Giáo án Ôn tập sinh học 9 học kì II

Giáo án Ôn tập sinh học 9 học kì II

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì ?

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.

- Các loại môi trường:

+ Môi trường nước + Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất, không khí + Môi trường sinh vật

 

doc 24 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7210Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn tập sinh học 9 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP SINH HỌC 9 HKII
I.. LÝ THUYẾT
Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì ?
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
- Các loại môi trường:
+ Môi trường nước + Môi trường trong đất
+ Môi trường trên mặt đất, không khí + Môi trường sinh vật
Câu 2: Các nhân tố sinh thái của môi trường? ( Thế nào là nhân tố sinh thái ?)
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Có 2 nhóm:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh gồm:
 . Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng
 . Nước: ngọt, mặn..
 . Địa hình, các loại đất..
+ Nhân tố hữu sinh bao gồm nhân tố con người và nhân tố sinh vật.
Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Câu 4: Hãy vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam 
Câu 5: Dựa vào hình “ Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam”. Em hãy phân tích hình trên.
- Giới hạn chịu đựng (Giới hạn sinh thái ) là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái,ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Giới hạn sinh thái có điểm giới hạn dưới và điểm giới hạn trên.
- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.
* Lưu ý:
- Thay từ sinh vật bằng các từ mà đề bài cho. Ví dụ: Cá rô phi VN
- Khoảng chống chịu: là khoảng nằm giữa điểm giới hạn dưới và khoảng thuận lợi cũng như nằm giữa khoảng thuận lợi và điểm giới hạn trên.
Câu 6: Hãy vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của:
a) Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ O0C đến +900C, trong đó điểm cực thuận là +550C.
b) Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến + 560C, trong đó điểm cực thuận là +320C.
Hướng dẫn:
a) 
Mức độ sinh trưởng
 Giới hạn dưới ( 2 ) Giới hạn trên
	( 1 ) 
 Điểm gây chết Điểm gây chết 
 ( 0 0C) Giới hạn chịu đựng ( 900C )
 - Câu b bạn đọc tự vẽ và phân tích cả câu a và b như câu 4 và câu 5.
 - ( 1 ) và ( 2 ) : khoảng chống chịu.
Câu 7: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật ?
- Aùnh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý thực vật.
- Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
- Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
Câu 8: Sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng:
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
- Sống nơi quang đãng
- Cường độ quang hợp và hô hấp cao.
- Thân cao, tán rộng, lá nhỏ, màu xanh nhạt, nhiều lớp tế bào, mô giậu phát triển.
Ví dụ: Bạch đàn, lúa
- Sống nơi ánh sáng yếu.
- Cường độ quang hợp và hô hấp yếu.
- Thân thấp, cành ít, phiến lá mỏng, màu xanh đậm, ít tế bào, mô giậu kém phát triển.
Ví dụ: Lá lốt, trầu bà..
Câu 10: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
- Aùnh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
- Aùnh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
- Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.
Câu 11: Nêu hiện tượng tỉa cành tự nhiên ? ( Vì sao cành phía dưới của cây sống trong rừng sớm bị rụng ? )
- Aùnh sáng mặt trời chiếu xuống thì cành phía trên nhận được nhiều ánh sáng, cành phía dưới nhận được ít ánh sáng. Khi đó lá của cành phía dưới bị thiếu ánh sáng d6a4n tới quang hợp yếu, ít chất hữu cơ, không đủ bù năng lượng tiêu hao do hô hấp, hút nước kém dẫn tới cành dưới khô héo nên sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành trên.
Câu 12: Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì ? Khi nào diễn ra mạnh mẽ?
- Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài ( Ví dụ: Rừng tràm, rừng bạch đàn ..thường là rừng do con người trồng ) hoặc cạnh tranh khác loài. 
- Hiện tượng tự tỉa ở thực vật diễn ra mạnh mẽ khi mật độ cây quá dày hoặc thiếu ánh sáng. Khi đó những cành ở dưới hoặc những cây ở dưới sẽ bị chết.
- Trong thực tiễn sản xuất để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng cần phải:
+ Thực vật: trồng trọt ở mật độ thích hợp, thường xuyên tỉa thưa cành và chăm sóc đầy đủ.
+ Động vật: chăn nuôi cung cấp đủ thức ăn vệ sinh môi trường sạch, nuôi thích hợp.
Câu 12: Aûnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật ?
- Aùnh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
- Aùnh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
- Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.
Câu 13: Aûnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật ?
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.
- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ O0C đến 500C. Nhưng cũng có một số sinh vật có khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
- Sinh vật được chia làm 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
Câu 14: Vì sao động vật hằng nhiệt có thể sống ở những môi trường có nhiệt độ khác nhau ?
- Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao vì có cơ chế điều hòa thân nhiệt, nhiệt độ ổn định không phụ thuộc môi trường.
Câu 15: Aûnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau:
- Hình thành các nhóm:
+ Thực vật : nhóm ưa ẩm và chịu hạn.
+ Động vật : nhóm ưa ẩm và ưa khô.
Câu 16: Hãy nêu điểm khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn ?
Nhóm cây ưa ẩm
Nhóm cây chịu hạn
- Sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng, phiến lá mỏng, bản rộng, lá xanh đậm, lỗ khí ở 2 mặt lá, cành sớm rụng.
- Sống nơi thiếu nước, cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, phiến lá dày, bản hẹp, gân lá phát triển, hạn chế thoát hơi nước.
Câu 17: Hãy nêu và cho ví dụ về mối quan hệ cùng loài 
-Trong tự nhiên thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác.
Ví dụ: Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.
- Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể sớm tách ra khỏi nhóm.
Câu 18: Hãy nêu và cho ví dụ về mối quan hệ khác loài 
Quan hệ
Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật khác.
Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.
Đối địch
Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường.Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu.. từ sinh vật đó.
Sinh vật ăn sinh vật khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ.
+ Ví dụ: Tảo đơn bào và Nấm cộng sinh với nhau cho ra Địa y 
+ Ví dụ: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò để hút máu. ( Rận và bét đối với trâu, bò là mối quan hệ kí sinh. Còn giữa rận với bét là mối quan hệ cạnh tranh)
Câu 19: Một số ví dụ về các mối quan hệ ( cộng sinh, kí sinh ) này:
- Ví dụ 1: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp nên. Địa y sống bám trên thân cây gỗ tạo thành những mảng lớn. Trên tán cây gỗ có dây tơ hồng và cây tầm gửi sống bám trên đó. Dây tơ hồng và cây tầm gửi đều lấy chất dinh dưỡng từ cây gỗ. 
 Hãy cho biết tên gọi và đặc điểm của mối quan hệ giữa: tảo và nấm, dây tơ hồng và cây gỗ, địa y và cây gỗ, cây tầm gửi và dây tơ hồng. 
 + Quan hệ giữa tảo và nấm: cộng sinh
 + Quan hệ giữa địa y và cây gỗ: hội sinh
 + Quan hệ giữa dây tơ hồng và cây gỗ: kí sinh
 + Quan hệ giữa dây tơ hồng và cây tầm gửi: cạnh tranh khác loài
Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Hội sinh: sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
Kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu  từ sinh vật đó – sinh vật chủ.
Cạnh tranh: các sinh vật khác loài giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Ví dụ 2: 
- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
- Cá ép bám vào rùa biển ( hoặc những con cá khác) nhờ đó cá được đưa đi xa.
- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
- Giun đũa sống trong ruột người.
- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.
- Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Hãy cho biết tên gọi của các mối quan hệ trên.
* Các mối quan hệ:
- Quan hệ giữa lúa và cỏ: cạnh tranh 
- Quan hệ giữa hươu, nai và hổ: sinh vật ăn sinh vật khác 
- Quan hệ giữa hươu và nai: cạnh tranh ( cạnh tranh về nguồn thức ăn )
- Quan hệ giữa cá ép và rùa biển hay những loài khác cá ép bám vào: hội sinh
- Quan hệ giữa dê và bò: cạnh tranh ( cạnh tranh về nguồn thức ăn: cỏ  ... kể tên một số loài thực vật thuộc hai nhóm ưa ẩm, chịu hạn.
+ Thực vật ưa ẩm: lan, thiên lý, cây nưa, dương xỉ, quyết, ôârô, bạc hà( rọc mùng), rau mác 
+ Thực vật chịu hạn: xương rồng, bìm bìm, hoa giấy, thanh long,thông 
d) Hãy kể tên một số loài động vật thuộc hai nhóm ưa sáng, ưa tối.
+ Động vật ưa sáng: dê, cừu, trâu, bò, gà, bồ câu
+ Động vật ưa tối: cú mèo, dơi, ếch đồng, sếu, vạc, chim diệc, bướm đêm, muỗi, nhím, sóc, hổ, chó sói
e) Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật:
( 1 ) Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
( 2 ) Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
( 3 ) Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè,cá rô phi sống chung trong một ao.
( 4 ) Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
( 5 ) Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
( 6 ) Cá trắm cỏ trong ao. ( 7 ) Sen trong đầm ( 8 ) Bèo trên mặt ao
 ( 9 ) Voi ở khu bảo tồn Yokđôn ( 10 ) Các cây ven hồ
( 11 ) Oác bươu vàng ở ruộng lúa. ( 12 ) Chuột trong vườn
 ( 13 ) Sim trên đồi ( 14 ) Chim ở lũy tre làng.
Thuộc quần thể Không thuộc quần thể 
Cá trắm cỏ trong ao. Chuột trong vườn.
Sen trong đầm. Chim ở lũy tre làng.
Voi ở khu bảo tồn Yokđôn. Các cây ven hồ.
Oác bươu vàng ở ruộng lúa. Bèo trên mặt ao.
Sim trên đồi. ( 1 ) Tập hợp các cá thể rắn
( 2 ) Rừng cây thông nhựa.. ( 3 ) Tập hợp các cá thể cá chép.. 
( 5 ) Các cá thể chuột đồng.. ( 4 ) Các cá thể rắn hổ mang..
f ) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
g) Khi ta đem một cây phong lan từ rừng về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN 2
ĐỀ THI HỌC KỲ II- Năm học: 2009 – 2010
 Môn: Sinh học – Lớp 8
 Thời gian 45phút
Họ tên HS:
Lớp:.Trường.
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BD
MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
" .
ĐỀ
ĐIỂM
GIÁM KHẢO 
MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
Câu 1:( 2đ ) Bài tiết là gì? Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào ?
...
Câu 2: ( 2đ ) Trình bày cấu tạo chức năng dây thần kinh tủy?
...
Câu 3: ( 1,5đ) Nguyên nhân và cách khắc phục cận thị, viễn thị?
...
Câu 4: ( 2,5đ) Cấu tạo và chức năng của tai trong ?
...
...
Câu 5: ( 2đ ) Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh ?
...
...
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN 2
ĐỀ THI HỌC KỲ II- Năm học: 2009 – 2010
 Môn: Sinh học – Lớp 8
 Thời gian 45phút
Họ tên HS:
Lớp:.Trường.
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BD
MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
" .
ĐÁP ÁN 
ĐIỂM
GIÁM KHẢO 
MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
Câu 1:( 2đ ) Bài tiết là gì? Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào ? 
- Bài tiết thải các chất độc hại ra môi trường . ( 0,5đ )
- Hệ bài tiết bao gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái. ( 0,5đ )
- Thận có khoảng 2 triệu đơn vị chức năng dùng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. ( 0,5đ )
Câu 2: ( 2đ ) Trình bày cấu tạo chức năng dây thần kinh tủy?
-Có 31 đôi dây thần kinh tủy. ( 0,5đ )
- Mỗi dây gồm 2 rễ:
+ Rễ trước : dẫn truyền xung vận động ( li tâm ) ( 0,25đ )
+ Rễ sau : dẫn truyền xung cảm giác ( hướng tâm ) ( 0,25đ )
- Các rễ đi qua lỗ gian đốt – dây thần kinh tủy. ( 0,25đ )
- Các dây thần kinh tủy do các bó sợi vận động và cảm giác nhập lại, nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau – dây thần kinh tủy là dây pha. ( 0,75đ )
Câu 3: ( 1,5đ) Nguyên nhân và cách khắc phục cận thị, viễn thị?
- Cận thị:
Nguyên nhân: do bẩm sinh cầu mắt quá ngắn, do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. ( 0,5đ )
Cách khắc phục: Đeo kính cận ( 0,25đ )
- Viễn thị: 
Nguyên nhân: Do bẩm sinh cầu mắt quá dài, do thể thủy tinh bị lão hóa ( già ), không có khả năng điều tiết. ( 0,5đ )
Khắc phục: Đeo kính lão ( 0,25đ )
Câu 4: ( 2,5đ) Cấu tạo và chức năng của tai trong ?
- Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm: ( 0,5đ )
+ Tai ngoài gồm: vành tai, ống tai. ( 0,25đ )
+ Tai giữa gồm: màng nhĩ, chuỗi xương tai. ( 0,25đ )
+ Tai trong gồm: bộ phận tiền đình, ống bán khuyên, ốc tai. ( 0,5đ )
- Chức năng tai trong: ( 0,25đ ) 
+ Trong ốc tai có cơ quan coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác. ( 0,25đ )
+ Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên: phụ trách thăng bằng, tiếp nhận thông tin về vị trí cơ thể và sự chuyển động trong không gian. ( 0,5đ )
Câu 5: ( 2đ ) Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh ?
- Nguyên nhân: do virút ( 0,25đ )
- Triệu chứng: Mặt trong mi mắt có các hột nổi cộm lên. ( 0,5đ )
- Hậu quả: Khi hột vỡ làm thành sẹo → lông quặm → đục màng giác → mù lòa. ( 0,5đ )
- Đường lây: dùng chung khăn, chậu với người bị bệnh, tắm rửa ở ao tù. ( 0,25đ )
- Cách phòng tránh: giữ vệ sinh mắt và thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. ( 0,5đ )
 NGUYỄN HOÀNG SƠN 
 - Tóm tắt lý thuyết
 - Phương pháp giải bài tập. 
 - Bài tập SGK 
 - Bài tập nâng cao 
Pho tô mỗi trang 12 bản ( trừ trang cuối ) 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 9 ( HKII )
Bài 43, 44, 47, 48, 49, 50 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 1: 
Câu 1: Aûnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?
Câu 2: Thế nào là một quần thể sinh vật ?
Câu 3: Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể ?
Câu 4: Thế nào là một quần thể sinh vật ?
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 9 ( HKII )
Bài 43, 44, 47, 48, 49, 50 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 2: 
Câu 1: Aûnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật ?
Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể ?
Câu 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
Câu 4: Thế nào là một hệ sinh thái?
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 9 ( HKII )
Bài 43, 44, 47, 48, 49, 50 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 3: 
Câu 1: Quan hệ cùng loài?
Câu 2: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác ?
Câu 3: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã?
Câu 4: Thế nào là một chuỗi thức ăn?
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Pho tô 12 tờ.
 Kiểm tra 1 tiết lớp 9 ( HKII )
Bài 43, 44, 47, 48, 49, 50 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 4: 
Câu 1: Aûnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật?
Câu 2: Quan hệ khác loài?
Câu 3: Tăng dân số và phát triển xã hội?
Câu 4: Thế nào là một lưới thức ăn?
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 9 ( HKII )
Bài 43, 44, 47, 48, 49, 50 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 5: 
Câu 1: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã ?
Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể?
Câu 3: Quan hệ khác loài?
Câu 4: Aûnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 9 ( HKII )
Bài 43, 44, 47, 48, 49, 50 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 6: 
Câu 1: Thế nào là một lưới thức ăn ?
Câu 2: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác ?
Câu 3: Thế nào là một quần thể sinh vật ?
Câu 4: Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể?
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 8 ( HKII )
Bài 40, 42, 43, 45, 46, 47 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 1: 
Câu 1: Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, nước tiểu?
Câu 2: Hãy nêu cấu tạo ( hình dạng ngoài) ngoài của đại não?
Câu 3: Cấu tạo và chức năng của trụ não?
Câu 4: Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết, nước tiểu ? Cấu tạo và chức năng của não trung gian ?
Câu 5: Hãy cho biết tên hình ? Ghi chú thích theo số thứ tự vào bài làm.
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 8 ( HKII )
Bài 40, 42, 43, 45, 46, 47 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 2: 
Câu 1: Phòng chống bệnh ngoài da?
Câu 2: Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh?
Câu 3: Hãy nêu cấu tạo trong của đại não?
Câu 4: Cấu tạo dây thần kinh tuỷ ?
Câu 5: Hãy cho biết tên hình ? Ghi chú thích theo số thứ tự vào bài làm.
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 8 ( HKII )
Bài 40, 42, 43, 45, 46, 47 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 3: 
Câu 1: Các bộ phận của hệ thần kinh ?
Câu 2: Sự phân vùng chức năng của đại não?
Câu 3: Chức năng của dây thần kinh tuy û?
Câu 4: Cấu tạo và chức năng của tiểu não ?
Câu 5: Hãy cho biết tên hình ? Ghi chú thích theo số thứ tự vào bài làm.
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 Kiểm tra 1 tiết lớp 8 ( HKII )
Bài 40, 42, 43, 45, 46, 47 
Ngày kiểm tra: T3 9/3/2010 hoặc T4 10/3/2010
 Đề 4: 
Câu 1: Cấu tạo và chức năng của trụ não ?
Câu 2: Hãy nêu cấu tạo trong của đại não?
Câu 3: Các bộ phận của hệ thần kinh ?
Câu 4: Cấu tạo dây thần kinh tuỷ ?
Câu 5: Hãy cho biết tên hình ? Ghi chú thích theo số thứ tự vào bài làm.
* Nhớ ghi đề và làm câu nào ghi câu đó vào bài làm.Nộp lại đề 
 &GV: Nguyễn Hoàng Sơn
 Nhận dạy kèm môn Sinh 
TNPT – LTĐH

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap Sinh 9 HKII(1).doc