Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 20

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 20

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

( Trích)

 Chu Quang Tiềm

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

-HS biết:ý nghĩa , tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

-HS hiểu:

 +Cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

 +Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

 2. Kỹ năng:

-Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

 3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức ham đọc sách, học hỏi và rút kinh nghiệm qua những trang sách, báo

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T CT : 91, 92
Tuần CM :20 Ngày dạy : / / 2013 
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Trích)
 Chu Quang Tiềm
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
-HS biết:ý nghĩa , tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
-HS hiểu:
 +Cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
 +Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
 2. Kỹ năng:
-Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. 
-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
 3. Thái độ: 
-Giáo dục ý thức ham đọc sách, học hỏi và rút kinh nghiệm qua những trang sách, báo
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đối với Giáo viên GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS : SGK, vở bài tập nhận xét việc chuẩn bị của HS; giới thiệu sơ lược chương trình học kì hai.
2. Đối với Học sinh sưu tầm một số lời hay ý đẹp về việc đọc sách, bảng phụ ghi bố cục
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:: 9A1......................9A3.....................
 2 Kiểm tra miệng :: 
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
 Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày dầu tiên cấp sách đến trường, các học trò Nho Trung Hoa, Việt Nam xưa đều đã học thuộc lòng mấy câu giáo huấn của thánh hiền:
Thiên tử vọng hiền hào
 Văn chương giáo nhĩ tào
 Vạn ban giai hạ phẩm
 Duy hữ­ độc thư cao
 Nghĩa là: nhà vua coi trọng người hiền đức, văn chương giáo dục con người, trên đời mọi nghề đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao quý nhất.
 Gạt bỏ đi cái lạc hậu và cực đoan, lỗi thời của tư tưởng phong kiến, vẫn còn lài một sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao, nó làm cho con người trở nên cao quý hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về công việc cao quý này mà bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm –một học giả nổi tiếng Trung Hoa – là minh chứng.
 M.Go- rơ-ki có bàn về vai trò, tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người : “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.Với mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều nhận thức được vai trò của sách, nhưng đọc sách như thế nào có ích đối với đời sống con người? Ý kiến của Chu Quang Tiềm – Danh nhân Trung Quốc- giúp ta hiểu biết thêm về phương pháp đọc sách.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*HOẠT ĐỘNG 1 : GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
- GV hướng dẫn HS đọc rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò chuyện.Chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.
- GV cùng 3-4 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS
?Nêu đôi nét sơ lược về tác giả, tác phẩm?
?Phương thức trình bày của văn bản là gì? 
* Văn bản nghị luận ( lập luận giải thích về một vấn đề xã hội).
- GV giải thích một số từ ngữ khó, chú ý từ học vấn và học thuật.
- Em hãy tìm bố cục của văn bản?
+ Có 3 đọan :
+ Đoạn 1: “ Học vấn không chỉ là  phát hiện thế giới mới”->Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Đoạn 2: “Lịch sử càng tiến lên. Tự tiêu hao lực lượng”->Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Đoạn 3: “Đọc sách không .hết”
-> Bàn về phương pháp đọc sách.
* HOẠT ĐỘNG 2 :
- GV gọi HS đọc lại đọan đầu, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
?Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm , em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
-Để phân tích luận điểm này, tác giả đã đưa ra các lí lẽ gì ? ( các luận cứ)
+ +Hiểu biết của con người do đọc sách mà có sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành quả mà loài người tích lũy được qua các thời đại.
+ Những cuốn sách có giá trị nhất là những cột mốc trên con đường tiến hóa của nhân loại.
+ Muốn nâng cao học vấn, phải dựa vào sách, di sản tinh thần của nhân loại đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
+ Đọc sách vừa là quyền lợi, nghĩa vụ với mọi người.
è GV mở rộng : cách lập luận của tác giả là hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín đáo. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường
quan trọng trong nhiều con đường khác. Dù văn hóa nghe – nhìn, thực tế trong cuộc sống đang là những con đường học tập quan trọng khác, nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách.
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS
-?Chúng ta có thể nâng cao trình độ học vấn bằng cách nào khác?
GV giảng :Đọc sách là một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội.
TIẾT 92
HOẠT ĐỘNG 3;
? Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?( hoặc nêu câu hỏi : Luận điểm của đoạn 2 có được thể hiện bằng một câu văn không? Tìm luận điểm chính của đoạn văn)
* Đọc sách không dễ dàng khi sách ngày càng nhiều.
- Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lạc thường gặp . Thứ nhất là gì?
* GV nói thêm: đọc không chuyên sâu nghĩa là ham đọc nhiều mà không đọc kĩ, chỉ liếc qua kiến thức chẳng đọng lại bao nhiêu. ta dễ sa vào” ăn tười nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
HS liên hệ thực tế. GV giáo dục HS.
- Các hình ảnh so sánh (giống như ăn uống, ăn tươi nuốt sống; Như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố )mà nhà văn đưa ra gắn với các luận cứ có tác dụng gì ?
+ Các hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận cứ nêu ra.
- Cả hai luận điểm trên, tác giả đã lập luận theo phương pháp nào?
+ Diễn dịch : nêu luận điểm bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích
. Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại, so sánh với việc ăn tươi nuốt sống không tiêu hoá được, tích luỹ càng nhiều càng sinh bệnh, thói xấu hư danh, đọc để khoe khoang. Lời bàn thật chí lí.
- Ý kiến của em về những con mọt sách?
* Đáng chê khi chỉ chúi mũi vào sách vở, chẳng còn chú ý đến chuyện gì khác, thành xa rời thực tế
- Cái hại thứ hai là gì?
*GV: Sách nhiều quá nên dễ bị lạc hướng, chọn lầm, chọn sai, chọn phải những cuốn sách nhạt nhẽo, tầm phào, vô bổ, thậm chí cuốn sách độc hại (kích động tình dục, chia rẽ dân tộc, tôn giáo). lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách thật không có ích Bơi loạn trong bể sách không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức mà nhiều khi tự hại mình, tiền mất tật mang. So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình là khá mới mẻ nhưng vẫn quen thuộc lí thú.
- GV liênm hệ thực tế giáo dục HS
 - Theo ý kiến của tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ?
* Chọn cho tinh không đọc cốt lấy nhiều. Đọc nhiều không kể là vinh dự, nếu đọc nhiều mà dối thì đọc ít cũng không phải là xấu hổ, nếu ít mà kỹ càng chất lượng. Tìm đọc những cuốn sách thật có giá trị và cần thiết đối với bản thân. Chọn lọc có mục đích rõ ràng, kiên định không tuỳ hứng, nhất thời.
*HOẠT ĐỘNG 4:
?Theo ý kiến của tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ?
* Chọn cho tinh không đọc cốt lấy nhiều. Đọc nhiều không kể là vinh dự, nếu đọc nhiều mà dối thì đọc ít cũng không phải là xấu hổ, nếu ít mà kỹ càng chất lượng. Tìm đọc những cuốn sách thật có giá trị và cần thiết đối với bản thân. Chọn lọc có mục đích rõ ràng, kiên định không tuỳ hứng, nhất thời.
?Cách đọc sách đúng đắn như thế nào?
-Đọc kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm, tích luỹ. Tác hại của lối đọc hời hợt, mắt hoa, ý loạn như người cưỡi ngựa qua chợ, như trọc phú khoe của, lừa mình dối người.
?.Mối quan hệ giữa học vấn chuyên môn và học vấn phổ thông?
* Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đọc sách chuyên sâu mà lãng quên coi thường sách phổ thông để trở thành phiến diện. Nếu chỉ đào sâu học vấn chuyên môn thì càng sâu càng như đi vào rừng sâu, càng chui vào càng hẹp, không biết rộng. Đọc sách là rèn luyện tính cách, học làm người chứ không phải là con mọt sách.
?Với cách lập luận đó tác giả muốn khuyên ta vấn đề gì về đọc sách?
- Cách lập luận của từng luận cứ ? Tác giả đã dùng các cách ( thể hiện) lập ý như thế nào?
2 Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ ( cỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào rừng sâu) về đọc sách rất cụ thể, sinh động.
- Sử dụng các số liệu để hạn định cách chọn sách tạo nên cách khuyên răn thiết thực.
-> GV liên hệ việc đọc sách hiện nay của HS để giáo dục các em.
?Từ việc phân tích lập luận các lí lẽ của tác giả em hãy nêu nghệ thuật của văn bản?
?Nêu ý nghĩa của văn bản?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 7
I.Đọc – tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc:
2.Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả : Chu Quang Tiềm (1897- 1986)- nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách
( Bắc Kinh, 1995, GS Trần Đình Sử dịch).
-Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
II .Đọc- Phân tích :
 1- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
 -Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản văn hóa tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
-Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
2.Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp:
 -Sách nhiều khiến ng ... ång hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy )
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1: Nhận diện và so sánh việc sử dụng phép phân tích ( hoặc tổng hợp ) ở hai đoạn văn cụ thể.
 a.Phân tích vấn đề : Thế nào là thơ hay?
 Phân tích bằng cách chứng minh bài thơ hay ở nhiều bình diện. Các bình diện phân tích : màu sắc, vần thơ, kết hợp với tứ thơ, với chữ nghĩa.
 ->Cách lập luận diễn dịch. 
b.Luận điểm: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?”
 Trình tự phân tích: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan
 2.Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
 a/ Thế nào là học qua loa, học đối phó?
 Biểu hiện của:
 - Học qua loa :
 + Học không có hệ thống, không đến nơi đến chốn, nắm kiến thức và kĩ năng không sâu sắc.
 + Học chỉ cốt để theo kịp phong trào, khoe mẽ, thức chất kiến thức trống rỗng.
 + Không có trình độ học thuật rõ ràng.
- Học đối phó :
 + Học qua loa để có bài vở, có điểm, thầy cô không quở trách. 
+ Học lấy điểm trong kiểm tra thi cử nên học tủ, học gạo.
 + Học đối phó nên có hiện tượng học lấy lệ để có bằng cấp dỏm.
b/ Bản chất của học qua loa đối phó:
 - Có hình thức học tập: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, cũng có bằng cấp.
 - Không có kiến thức và kĩ năng thực, không làm được gì thuộc về chuyên môn sâu.
c/ Tác hại:
 - Bản thân: không có hứng thú học tập, do đó ngày càng dốt nát, sợ học.
 - Xã hội : vô dụng, bất tài, trở thành gánh nặng cho xã hội.
 d/ Tổng hợp:
 Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích, lối học đó chẳng những làm con người mệt mỏi mà không tạo được nhân tài cho đất nước.
*Phân tích:
- Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
-Muốn tiến bộ thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào chắc quyển đó .
*Tổng hợp:
 -Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
4.Tổng kết :
Đặc điểm, công dụng của phép phân tích, tổng hợp:
 -Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
-Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy )
 5 Hướng dẫn học tập :
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Nắm được thế nào là lập luận phân tích và lập luận tổng hợp
+Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể.
+Hãy lập một dàn ý cụ thể cho một bài văn nghị luận ( đề bài bài tập 2) . Trên cơ sở đó, lựa chon phép phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn “Tiếng nói văn nghệ ”
 +Đọc văn bản
 +Trả lời các câu hỏi trong sách
 +Tìm hiểu tác giả, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào
 +Tóm tắt hệ thống luận điểm 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH DẠY TĂNG TIẾT LỚP 9A1, 9A3
HỌC KỲ II-NĂM HỌC: 2012-2013
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
20
19
Ôân tập văn bản bàn luận về đọc sách
21
20
Ôân tập Phép phân tích và tổng hợp
22
21
Ôn tập các thành phần biệt lập : TP cảm thán, TP tình thái
23
22
Ôân tập văn bản chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
24
23
Ôân tập nghị luận về một tư tưởng đạo lí
25
24
Ôân tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
26
25
Ôân tập văn bản mùa xuân nho nhỏ
27
26
Ôân tập nghị luận tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
28
27
Ôân tập nghĩa tường minh và hàm ý
29
28
Ôn tập văn bản viếng lăng Bác
30
29
Ôân tập viết đoạn nghị luận tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
31
30
Ôân tập chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt )
32
31
Ôân tập văn bản Sang thu
33
32
Ôân tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
34
33
Ôân tập tổng kết ngữ pháp:danh từ, động từ, tính từ, các từ loại khác
35
34
Ôân tập văn bản Nói với con
36
35
Ôân tập viết hợp đồng
37
36
Ôân tập tổng kết ngữ pháp các thành phần câu ; thành phần chính thành phần phụ
38
37
Ôân tập văn bản Bến quê
Ngày 02/01/2013
GVBM
Đồng Thị Mười
Ngày dạy:
Tiết 
ÔN TẬP VĂN BẢN BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Kiến thức cơ bản:
1..Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả : Chu Quang Tiềm (1897- 1986)- nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách
( Bắc Kinh, 1995, GS Trần Đình Sử dịch).
-Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
 2- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
 -Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản văn hóa tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
-Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
3.Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp
 -Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. 
-Sách nhiều khiến ta khó chọn lựa. 
II.Luyện tập:
Viết đoạn văn nêu phương pháp học đúng đắn nghệ thuật và ý nghĩa văn bản ?
.Phương pháp đọc sách đúng đắn:
-Đọc kỹ, vừa đọc vừa suy ngẫm
-Đọc sách cũng cần phải có kế hoạch và có hệ thống.
*Nghệ thuật:
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
-Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
-Lựa chon ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
 Tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách và cách lụa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
III.Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy:
Tiết 37, 38
ÔN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH TỔNG HỢP
I. Kiến thức cơ bản:
* Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1-Lập luận phân tích:
-Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
 2- Lập luận tổng hợp:
 -Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy )
3.Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận:
 Tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
II.Luyện tập:
1.Đặc điểm, công dụng của phép phân tích, tổng hợp:
 -Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
-Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy )
.Bài tập 1: Nhận diện và so sánh việc sử dụng phép phân tích ( hoặc tổng hợp ) ở hai đoạn văn cụ thể.
 a.Phân tích vấn đề : Thế nào là thơ hay?
 Phân tích bằng cách chứng minh bài thơ hay ở nhiều bình diện. Các bình diện phân tích : màu sắc, vần thơ, kết hợp với tứ thơ, với chữ nghĩa.
->Cách lập luận diễn dịch. 
 b.Luận điểm: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?”
 Trình tự phân tích: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan
.Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
 a/ Thế nào là học qua loa, học đối phó?
 Biểu hiện của:
 - Học qua loa :
 + Học không có hệ thống, không đến nơi đến chốn, nắm kiến thức và kĩ năng không sâu sắc.
 + Học chỉ cốt để theo kịp phong trào, khoe mẽ, thức chất kiến thức trống rỗng.
 + Không có trình độ học thuật rõ ràng.
- Học đối phó :
 + Học qua loa để có bài vở, có điểm, thầy cô không quở trách.
 + Học lấy điểm trong kiểm tra thi cử nên học tủ, học gạo.
 + Học đối phó nên có hiện tượng học lấy lệ để có bằng cấp dỏm.
b/ Bản chất của học qua loa đối phó:
 - Có hình thức học tập: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, cũng có bằng cấp.
 - Không có kiến thức và kĩ năng thực, không làm được gì thuộc về chuyên môn sâu.
c/ Tác hại:
 - Bản thân: không có hứng thú học tập, do đó ngày càng dốt nát, sợ học.
 - Xã hội : vô dụng, bất tài, trở thành gánh nặng cho xã hội.
 d/ Tổng hợp:
 Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích, lối học đó chẳng những làm con người mệt mỏi mà không tạo được nhân tài cho đất nước.
III.Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc