Giáo án Ôn tập Ngữ văn khối 9

Giáo án Ôn tập Ngữ văn khối 9

HỆ THỐNG HOÁ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

- Thông qua chủ đề, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kĩ năng sau đây:

 * Về ý nghĩa của chủ đề: Văn học Việt Nam với các thể loại văn học thì ai cũng có thể biết được. Nhưng để hiểu được các giai đoạn lịch sử phát triển và khuynh hướng sáng tác thì một số em lại chưa nắm rõ. Do vậy, với chủ đề này sẽ giúp cho các em có sự hệ thống hoá về toàn bộ diện mạo của dòng văn học Việt Nam qua các thời kì phát triển , giúp học sinh tránh được những nhược điểm đã nêu. Các em nắm được:

 - Lịch sử hình thành và phát triển của dòng văn học Việt Nam qua các thời kì phát triển theo các thể loại, chủ đề.

 - Hiểu được nội dung và nghệ thuật chủ yếu của một số tác phẩm qua các thời kì lịch sử.

 - Nắm được tác giả và khuynh hướng sáng tác một số tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của dòng văn học Việt Nam.

 

doc 47 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn tập Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử văn học việt nam
A. Mục tiêu của chủ đề:
- Thông qua chủ đề, học sinh nắm được một số nội dung kiến thức và kĩ năng sau đây:
	* Về ý nghĩa của chủ đề: Văn học Việt Nam với các thể loại văn học thì ai cũng có thể biết được. Nhưng để hiểu được các giai đoạn lịch sử phát triển và khuynh hướng sáng tác thì một số em lại chưa nắm rõ. Do vậy, với chủ đề này sẽ giúp cho các em có sự hệ thống hoá về toàn bộ diện mạo của dòng văn học Việt Nam qua các thời kì phát triển , giúp học sinh tránh được những nhược điểm đã nêu. Các em nắm được:
	- Lịch sử hình thành và phát triển của dòng văn học Việt Nam qua các thời kì phát triển theo các thể loại, chủ đề.
	- Hiểu được nội dung và nghệ thuật chủ yếu của một số tác phẩm qua các thời kì lịch sử.
	- Nắm được tác giả và khuynh hướng sáng tác một số tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của dòng văn học Việt Nam.
B. Thời gian giảng dạy: 12 tiết.
C. Tài liệu giảng dạy:
	1, Sách giáo khoa Ngữ văn 6 , 7 , 8 , 9 (2 Tập)
	2, Văn học dân gian Việt Nam (Tập 1 , 2 ) - Đỗ Bình Trị , Hoàng Tiến Tựu – NXB Giáo dục – H1989.
	3, Văn học Việt Nam – NXB Giáo dục – H1999.
	4, Tư liệu tham khảo.
D. Gợi ý thực hiện:
	Hoạt động 1: Khái quát các giai đoạn phát triển của Văn học Việt Nam.
	Hoạt động 2: Hệ thồng hoá một số vấn đề về lich sử Văn học Việt Nam.
	Phần I: Văn học dân gian Việt Nam.
Thế nào là văn học dân gian?
Đặc điểm của Văn học dân gian.
Quan hệ của Văn học dân gian với văn học viết.
Kết cấu – Thể loại của Văn học dân gian.
Phần II: Văn học viết.
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Văn hoc Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 /1945
Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 / 1945 đến nay.
Hoạt động 3: Tổng kết – Luyện tập:
	Câu hỏi 1:
	Nêu những thành tựu nổ bật của dòng Văn học viết?
	Câu hỏi 2:
	“Truyện Kiều” của Nguyễn Du thuộc giai đoạn lịch sử nào? Giai đoạn văn học nào? Phân tích giá trị nội dung của “Truyện Kiều”?
	Hoạt động 4: Thực hành:
	Vẽ sơ đồ lịch sử phát triển của dòng văn học Việt Nam.
	Hoạt động 5: Kiểm tra – Hướng dẫn
@&?
Giáo án lên lớp chủ đề 3: 
Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử 
văn học việt nam
A. Mục tiêu của chủ đề:
	 Qua chủ đề, học sinh nắm được các nội dung kiến thức và kĩ năng sau đây:
 	- Lịch sử hình thành và phát triển của dòng văn học Việt Nam qua các thời kì và phát triển qua các thể loại, chủ đề.
 	- Hiểu được nội dung và nghệ thuật chủ yếu của một số tác phẩm qua các thời kì lịch sử.
 	- Nắm được tác giả và khuynh hướng sáng tác một số tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam.
 	- Hệ thống hoá về toàn bộ diện mạo của dòng văn học Việt Nam qua các thời kì phát triển, thay đổi của lịch sử Việt Nam.
- Có thái độ yêu quý và có ý thức giữ gìn nền văn học dân tộc.
B. Thời gian giảng dạy: 12 tiết.
C. Tài liệu giảng dạy:
	1, Sách giáo khoa Ngữ văn 6 , 7 , 8 , 9 (2 Tập)
	2, Văn học dân gian Việt Nam (Tập 1 , 2 ) - Đỗ Bình Trị , Hoàng Tiến Tựu – NXB Giáo dục – H1989.
	3, Văn học Việt Nam – NXB Giáo dục – H1999.
	4, Tư liệu tham khảo.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Tiết 13: Hoạt động 1:
KháI quát các giai đoạn phát triển của
văn học việt nam
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?) Văn học Việt Nam phát triển qua các thời kì nào?
 Phần I: Văn học dân gian (Trước thế kỉ X)
	Phần II: Văn học viết (Văn học sử – Văn học gắn liền và phản ánh các giai đoạn phát triển của lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. (Văn học trung đại)
Văn học Việt Nam hiện đại.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 / 1945.
Văn học Việt Nam 1945 – 1954 (Văn học kháng chiến chống Pháp)
 Văn học Việt Nam 1954 – 1975 (Văn học kháng chiến chống Mĩ)
Văn học Việt Nam 1975 –> nay (Văn học thời kì đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN)
Tiết 14 à 22: Hoạt động 2:
Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử văn học việt nam
	Tiết 14, 15, 16: 
	Phần I : Văn học dân gian Việt Nam:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?) Em hiểu thế nào là văn học dân gian ?
?) Em hiểu thế giới tinh thần và tình cảm của nhân dân là gì ?
?) Cho ví dụ cụ thể ?
?) Dựa vào định nghĩa về văn học dân gian, em hãy nêu sự khác nhau cơ bản giữa văn học dân gian với văn học viết ?
?) Em hãy kể ra một số thể loại của văn học dân gian mà em biết ?
 I. Thế nào là văn học dân gian ?
 Văn học dân gian là những sáng tác của nhân dân lao động, được hình thành từ lâu đời và được truyền miệng từ người này sang người khác.
	II. Dặc điểm của văn học dân gian:
	Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật của nhân dân. Văn học dân gian phản ánh và thể hiện đời sống và tình cảm của nhân dân.
 Đó là toàn bộ hoạt động của nhân dân, là cuộc sống lao động và quan hệ gia đình của họ, là những sự kiện, những vấn đề của đời sống xã hội. Và lịch sử thiết yếu của dân tộc như phong tục và những quan hệ cộng đồng, làng xã.
	- Văn học dân gian phản ánh đời sống nhân dân, văn học dân gian đề cập đến những vấn đề thiết thân đối với nhân dân và lí giải chúng theo quan điểm của nhân dân, qua đó biểu đạt những kinh nghiệm đời sống của nhân dân, diễn tả những khát vọng và lý tưởng của nhân dân về nhân thế và xã hội , thể hiện tâm lí của nhân dân, những quan niệm của nhân dân về tự nhiên và xã hội.
 - Truyện “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh” lí giải cho sự ngập lụt và mơ ước của nhân dân về trị thuỷ, chinh phục thiên nhiên.
	- Truyện “Tấm Cám” thể hiện mơ ước của nhân dân đó là ở hiền gặp lành, cái thiện được đền đáp, cái ác bị trừng trị.
	III. Quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết:
 Sự khác nhau cơ bản nhất là sự khác nhau “tự nhiên” giữa văn học dân gian và văn học viết. Đó là tính truyền miệng của văn học dân gian và tính cố định của văn học viết.
 à Do có tính truyền miệng (Truyền miệng từ đời này qua đời khác không qua văn bản gì) cho nên văn học dân gian không phải của riêng ai và trong quá trình truyền miệng thường sảy ra dị bản (Vì ngôn từ của mỗi vùng miền mỗi khác).
	IV. Kết cấu – Thể loại của văn học dân gian:
Chúng ta có thể phân loại các thể loại văn học dân gian như sau: (Theo bảng sau)
Loại hình (nhóm)
Phương thức biểu diễn chủ yếu
Phương thức phản ánh chủ yếu
Các thể loại văn học dân gian việt nam
I
Nói 
Luân lí-Suy lí
Tục ngữ , Câu đố.
II
Kể
Tự sự
Các loại truyện kể dân gian, vè.
III
Hát
Trữ tình
Các thể loại ca dao, dân ca.
IV
Diễn
Kịch
Các trò diễn dân gian (Chèo, Tuồng,.)
	Tiết 17 à 22:
Phần II: Văn học viết:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên giới thiệu:
	Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là dòng văn học viết thời phong kiến . Từ diện mạo đến tính chất , từ nội dung đến hình thức , từ sự hình thành đến quá trình phát triển của dòng văn học này, đều có những nét riêng biệt , trong bối cảnh văn hoá, xã hội thời kì phong kiến.
GV giới thiệu:
	Căn cứ vào các tài liệu còn lại, thời Bắc thuộc , tuy có một số tác phẩm văn học viết, nhưng chưa rõ về xuất xứ , tác giả nên chưa có thể coi đó là tác phẩm văn học viết đáng tin cậy của người Việt . Nững tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại đến ngày nay của Đỗ Pháp Thuật, Khuông Việt, Vạn Hạnh hoặc khuyết danh đã xuất hiện vào thế kỉ X , trong buổi đầu của thời kì độc lập. Và đó là những tác phẩm đầu tiên của dòng văn học viết. Chính tầng lớp trí thức biết chữ Hán, tinh thông Hán học này, và được sự cổ vũ của hào khí dân tộc đầu thời kì tự chủ là những tác giả đầu tiên khơi mở dòng văn học viết của dân tộc.
	?) Như vậy, văn học Việt Nam thời kì này có mấy dòng văn học cùng tồn tại và phát triển?
 I. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
 1, Sự hình thành của dòng văn học viết:
à Dòng văn học viết ra đời cùng với văn học dân gian xuất hiện từ lâu đã hoàn chỉnh diện mạo của văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học, thể hiện những mối quan hệ, những ảnh hưởng trực tiếp với văn học dân gian trong bối cảnh của nền văn học dân tộc.
?) Em hiểu văn học viết thời kì này có mấy thành phần văn học?
?) Kể ra những đặc điểm cơ bản của văn học chữ Hán giai đoạn này?
?) Kể ra một số tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu giai đoạn này?
?) Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn học chữ Nôm giai đoạn này?
?) Chỉ ra một số tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu của giai đoạn này?
?) Nêu kháI quát về tình hình lịch sử giai đoạn này?
?) Những điểm cần chú ý của văn học giai đoạn này là gì?
?) Chỉ ra những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất thời kì này?
?) Âm hưởng chủ đạo của dòng văn học viết thời kì này là gì?
?) Nêu khái quát về tình hình lịch sử giai đoạn này?
?) Những điểm cần chú ý của văn học Việt Nam giai đoạn này là gì?
?) Kể tên những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn này?
?) Nêu khái quát về tình hình lịch sử giai đoạn này?
?) Về văn học thời kì này có gí đáng chú ý?
?) Hãy kể tên những tác giả tiêu biểu thời kì này?
?) Âm hưởng chủ đạo của văn học Việt Nam giai đoạn này là gì?
?) Chỉ ra những điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn này?
?) Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn?
?) Âm hưởng chủ đạo của văn học Việt Nam thời kì này
Giáo viên giới thiệu:
 Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 là thời kì rất quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Văn học Việt Nam thời kì này phát triển sang một bước ngoặt, với những đặc điểm mới mẻ và những thành tựu phong phú chưa từng có.
?) Chỉ ra những nét tiêu biểu của tình hình lịch sử Việt Nam giai đoạn này?
Văn học Việt Nam thời kì này phát triển qua các trặng đường như thế nào?
?) Tình hình văn học ở chặng đường này có đặc điểm gì nổi bật?
?) Tình hình văn học ở chặng đường này có đặc điểm gì nổi bật?
?) Thời gian này, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đang ở đâu? Người đã viết những tác phẩm gì?
?) Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì này?
?) Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì này?
?) Vì sao nói, văn học thời kì này đổi mới theo hướng hiện đại hoá?
- Khu vực hợp pháp – Công khai.
- Khu vực bất hợp pháp – Bí mật.
?) Theo em, vì sao văn học hình thành hai khu vực này?
?) ở khu vực hợp pháp thì văn học phát triển như thế nào?
?) ở khu vực hợp pháp thì văn học phát triển như thế nào?
?) Vì sao nói văn học thời kì này phát triển với nhịp độ cực kì khẩn chương?
Giáo viên:
 Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay đã nảy nở và phát triển, gắn bó mật thiết với những bước đi của lịch sử, với vận mệnh của Tổ quốc. Nó kế thừa những truyền thống tốt đẹp của văn học thời kì trước, nhưng là một chặng đường mới trong lịch sử văn học dân tộc, góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm.
?) Em hãy chỉ ra những nét cơ bản nhất của tình hình lịch sử Việt Nam thời kì này?
Giáo viên:
 Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến  ...  ạ!( biểu thị thái độ chưa cao về việc bán con chó của lão Hạc)
d) Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thườn. Nhưng xem y vẫn còn lề bề lệt bệt chừng như còn mỏi mắt lắm. ( Biểu thị độ tin cậy chưa cao về việc “nhà cháu” vẫn còn mệt lắm).
e) Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.( chỉ thái độ tin cậy chưa cao về việc người thạo mới cầm nổi bút thước).
g) Theo dự báo của đài, hôm nay trời sẽ mưa vào buổi chiều. (nêu thái độ, quan hệ giữa người nói và người nghe.	Tớ đi nhé ( thân mật)
h) Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. (Chỉ nguồn gốc y kién về bài toán)
m) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(biểu thị thái độ tin cậy cao vè việc Cuối năm mợ cháu cũng về)
n) Cô tặng em. Về trương mới, em cố gắng học tập nhé!(Chỉ quan hệ thân mật giữa cô- trò).
2) Tìm thành phần cảm thán trong những câu sau và cho biết các thành phần đó bộc lộ ảm xúc gì?
a) Quái, đã đến giừo chưa nhỉ? Sao bạn Lan và bạn Nam vẫn chưa tới? (Cảm xúc ngạc nhiên)
b) Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, qu‎ quá! ( ngạc nhiên, thán phục) 
c) Eo ôi, đúa nào mặt mũi đen đủi xấu xí thế? (cảm xúc khiếp sợ)
d) A, mẹ mua trái me. Cả khế nữa. (Cảm xúc vui mừng)
e) Chết chửa, tay anh làm sao lạnh thế này! (cảm xúc hoảng hốt).
C) Thành phần gọi - đáp: là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Ví dụ: -Bác ơi cho cháu hỏi chợ Tân Thành ở đâu? (tạo quan hệ giao tiếp)
	 - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ ( duy trì quan hệ giao tiếp)
Bài tập thực hành
Câu1: Tìm thành phần gọi- đáp trong các câu sau và cho biết thái độ của người nói đối với người nghe?
a) – Việc gì thế, cụ?	(gọi- tạo quan hệ giao tiếp)
	- Ông giáo để tôi nóiNó hơi dài dòng một ty‎.
	- Vâng, cụ nói.	(đáp- duy trì quan hệ giao tiếp)
	- Nó thế này, ông giáo ạ!	(đáp - duy trì quan hệ giao tiếp).
	Thể hiện thái độ kính trọng giữa người nói đối với người nghe.
b) Trang ơi,không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mìnhmình bận. ( thể hiện thái độ thân mật bạn bè).
c) Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
d) Vâng!Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (đáp).
D. Thành phần phụ chú: là thành phần biệtlập dùng để bổ sung, giải thích cho nội dung của câu hoặc một bộ phận nào đó trong câu.
Ví dụ: Mày hỏi cô Thông- tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở của mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
Thực hành
Câu1) : Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết thành phàn phụ chú đó giải thích y nghĩa cho từ nào trong câu?
a) Giồng Cây Xanh- một vùng ven thị trấn Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh- là nơi duy nhất trên nước ta trồng loại dừa độc vô nhị có cái twn nghe ngồ ngộ là dừa sáp.( giải thích cho Giồng Cây Xanh)
b) Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ m‏, nết na, lại thêm tư dung tố đẹp. ( giải thích cho Vũ Thị Thiết).
c) Không hiểu sao cái Hằng, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến.(giải thích cho cái Trinh).
d) Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!- Nó cũng lại nói trổng. (giải thích cho cả câu).
e) Cuối mỗi văn bản trong SGK thương có dòng chữ nhỏ đặt trong ngoặc đơn, đó là thành phần gì? Nó có tác dụng gì? 
- Đó là thành phần phụ chú. Nó có tác dụng giải thích xuất xứ của văn bản về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản.
g) Tìm thành phần phụ chú trong cau sau và cho biết từ ngữ trong câu có liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?
Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh. 
A. Quan hệ bổ sung. B*.QH nguyên nhân C. QH điều kiện	 D. QH mục đích
Câu2: Các thành phần in đậm trong các câu sau là các thành phần nào?
Thuốc, anh hút anh còn đầu độc cả những người xung quanh. (khởi ngữ)
Mời u xơi khoai đi ạ! (thành phần tình thái)
ừ, hể cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vai hôm, thì u đêm về với con.(gọi- đáp)
Ngay sau khi con về nước( tháng 2 năm 1941) đến ngày tổng khởi nghĩa, sống rất gin khổ trong hang Pắc Bó(Cao Bằng), vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đã chăm chỉ lặng lẽ (thành phần phụ chú)
Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. (thành phần cảm thán- tình thái)
tiết 16	liên kết câu và liên kết đoạn trong văn bản
Ngày soạn:	
	 Ngày dạy:
I) Liên kết câu:
 1) Mỗi câu trong VB bao giờ cũng có QH y nghĩa với câu khác đứng gần nó hay đứng xa nó hoặc có QH với toàn VB, mối QH đó gọi là liên kết câu. ND các câu liên kết với nhau phải hướng về sự việc chung cần nói đến.
Ví dụ: (1) Con mẹ nuôi tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường. (2) Nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bở ngỡ, không biết quan ngồi ở buồng nào. (3) Bổng một người mặc áo cánh nái nhuộm vỏ gà chạy xồng xộc đến trước mặt nó và hỏi:
+ Câu (1), (2), (3) liên kết với nhau nhờ: Con mẹ nuôi (1)- Nó (2,3), thế đại từ.
công đương (1)- cổng chòi (2)- quan (2)- người mặc áo cánh nái nhuộm vỏ gà (3) (liên tưởng).
-Các câu có ND cùng hướng về việc con mẹ nuôi.
2) Các phương tiện liên kết câu :
 - Phép nối	 - Phép lặp	 - Phép thế	 - Phép nghịch đối	- Phép trật tự tuyến tính - Phép liên tưởng.
a) Phép nối: là phép liên kết câu bằng những, tổ hợp từ có ND chỉ MQH nào đó.
 -Những từ, tổ hợp từ dùng trong phép nối:(QHT) và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi
 - Từ chuyển tiếp: Bởi vậy, nếu thế, dẫu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy
Ví dụ: Chuột cống bị mèo cào rách một miếng da chảy máu. Nhưng đã quen nhiều trận, chuột cống không hề nao núng, cứ lùi lùi xông lên.
b) Phép lặp: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để để tạo ra tính lên kết giữa các câu chứa yếu tố đó.
- Ví dụ1 (Lặp từ vựng) Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản. mẹ sơn lật cái ví buồm, lục đống quần áo rét. Sơn nhận ra cũng những cái áo Sơn đã từng mặc năm ngoái, năm kia, một cái áo vệ sinh màu nâu sẩm với cái áo dạ khâu chie đỏ. Sơn cầm giơ cái áo lên, thấy mát lạnh cả tay.(Thạch Lam).
-Ví dụ 2 (lặp cấu trúc cú pháp) 
	Bến Nghé / của tiền / tan bọt nước,
	Đồng Nai / tranh ngói / nhuốm màu mây.
-Ví dụ 3 (lặp ngữ âm)
	Sông kia rày đã nên đồng,
	Chỗ làm nhà cửa, chỗ trông ngô khoai.
	Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
	Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
c) Phép thế : là cách dùng từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật một việc thay thế cho nhau; qua đó tạo tính liên kết giữa các câu chứa chúng.
Ví dụ 1: ( thế đại từ) Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đề lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.
- Ví dụ 2 (thế đồng nghĩa- gần nghĩa)
 Ông bậc mình bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dạo, để ông nuôi râu. Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn
Ví dụ 3 (Thế bằng từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, việc)
- Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có y gieo rắc vào đầu óc tôi ngững hoài nghi để tôi khinh mịêt và ruồng rẫy mẹ tôi.Nhưng đời nào tình yêu thương mẹ và lòng kính mến mẹ lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
d) Phép liên tưởng : là cách dùng các từ, tổ hợp từ có QH liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
- Ví dụ 1) Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão khóc hu hu. (- Mặt- mắt- đầu- miệng.	- Mặt co rúm lại- vết nhăn xô lại
- nước mắt chảy ra - mếu - khóc. ).
e) Phép nghịch đối : là cách dùng các từ, tổ hợp từ có QH nghịc đối trong từng câu giúp ta tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
Ví dụ 1 : Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. (ngoài ra còn có phép trật tự tuyến tính).
II. Liên kết đoạn văn trong VB
1a) Các từ ngữ thường dùng để liên kết đoạn
Dùng từ ngữ chỉ trình tự, phương diện, sự bổ sung( Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, 
1 là, 2 là, thêm vào đó)
Dùng từ ngữ có y nghĩa tổng kết, khái quát sự việc, vấn đề ( Tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, nhìn lại, nói tổng quát)
Dùng từ ngữ đối lập, tương phảm: (Trái lại, tuy vậy, ngược lại, thế mà, nhưng).Dùng Dùng từ ngữ thay thế: (Đó, này, ấy, vậy- có kèm theo từ khác- VD: như vậy)
Dùng câu để liên kết đoạn văn:
Ví dụ: Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học
	ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy
 Bài tập thực hành
Xác định các phép liên kết trong 2 đoạn văn sau:
Câu1: Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vững vàng mà sức thuỷ tinh đã kiệt. Thần nước đành phải rút quân. (I)
	Từ đó oán nặng thù sâu, hàng năm thuỷ tinh làm mưa, làm gió, bão lụt dâng nướcc đánh Sơn Tinh. (II)
Các từ: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (I) lặp lại ở đoạn (II)
Các từ: đánh nhau, rút quân, (I) liên tưởng đến oán nặng thù sâu, làm mưa, làm gió, đánh ở đoạn (II).
Từ đó (II) có tác dụng liên kết đoạn (II) với đoạn (I).
Câu 2: Tìm các biện pháp liên kết hình thức trong các phàn trích sau:
a) Tết năm nay là sự chuyển giao giữa hai thế kỷ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.
 Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế trí thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Phép lặp từ ngữ: Thế kỷ, thiên niên kỷ, ai ai, hành trang, con người.
Phép liên tưởng: Năm nay- thế kỷ- thiên niên kỷ- thời khắc- từ cổ chí kim ; nói- thừa nhận
Phép thế : Như vậy, ấy.
b) Tìm các biểu hiện liên kết về ND và hình thức trong đoạn văn sau :
 Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quy bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
 Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. ( ND liên kết hợp l‎y, cùng hướng tới một sự việc)
Phép lặp từ ngữ : Nhân dân, không gìbằng.
Phép liên tưởng : Nhân nghĩa là- thiện nghĩa là ; bầu trời- thế giới- xã hội ; qu‎y- mạnh- tốt đẹp- vẻ vang
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! màu vang trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Dùng phép liên tưởng: Lưng- cánh- đầu- mắt- thân.
Về ND : Sắp xếp hợp ly, hướng về chủ đề vẻ đẹp của con chuồn chuồ nước.
Chỉ ra và sửa chữa các lỗi liên kết về hình thức giữa các câu sau :
Thu‎y Kiều và Thuy vân là hai chị em. Nhưng thu‎y Kiều là chị, còn Thuy Vân là em. Họ đều là nhưngc người con gái có nhan sắc.
+ Quan hệ giữa hai câu không phải là QH đối lập, nên dùng QHT nhưng là không đúng.
 - Sửa
Thu‎y Kiều và Thuy vân là hai chị em. Thu‎y Kiều là chị, Thuy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_ngu_van_khoi_9.doc