I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cũng cố lại kiến thức: Nhiễm sắc thể, quá trình nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh, cơ chế xác định giới tính, hiện tượng di truyền liên kết.
- Làm một số bài tập NST, di truyền liên kết đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 15 Ôn Tập Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cũng cố lại kiến thức: Nhiễm sắc thể, quá trình nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh, cơ chế xác định giới tính, hiện tượng di truyền liên kết. - Làm một số bài tập NST, di truyền liên kết đơn giản. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. - Kỹ năng giải bài tập. II. Đồ dùng dạy học: -Hình ảnh NST -Sơ đồ quá trình nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh, cơ chế xác định giới tính. III. Hoạt động dạy và học: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động 1 Hệ thống hoá kiến thức Hoạt động của thấy Hoạt động của trò - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm: Nhiễm sắc thể: - Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh thứ I ghi lại những kiến thức cơ bản về tính đặc trưng, cấu trúc, chức năng NST. 2. Quá trình nguyên phân: Nhóm II: Mô tả những diễn biến NST trong quá trình nguyên phân và nêu ý nghĩa. 3.Quá trình giảm phân: Nhóm III: Mô tả diễn biến NST trong quá trình giảm phân và ý nghĩa. 4.Cơ chế phát sinh giao tử và thụ tinh: Nhóm IV: So sánh quá trình tạo tinh và tạo noãn. Cơ chế thụ tinh. 5.Cơ chế xác định giới tính. Nhóm V: Nhiễm sắc thể giới tính? Sơ đồ cơ chế xác định giới tính. 6. Di truyền liên kết: Hiện tượng di truyền liên kết? Giải thích thí nghiệm của Moocgan. => giáo viên hướng dẫn các nhóm ghi những kiến thức cơ bản. Sau phần trình bày mỗi nhóm, yêu cầu nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Giáo viên nhận xét bổ sung từng nhóm. - Giáo viên lấy kiến thức ở Sgk làm chuẩn. - Học sinh thảo luận nhóm, ghi lại những kiến thức cơ bản. - Đại diện nhóm phát biểu trả lời sau khi thống nhất ý kiến. -Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. - Sau khi nghe giáo viên nhận xét và bổ sung, các nhóm tự sửa chữa và ghi vào vở. Hoạt động 2 Hướng dẫn làm bài tập 1.Bài tập NST: - Trong quá trình nguyên phân: + Giáo viên yêu cầu hs điền vào bảng - Học sinh hoàn thành bảng NST Các kỳ NST đơn NST kép Tâm động Kỳ đầu 0 2n 2n Kỳ giữa 0 2n 2n Kỳ sau 4n 0 4n Kỳ cuối 2n 0 Trong quá trình giảm phân + Tương tự giáo viên yêu cầu hs điền vào bảng + Học sinh hoàn thành bảng NST Các kỳ NST đơn NST kép Tâm động Kỳ đầu I 0 2n 2n Kỳ giữa I 0 2n 2n Kỳ sau I 0 2n 2n Kỳ cuối I 0 n n Kỳ đầu II 0 n n Kỳ giữa II 0 n n Kỳ sau II 2n 0 2n Kỳ cuối II n 0 n Giáo viên cho hs làm bài tập cụ thể: - Bài tâp: Ở ruồi giấm 2n=8, số lượng NST đơn, kép, tâm động trong kỳ sau của nguyên phân, giảm phân II là bao nhiêu? Bài tập Di truyền liên kết: *Giáo viên chỉ yêu cầu hs giải bài toán thuận: Phương pháp: Biết kiểu hình P, nhóm gen liên kết => kiểu gen P. Bước 1: Từ kiểu hình P, nhóm gen liên kết => kiểu gen P. Bước 2: Viết sơ đồ lai để xác định kết quả. Bái tập: Cho biết ở cà chua gen A( thân cao) và gen B( quả tròn) cùng nằm trên 1 NST, gen a ( thân thấp) và gen b (quả bầu dục) cùng nằm trên 1 NST. Các gen trên 1 NST liên kết hoàn toàn. a. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 khi cho lai 2 giống cà chua thuần chủng thân cao, quả tròn với thân thấp quả bầu dục. Học sinh: - Nguyên phân: 16 NST đơn, 16 tâm động. - Giảm phân II: 8 NST đơn, 8 tâm động - Học sinh nắm phương pháp Theo bài ra ta có cà chua thân cao, quả tròn thuần chủng có kiểu gen là: .Cây cà chua thân thấp quả bầu dục . Sơ đồ lai: Ptc: Thân cao, quả tròn x thân thấp, quả bầu dục x G: AB ab F1: Kiểu hình F1: 100% thân cao, quả tròn IV. Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên đánh giá hoạt động nhóm của học sinh. V. Dặn dò: - Yêu cầu về nhà chuẩn bị trước bài AND và gen
Tài liệu đính kèm: