Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 121 đến tiết 125

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 121 đến tiết 125

BÀI 24

SANG THU

HỮU THỈNH

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tâm hồn rung động tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang thu.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ năng lực thơ ca.

 3. Thái độ: Có tình cảm yêu mến, tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời, biết rung động tinh tế trước sự biến đổi của thiên nhiên đất trời

II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

 + Phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình.

Hướng dẫn HS khai thác văn bản theo đặc điểm thơ.

+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung tác giả Hữu Thỉnh, các hình ảnh về mùa thu, một số tác phẩm thơ nói về mùa thu của các tác giả khác

 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản,sưu tầm các hình ảnh về mùa thu

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 121 đến tiết 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 26
TIẾT:	 121
Ngày soạn: 21/02/2009
Ngày dạy: 24/02/2009
BÀI 24
SANG THU
HỮU THỈNH
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tâm hồn rung động tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang thu.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ năng lực thơ ca.
 3. Thái độ: Có tình cảm yêu mến, tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời, biết rung động tinh tế trước sự biến đổi của thiên nhiên đất trời
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
 + Phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... 
Hướng dẫn HS khai thác văn bản theo đặc điểm thơ.
+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung tác giả Hữu Thỉnh, các hình ảnh về mùa thu, một số tác phẩm thơ nói về mùa thu của các tác giả khác
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản,sưu tầm các hình ảnh về mùa thu
III/Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
ND GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc bài “ Viếng Lăng Bác ” ?
- Chọn và phân tích 1 hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất trong bài
3. Bài mới: Mùa thu, thiên nhiên, vạn vật đều có sự thay đổi rõ rệt và đó cũng là nguồn cảm hứng cho những nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm. Chúng ta đã biết đến chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến (Thu điếu, Thu Vịnh) hoặc "Đây mùa thu tới" (Xuân Diệu), Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nét cảm nhận mới lạ của nhà thơ Hữu Thỉnh khi đất trời chuyển mùa qua văn bản "Sang thu"SGK tr 70.
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn đọc- chú thích văn bản:
+ Hướng dẫn đọc: giọng nhẹ, chậm, khoan thai, trầm lắng.
+ Gọi HS đọc- nhận xét.
HỎI: Nêu hiểu biết về tác giả?
- Cho HS xem chân dung nhà thơ
GV: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông thường viết về đề tài con người và cuộc sống ở nông thôn về mùa thu.
- Tiêu biểu: “Từ chiến hào đến thành phố” “ Trường ca biển” “ Thư mùa đông”
- Bài Sang thu được tác giả sáng tác vào cuối năm 1976, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ 1977. Trích trong tập "Từ chiến hào đến thành phố".
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc- hiểu văn bản
HỎI: Văn bản là một bài thơ trữ tình, vì sao có thể nói như vậy?
HỎI: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
HỎI: Đọc bài thơ em sẽ thấy con người cảm nhận sang thu từ những không gian cụ thể: 
+ làng quê sang thu,
+ đất trời sang thu. Từ đó, em hãy xác định những khổ thơ tương ứng trong bài?
- HS đọc lại khổ thơ 1.
HỎI: Cho biết con người có cảm giác thu sang bắt đầu từ những dấu hiệu nào? 
HỎI: Hương ổi phả vào trong gió se. Thế nào là phả vào? Gió se ? em cảm nhận như thế nào về nội dung lời thơ này?
HỎI: Lời thơ”Sương chùng chình qua ngõ” gợi 1 hình dung như thế nào?
HỎI: Sang thu, trong những biểu hiện của hương ổi, trong gió se nơi ngõ xóm. Nhưng vì sao nhà thơ lại viết: Hình như thu đã về?
HỎI: Từ đó, em cảm nhận điều gì từ tâm hồn nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc sống?
- Gọi HS đọc 2 khổ thơ cuối.
HỎI: Trong 2 khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh chi tiết nào?
HỎI: Hình ảnh đám mây mùa hạ ”vắt nửa mình sang thu”nên hiểu như thế nào? Có thật có 1 đám mây như thế không?
Theo dõi khổ thơ cuối:
HỎI: Con người còn cảm thấy những biểu hiện khác biệt nào của thời tiết khi chuyển từ hạ sang thu? 
HỎI: Theo em, câu “ sấm cũng bớt...” có phải là 2 câu thơ hay nhất trong bài? Vì sao? Ý nghĩa ẩn dụ của chi tiêt ẩn dụ đó là gì?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết: Em hiểu gì về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Sang thu?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 71.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm cả bài thơ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm ý phân tích.
- Sọan bài: Nói với con- Y Phương theo câu hỏi SGK.
- Học sinh đọc.
- Học sinh dựa vào SGK nêu:
+ Vì bài thơ miêu tả những cảm nhận, những rung động của lòng người trước thời điểm sang thu.
+ Miêu tả kết hợp với biểu cảm. (Miêu tả để biểu cảm)
- Học sinh tìm, nêu:
+ Khổ thơ 1.
+ Khổ thơ 2; 3.
- Đọc 
+ Hương ổi trong gió (Bổng nhận ra hương ổi)... ,sương chùng chình qua ngõ.
+ Ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết tác động đến cảm giác bản thân.
+ Phả vào: Toả vào, trộn lẫn...
+ Gió se: Gió heo may hơi lạnh.
+ Hương ổi phả vào trong gió se: Mùi hương ổi toả vào trong gió se lạnh làm thức dậy cả không gian.
+ Chùng chình: Từ láy gợi hình, chỉ trạng thái chậm, nhẹ, quẩn.
+ Sương chùng chình: Làn sương nhẹ, thoảng qua như muốn ngừng lại nơi ngõ xóm.
+ Hình như: Còn có chút chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua (Mùi hương)
+ Nhạy cảm.
+ Yêu thiên nhiên, thời tiết thu và cuộc sống mới làng quê.
- Học sinh suy luận, phát biểu:
+ Chim vội vã vì sợ lạnh, phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
+ Dòng sông nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại không cuồn cuộn, ào ạt như mùa hè.
+ Đám mây mùa hạ (còn sót lại trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong)
+ Đó là hình ảnh của làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài- một vẻ đẹp của bầu trời đã bắt đầu xanh trong không có 1 đám mây “vắt nửa mình sang thu”.
* Vì không thể có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng. 
+ Còn nắng (vẫn còn bao nhiêu nắng).
+ Mưa và sấm thưa dần không còn dữ dội nữa (đã vơi đi cơn mưa- sấm cũng bớt bất ngờ)
+ Hàng cây nhìn già đi (hàng cây đứng tuổi)
- Học sinh phân tích thảo luân, phát biểu:
+ Sang thu, cảnh vật thời tiết thay đổi. Tất cả còn những dấu hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần về mức độ. Hàng cây cũng không còn bất ngờ giật mình vì tiếng sấm, vì hàng cây đã đứng tuổi. Khi con người đã từng trãi thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động của hoàn cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
- Học sinh bộc lộ:
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 71.
I/ Đọc- chú thích văn bản:
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1) Cảm nhận không gian làng quê sang thu:
- Hương ổi
- Gió se.
- Sương 
- “Bỗng”: Ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết.
-“Hình như”: Cảm nhận chưa thật rõ ràng, nhẹ nhàng thoáng qua.
2) Cảm nhận không gian đất trời sang thu:
+ Sông® dềnh dàng.
+ Chim ®vội vã
+ Đám mây” ®vắt nửa mình sang thu.
- “Sấm ® bớt bất ngờ.
+ Ý nghĩa tả thực: Sang thu cảnh vật, thời tiết thay đổi. Hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm bất ngờ.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Khi con người từng trãi thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK trang 71.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
TUẦN : 26
TIẾT:	 122
Ngày soạn: 22/02/2009
Ngày dạy: 26/02/2009
BÀI 24
NÓI VỚI CON
 Y PHƯƠNG
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua bài thơ của Y Phương
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ năng lực thơ ca
 3. Thái độ: Bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu, niềm tự hào quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... Hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo đặc điểm thơ
+ Bảng phụ, chân dung tác giả Y Phương. Các câu ca, bài hát về tình cảm gia đình tình cảm cha con
 2. HS: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan, sưu tầm chân dung nhà thơ Y Phương.
III/Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
ND GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ”Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Em hiểu thế nào về 2 dòng thơ cuối bài: “Sấm cũng biết bất ngờ, Trên hàng cây đứng tuổi”?
3. Bài mới: Tình yêu thương con cái, mơ ước thế hệ sau xứng đáng truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời. Nhà thơ Y Phương với bài thơ “Nói với con” đã gởi gấm 1 lời nhắn nhủ rất chân tình, xúc động, là lời dặn dò trìu mến, tin cậy của một người cha đối với con .(SGK Tr. 72)
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc, chú thích văn bản 
- HD đọc: giọng yêu thương, tự hào.
+ Gọi HS đọc, nhận xét, sửa.
HỎI: Nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
HỎI: Văn bản là 1 bài thơ trữ tình. Theo em, vì sao có thể xác định như thế?
HỎI: Xác định phương thức biểu dạt của văn bản?
HỎI: Lời thơ trong bài thơ này có gì lạ so với các bài thơ em đã học?
HỎI: Vì sao có sự mới lạ đó?
HỎI: Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về Tình cảm cội nguồn mỗi con người, nói với con về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương. Nội dung đó được thể hiện ý thế nào trên văn bản?
+ Gọi HS đọc lại đoạn 1.
HỎI: Em hiểu những hình ảnh trong 4 câu thơ đầu diễn tả điều gì? Qua đó người cha muốn nói gì với con?
GV: Lời đầu tiên cha nói với con là điều đó, vì gia đình chính là cái nôi êm, cái tổ ấm để cho con có thể sống, lớn khôn và trưởng thành.
HỎI: Tình cảm cội nguồn ở đây không phải chỉ có tình cảm gia đình, mẹ cha mà cha còn nói với con tình cảm cội nguồn nào?
HỎI: Qua hình ảnh: Đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát. Em hiểu thế nào về cuộc sống người đồng mình?
HỎI: Em hiểu thế nào về lời thơ: Rừng cho hoa- con đường cho tấm lòng?
GV : Bên cạnh tình cảm gia đình, người cha còn muốn nhắc rằng con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở người đồng mình-quê hương, dân tộc.
HỎI: Người cha còn nói với con về ngày cưới của cha mẹ là ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Chi tiết này gợi một cuộc sống như thế nào ở quê hương?
HỎI: Qua đoạn thơ 1, em thấy tình cảm của người cha dành cho quê hương và cho con mình như thế nào?
2. Gọi HS đọc đoạn thơ cuối.
HỎI: Những đặc điểm nào trong cuộc sống của người đồng mình được cha nhắc với con?
HỎI: Cuộc sống gian khổ của người đồng mình được gợi nhắc cụ thể qua chi tiết nào? Theo em, người cha nhắc tới những điều này để làm gì?
HỎI: Bên cạnh cuộc sống gian khổ, người cha còn nói nhiều về ý chí của người đồng mình. Nó được thể hiện qua những chi tiết nào?
HỎI: Từ đó người cha muốn nói với con điều gì về người đồng mình?
HỎI: Cách nói “ Người đồng mình thô sơ da thịt” gợi em hình dung như thế nào về con người nơi đây?
HỎI: Em cảm nhận như thế nào về lời thơ “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương- còn quê hương thì làm phong tục”?
HỎI: Người cha nói với con về người đồng mình chẳng mấy ai nhỏ bé và không bao giờ nhỏ bé. Điều này giúp em hiểu thế nào về ý muốn của người cha?
HỎI: Qua những lời nói với con, em hiểu gì về tình cảm của người cha đối với quê hương?
HỎI: Qua bài thơ em thấy tình cảm của người cha đối với con như thế nào?
HỎI: Điều lớn nhất người cha muốn truyền cho dạy, giáo dục con là gì? ... i nhớ SGK trang 75.
II/ Luyện tập:
1/ Bài tập 1:
a)
 - “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi dứng dậy” 
-“tặc lưỡi” 
b) 
+ “mặt đỏ ửng”: ngượng ngùng, khó nói.
+ Nhận lại chiếc khăn (Không tránh được).
+ Quay vội đi (quá ngượng)
Qua những hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để khăn lại cho anh thanh niên. Thế mà anh quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại.
2/ Bài tập 2: Tìm hàm ý:
 - Hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá” là: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
3/ Bài tập 3: Tìm câu chứa hàm ý và nội dung của hàm ý.
+ Câu “Cơm chín rồi!” hàm ý là “Ông vô ăn cơm đi”
4/ Câu không chứa hàm ý:
- Hà, nắng gớm, về nào...: Nói lãng sang chuyện khác.
- Tôi thấy người ta đồn...: Nói chưa hết ý.
Þ Không phải là câu chứa hàm ý.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.
TUẦN : 26
TIẾT:	 124
Ngày soạn: 24/02/2009
Ngày dạy: 02/3/2009
BÀI 24
NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng: Năng lực nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
 3. Thái độ: Cảm thụ văn chương và lòng yêu thích môn Văn
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Hướng dẫn phân tích, tổng hợp.
+ Bảng phụ, tóm tắt 3 luận điểm của văn bản mẫu (viết sẳn).
 2. HS: Đọc, nghiên cứu bài
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
ND GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Khi làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện, chúng ta có cách khai thác riêng theo đặc trưng của thể loại này. Khi làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cũng có những cách khai thác theo đặc trưng của thể loại thơ. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi HS đọc, tìm hiểu văn bản mẫu trong SGK.
HỎI: Văn bản này nghị luận vấn đề gì?
HỎI: Văn bản đã nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài ?Chỉ ra nhữn luận điẻm chính mà tác giả đã trình bày?
HỎI: Người viết làm gì để làm sáng tỏ những luận điểm đó?
HỎI: Chỉ ra các phần mở- thân- kết bài và nhận xét về bố cục của văn bản?
HỎI: Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
GV:
- Bố cục 3 phần: cân đối, hợp lí.
- Cách diễn đạt: dẫn dắt vấn dề hợp lí; cách phân tích hợp lí cách tổng kết, khái quát hoá thuyết phục.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyên tập
- Nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
4. Củng cố:
Yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài và soạn chu đáo bài : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Báo cáo sĩ số
- Học sinh đọc.
- HS làm việc độc lập, trả lời, lớp bổ sung.
+ Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
-Học sinh trao đổi, thảo luận, trả lời.
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, dâng hiến của nhà thơ.
- Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
+ Mở bài: Từ đầu ... “đáng trân trọng”: Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
+ Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân ...của mùa xuân.”: Đây là phần trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai các luận điểm.
+ Kết bài: Phần còn lại: Tổng kết khái quát hoá giá trị và tác dụng của bài thơ. Giữa các phần văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
+ Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, những đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điêu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ T.Hải.
- Thảo luận, trình bày
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 78.
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ:
- Ghi nhớ SGK trang 78.
II/ Luyện tập: 
- Mùa xuân của một đất nước vất vã gian lao và cũng tràn đầy niềm tin hi vọng.
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ sâu lắng trong dân ca xứ Huế... 
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
======v======
TUẦN : 26
TIẾT:	 125
Ngày soạn: 26/02/2009
Ngày dạy: 03/3/2009
BÀI 24
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
..................................................
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
 3. Thái độ: Cảm thụ văn chương và lòng yêu thích môn văn học.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Thảo luận, phân tích, tổng hợp rút ra kiến thức cơ bản
+ Bảng phụ, phiếu học tập cho bài luyện tập. 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu bài
III/Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
ND GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ?
- Bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ cần đảm bảo những yêu cầu gì?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu các dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
+ Gọi HS đọc các đề ở SGK.
HỎI: Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? Sự giống nhau và khác nhau giữa các đề trên?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ:
+ Giáo viên giới thiệu đề bài (SGK): Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần tìm hiểu đề và tìm ý để hiểu được yêu cầu đầu tiên khi làm nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi HS đọc phần dàn bài trong SGK theo từng phần mở- thân- kết bài để nắm vững yêu cầu cách làm với mỗi bước và nắm được phương pháp chung khi thực hiện từng phần của bài nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn Học sinh đọc văn bản trong SGK và nhận xét về cách tổ chức triển khai luận điểm của người viết.
+ Gọi Học sinh đọc văn bản (SGK): “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”.
HỎI: Xác định bố cục của văn bản?
HỎI: Ở phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? – 
HỎI: Những suy nghĩ ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào? 
( Giới thiệu trên bảng phụ)
HỎI: Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
- Muốn viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc chậm, rõ ghi nhớ SGK trang 83.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học nội dung ghi nhớ
- Hướng dẫn luyện tập ở nhà:
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
HS dựa vào gợi ý ở SGK để lập dàn bài chi tiết theo các phần:
+ Mở bài: Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
+ Thân bài:
a) Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
b) Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.(Có thể so sánh với 1 số bài thơ viết về mùa thu của các tác giả khác)
+ Kết bài: Nêu giá trị của khổ thơ.
- Báo cáo sĩ số
+ Là trình bày, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Phân tích các yếu tố nội dung, nghệ thuật được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
+ Học sinh đọc.
- Gợi dẫn Học sinh thảo luận, trả lời:
- Có 2 cách cấu tạo đề:
+ Đề không kèm theo những chỉ định: đề 4,7.
+ Đề bài kèm theo những chỉ định: các đề còn lại.
- Sự khác nhau:
+ Phân tích: nghiêng về phương pháp nghị luận.
+ Cảm nhận: yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+ Suy nghĩ: yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
- Học sinh đọc.
- Học sinh xác định và nêu:
+ Mở bài: Từ đầu... “rực rỡ”: Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài Quê hương.
+ Thân bài: “Tiếp theo... Tế Hanh”: Phần này là những nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết.
+ Kết bài: Còn lại: Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ.
* Luận điểm: (Thể hiện trong câu 1) Yêu quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng.
- Thông qua phân tích kết hợp với những luận cứ, luận chứng:
- LC 1: Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động.
+ Hình ảnh con thuyền
+ Nhận xét lời thơ, từ ngữ
+ Cảm nhận về cánh buồm
- LC 2: Cảnh đón đoàn thuyền đánh cá trở vè ồn ào, tâp nập.
+ Nhận xét âm điệu thơ so với đoạn trước
- LC 3: Hình ảnh con người với những câu thơ tinh tế, hay nhất
+ Nhận xét con người như bức tượng đài dân chài được khắc họa
+ Bức tượng mang hương vị quê hương.
+ Văn bản có tính thuyết phục và có sức hấp dẫn vì tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng; điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ bài thơ khá sâu sắc, tinh tế.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
I/ Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
II/ Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ:
Ghi nhớ SGK trang 85.
III/ Luyện tập: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ”Sang thu” của Hữu Thỉnh
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
.	
======v======
	Duyệt của Tổ Trưởng
Duyệt của Ban Giám Hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 TUAN 26 3 Cot.doc