Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Thành ngữ - Tục ngữ

Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Thành ngữ - Tục ngữ

KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ.

1. Định nghĩa : Thành ngữ là cụm từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc; hoàn chỉnh về ý nghĩa, được sử dụng rộng rải trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.

2. Đặc điểm :

a) Về hình thái- cấu trúc :

o Thành phần từ vựng ổn định, các yếu tố tạo thành hầu như được giữ nguyên trong sử dụng, không thể thay thế bằng các yếu tố khác.

Ví dụ : chân đăm đá chân chiêu / chân nam đá chân xiêu (đăm : phải ; chiêu : trái ) nhưng không ai dùng : chân phải đá chân trái.

o Cố định về trật tự các thành tố tạo nên.

Ví dụ : cứng đầu cứng cổ, nhưng không ai dùng hoặc ít dùng: cứng cổ cứng đầu.

o Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng & cấu trúc của thành ngữ là do thói quen sử dụng của người bản ngữ.

o Dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao, nhưng trong sử dụng vẫn rất uyển chuyển & không hạn chế sự sáng tạo của cá nhân.

Ví dụ : Trong câu thơ :

 Dân bị hai tròng vào một cổ

 Ta liều trăm đắng với ngàn cay. (Hồ Chí Minh)

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Thành ngữ - Tục ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 4
MTCĐ:
Giúp HS hiểu rõ các ý nghĩa đương đại của thành ngữ, tục ngữ cũng như bối cảnh văn hóa – ngôn ngữ để hiểu rõ xuất xứ và các yếu tố tạo thành chúng, từ đó nâng cao hiểu biết về tiếng Việt.
Giúp HS dùng đúng, dùng hay các thành ngữ, tục ngữ tiến tới chuẩn mực về ngôn ngữ tiếng Việt.
 THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ
NỘI DUNG BÀI HỌC :
Tiết 1-2 : Khái quát về thành ngữ & nguồn gốc thành ngữ, tục ngữ.
Tiết 3-4 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (Ba que xỏ lá, Bắt cá hai tay, Buôn tảo bán tần,
 Cáo mượn oai hùm.)
Tiết 5-6 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (tt) (Con cà con kê, Công như công cốc, Đánh 
 trống bỏ dùi, Được voi đòi tiên.)
Tiết 7-8 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (tt) (Chim sa cá lặn, Có nếp có tẻ, Đứt đuôi con 
 	 nòng nọc, Gan cóc tía.)
Tiết 9-10 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (tt) ( Gương vỡ lại lành, Học ăn học nói học
 gói học mở, Khôn sống mống chết, Mẹ tròn con vuông.)
Tiết 11 : Ôn tập.
Tiết 12 : Kiểm tra.
Ngày dạy :
Tiết 1-2.
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ.
Định nghĩa : Thành ngữ là cụm từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc; hoàn chỉnh về ý nghĩa, được sử dụng rộng rải trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.
Đặc điểm : 
a) Về hình thái- cấu trúc :
Thành phần từ vựng ổn định, các yếu tố tạo thành hầu như được giữ nguyên trong sử dụng, không thể thay thế bằng các yếu tố khác.
Ví dụ : chân đăm đá chân chiêu / chân nam đá chân xiêu (đăm : phải ; chiêu : trái ) nhưng không ai dùng : chân phải đá chân trái.
Cố định về trật tự các thành tố tạo nên.
Ví dụ : cứng đầu cứng cổ, nhưng không ai dùng hoặc ít dùng: cứng cổ cứng đầu.
Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng & cấu trúc của thành ngữ là do thói quen sử dụng của người bản ngữ.
Dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao, nhưng trong sử dụng vẫn rất uyển chuyển & không hạn chế sự sáng tạo của cá nhân.
Ví dụ : Trong câu thơ :
	Dân bị hai tròng vào một cổ
	Ta liều trăm đắng với ngàn cay. (Hồ Chí Minh)
Bác Hồ đã sử dụng thành ngữ một cách rất độc đáo, Người vừa đảo trật tự vừa chia tách các thành ngữ : một cổ hai tròng, trăm đắng ngàn cay nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong thể hiện tư tưởng & tình cảm của mình.
	b) Về ý nghĩa :
- Thành ngữ biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật.
	Ví dụ : + nước mắt cá sấu : nước mắt giả dối.
	+ há miệng mắc quai : ở trạng thái khó nói vì tự mình đã gây ra điều gay cấn.
	+ tức nước vỡ bờ : điều tất yếu sẽ xảy ra, không gì có thể ngăn nổi.
Nội dung thành ngữ được suy ra từ nghĩa bóng
Ví dụ : cá nằm trên thớt : không phải miêu tả con cá nằm trên thớt mà ngụ ý nói đến trạng thái nguy hiểm đối với sự sống còn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON 9 CHU DE 4.doc