LÝ THUYẾT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh.
- Phân tích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được.
- Áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể.
- Tích hợp với phần văn bản.
B.CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Soạn bài; máy chiếu đa năng.
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước).
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy)
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.( 2 phút)
GV nêu mục tiêu của bài học.
Chủ đề 1. Văn thuyết minh Tuần 1 Tiết 1 Ngày dạy : ........../ ........../ 2010 Lý thuyết a.Mục tiêu cần đạt: - Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh. - Phân tích văn bản thuyết minh và văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được. - áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể. - Tích hợp với phần văn bản. b.Chuẩn bị: 1. Thầy: Soạn bài; máy chiếu đa năng. 2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới (theo sự hướng dẫn của tiết trước). C. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra lồng vào bài dạy) 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài.( 2 phút) GV nêu mục tiêu của bài học. b. Tiến trình bài dạy. H Đ của thầy & trò Nội dung cần đạt I. Ôn tập văn bản thuyết minh HĐ 1. Yêu cầu HS nhắc lại vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết m inh 1, Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh H. Hãy nhắc lại vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. *Hoạt động độc lập : 3 HS trình bày. - Nhận xét, bổ sung * Ghi nhớ: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, chặt chẽ, hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ & hấp dẫn. HĐ 2. Yêu cầu HS nhắc lại các bước trong đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. 2, Các bước trong đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. H. Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? *Hoạt động độc lập : 2 HS trình bày. * Ghi nhớ: - Đối tượng thuyết minh: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết, - Đề văn thuyết minh: không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích. H: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? L: Kể ra các phương pháp làm văn bản thuyết minh? L: Cho biết phương pháp thuyết minh thường dùng *Hoạt động độc lập : +Nghe +Trả lời - Tính chất - Các phương pháp - Phương pháp thuyết minh thường - VB thuyết minh cung cấp những tri thức khách quan, phổ thông bằng cách trình bày (liệt kê.) - Định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích, ... - Phương pháp liệt kê II. Bài tập. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Bài tập 1. Văn bản thuyết minh là gì? Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. D Là văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động & cụ thể. Là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, của sự vật, hiện tượng. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1. - Gọi 1 HS lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất. GV cho HS tự chấm điểm cho bài làm của bạn. Cá nhân trình bày. HS khác nhận xét. Chấm điểm. Bài tập 2. Nhận định nào đúng mục đích của văn bản thuyết minh? B Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa hề biết đến hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay cái đẹp của những tri thức đó. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2. - Gọi 1 HS có học lực Yếu- Trung bình lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất. - GV đưa ra đáp án đúng. Cá nhân trình bày. HS khác nhận xét. Bài tập 3. Văn bản thuyết minh có tính chất gì? Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc. Mang tính thời sự nóng bỏng. Uyên bác, chọn lọc. D Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3. - Gọi 1 HS có học lực Trung bình lên bảng khoanh vào đáp án đúng nhất. - GV đưa ra đáp án đúng – chấm điểm. Cá nhân trình bày. HS khác nhận xét. Bài tập 4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm. B Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc. Có tính cá thể và giàu hình ảnh. - GV gọi HS có học lực Trung bình lên bảng trình bày; HS khác nhận xét. - GV đưa ra đáp án đúng. - HS có học lực Trung bình lên bảng trình bày; HS khác nhận xét. A Bài tập 5. Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không? A. Có B. Không GV cho HS trả lời vấn đáp. - Nghe – trả lời Bài tập 6. Mỗi đề văn thuyết minh nêu mấy đối tượng cần thuyết minh? AD A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 6. - GV cho HS đứng tại chỗ trình bày. - GV đánh giá, chấm điểm. Đọc Trình bày. Nhận xét. Bài tập 7. ý nào nói đúng nhất bài học về cách làm bài văn thuyết minh ? Nắm được yêu cầu của đề bài, phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh. Nắm được bố cục của bài văn thuyết minh gồm có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ riêng. Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ; đặc biệt học được cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết. DD Kết hợp cả ba nội dung trên. GV cho HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 7 . GV cho HS đứng tại chỗ trình bày. GV đánh giá, chấm điểm. Đọc Trình bày. Nhận xét. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 3 phút) 1/ Học thuộc nội dung phần Ghi nhớ & làm bài tập. 2/ ôn kiến thức về văn thuyết minh. + Lập dàn bài và hoàn thiện. Ngày dạy : ........../ ........../ 2010 Tuần 2 Tiết 2 sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh I. Mục tiêu . - Củng cố kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh . - Rèn kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . II - Chuẩn bị : 1. Thầy : - Bài soạn, bảng phụ. 2. Trò : - Chuẩn bị theo yêu cầu của GV. III - Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là văn bản thuyết minh ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Em hãy nêu cụ thể các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh ? Ngoài phương pháp thường dùng, để làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, có thể dùng một số biện pháp nghệ thuật nào ? * Bài tập vận dụng : Bài 1 : Cho văn bản sau : ( bảng phụ ). HS theo dõi trên bảng phụ . " Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng " ? Văn bản có tính chất thuyết minh không . ? Hãy chỉ ra sự độc đáo trong cách thuyết minh của văn bản trên . ? Em hãy cho biết văn bản trên được viết trên thể loại nào . ? Em hãy phát hiện biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản trên . ? Em hãy nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên . Bài 2 : Học sinh theo dõi bảng phụ . Văn bản : Văn hóa chợ quê . " Ai đó thật có lí khi đã nói rằng ...tấm quà" ( Sách ôn tập ngữ văn 9 Tr8 ) ? Văn bản đã cung cấp những tri thức gì về chợ quê . ? Các biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản này là gì . ? hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này . Nội dung cần đạt 1. Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh . - Định nghĩa , ví dụ , liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh, phân tích, giải thích . 2. Biện pháp nghệ thuật : - Kể chuyện, đối thoại, diễn ca ... - Một số phép tu từ ( so sánh, nhân hóa ), liên tưởng, tưởng tượng . -> gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh một cách sinh động hấp dẫn . Chú ý : Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật phải hợp lí , không lạm dụng . Văn bản có tính chất thuyết minh . - Nó cung cấp những tri thức về những gia vị khi chế biến món ăn đối với các loại thực phẩm ; lá chanh với thịt gà, hành - thịt lợn, riêng - thịt chó. - Văn bản thuyết minh được tổ chức dưới hình thức thơ lục bát và được xây dựng dưới dạng lời nói của các nhân vật đối với người đi chợ . - Phép nhân hóa được sử dụng rất thành công trong trường hợp này . Tính cần thiết của sự kết hợp giữa dấu phảy và gia vị được diễn đạt dưới hình thức nhu cầu tự nhiên ( lời đòi hỏi ) , của từng nhân vật . * Nhận xét : - Nhờ cách trình bày trên mà nội dung thuyết minh trở nên rất sinh động và hấp dẫn chứ không khô khan. Việc sử dụng hình thức thơ lục bát khiến cho lời thuyết minh dễ thuộc, dễ nhớ . a, Văn bản cung cấp về 1 đặc điểm : " Trung tâm văn hóa cộng đồng " của chợ quê : là không gian vui chơi của trẻ thơ ( Câu 4 ) , là không gian của những hình thức âm nhạc dân gian ( Câu 5 ); là nơi để buôn bán, trao đổi hàng hóa ( Câu 6 ) ; là nơi để trao gửi tình cảm của người dân quê ( câu 8,9). b, Các biện pháp nghệ thuật : Các chức năng của chợ quê không được nêu ra dưới dạng những khái niệm tâm sự của tác giả mà bằng phép hoán dụ ( lấy bộ phận để chỉ toàn thể ), lấy câu hát xẩm để nói về âm nhạc dân gian, lời trao để nói về buôn bán. Chính vì thế mà các chức năng của chợ quê hiện lên rất sinh động, cụ thể , đặc biệt là hình ảnh hoán dụ trên được hiện lên như một hồi ức của người viết về quá khứ tuổi thơ , vì vậy mà nó tràn đầy cảm xúc . Đây là những cách thức rất quen thuộc để lời thuyết minh trở nên sinh động và gợi cảm . 4 . Củng cố . ? Muốn sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ta phải làm như thế nào . 5. Hướng dẫn về nhà. - Ôn tập lí thuyết văn thuyết minh. - Xem lại các văn bản đã tìm hiểu trong bài . - Chuẩn bị tiết sau luyện tập . Ngày dạy : ........../ ........../ 2010 Tuần 3 Tiết 3 sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh I. Mục tiêu cần đạt. - Giúp HS biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - HS trong quá trình sử dụng, nhận rõ được sự kết hợp của các biện pháp nghệ thuật đó trong văn bản thuyết minh II - Chuẩn bị : 1. Thầy : - Giáo án, bảng phụ . 2. Trò : - SGK Ngữ Văn 8+9, vở ghi TC. III - Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức : 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Mục đích của miêu tả trong văn bản thuyết minh là gì . ? Khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ta cần lưu ý điều gì . GV đưa ví dụ lên bảng phụ . ? Em hãy nhận xét về phương pháp thuyết minh hai đoạn văn trên . Hãy viết lại cho sinh động hơn ( đoạn b, ) bằng cách thêm các từ ngữ hoặc các câu văn miêu tả ? * GV gợi ý : - Khi viết lại các đoạn văn cho sinh động hơn, có thể bổ xung những từ ngữ, hình tượng, tượng thanh, gợi cảm ...vào những câu văn đã có . ... gắng làm nổi bật vẻ đẹp ." Mỗi người một vẻ " ở mỗi nhân vật . 4 . Củng cố . - Đọc bài của học sinh - Nhận xét . 5. Hướng dẫn về nhà. - Tiếp tục hoàn chỉnh bài tập 2. - Tiết sau Luyện tập viết văn tự sự . Tuần 16 Tiết 16 Ngày dạy : ........../ ........../ 2008 Luyện tập viết văn tự sự I. Mục tiêu . - Rèn kỹ năng viết bài văn tự sự ( có kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm nhân vật ). II - Chuẩn bị : 1. Thầy : - SGK Ngữ Văn 9 , SGV Ngữ Văn 9,Sách ôn tập Ngữ Văn 9, Bài soạn . 2. Trò : - SGK Ngữ Văn 9, vở ghi TC. III - Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức : Sĩ số 9B : ................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập 2 tiết trước . 3. Bài mới: Khi làm một bài văn kể về một kỷ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích , một bạn đã kể về việc để lạc mất chú chó yêu quý như sau : Em mải xem bác ấy nặn con gà trống , em quên mất Mi - Lu . Lát sau quay lại chẳng thấy nó đâu . Em vội vàng đi tìm khắp công viên mà vẫn không thấy . Mãi sau đang nhớn nhác gọi , em thấy nó trong cái vườn nhỏ đang loay hoay tìm lối ra . a, Theo em cách kể chuyện của bạn có phong phú và hấp dẫn không ? Vì sao ? b, Viết lại đoạn văn trên cho sinh động hơn Bài tập 2. ? Viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng của em khi có một tin vui hoặc tin buồn . Bài tập 3. Viết đoạn văn tự sự có nội dung miêu tả nội tâm nhân vật ( tự chọn ) 1. Bài tập 1. * Gợi ý : a, Đoạn văn chưa phong phú và thiếu hấp dẫn vì thiếu miêu tả nội tâm nhân vật . b, Viết lại : Có thể tả nỗi lo lắng của mình , khi đi tìm con chó , khi thấy Mi - Lu đang tìm lối ra khỏi cái vườn , có thể tả tâm trạng vừa thương vừa mừng của em . 2. Bài tập 2. HS tự làm . Gọi 3 đối tượng HS lên bảng . Gọi HS khác nhận xét . GV rút kinh nghiệm . Bài tập 3. * GV hướng dẫn . - Phần mở đoạn cần giới thiệu tình huống ( hoặc lí do ) - Chú ý tả cảnh và tả ngoại hình để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật . Ví dụ : - Một cô bé buồn vì bị mắng oan . - Một người mẹ khổ tâm vì con mình nói dối ( hoặc buồn lo vì con mình đang bị ốm ) . 4 . Củng cố . ? Em hãy cho biết vai trò của yếu tố miêu tả , miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự . 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm hoàn chỉnh bài tập 3 . - Tiếp tục luyện tập Viết văn tự sự . Tuần 17 Tiết 17 Ngày dạy : ........../ ........../ 2008 LậP LUậN TRONG VĂN BảN Tự Sự. I. Mục tiêu . - Tạo học sinh hiểu thế nào là nghi luận trong văn bản tự sự, vai trò ý nghĩa của văn bản tự aự. - Nhận diện các yếu tố lập luận trong văn bản tự sự. Có thể viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. II - Chuẩn bị : 1. Thầy : - Tư liệu : Lão Hạc Hai cây phong Dế mèn phiêu lưu kí Làng " kim lân " 2. Trò : - SGK Ngữ Văn 9, vở ghi TC. III - Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức : Sĩ số 9B : ................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bầy bài tập 3 tiết trước . 3. Bài mới: GV thuyết trình . 1- Tính chất ý nghĩa : Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở những đoạn văn trong đó người nói, viết làm ra những lí lẽ, dẫn chứng để trình bày thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó hoặc ký gởi tiết lộ một cách cách ứng xử một quan niệm triết lý nào đó. Lập luận trong văn bản tự sự khong nên lấn át kời kể, tình tiết sẽ khô khan có thể nói trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt vì tự sự là bức tranh gần gũi nhất trong cuộc sống. Vì cuộc sống hết sức đa dạng, phong phú, với đầy đủ tất cả các tình huống, cư ngộ, tất cả các kiểu nhân vật. ? Theo em có mấy cách lập luận. Hãy nêu các ví dụ minh họa ? Trong mấy câu thơ đầu Kiều đã nói với Hoạn Thư những gì? Hãy chuyển lời nói của Kiều thành đoạn văn lập luận b. Hoạn Thư đã bộc bạch với Kiều như thế nào mà Kiều phải khen rằng"Khôn ngoan đến mưc,nói năng phải lời"Hãy đoán biết nội dung lí lẽcủa Hoạn Thư kiến cho Kiều tha bỗng. HS nghe . 2. Cách thể hiện lập luận trong văn bản tự sự : - Một là thông qua nhân vật đó. - Hai là tham gia phát hiện trực tiếp suy nghĩ ý tưởng của mình, trường hợp này gọi là làm văn soạn văn. - Nghị luận thực chất là cuộc đối thoại ( người hoặc chính mình ) trong đó người viết thường nêu lên các nhận xét, nhận đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, đọc. ( chính mình ) về chỉ độ quan điểm tình tiết nào đó. - ít dùng cái nước tả, tình tiết thường dùng cái khẳng định. - Ngưởi viết thường dùng các từ tại sao vậy, tuy thế. 3. Các ví dụ : a, Thôi tôi ốm yếu quá rồi tôi khuyên anh ở đời đừng có thói hung hăng bậy bạ... tai họa cho người. Đoạn văn sau đây rút trong bài " lao xao " cuộc dạy khôn cũng suy tính lập luận rất rõ khi nói về sự hoài trông của những kẻ xấu trong xã hội. " Người ta nói ... Người tôi thế tốt lắm " b, Đoạn văn sau đây trích trong bài "hai cây phong"có sử dụng lập luận để nói lên lòng biết ơn của họa sĩ là người học trò của thầy ĐuySen người thầy đầu tiên của họ. Bài học " An quả nhớ người trồng cây " một cách thắm thía ngây thơ. " Tôi lắng nghe hai cây phong rì rào... tôi gọi là hướng đằng sau " c, Cuối cảnh báo ân báo oán là lời phát biểu thi hào Nguyễn Du về số phận của bọn ác độc, tinh ma ở đời khẳng địnhqui luật"ácgiả ác báo" Thể hiện: "Trước là Bạc Hạnh, Bạc Hà Bên là Ưng Khuyển,bên là Sở Khanh Tú bà cùng mã Giám Sinh... Thanh thiên bạch nhựt rõ người cho coi" 4 . Luyện tập : Đoạn văn"Kiều báo oán"thoắt trông nàng đã chào thưa....... Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay. Trả lời: Trong 5 câu thơ đầu ghi lại những lời Kiều nói với Hoạn Thư trước pháp trường báo oán thành một đoạn văn có tính lập luận. Tên tội phạm Hoạn Thư đưa ra pháp trường. Kiều đã chào thưa Hai tiếng"tiểu thư"mỉa mai Kiều đã nhớ rõ Họan Thư là người đàn bà ghê tởm ít có trong cuộc đời xưa nay, nàng đã gây ra bao oan nguyệt đau khổ ... phải bị trừng phạt nặng nề. Vậy lời nói cuat Thúy Kiều vừa mát mẽ vừa đay nghiến. Nguyễn Du dùng hai câu thơ diễn tả lời biện luận của Hoạn Thư, lời bộc bạch dưới dạng văn xuôi như sau : Tôi là một người đàn bà bình thương, ghen tuông là sự thường tình của đàn bà. Vả lại kiếp chồng chung không ai chịu ai. "Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai" Đối với Kiều tôi đã trót gây ra nhiều chông gai đ au khổ, cho nên tôi chỉ còn trông vào lượng thứ bao dung độ lượng của nàng. Suy ra cách biện luận của Hoạn Thư vừa có tình vừa có lý đánh đúng tâm lý và lòng nhân hậu của Kiều nên nghe xong Kiều chỉ khen rằng : "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời" Kiều xử theo đạo lý truyền thống dân gian tha cho Hoạn Thư. 4 . Củng cố . ? Theo em có mấy cách lập luận trong văn bản tự sự 5. Hướng dẫn về nhà. - tìm tiếp các ví dụ để c/m trong văn bản tự sự Tuần 18 Tiết 18 Ngày dạy : ........../ ........../ 2008 NGHị LUậN Về MộT ĐOạN THƠ, BàI THƠ CáCH LàM BàI NGHị LUậN Về MộT ĐOạN THƠ, BàI THƠ A. Mục tiêu cần đạt : HS hiểu r thế nịa l bi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. - Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đ học ở tiết trước. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức hiểu khi các luận điểm. II - Chuẩn bị : 1. Thầy : - SGK Ngữ Văn 9 , SGV Ngữ Văn 9,Sách ôn tập Ngữ Văn 9, Bài soạn . 2. Trò : - SGK Ngữ Văn 9, vở ghi TC. III - Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức : Sĩ số 9B : ................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ : - 3. Bài mới: Tuần 19 Tiết 19 Ngày dạy : ........../ ........../ 2008 Luyện tập : người kể trong văn tự sự. I - Mục tiêu: - Qua bài, GV cho HS hiểu vai trò của người kể trong văn tự sự . II - Chuẩn bị : 1. Thầy : - SGK Ngữ Văn 9 , SGV Ngữ Văn 9, Bài soạn . 2. Trò : - SGK Ngữ Văn 9, vở ghi TC. III - Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức : Sĩ số 9B : ................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ : - Kết hợp bài mới . 3. Bài mới: I. Lý thuyết . 1. Người kể trong văn bản tự sự . ? Em hãy cho biết vai trò, vị trí của người kể trong văn bản tự sự . ? Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh . 2. Ngôi kể . ? Em hiểu thế nào là ngôi kể . ? Em hãy cho biết vai trò của ngôi thứ nhất trong văn bản tự sự . ? Em hãy cho biết vai trò của ngôi thứ ba trong văn bản tự sự . Chú ý : Không nên hiểu người kể chuyện chính là tác giả , ngay cả khi người kể chuyện xưng tôi . II - Luyện tập . Hãy kể lại cho các bạn trong lớp nghe về câu chuyện về một người bạn thân thiết quý mến của em . HS nghe,theo dõi . GV phân nhóm cho HS làm phần mở bài , thân bài , kết bài . GV nhận xét rút kinh nghiệm . Người kể thường không xuất hiện nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi trong chuyện. Đó là người biết mọi việc , hiểu biết mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra những nhận xét đánh giá . * Chuyện " Những ngày thơ ấu " của Nguyên Hồng người kể là bé Hồng - xưng tôi ( ngôi thứ nhất ) . Chuyện người con gái Nam Xương - kể theo ngôi thứ 3 . Chuyện " Chiếc lược ngà " người kể là bạn - Bác Ba - Ngôi thứ nhất . - Đọc chuyện ngắn, tiểu thuyết, chuyện đời xưa ta thường bắt gặp các ngôi kể + Ngôi thứ nhất . + Ngôi thứ 3 kết hợp với ngôi thứ nhất . - Người kể chuyện có thể kể lại câu chuyện của chính mình ( nhật ký, hồi ký , tự chuyện ) Hoặc nhập vào vai nhân vật trong chuyện , là người trong cuộc nhìn nhận sự việc, con người mà kể , trong trường hợp này , người kể xưng tôi . * Ngôi thứ nhất : Người kể đứng ngoài quan sát , kể một cách khách quan không đi sâu vào tâm lý nhân vật , người kể có thể thấu suốt mọi hành động , hiểu tâm tư tình cảm của nhân vật . Ngôi thứ ba : Từ 2 ngôi kể người kể chuyện có thể thay đổi điểm nhìn để bộc lộ tình cảm , suy nghĩ sinh động , tạo cách hiểu nhiều chiều . * Gợi ý : 1, Mở bài : Giới thiệu về người bạn thân . 2. Thân bài : - Kể về gia đình bạn : bố , mẹ , anh chị em - Kể về bản thân bạn + Hình dáng, nước da , khuôn mặt, mái tóc. + Học tập . + Sở thích .. + Đối với bạn bè và thầy cô giáo , mọi người .. => vì thế bạn bè, thầy cô quý mến . 3. Kết bài : - Tình cảm của em đối với bạn . + Với tôi , bạn . Thật đáng yêu , đáng mến . + Tình cảm của tôi và .rất đẹp . HS thảo luận nhóm Đại diện các nhóm lên trình bày . Các nhóm nhận xét chéo . 4. Củng cố . - Xác định chính xác vai trò vị trí của các ngôi kể trong văn bản tự sự . - Nắm chắc các phần trong một văn bản tự sự . 5. Hướng dẫn về nhà . - Làm hoàn chỉnh bài tập ( dàn ý trên ) . - Tiếp tục ôn tập văn bản tự sự .
Tài liệu đính kèm: