Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 6

Tiết: 26

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

- Nắm được cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp, từ ngữ, hình ảnh giàu tính chất tạo hình, tả cảnh ngụ tình.

- Truyện Kiều là kiện tác văn học, ăn sâu vào đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Khái quát tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học một nhà văn, nhà thơ.

- Tóm tắt tác phẩm thơ.

- Phân tích và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm.

3. Thái độ:

- Tôn trọng, thương yêu bậc vĩ nhân, vĩ đại.

- Đồng cảm với tác giả, số phận, nhân vật trong tác phẩm.

 - Phê phán xã hội phong kiến, chế độ nam quyền chà đạp lên phẩm chất, nhân cách con người.

 

doc 21 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/09/2009
Ngày dạy: 26/09/2009
Tuần: 6
Tiết: 26
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp, từ ngữ, hình ảnh giàu tính chất tạo hình, tả cảnh ngụ tình.
- Truyện Kiều là kiện tác văn học, ăn sâu vào đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Khái quát tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học một nhà văn, nhà thơ.
- Tóm tắt tác phẩm thơ.
- Phân tích và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
3. Thái độ:
- Tôn trọng, thương yêu bậc vĩ nhân, vĩ đại.
- Đồng cảm với tác giả, số phận, nhân vật trong tác phẩm.
 - Phê phán xã hội phong kiến, chế độ nam quyền chà đạp lên phẩm chất, nhân cách con người.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Tác giả – tác phẩm ( Nguyễn Du ), tranh về tác phẩm.
-Học sinh:
Tham khảo nội dung giới thiệu Nguyễn Du SGK, tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài và định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
-Từ Chí trong Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
 a. Ghi chép b. Chí hướng
 c. Ước muốn d. Quyết tâm
-Trình bày nội dung văn bản.
Thực hiện theo yêu cầu
2. Giới thiệu bài mới:
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai mà không yêu mến và kính phục, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mầy người Việt Nam không thuộc lòng vài đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đúng như lời thơ ngợi ca của Tố Hữu:
Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Vâng, đó chính là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều bất hủ của mình.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tác giả.(10’)
I. Tác giả
ơMục tiêu: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
-Lệnh: Đọc phần giới thiệu vầ tác giả Nguyễn Du ở SGK.
-Phần giới thiệu trên bao gồm mấy nội dung? Đó là những nội dung nào?
-Hướng dẫn HS tóm tắt những nét chính về tác giả.
[Nhận xét, kết luận nhửng nội dung quan trọng.
ơChốt: Nguyễn Du có trái tim giàu lòng yêu thương, chính là thơ đã từng viết: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài; khi tìm hiểu Truyện Kiều, ta sẽ thấy rõ ràng hơn về điều đó.
_Đọc và theo dõi.
_Lần lượt khái quát những nét chính về tác giả Nguyễn Du.
_Nhận xét, bổ sung.
_Ghi chép.
1. Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên quê Tiên Điền Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh trong một gia đình nhiều đời làm quan và giỏi về văn học.
2. Thời đại Nguyễn Du có có nhiều biến động, vì vậy, ông phải lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796) rồi về quê ở ẩn (1796 – 1802). Sau buộc phải ra làm quan nhà Nguyễn cho đến lúc mất (1802 – 1820).
3. Nguyễn Du có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá, từng trải cuộc đời nên có vốn sống phong phú, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm. (27’)
II. Tác phẩm
ơMục tiêu: Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều; thấày Truyện Kiều là kiệt tác của VH dân tộc.
1.Về nguồn gốc tác phẩm:
-Nguồn gốc Truyện Kiều? Có phải Nguyễn Du bám sát vào Kim Vân Kiều truyện Để sáng tác truyện Kiều? Tên gọi ban đầu của tác phẩm? Độ dài?
[Nhận xét; đối chiếu hai tác phẩm (sơ lược) để HS thấy những sáng tạo của Nguyễn Du.
2.Hướng dẫn tóm tắt cốt truyện:
-Hướng dẫn HS đọc lại từng phần; sau đó xếp SGK lại và thuật ngắn gọn hơn nội dung vừa đọc.
-Kết hợp phần trình bày của HS, GV chốt lại bằng vài dẫn chứng:
+Phần 1:
Mai cốt cách  vẹn mười.
Eâm đềm  mặc ai.
Phong tư tài mạo tót vời.
+Phần 2:
Quá niên  bảnh bao.
Thoắt trông  làm sao.
Râu hùm  thước cao.
+Phần 3:
Đổi duyên cầm sắt ra duyên cầm kì.
ơBình, chốt: Truyện Kiều là một câu chuyện hoàn chỉnh: có mở đầu, phát triển và kết thúc; dù kết truyện có phần nào ổn thỏa nhưng thiên kim cổ kì văn này vẫn để lại trong lòng người đọc những thổn thức không nguôi trước số phận nghiệt ngã của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ai mà chẳng động lòng trước Đoạn trường tân thanh – tiếng kêu mới về một nỗi đau đứt ruột.
3.Hướng dẫn xác định những giá trị chính của tác phẩm:
-Lệnh: Dựa vào SGK, em hãy khái quát những giá trị tiêu biểu vầ nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
[Nhận xét, kết luận từng ý.
ơChốt: Có thể nói, Truyện Kiều là đỉnh cao của VH trung đại nói riêng, của VH Việt Nam nói chung về mọi mặt. Truyện Kiều xứng đáng trở thành một trong những kiệt tác của thế giới nhờ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa Thế giới.
_Lần lượt thực hiện các câu hỏi khái uát ngồn gốc Truyện Kiều.
_Nhận xét, sửa chữa.
_Nghe, chú ý nội dung.
_Đọc lại từng phần và tóm tắt cho ngắn gọn hơn.
_Nêu dẫn chững cho từng phần.
_Khái quát các giá trị cơ bản của Truyện Kiều.
1.Nguồn gốc:
_Dựa vào cốt truyện tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng có nhiều sáng tạo mới mẻ, đặc sắc.
_Ban đầu, Truyện Kiều có tên là Đoạn trường tân thanh (tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), gồm 3 phần chính, dài 3254 câu lục bát.
2.Tóm tắt:
ơ PHẦN 1: GẶP GỠ VÀ ĐÍNH ƯỚC.
Viên ngoại họ Vương có ba người con: Thuý Kiều, Thuý vân và Vương Quan, Kiều và vân đều đẹp – mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Tiết thanh minh, chị em đi chơi gặp mộ Đạm Tiên, Kiều mủi lòng thương khóc; gặp Kim Trọng, hai người quyến luyến nhau. Về nhà, Kiều nằm mơ gặp Đạm Tiên, Đạm Tiên cho biết cuộc đời nàng sẽ gian truân, khổ sở. Sau đó Kim – Kiều gặp lãi và hẹn ước thề nguyền.
ơ PHẦN 2: GIA BIẾN VÀ LƯU LẠC.
Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú. Bị Vu oan, gia đình Kiều mắc nạn. Kiều bán mình chuộc cha phải vào lầu xanh, thất thân với Mã Giám Sinh nàng phải ra tiếp khách. Nhục nhã, nàng toan tự vẫn và bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Sở Khanh dụ dỗ rồi bỏ rơi, nàng bị đánh đập và chịu đời tủi nhục.
Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi lầu xanh. Hoạn Thư ghen tuông hành hạ, Kiều phải náu thân vào chùa Giác Duyên, rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh và phải vào lầu xanh lần thứ hai.
Từ Hải chuộc nàng ra khỏi lầu xanh, Kiều có dịp báo ân báo oán. Hồ Tôn Hiến lừ giết Từ Hải, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đưòng tự vẫn.
ơ PHẦN 3: ĐOÀN TỤ.
Kim Trọng trở lại, họ Vương gả Vân cho chàng theo lời Kiều kí thác. Nhờ gặp Giác Duyên, Kim - Kiều gặp lại nhau nhưng Kiều không muốn nối lại duyên xưa mà chỉ muốn xem nhau là bạn – đổi duyên cầm sắt ra duyên cầm kì.
3. Giá trị:
a.Về nội dung:
_Giá trị hiện thực: phơi bày sự bất công, tàn bạo của XH đương thời với đầy đủ những bộ mặt tham lam, vô nhân tính.
_Giá trị nhân đạo: cảm thương số phận bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ; ca ngợi tài năng, vẻ đẹp của con người và khẳng định những ước vọngcao cả, chính đáng của họ; lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên số phận con người.
b.Về nghệ thuật:
_Kết tinh thành tựu văn học dân tộc về thể loại, ngôn từ.
_Nghệ thuật dẫn truyện có bước tiến bộ vượt bậc.
_Là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam và thế giới.
HĐ3:Hướng dẫn công việc ở nhà. (3’)
1. Học bài, chú ý học thộc một số câu thơ trong Truyện Kiều làm dẫn chứng cho nội dung tóm tắt tác phẩm.
2. Chuẩn bị văn bản Chị em Thúy Kiều:
+ Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
+ Thực hiện các câu hỏi đọc – hiểu văn bản.
+ Phân tích hình ảnh của Thúy Vân và Thúy Kiều.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 23/09/2009
Văn bản: CHỊ EM THÚY KIỀU
 Nguyễn Du
Ngày dạy: 26/09/2009
Tuần: 6
Tiết: 27
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du, khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều, bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người .
2. Kỹ năng:	
- Rèn luyện kỹ năng đọc truyện thơ, phân tích nhân vật bằng cách so sánh đối chiếu.
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu thương, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Tự hào về tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
- Tham khảo SGK, SGV, đọc những điều cần lưu ý.
- Soạn những câu hỏi gợi ý theo SGK.
- Văn bản Truyện Kiều, tranh chân dung chị em Thuý Kiều.
-Học sinh:
- Xem bài và soạn bài trước ở nhà theo câu hỏi SGK, xác định vị trí đoạn trích.	
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.
ơMục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài và định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Giới thiệu những giá trị cơ bản và tóm tắt một trong ba phần của tác phẩm truyện Kiều.
2. Đặc điểm nào sau đây đáng lưu ý nhất về tác giả Nguyễn Du?
a. Sống phải thời đại có những biến động lớn.
b. Sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm quan và có tài về văn học.
c. Có vốn sống phong phú nhờ cuộc đời nhiểu biến động.
d. Là một danh nhân văn hóa thế giới, là đại thi hào dân tộc.
Thực hiện theo yêu cầu
- Nội dung bài học
- Chọn câu c
2. Giới thiệu bài mới:
Văn học trung đại ít đi sâu vào mô tả diện mạo nha ... thuật và công nghệ. Tìm hiểu thuật ngữ giúp ta có được những kiến thức mới để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học kĩ thuật và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm thuật ngữ.(7’)
I. Thuật ngữ là gì ? 
ơMục tiêu: Hiểu khái niệm thuật ngữ là gì?
-GV gọi HS đọc ví dụ 1 SGK 87.
-Qua 2 cách giải thích nước, muối ở 1a, 1b, em hãy so sánh cách giải thích nào không thể thiếu được nếu thiếu kiến thức về hóa học ?
-GV:Như vậy cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường. Cách giải thích thứ hai là cách giải thích nghĩa của thành ngữ.
- Gọi HS đọc tiếp ví dụ 2 SGK 88.
-Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào? Những từ in đậm chủ yếu dùng trong loại văn bản nào ? 
-Các từ in đậm ta vừa tìm hiểu chính là thuật ngữ. Vậy theo em thuật ngữ là gì ? Nó được dùng trong loại văn bản nào ?
-GV chốt lại – Cho HS đọc ghi nhớ SGK 88.
-GV : Thuật ngữ đôi khi cũng được dùng trong các loại văn bản khác như : bản tin, một phóng sự, một bài bình luận trên báo.
HS đọc ví dụ
HS trả lời :
-Cách thứ 2 phải có kiến thức chuyên môn thì mới tiếp nhận được cách giải thích này.
HS đọc ví dụ.
HS trình bày :
-Những định nghĩa thuộc các bộ môn : Địa lí, Hóa học, Ngữ văn, Toán học.
-Chủ yếu dùng trong các văn bản khoa học.
HS khái quát, trình bày.
HS đọc ghi nhớ
1.Tìm hiểu các ví dụ.
-Cách thứ nhất : Dừng lại ở đặt tính bên ngoài của sự vật.
-Cách thứ hai : Thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật -> Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ. 
2.Ghi nhớ. (SGK/trang 88) 
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về thuật ngữ trong lĩnh vực : môi trường và toán học 
Thực hiện theo yêu cầu
- Học sinh nhận xét, bổ sung
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những đặc điểm của thuật ngữ.(8’)
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
1. Tìm hiểu các ví dụ.
ơMục tiêu: Nắm đặc điểm của thuật ngữ là tính đơn nghĩa và không có tính biểu cảm.
- GV gọi HS đọc ví dụ 1, 2 (II).
- Các thuật ngữ ở mục 1, 2 còn có nghĩa nào khác không ? Nhận xét về sắc thái của chúng ?
-So sánh ví dụ 2a, b SGK 88 từ muối nào có sắc thái biểu cảm ? Nhận xét số lượng nghĩa.
-Qua việc tìm hiểu các ví dụ em thấy thuật ngữ có đặc điểm riêng nào ? 
HS đọc ví dụ – trình bày :
-Các thuật ngữ chỉ có duy nhất một nghĩa.
-Không có sắc thái biểu cảm.
HS so sánh – trình bày :
-Từ muối ( b) có sắc thái biểu cảm, chỉ sự vất vả gian truân mà con người gặp phải trong cuộc đời.
HS khái quát – trình bày.
-Các thuật ngữ ở mục I.2 không có nghĩa nào khác.
-Từ “muối” (b) có sắc thái biểu cảm.
2. Ghi nhớ. (SGK /trang 89)
HĐ4:Hướng dẫn HS luyện tập.(22’)
III. Luyện tập.
ơMục tiêu: Củng cố kiến thức; rèn luyện nhận diện và sử dụng chính xác thuật ngữ.
-Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện cá nhân bài tập 1.
-Giáo viên nhận xét, chốt nội dung.
-Cho học sinh hội ý 2 em (3’) thực hiện nội dung bài tập 2.
-Cho học sinh nêu ý kiến cá nhân bài tập 3.
-Giáo viên nhận xét, chốt nội dung.
-Yêu cầu học sinh nhận xét – trình bày – nhận xét.
HS đọc – thực hiện theo yêu cầu – trình bày – nhận xét.
HS hội ý thực hiện :
- Điểm tựa : chỗ dựa chính 
-> không là thuật ngữ.
HS thực hiện bài tập 3.
a. Thuật ngữ.
b. Một từ thông thường. 
-Đặt câu: Đội quân hỗn hợp của nhà Thanh đã bị thất bại.
HS nhận xét – trình bày :
- Thị trường -> kinh tế.
- Thị trường -> vật lí. 
-> không vi phạm nguyên tắc 1 thuật ngữ 1 khái niệm. Vì hai thuật ngữ thuộc 2 lĩnh vực khoa học riêng. 
Bài tập 1. Điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống – Chúng thuộc lĩnh vực khoa học nào ?
1. Lực (vật lý); 2. Xâm thực (Địa); 3. Hiện tượng hóa học (hóa); 4. Trường từ vựng (Ngữ văn); 5. Di chỉ (lịch sử); 6. Thụ phấn (sinh học); 7. Lưu lượng  (Địa) ;
8. Trọng lực (vật lí); 9. Khi áp (Địa); 10. Đơn chất  (hóa); 11. Thị tộc phụ hệ (Sử); 12. Đường trung trực (Toán).
Bài tập 2. Xác định cách dùng từ “điểm tựa” trong đoạn thơ:
- Điểm tựa : chỗ dựa chính 
-> không là thuật ngữ.
Bài tập 3. Xác định cách dùng từ “hỗn hợp”
a. Thuật ngữ.
b. Một từ thông thường. 
-Đặt câu: Đội quân hỗn hợp của nhà Thanh đã bị thất bại 
Bài tập 5. Nhận xét “thị trường” trong 2 lĩnh vực:
- Thị trường -> kinh tế.
- Thị trường -> vật lí. 
-> không vi phạm nguyên tắc 1 thuật ngữ 1 khái niệm. Vì hai thuật ngữ thuộc 2 lĩnh vực khoa học riêng. 
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Về nhà làm bài tập 4.
- Ôn tập lại kiến thức về văn bản thuyết minh => Trả bài tập làm văn số 1.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 28/10/2009
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Ngày dạy: 01/10/2009
Tuần: 6
Tiết: 30
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chửa sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả 
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh, có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ:
- Cẩn thận trong quá trình hành văn
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc bài làm học sinh, hệ thống những ưu khuyết điểm.
-Học sinh:
Ôn tập lại kiến thức về văn thuyết minh.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu:Kiểm tra kiến thức bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Khi tóm tắt văn bản tự sự ta cần nắm vững nguyên tắc gì ?
2. Dòng nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự ?
a. Để dể ghi nhớ nội dung của văn bản.
b. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản.
c. Giúp người đọc và người nghe biết nội dung chính của văn bản.
d. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc.
HS thực hiện theo yêu cầu:
-Nội dung bài học
-Chọn câu d
2.Giới thiệu bài mới.
Nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức thuyết minh là cung cấp tri thức khách qua về đối tượng, để người đọc hiểu được bản chất và những đặc điểm của đối tượng. Khi viết cần phải kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài làm. Chúng ta đi nhìn nhận và đánh giá lại bài kiểm tra số 1 mà các em đã thực hiện.
HS lắng nghe, ghi bài
Đề: Hãy thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
HĐ:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.(15’)
I. Tìm hiểu đề bài.
ơMục tiêu:Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại và hình thức của bài viết.
-Cho HS đọc lại đề bài.
-Cho HS xác định yêu cầu của đề.
-GV hướng dẫn HS phát hiện nội dung bài thuyết minh.
-Nếu thuyết minh về cây lúa em sẽ nêu những nội dung chính nào ?
-Theo em nội dung nào cần sử dụng yếu tố miêu tả ? 
-Về hình thức bài viết đảm bảo yêu cầu gì ?
HS đọc lại đề bài
HS trả lời :
-Đặc điểm nổi bật của cây lúa. ( sử dụng miêu tả )
-Giá trị kinh tế của cây lúa.
-Cây lúa gắn bó với người nông dân Việt Nam.
 HS trình bày : 
-Chú ý về bố cục, lựa chọn từ ngữ, có sử dụng các yếu tố nghệ thuật.
- Thể loại: Thuyết minh kết hợp yếu tố nghệ thuật, miêu tả 
- Hình thức:
 +Bố cục ba phần rõ ràng: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
 +Bài viết đảm bảo sự liên kết giữa các đoạn. 
HĐ4 Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài.(22’)
II. Lập dàn bài.
ơMục tiêu: HS lập được dàn bài và củng cố kiến thức cũ về văn thuyết minh.
-Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài 
-HS dựa vào phần nội dung đã nêu ở trên để xây dựng dàn bài.
-Mở bài chúng ta cần thực hiện nội dung gì ?
-Thân bài, các em cần giới thiệu những khía cạnh nào ở cây lúa?
-GV chốt nội dung chính.
-Kết bài phải đảm bảo nội dung gì?
-GV cho HS tự nhận xét đánh giá bài viết.
HS trình bày – bổ sung :
-Giới thiệu khái quát về cây lúa.
HS trình bày – bổ sung.
HS trả lời 
-HS lắng nghe – đối chiếu với bài viết của mình
1.Mở bài :
-Giới thiệu khái quát về cây lúa.
2.Thân bài :
-Đặc điểm nổi bật của cây lúa. 
 +Thuộc tính
 +Sinh trưởng 
-Giá trị kinh tế của cây lúa.
 +Lợi ích
 +Giá trị kinh tế 
-Cây lúa gắn bó với người nông dân Việt Nam.
 +Cây lúa gắn bó với con người bao đời.
3.Kết bài:
-Nêu lên cảm nghĩ về cây lúa.
HĐ4 GV nhận xét những ưu điểm và hạn chế của bài làm.(22’)
ơMục tiêu: HS nhận ra ưu điểm và hạn chế của bài văn và có hướng khắc phục.
* Ưu điểm:
- Trình bày rõ, sạch đúng yêu cầu 
- Đa số bài viết có bố cục rõ ràng 
* Khuyết điểm:
- Một số bài viết sai chính tả nhiều, chữ viết khó xem. 
- Dùng từ tùy tiện, thiếu chính xác không phù hợp văn cảnh.
- Viết câu thiếu chủ ngữ, không chấm câu 
- Một số bài viết chưa thể hiện được tính mạch lạc 
Chữa lỗi:
a. Chính tả:
 Sai 
Vương ra
Kèm với sôi
Sản khoái 
Có muối 
 Đúng
Vươn
Xôi
Sảng khoái
Có múi 
b. Dùng từ, đạt câu:
 Sai 
-Cánh đồng bài phất phới. 
-Thân lúa khẳng khiu.
-Cung cấp nhiều nhu cầu kinh tế. 
.......
 Đúng
-Cây lúa bay phất phới.
-Thân lúa mảnh mai.Cao to
-Giá trị kinh tế 
...........
* GV đọc bài viết tốt cho lớp tham, khảo.
* GV phát bài, yêu cầu học sinh xem lại những lỗi sai, khắc phục sửa chữa.
* GV ghi điểm bài viết của học sinh.
- Nếu còn thời gian, giáo viên yêu cầu từng học sinh nêu những lỗi sai về bài làm của mình.
HS lắng nghe
HS ghi nhận, khắc phục lỗi sai
Đọc bài làm, sửa lỗi sai bài làm 
Hô điểm
Trình bày những lỗi sai của bài làm
HĐ5Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Soạn bài : Kiều ở lầu Ngưng Bích.
+ Đọc văn bản, đọc chú thích.
+ Tìm hiểu vị trí đoạn trích.
+ Trả lời các câu hỏi Đọc –hiểu văn bản.
Ghi nhận, thực hiện
Lớp
Sĩ số
0 < 3,5
3,5 < 5
5 < 6,5
6,5 < 8
8 - 10
9 1
9 4
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_6_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc