét
- Trả lời
- Xem đáp án, tự nhớ lại cách làm bài và tự chấm điểm
-Nghe nhận xét
-Nghe nhận xét
- Nghe nhận xét
- HS phát hiện lỗi sai và đề ra biện pháp khắc phục
- HS nhận bài – đổi bài®Nêu ý kiến thắc mắc
- HS đọc điểm
HS nghe
A. TRẢ BÀI KIỂM TRA VHHĐ
I/ ĐỀ BÀI:
 * ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
 ( Xem lại đề kiểm tra) 
2. Phần tự luận
 ( Xem lại đề kiểm tra)
II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÀI LÀM
 1. Nội dung
 a. Ưu điểm
- Nắm được yêu cầu đề bài
- Phần trắc nghiệm có khoanh tròn theo đúng qui định 
- Phần tự luận có lập được dàn ý chi tiết theo yêu cầu đề bài
 b. Khuyết điểm
- Phần trắc nghiệm: còn một số em khoanh tròn theo quán tính, chưa đầu tư vào nội dung, chưa suy nghĩ
- Phần tự luận:
+ Một số bài làm chưa đúng theo yêu cầu đề bài
+ Nội dung một số bài quá sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu
2. Hình thức
+ Ưu điểm
- Trình bày tương đối sạch đẹp, viết thành từng phần rõ ràng
- Dàn ý có bố cục hợp lí, một số bài làm diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả dùng từ
+ Khuyết điểm
- Một phần nhỏ viết chữ khó xem, trình bày tùy tiện, sửa nhiều lỗi trên bài làm.
- Còn một số đông viết sai nhiều lỗi chính ta thông thường
- Còn dùng từ khuôn sáo, chưa xác định rõ cách dùng từ
III. CHỮA LỖI
- Cách trình bày
- Cách dùng từ
- Đặt câu
- Diễn đạt
- Lỗi chính tả
IV. PHÁT BÀI KIỂM TRA
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Điểm 
 Lớp 
3,3ỉ
3,5-4,8
5- 6,3
6,5 -7,8
8-10
93
94
95
Tổng
B. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ ĐỀ BÀI:
 * ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
( Xem lại đề kiểm tra) 
2. Phần tự luận
( Xem lại đề kiểm tra)
II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÀI LÀM
 1. Nội dung
 a. Ưu điểm
- Nắm được yêu cầu đề bài
- Phần trắc nghiệm có khoanh tròn theo đúng qui định 
 b. Khuyết điểm
- Phần trắc nghiệm: còn một số em khoanh tròn theo quán tính, chưa đầu tư vào nội dung, chưa suy nghĩ
- Phần tự luận:
 + Một số bài làm chưa đúng theo yêu cầu đề bài
 + Nội dung một số bài quá sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu
2. Hình thức
 - Ưu điểm
 + Trình bày sạch đẹp, viết thành từng phần rõ ràng
 + Một số bài làm diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả dùng từ
 - Khuyết điểm
 + Một phần nhỏ viết chữ khó xem, trình bày tùy tiện, sửa nhiều lỗi trên bài làm.
 + Còn một số đông viết sai nhiều lỗi chính ta thông thường
 + Một số em còn dùng từ khuôn sáo, chưa xác định rõ cách dùng từ
III. CHỮA LỖI
- Cách trình bày
- Cách dùng từ
- Đặt câu
- Diễn đạt
- Lỗi chính tả
IV. PHÁT BÀI KIỂM TRA
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Điểm 
 Lớp 
3,3ỉ
3,5-4,8
5 – 6,3
6,5 -7,8
8-10
93
94
95
Tổng
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút)
	- Xem lại nội dung bài làm ( có đối chiếu với nội dung đã sửa chữa) để rút ra những kinh nghiệm 
 - Sửa chữa hoàn thiện bài tập
V. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_36_giao_vien_nguyen_ho_hai_truong_thc.doc