Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 26

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 26

I. Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: Thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.

 - thái độ: HS biết yêu thiên nhiên, biết quan sát sự thay đổi của đất trời.

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.

 + Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận, phân tích, đọc diễn cảm.

 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, tranh vẽ cảnh mùa thu.

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’)

 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )

 Câu hỏi 1 : Hãy nêu và phân tích hình ảnh hàng tre- cây tre trong bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương (đọc thuộc lòng khổ thơ 1).

 Câu hỏi 2 : Đọc thuộc lòng khổ thơ 2 và phân tích tình cảm của tác giả và mọi người đối với Bác.

3.Bài mới (36’)

Hữu thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. Chúng ta hãy tìm hiểu

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 121
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.
 - thái độ: HS biết yêu thiên nhiên, biết quan sát sự thay đổi của đất trời. 
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận, phân tích, đọc diễn cảm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, tranh vẽ cảnh mùa thu.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Hãy nêu và phân tích hình ảnh hàng tre- cây tre trong bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương (đọc thuộc lòng khổ thơ 1).
 Câu hỏi 2 : Đọc thuộc lòng khổ thơ 2 và phân tích tình cảm của tác giả và mọi người đối với Bác.
3.Bài mới (36’)
Hữu thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. Chúng ta hãy tìm hiểu điều ấy qua bài thơ Sang thu của ông.(1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 6’ ) Đọc diễn cảm, vấn đáp.
Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác giả.
Cho HS xem ảnh phóng to của tác giả và cung cấp thêm một số thông tin khác ngoài SGK.
Nhà thơ Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học.
Anh tốt nghiệp trường Đại học Văn hoá, Trường Viết văn Nguyễn Du khoá I, là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1976. Anh đã từng làm cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó Tổng 
biên tập tạp chí Văn nghệ Quân Đội. Tổng biên tậpTuần báo Văn nghệ. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5 . Hiện nay nhà thơ sống tại thủ đô Hà Nội, là Phó Tổng thư ký thường trực Hội, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. (
Đọc: Giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
GV + HS đọc 3-4 lần.
Cho HS nêu các từ cần chú giải thêm.
Hoạt động 2 ( 26 ’) Vấn đáp, thảo luận, phân tích.
*Gọi HS đọc khổ thơ 1.
Tác giả cảm nhận sự biến đổi của đất trời sang thu bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
*Gọi HS đọc thơ khổ 2,3.
Cho HS thảo luận và trình bày bảng phụ (5’): Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu tiếp tục được phát hiện bằng những chi tiết, hình ảnh nào?
GV có thể chọn và phân tích một vài hình ảnh trên sau khi HS trình bày.
Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ- thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào?
Em hiểu thế nào về 2 câu cuối?
GV đọc cho HS nghe những lời tự bạch của nhà thơ: 
Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với “Sang thu”
Gửi gắm nhiều điều sâu lắng... 
Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực. 
Ðó giống như là một chân lý và con người phải biết ý thức được một điều rằng không thể đạt được hết những ước vọng tốt đẹp của mình, nhất là những ước vọng đó lại được sinh ra ở thời tuổi trẻ. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. Hai câu cuối cùng: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi . Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của mùa Thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều mùa Thu mà là một buổi chiều hòa bình. Có thể nó có vẻ ngang tàng “sấm cũng bớt bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng của mùa thu hòa bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên và không gì làm chúng run rẩy. (
/173N20085161322946T133/nha-tho-huu-thinh-tu-bach-voi-sang-thu.htm).
Hoạt động 3 ( 3 ’) Vấn đáp.
Em thấy được điều gì qua bài thơ?
Cho các tổ treo tranh vẽ cảnh mùa thu và thuyết trình về tác phẩm của mình.
I. Đọc – Hiểu khái quát
Tác giả: (SGK)
Xem tranh về tác giả.
Nhà thơ Hữu Thỉnh  
(Bút danh khác: Vũ Hữu)
Đọc.
Tìm hiểu các từ khó.
II. Đọc – Hiểu chi tiết
 1.Cảm nhận sự biến đổi của đất trời sang thu
* Thông qua:
Hương ổi (ổi đang độ chín) phả vào trong ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh).
Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng ( qua các từ bỗng, hình như)
2.Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu
Dòng sông trôi thanh thản, nhẹ nhàng.
Chim bắt đầu vội vã bay đi tìm nơi ấm áp.
Mây cũng lửng lờ. bảng lảng nhẹ trôi trên bầu trời.
Nắng cuối hạ nhạt dần.
Những cơn mưa ít hơn, sấm chớp cũng ít theo.
( HS có thể chọn một hình ảnh, câu thơ nào đó theo cảm nhận của mình nhưng phải biết cách trình bày một cách rõ ràng, chứng minh một cách thuyết phục cảm nhận ấy)
III. Tổng kết
Ghi nhớ ( SGK )
4.Củng cố (3’ ) GV dùng bảng phụ sơ đồ bài thơ để củng cố tiết học.
5.Dặn dò ( 1’ )
Về học thuộc lòng bài thơ và nắm vững các kiến thức vừa tìm hiểu.
Chuẩn bị tiết 122: Nói với con – Y Phương ( đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới ; Tìm hiểu một số thông tin về dân tộc Tày).
Nhận xét tiết học.
.
TIẾT 122
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bĩ của dân tộc qua lời nói của một người cha. Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm trong thơ của tác giả là người dân tộc Tày. 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu, phân tích thơ tự do, thơ tiếng dân tộc thiểu số dịch ra tiếng Việt.
 - thái độ: Học sinh biết kính trọng, thương yêu cha mẹ, quê hương đất nước.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, sưu tầm tranh về dân tộc Tày.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, phân tích, đọc diễn cảm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh và cho biết sự cảm nhận đất trời sang thu của tác giả thông qua chi tiết nào?
 Câu hỏi 2 : Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu được tác giả cảm nhận ra sao?
3.Bài mới ( 36’ )
Tình yêu thương con cái, mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống tổ tiên quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Chúng ta hãy nghe gười cha nói với con, tâm tình, dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy qua bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương người dân tộc Tày ( sinh sống ở các tỉnh miền núi Đông bắc). (1’)
 Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 5’ ) Đọc diễn cảm, vấn đáp.
Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác giả.
GV cho HS xem tranh chân dung tác giả lúc còn trẻ và hiện nay.
GV cho HS biết thêm đôi nét về người Tày.
Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía Bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Dân số người Tày vào khoảng 1,5 triệu người. Đây là dân tộc có dân số lớn thứ hai ở Việt Nam sau người Kinh. Những địa phương có nhiều người Tày sinh sống là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Họ cũng sinh sống cả ở Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình. Bên cạnh đó còn một số các tỉnh phía tây bắc bộ như Yên Bái và Lào Cai hoặc di cư trong thời gian gần đây tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Người Tày sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa, ngô, khoai lang, v.v
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.
 NHÀ NGƯỜI TÀY
Gầm sàn là nơi nuôi trâu-bò-lợn-gà, đồng thời là nơi đàn ông sửa chữa công cụ và phụ nữ nhuộm chàm. Gầm sàn cũng là nơi để cho trẻ em vui chơi, đùa nghịch, đánh đu, đánh quay, đánh chắt, đánh ô. 
Gầm cầu thang thường có cố xay gạo, cối giã gạo,. Cối này cũng để giã bộtlàm bánh vào các ngày tết hay giã cốm vào dịp trung thu. Thanh niên nam nữ hay đến giúp nhau giã cốm, mỗi người mang theo 1 cái chày. Có khi quanh 1 cối cốm hơn chục chiếc chày cùng khua. Giã xong ở nhà này, họ lại kéo nhau đi giã giúp nhà khác. (
Đọc: Giọng ấm áp, yêu thương, tự hào ( GV cùng HS đọc một lần)
Hướng dẫn tìm hiểu từ khó.
Xác định bố cục bài thơ (2 phần :“Từ đầu đẹp nhất trên đời” →con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động êm đềm của quê hương; Phần còn lại→ Lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy)
Hoạt động 2 ( 27 ’) Thảo luận, phân tích.
*Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu.
Em hiểu như thế nào về 4 câu thơ ấy?
Cho HS hiểu thêm câu tục ngữ người Thái: Chân ngoài rừng, tay trong nhà →Người làm việc luôn tay, hết ngoài rừng lại đến việc trong nhà.
Cùng 4 câu thơ đầu, hãy tìm thêm trong đoạn còn câu nào cùng chỉ đến một hạnh phúc gia đình giản dị? 
 *Gọi HS đọc từ “Người đồng mình  những tấm lòng ”.
Em hiểu gì về các câu thơ trên?
 (GV kết hợp phân tích các chi tiết )
 “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém. (ttp://www.thethaovanhoa.vn)
*Cho HS đọc phần còn lại của bài thơ.
Thảo luận nhóm (5’) : Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “Đồng mình”? chứng minh. Nói về cá đức tính ấy để làm gì?
 (Đại diện nhóm trình bày, các nhóm đóng góp, bổ sung – GV chốt ý đúng ghi bảng).
“Người đồng mình thương lắm con ơi
 Không lo cực nhọc”.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
 Nghe con”.
Điều lớn lao nhất mà người cha muốn tr ... ụng nghĩa tường minh, hàm ý một cách đúng đắn.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : bảng phụ, giáo án, SGK.
 + Phương pháp : thảo luận, gợi tìm.
 - học sinh : vở chuẩn bị, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định (1’ )
 2. Kiểm tra ( 2’ )
 Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới ( 38’ )
Trong giao tiếp, có lúc người nói nói thẳng ra những gì mình muốn nói, có lúc vì lí do nào đó mà không thể nói thẳng ra . Vậy ở lời nói, nghĩa nào là nghĩa tường minh, nghĩa nào là hàm ý? Ta sẽ tìm hiểu qua bài Nghĩa tường minh và hàm ý. (1’) 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (15’ ) Thực hành thảo luận
GV treo bảng phụ nội dung bài tập (mục I).
Chia nhóm thảo luận để trả lời những câu hỏi ở SGK. (4’)
*Câu 1: “ Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái?
*Câu 2: “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không?
Đại diện nhóm trình bày.
Qua ví dụ trên em hiểu nghĩa tường minh là như thế nào? Còn hàm ý là gì?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại bằng ghi nhớ. -Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 ( 22 ’) Thực hành luyện tập theo nhóm.
 Cho các nhóm thực hành luyện tập theo nội dung phân công (5’)và trình bày lên bảng nhóm.Cho các nhóm bổ sung, GV kết luận, sửa chữa
Nhóm 1: Câu 1.
Nhóm 2: câu 2.
Nhóm 3: Câu 3.
Nhóm 4: Câu 4.
I.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1.Câu“ Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!” → Tiếc quá, không còn thời gian để trò chuyện, tâm tình..( Anh không nói thẳng ra vì ngại ngùng, e thẹn)
2.Câu“Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”không có ý gì khác ngoài việc thông báo chiếc mùi soa cô gái bỏ quên.
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
1.Xét đoạn trích mục I
a.Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.→ dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ (chưa muốn đi).
b.Các từ ngữ miêu tả thái độ cô gái liên quan đến chiếc mùi soa:
“mặt đỏ ửng”: ngượng, khó nói.
“nhận lại chiếc khăn”: hành động thay lời cảm ơn.
“quay vội đi”:lúng túng, lảng tránh.
 2.Xác định hàm ý
 “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”.→ ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè đấy.
3.Tìm câu chứa hàm ý
“ Cơm chín rồi!” → ông(Sáu) vô ăn cơm đi.
4.Xét câu in đậm
a.Hà, nắng gớm, về nào( không có hàm ý, chỉ nói lảng)
b.”Tôi thấy người ta đồn”. (không có hàm ý,là câu nói bỏ lửng).
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
 Câu 1: Câu nào sau đây chứa hàm ý?.
Lão chỉ tẩm nhẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
Lão làm khổ lão chú ai làm khổ lão.
Cuộc đời quả thất cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
Câu 2: Câu sau đây chứa hàm ý gì?
“ Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
Hỏi học sinh đó xem là mấy giờ.
Hỏi học sinh đó đi muộn bao nhiêu phút.
Trách học sinh đó không đi học đúng giờ.
5.Dặn dò (1’)
Học và nắm vững ghi nhớ. - Sưu tầm một câu chuyện cười có sử dụng hàm ý.
Chuẩn bị tiết 124: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.(đọc kĩ văn bản Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời- Hà Vinh SGK/ 77 và trả lời các câu hỏi bên dưới)
Nhận xét tiết học.
TIẾT 124
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: HS hiểu được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
 - kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - thái độ: Biết trân trọng cái đẹp, cái hay của tác phẩm thơ.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( không tiến hành)
3.Bài mới ( 40’)
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ta đã được tìm hiểu ở những tiết học trước vậy còn các tác phẩm trữ tình như đoạn thơ, bài thơ thì nghị luận như thế nào?
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (34’ ) Vấn đáp, thảo luận
Gọi 3 HS lần lượt đọc văn bản :
Từ đầuđáng trân trọng.
Tiếp theocủa mùa xuân.
Còn lại.
Cho các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi ở SGK.(4’)
Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa trong bài Mùa xuân nho nhỏ?
Tìm bố cục 3 phần của văn bản và nhận xét bố cục ấy.
Nhận xét cách diễn đạt (GV thực hiện).
Từ các vấn đề nêu trên, GV hường dẫn HS vào phần ghi nhớ.
Hoạt động 2 ( 6 ’) thực hành luyện tập
GV gọi HS đọc yêu cầu phần luyện tập.
HS có thể nêu thêm nhiều luận điểm:
Nhạc điệu bài thơ.
Bức tranh mùa xuân..
I Phương châm về lượng
* Xét văn bản Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.
a.Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b. Các luận điểm:
Hình ảnh mùa xuân trong thơ Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa.
Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc tha thiết, trìu mến của nhà thơ.
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hòa nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
Bố cục:
Mở bài :“Từ đầuđáng trân trọng ”: Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Haỉ và nêu nhận xét, đánh giá của người viết.
Thân bài: “Tiếp theocủa mùa xuân”: Cảm nhận, đánh giá của ngừi viết về nội dung, nghệ thuật bài thơ.
Kết bài: (Còn lại)Tổng kết, khái quát hóa về giá trị và tác dụng của bài thơ.
* Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một bài nghị luận.
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
Nêu thêm các luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh hải ( ngoài các luận điểm đã nêu ở phần 1)
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp, của đoạn thơ, bài thơ.
Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuđể cảm nhận, đánh giá, về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Câu 2: Khi viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì luận điểm của bài văn phải đạt những yêu cầu gì?
Phải được nêu cụ thể, có luận cứ xác đáng.
Phải gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Phải chứng tỏ người viết có ý kiến riêng, có khả năng cảm thụ tốt.
Cả 3 phương án trên.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .( Đọc kĩ 8 đề ở SGK và trả lời các câu hỏi bên dưới; Các nhóm chuẩn bị bảng nhóm).
Nhận xét tiết học.
TIẾT 125
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Ôn các kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng. 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài.
 - thái độ: Có ý thức trong việc cảm nhận thơ ca, phát hiện vẻ đẹp thơ ca. 
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH :Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : thảo luận, phân tích, đàm thoại, gợi mở, thực hành.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là như thế nào?
 Câu hỏi 2 : Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện thông qua đâu?
3.Bài mới ( 36’ )
Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì ta đã làm quen ở tiết trước, hôm nay ta sẽ tìm hiểu cách làm bài nghị luận ấy.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 10’ ) thảo luận, gợi mở.
Gọi 4 HS lần lượt đọc 8 đề ở SGK (2 đề/HS).
Thảo luận (4’): các đề bài được cấu tạo như thế nào? Mỗi nhóm thử ra 1 đề.
( lưu ý : Thực chất đề 4,7 đã có chỉ định ngầm)
Hoạt động 2 ( 20 ’) Đàm thoại, gợi mở, phân tích.
( Cho HS nhắc lại 4 thao tác khi làm bài văn- Mỗi thao tác giáo viên lồng vào bài mẫu ở SGK để phân tích chứng minh)
Gọi HS đọc văn bản Quê hương trong tình thương nỗi nhớ ( Tr.81/SGK)
Hãy xác định thân bài? Phần này người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương – Tế Hanh?
GV hướng dẫn HS vào phần ghi nhớ.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 (6’) Thực hành luyện tập.
Gọi HS đọc đề bài.
Gợi ý cho HS tìm hiểu ý.
*Gợi ý: 
Cảm nhận về mùa thu thông qua các giác quan:
Khứu giác: hương ổi.
Xúc giác: gió se.
Thị giác: sương chùng chình qua ngõ.
→ Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hòa của các giác quan, ừa khái quát, vừa cụ thể và giàu sức gợi tả, gợi cảm.
Các biện pháp nghệ thuật:
Nhân hóa: hương ổi- phả; sương- chùng chình.
Miêu tả: gió se.
Tu từ nghệ thuật: hình như thu đã về.
Lập dàn ý khái quát cho đề bài theo 3 phần.
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
* Xét các đề ở SGK: Có 2 dạng:
Dạng có kèm chỉ định (mệnh lệnh) cụ thể (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8 ).
Dạng không kèm chỉ định cụ thể (đề 4, 7).
* Các nhóm ra đề.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Các bước làm bài
Tìm hiểu đề, tìm ý.
Lập dàn bài.
Viết bài.
Đọc lại bài viết và sửa chữa.
2. Cách tổ chức triễn khai luận điểm
* Thân bài “ Nhà thơ đã viếtthành thực của Tế Hanh”.
 Nhà thơ đã viết quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
Nổi bật lên là hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.
Cảnh trở về tấp nập, no đủ.
Hình ảnh người dân chái giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động, tinh tế.
*Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.
 Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
*Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu-Hữu Thỉnh.
Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
TB: + Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
 + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả ( có thể so sánh với một số bài thơ viết về mùa thu của các tác giả khác).
KB: Nêu giá trị khổ thơ.
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Ý nào đúng nhất với với yêu cầu ở phần thân bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung của đoạn thơ, bài thơ.
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Câu 2: Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải:
Nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết.
Phải gắn nhận xét, đánh giá với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc của tác giảcủa tác phẩm.
Cả a và b.
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép ghi nhớ và học thuộc.
Chuẩn bị tiết 126: Mây và sóng- R.Ta-go. ( đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở SGK).
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 26.doc