Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Năm học 2012 - 2013

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Năm học 2012 - 2013

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hiểu được các lỗi khi viết câu, dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả .

- Biết cách tự phát hiện lỗi và biết chữa các lỗi đó.

- Có ý thức viết đúng chính tả

B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:

- Ổn định tổ chức.

- Dạy bài mới:

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10 / 09 /2011
Những lỗi thường gặp khi nói và viết tiếng Việt của học sinh THCS
 Tiết 1
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Hiểu được các lỗi khi viết câu, dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả.. 
- Biết cách tự phát hiện lỗi và biết chữa các lỗi đó.
- Có ý thức viết đúng chính tả
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi câu thiếu chủ ngữ:
Câu văn: Khi đọc truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, thấy Dế Mèn là người rất say mê lý tưởng. 
H- Nếu viết như vậy thì câu văn mắc lỗi gì? 
H- Hãy nêu cách chữa lỗi câu văn trên? 
Cho HS đọc câu: Qua truyện Thánh Gióng cho ta thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta chống giặc ngoại xâm.
H- Câu văn đã mắc lỗi gì? Chữa lại cho đúng.
H- Từ lỗi của các câu trên hãy nêu các cách chữa? 
Nêu ví dụ minh hoạ.
Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi câu thiếu Vị ngữ:
Ghi bảng ví dụ: Quyển sách bố tôi mới mua hôm qua.
H- Câu văn mắc lỗi gì? 
H- Hãy nêu cách chữa lỗi cho câu? 
Lấy ví dụ minh họa?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi câu thiếu nòng cốt câu:
GV lấy ví dụ:
Cho câu văn: 
 Để bố mẹ, thầy cô giao vui lòng.
H- Câu văn trên mắc lỗi gì?Nêu cách chữa câu sai đó?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi câu sai logic:
Cho câu văn:
Anh chién sĩ giải phóng bị hai vêt thương, một vết ở đùi, một vết ở Đèo Cả.
H- Câu văn mắc lỗi gì? Nêu cách chữa câu đó?
I- Viết câu thiếu chủ ngữ: 
- Câu trên chưa cho biết ai đã thấy Dế Mèn là người rất say mê lý tưởng.
- Tức là câu thiếu chủ ngữ
- Thêm chủ ngữ cho câu
- Sửa lại: Khi đọc truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, em thấy Dế Mèn là người rất say mê lý tưởng. 
- Câu thiếu chủ ngữ
- Chữa lại: Qua truyện Thánh Gióng, tác giả cho ta thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta chống giặc ngoại xâm.
Có các cách chữa như sau:
a- Thêm chủ ngữ vào cho câu
Ví dụ: Qua bài thơ Lượm, Tố Hữu cho chúng ta thấy hình ảnh người thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
b- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ:
Ví dụ: Bài thơ Lượm cho chúng ta thấy hình ảnh người thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
c- Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị: 
Ví dụ: Qua bài thơ Lượm, chúng ta thấy hình ảnh người thiếu nhi Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
II- Viết câu thiếu vị ngữ:
- Câu văn thiếu vị ngữ
( VN trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Ra sao? Làm gì?.
Các cách chữa lỗi:
a- Thêm VN cho câu:
Quyển sách bố tôi mới mua hôm qua rất bổ ích
b- Biến thành cụm C-V:
Quyển sách này, bố tôi mới mua hôm qua.
c- Biến thành một bộ phận của cụm C-V:
Tôi rất thích quyển sách bố tôi mua hôm qua.
d- Biến câu sai thành một bộ phận của VN: 
Đây là quyển sách bố tôi mới mua hôm qua.
d- Biến câu sai thành một bộ phận của vị ngữ:
Đây là cuốn sách bố tôi mới mua hôm qua.
III- Loại câu chỉ mới có thành phần phụ trạng ngữ: 
- Câu văn mắc lỗi thiếu nòng cốt câu: C- V
- Cách chữa: Thêm kết cấu C-V
Để bố mẹ, thầy cô giáo vui lòng, em chăm chỉ học tập, rèn luyện.
IV- Câu sai logic:
- Câu văn sai logic. Vì: Có 2 vết thương:
 + Một ở đùi: trên cơ thể người
 + Một ở Đèo Cả: Nơi bị thương ( địa danh )
=> Có thể vết thương ở đùi cũng bị ở Đèo Cả.
- Chữa lại: Đặt lại câu cùng logic.
 Hết tiết 1
 Ngày soạn:10/ 09 /2012
Những lỗi thường gặp khi nói và viết tiếng Việt của học sinh THCS (tiếp )
 Tiết 2
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Hiểu được các lỗi khi viết câu, dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả.. 
- Biết cách tự phát hiện lỗi và biết chữa các lỗi đó.
- Có ý thức viết đúng chính tả
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi câu sai về nghĩa: 
Câu văn: Con đường dẫn chiếc xe băng qua cánh rừng rồi sau đó đỗ lại trước một ngôi nhà nhỏ.
H- Xác định lỗi của câu văn và nêu cách chữa lỗi? 
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi câu mắc lỗi diễn đạt: 
Cho câu văn:
 Các thi nhân cổ thường mượn tính ưu việt của máy tính để hoàn thiện tác phẩm của mình.
H- Câu văn trên mắc lỗi gì? Nêu cách chữa lỗi cho câu? 
Ví dụ: Qua một bài thơ bạn đọc chúng 
ta đã cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí, siêu thoát mà gần gũi.
Ví dụ: ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề , thơm phức. ở chỗ vết thương mấy hôm đen kịt
Ví dụ: Trong thể thao nói chung và trong học sinh nói riêng niềm đam mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
H- Câu văn mắc lỗi gì? Cách chữa?
Ví dụ 2: Vũ Nương, Truyện Kiều đã giúp tahiểu sâu sắc số phận người phụ nữ trong xã hội PK.
H- Câu văn mắc lỗi gì? Cách chữa?
Ví dụ: Nguyễn Duy là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
 H- Câu văn mắc lỗi gì? Cách chữa?
V- Câu sai về nghĩa:
- Câu văn có một chủ ngữ: Con đường
- Câu có 2 động từ có khả năng làm vị ngữ: “ dẫn” và “đỗ” 
 Trong đó vị ngữ đỗ không phù hợp với con đường vì đường không di chuyển được.
 Để vị ngữ phù hợp với chủ ngữ có thể sửa lại như sau:
a- Đổi chủ ngữ: Chiếc xe theo con đường băng qua cánh rừng rồi sau đó đỗ lại trước một ngôi nhà nhỏ.
b- Con đường đẫn chiếc xe băng qua cánh rừng rồi sau đó đưa chiếc xe tới trước cổng một ngôi nhà nhỏ.
VI- Một số lỗi diễn đạt khi viết câu:
1- Diễn đạt thiếu chặt chẽ, so sánh khập khiểng:
Thi nhân cổ không thể có máy tính hiện đại.
2- Diễn đạt khoa trương, khuôn sáo: 
Câu văn diễn đạt thiếu thực tế
3- Diễn đạt không chính xác: 
Câu văn diễn đạt lặp ý
4- Một số lỗi diễn đạt khác liên quan đến logic:
- Lỗi: đối tượng được nêu không cùng loại: 
A- Thể thao B- Học sinh
- Chữa lại: A: Thể thao B: Bóng đá
- Lỗi: đối tượng được nêu không cùng trường từ vựng.
- Chữa lại: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều đã giúp ta.....
5- Diễn đạt thiếu kiến thức văn học:
- Không nêu đúng tiểu sử của tác giả
- Chữa lại: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
Hướng dẫn học ở nhà: 
- Phát hiện và chữa các lỗi trong bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
- Tập chữa lại các câu văn mắc lỗi theo các cách khác nhau. 
 Ngày soạn: 16/ 09 /2012
Những lỗi thường gặp khi nói và viết tiếng Việt của học sinh THCS (tiếp )
 Tiết 3
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Tiếp tục phát hiện và sửa lỗi về dấu câu. 
- Biết sửa một số lỗi ngoài câu khi nói và viết.
- Biết cách tự phát hiện lỗi và biết chữa các lỗi đó.
- Có ý thức viết đúng chính tả
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi về dấu câu : 
H- Khi kết thúc câu mà không dùng dấu câu thì câu văn sẽ như thế nào? 
Ví dụ: Tôi đi đứng oai vệ mỗi bước đi tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ 
H- Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu?
Ví dụ: Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về .
Ví dụ: Hôm đó tôi bị ốm nặng.
H- Câu văn mắc lỗi gì? Cách chữa?
Ví dụ: Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
H- Câu văn mắc lỗi gì? Cách chữa?
Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết công việc như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anhcó thể cho tôi một lời khuyên không. 
H- Xác định các dấu câu sử dụng sai và sửa lại cho đúng? 
Ví dụ: Hồi còn trẻ học ở trường này. Ông là một học sinh xuất sắc. 
H- Xác định các dấu câu sử dụng sai và sửa lại cho đúng? 
Ví dụ: Người xưa có câu trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng.
H- Xác định các dấu câu cần sử dụng trong đoạn văn và sửa lại cho đúng? 
Ví dụ: Trên sân ga chỉ còn lại hai người: Một người thì cao gầy còn một người mặc áo kẻ ca- rô.
H- Xác định lỗi trong câu văn và sửa lại cho đúng? 
Ví dụ: Thúy Kiều là một người tài sắc có một không hai. Thúy Kiều là một người sắc đành đòi một tài đành họa hai. 
H- Xác định lỗi trong câu văn và sửa lại cho đúng? 
VII- Một số lỗi về dấu câu:
1- Lỗi không dùng dấu câu:
- Đoạn văn, câu văn sẽ kém sáng sủa, mạch lạc.
- Câu này dễ nhầm sang câu khác.
Chữa lại: Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đ,i tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ. 
2- Lỗi không dùng dấu phẩy để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết:
- Dùng dấu phẩy để tách các từ có cùng chức vụ trong câu.
Chữa lại: Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về.
- Không dùng dấu phẩy để đánh dấu ranh giới thành phần phụ với nòng cốt câu:
- Chữa lại: Hôm đó, tôi bị ốm nặng.
- Không dùng dấu phẩy để đánh dấu ranh giới các vế của câu ghép:
- Chữa lại: Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
3- Lẫn lộn công dụng dấu câu: 
- Câu văn mắc lỗi dùng dấu không phù hợp.
- Chữa lại: 
+ Câu 1 là câu trần thuật nên dùng dấu chấm
+ Câu 2 là câu hỏi nên dùng dấu chấm hỏi
4- Lỗi dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc: 
Chữa lại: Hồi còn trẻ, học ở trường này, ông là một học sinh xuất sắc.
5- Một số lỗi khi dùng dấu : ; dấu ( ); “ ” 
- Không dùng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
- Không dùng dấu hai chấm để đánh dấu phần bổ sung, giả thích, liệt kê, lời dẫn trực tiếp.
- Không dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp hoặc đánh dấu tên tác phẩm dẫn trong câu.
Sửa lai: Người xưa có câu:” Ttrúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng.”
6- Một số lỗi ngoài câu:
a- Lỗi mâu thuẫn nhau:
- Lỗi: Có thể người cao gầy đó mặc áo kẻ => Cách tả không cùng loại
- Sửa lai: Trên sân ga chỉ còn lại hai người: Một người thì cao gầy còn một người thì thấp , béo.
b- Lỗi câu trùng lặp:
- Lỗi: Câu diễn đạt trùng lặp.
- Sửa lai: Thúy Kiều là một người tài sắc có một không hai. Đồng thời là một người có trái tim đa sầu, đa cảm.
Hướng dẫn học ở nhà: 
- Phát hiện và chữa các lỗi trong bài soạn của mình.
- Tập chữa lại các câu văn mắc lỗi theo các cách khác nhau. 
- Tập viết đúng chính tả.
 Ngày soạn: 20/ 09 /2012
Những lỗi thường gặp khi nói và viết tiếng Việt của học sinh THCS (tiếp )
 Tiết 4
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Tiếp tục phát hiện và sửa lỗi về cách viết đúng âm. 
- Biết sửa một số lỗi ngoài câu khi nói và viết.
- Biết cách tự phát hiện lỗi và biết chữa các lỗi đó.
- Có ý thức viết đúng chính tả
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi về dấu câu : 
Ví dụ: Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
H- Câu văn mắc lỗi gì? Cách chữa?
Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu
Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết công việc như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. 
H- Xác định các dấu câu sử dụng sai và sửa lại cho đúng? 
Ví dụ: Hồi còn trẻ học ở trường này. Ông là một học sinh xuất sắc. 
H- Xác định các dấu câu sử dụng sai và sửa lại cho đúng? 
Ví dụ: Người xư ... ến văn học? 
H-Tình hình văn hóa ở giai đoạn này như thế nào? 
H-Tình hình văn học ở giai đoạn này như thế nào? 
H- Trình bày những đặc điểm chính của văn học giai đoạn này? 
GV cho HS trình bày những hiểu biết của mình và bổ sung thêm các nội dung chính.
2- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: 
a- Tình hình xã hội:
- Có nhiều mâu thuãn gay gắt: 
 + nhân dân ta > < thực dân Pháp
 + nhân dân ta > < chế độ PK 
- Phong trào c/m giải phóng dân tộc dâng cao đặc biệt từ sau khi Đảng ra đời (1930) đến c/m tháng 8-1945.
- Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địabiến nước ta thành một nước có chế độ thực dân 1/2 PK .
b- Tình hình văn hóa: 
- Nền văn hóa PK cổ truyền bị nền văn hóa tư sản hiện đại lấn át.
- Chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ.
- Tầng lớp Nho sĩ trí thức trụ cột thời kì trung đại nay bắt đầu đã hết thời. 
- Tầng lớp trí thức tân học ( Tây học ) thay thế
c- Tình hình văn học: 
* Mấy nét về quá trình phát triển:
c1- Chặng thứ nhất : Hai thập kỉ đầu T kỉ XX
chia làm 2 khu vực:
- Văn học hợp pháp: Thơ văn Tản Đà , Hồ 
Biểu Chánh....
- Văn học bất hợp pháp: Văn học yêu nước cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế.....
c 2- Chặng thứ 2: Những năm 20 của thế kỉ XX: Là chặng mang tính chất giao thời và đã nghiêng về phía phạm trù hiện đại:
- Văn học bất hợp pháp: 
 + Văn học yêu nước theo đường lối dân tộc, dân chủ cũ: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... => yếu hơn trước về giọng điệu, khí thế, chất bi lấn át chất hùng.
 + Văn học yêu nước theo đường lối c/m dân tộc dân chủ mới ( vô sản ) bắt đầu nảy sinh với những tác phẩm của Nguyễn ái Quốc như ( Những trò lố hay.....) 
- Văn học hợp pháp: Công cuộc hiện đại hóa văn học bộc lộ tương đối rõ rệt, trong sáng tác có sự khởi sắc. Nền quốc văn mới có nhiều thành tựu: 
+ Truyện ngắn: Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn) 
+ Truyện dài: Cha con nghĩa nặng ( Hồ Biểu Chánh)
+ Tiểu thuyết: Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách ) 
+ Thơ ca: Tản Đà, Trần Tuấn Khải...
Trong sự phát triển của VH Việt Nam ở giai đoạn này ít nhiều đã có dấu hiệu phân chia khuynh hướng sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn- hiện thực.
Hướng dẫn học ở nhà: 
- Nắm vững kiến thức về VH từ đầu thế kỉ XX.
- Tìm hiểu đặc điểm văn học từ đầu thế kỉ XX đến c/m T8- 1945.
 Ngày soạn: 24/ 03 /2012
Chủ đề 3: Hệ thống hóa một số vấn đề
 về lịch sử văn học Việt Nam (tiếp) 
 Tiết 5
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Nhận thức được những nét lớn về toàn bộ nền văn học Việt Nam có liên quan đến những nội dung đã học trong chương trình THCS.
- Hiểu hơn về những hoàn cảnh xã hội đã tạo nên nền văn học như thế nào.
- Nắm được các giai đọan cơ bản- các tác giả , tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn
- Giáo dục lòng tự hào về lịch sử văn học dân tộc.
- Rèn kĩ năng xem xét, tiếp thu kiến thức lịch sử văn học ở dạng khái quát, tổng hợp.
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Giới thiệu bài.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thời kì phát triển VH
H- Những nét nổi bật của chặng thứ ba mà em biết? 
H- Kể tên một số tác giả tiêu biểu ở chặng này? 
H- Văn học theo cảm hứng lãng mạn đã phát triển như thế nào? 
H- Hãy kể tên những tác giả lớn trong trào lưu thơ Mới mầ em biết? 
Giúp HS nắm được 3 đặc điểm lớn của văn học giai đoạn này
H- Vì sao đổi mới theo hướng hiện đại là một yêu cầu bức thiết của văn học giai đoạn này? 
H- Đổi mới VH bao gồm những nội dung nào? 
H- Hình thức được đổi mới như thế nào? 
H- Đổi mới văn học đã diễn ra như thế nào? 
H- Văn học giai đoạn này đã phản ánh những nội dung chính naò? 
2- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: 
c3- Từ đầu những năm 30 đến c/m T8: Là chặng cuối cùng hoàn tất quá trình hiện đại hóa VH Việt Nam và có nhiều thành tựu phong phú: 
- Văn học yêu nước c/m: Nổi bật là Tố Hữu, Hồ Chí Minh....
Ngoài ra còn có thơ Sóng Hồng, Xuân Thủy...
- Văn học theo cảm hứng hiện thực: Tiêu biểu như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố.... 
- Văn học viết theo cảm hứng lãng mạn: 
 + Truyện ngắn lãng mạn: Tiêu biểu là các TP của nhóm Tự lực văn đoàn do Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo chủ chốt
 + Thơ lãng mạn: Nổi bật và có nhiều thành tựu là phong trào Thơ Mới sau 1932.
Những tên tuổi lớn như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính.....
d- Đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến tháng 8-1945: 
d1: Văn học đổi mới theo hướng hiẹn đại: 
 Đây là một yêu cầu bức thiết để văn học hoàn thành nhiệm vụ và chức năng của mình như:
- Đảm đương nhiệm vụ thời đại: tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Phù hợp với hàon cảnh VH- XH đã thay đổi.
d2- Sự đổi mới VH theo hướng hiện đại hóa diễn ra ở mọi phương diện, mọi thể loại:
 Nội dung gồm các mặt như: tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, tâm hồn, cách nghĩ....
Ví dụ: Yêu nước => thương dân = yêu nước.
- Văn học đổi mới về hình thức bao gồm:
 + Thay đổi chữ viết: Chủ yếu viết chữ quốc ngữ ( chữ Việt ta )
 + Truyện, kí: có ảnh hưởng của lối viết phương Tây ( hiện đại ).
 + Ngôn ngữ: cá thể gắn với đời sống bình thường.
d3- Công cuộc đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa là một quá trình lâu dài: 
- Đã được đặt ra từ giữa thế kỉ XIX. 
- Thực hiện khẩn trương đầu thế kỉ XX
- Trải qua các chặng đường phát triển, nó được hoàn tất trong chặng cuối cùng (1930-1945 ) 
e- Nội dung văn học: 
- Trào lưu lãng mạn: Ca ngợi tình yêu đắm say, vẻ đẹp thiên nhiên.
- Trào lưu hiện thực: Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và phản ánh nỗi khổ của các tầng lớp nhân dann.
- Thơ ca cách mạng: Nói một cách thống thiết, xúc động lòng yêu nước thương dân nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sác, toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX 
Hướng dẫn học ở nhà: 
- Nắm vững kiến thức về VH từ đầu thế kỉ XX đến T8- 1945.
- Tìm hiểu đặc điểm văn học từ sau c/m T8- 1945 đến nay.
 Ngày soạn: 24 / 03/2012
Chủ đề 3: Hệ thống hóa một số vấn đề
 về lịch sử văn học Việt Nam (tiếp) 
 Tiết 6
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Nhận thức được những nét lớn về toàn bộ nền văn học Việt Nam có liên quan đến những nội dung đã học trong chương trình THCS.
- Hiểu hơn về những hoàn cảnh xã hội đã tạo nên nền văn học như thế nào.
- Nắm được các giai đọan cơ bản- các tác giả , tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn
- Giáo dục lòng tự hào về lịch sử văn học dân tộc.
- Rèn kĩ năng xem xét, tiếp thu kiến thức lịch sử văn học ở dạng khái quát, tổng hợp.
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Giới thiệu bài.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thời kì phát triển VH
H- Cách mạng tháng 8-1945 có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử văn học? 
H- Từ sau1945 nước ta đã trải qua những mốc lịch sử quan trọng nào?
H- Trình bày những đặc điểm văn học giai đoạn này? 
H- Hãy kể tên những tác phẩm trong giai đoạn này em biết? 
H- Trình bày những đặc điểm văn học giai đoạn này? 
H- Trình bày những đặc điể mnổi bật của văn học giai đoạn này? 
H- Từ sau 1945 đến nay VH đã phát triển trên những phương diện nào? 
3- Văn học Việt Nam từ sau cách mạng T8 -1945:
a- Đặc điểm nước ta từ sau cách mạng tháng 8-1945: 
- Mở đầu một kỉ nguyên trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập dân tộc và đi lên CNXH.
- Mở ra thời kì mới cho VH nước ta.
Các mốc lịch sử sau 1945:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954)
- Năm1954 từ hòa bình lập lại nhưng đất nước tạm bị chia cắt thành 2 miền.
- Từ năm 1955 miền Bắc xây dựng CNXH, cả nước đấu tranh để thống nhất đất nước.
- Năm 1965: Cuộc kháng chiến chống Mĩ rộng ra cả nước và ngày càng quyết liệt.
- Năm 1975: Sau chiến dịch HCM lịch sử, cả nước thống nhất và bước vào thời kì đổi mới, hội nhập.
b- Nhìn qua các chặng đường của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 đến nay:
b1- Gai đoạn 1945-1954:
- Văn học phục vụ cách mạng và kháng chiến
- Nhân vật chính là anh bộ đội Cụ Hồ, những 
công nhân, nông dân, trí thức tham gia cách mạng.
- Lực lượng sáng tác: Nhà thơ, nhà văn, chiến sĩ, thợ thuyền, các tác giả quần chúng....
- Văn học kháng chiến đa dạng nhiều thành tựu.
Một số tác phẩm tiêu biểu đã học: 
- Làng ( Kim Lân)
- Thơ Hồ Chí Minh.
- Đồng chí ( Chính Hữu) 
- Việt Bắc ( Tố Hữu ) .....
b2- Giai đoạn 1955-1975:
- VH tiếp tục phát triển lớn mạnh và phong phú, đa dạng hơn các giai đoạn trước.
- ở miền Bắc tập trung phản ánh người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước, ngợi ca sự đổi thay của đất nước.
- ở miền Nam: VH chủ yếu tập trung vào đề tài người lính và cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của nhân dân ta chống lại đấe quốc Mĩ xâm lược.
b3- Giai đoạn từ 1975 đến nay: 
- VH bước vào thời kì đổi mới.
- Tình hình đất nước với những thuận lợi, khó khăn thách thức.
- Đề tài hậu chiến được đề cập rõ nét.
3- Thành tựu của VH Việt nam từ sau c/m T8- 1945 đến nay: 
VH phát triển rực rỡ trên các phương diện sau:
- Nội dung phản ánh
- Nội dung tư tưởng.
- Thể loại văn học.
- Ngôn ngữ sáng tác....
Hướng dẫn học ở nhà: 
- Nắm vững kiến thức về VH từ đầu thế kỉ XX đến T8- 1945.
- Nắm vững đặc điểm văn học từ sau c/m T8- 1945 đến nay.- Chuẩn bị cho phần Truyện văn xuôi trung đại ( Chủ đề 3 ) 
 Ngày soạn: 01/ 04 /2012
Chủ đề 5: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại
 qua một số tác phẩm đã học 
 Tiết 1
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:
- Những đặc điểm nổi bật của văn xuôi Trung đại .
- Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại qua một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
-B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
- ổn định tổ chức.
- Giới thiệu bài.
- Dạy bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm của VH trung đại
H- Nêu những hiểu biết của em về VH trung đại? 
H- Kể tên những tác phẩm Trung đại đã học trong chương trình THCS? 
GV giới thiệu những đặc điểm của VH Trung đại:
H- Trình bày những đặc điểm của văn học Trung đại ? 
I- Khái quát về Văn học Trung đại:
- Văn học Trung đại được giới hạn từ thế kỉ X đến cuối thế kie XIX (mở đầu với tác giả Nguyễn trãi và kết thúc với các tác giả lớn như Nguyễn Khuyến và Tú Xương.)
- Các tác phẩm chủ yếu được viết bằng văn xuôi- chữ Hán.
 Các tác phẩm đã học:
- ở lớp 6:
 + Con hổ có nghĩa
 + Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- ở lớp 9: 
 + Chuyện người con gái Nam Xương
 + Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.
 + Hoàng Lê nhất thống chí
1- Đặc điểm của văn học Trung đại: 
- Văn- Sử- Triết bất phân.
- Pha tính chất kí
- Tính cách của nhân vật hiện lên chủ yếu qua lời kể của người dẫn chuyện và qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
2- Nghệ thuật của văn học Trung đại:
Thường hay sử dụng chất li kì, hoang đường để tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9(1).doc