Kế hoạch giảng dạy môn: Ngữ Văn

Kế hoạch giảng dạy môn: Ngữ Văn

I-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:

 1) Đặc điểm chung:

 -Nhìn chung các lớp 9A3 và9A4 ( Tổng số: 85em) phần đông là con em lao động, có tinh thần học tập tốt, đạo đức tốt và cầu tiến song được phân bố trên địa bàn rộng lớn liên xã: Cát Thành + Cát Hải ( Gồm có các thôn: Chánh Thắng, Chánh Hùng, Chánh Thiện, Chánh Hóa, Hoá Lạc, Phú trung, Tân Thắng (Cát Hải)) nên rất khó việc tổ chức học tập nhóm. Đồng thời trang thiết bị ở trường quá ít ỏi, thiếu thốn, một số em vẫn chưa thực sự yêu thích môn học do một số điều kiện chủ quan cũng như khách quan.

 2) Những thuận lợi và khó khăn:

 a) Thuận lợi:

 -Đa số là học sinh nông thôn, bản thân các em hầu hết đều ngoan hiền.

 -Nhà xa trường(có cả học sinh Cát Hải) nhưng các em đều cố gắng chăm chỉ học tập.

 -Phần đông các em đều có đủ SGK, sách tham khảo, đủ điều kiện tham gia học tập môn Ngữ Văn.

 b) Khó khăn:

 -Một số em xa trường nên việc đi lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là học tổ, nhóm.

 -Mặt bằng chung về kiến thức không đồng đều nên rất khó cho việc giảng dạy.( Qua kiểm tra chất lượng đầu năm)

 -Riêng lớp 9A3: không có học sinh khá giỏi của năm học trước.

 -Một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc học tập của con em mình.

 -Ý thức học tập của học sinh ở nông thôn chưa cao.

 Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của bộ môn Ngữ văn.

 

doc 28 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo duc – Đào tạo Phù Cát
Trường THCS Cát Thành
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Môn: Ngữ văn 
GV: Nguyễn Quang Dũng
	Năm học: 2008-2009
I-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
 1) Đặc điểm chung:
 -Nhìn chung các lớp 9A3 và9A4 ( Tổng số: 85em) phần đông là con em lao động, có tinh thần học tập tốt, đạo đức tốt và cầu tiến song được phân bố trên địa bàn rộng lớn liên xã: Cát Thành + Cát Hải ( Gồm có các thôn: Chánh Thắng, Chánh Hùng, Chánh Thiện, Chánh Hóa, Hoá Lạc, Phú trung, Tân Thắng (Cát Hải)) nên rất khó việc tổ chức học tập nhóm. Đồng thời trang thiết bị ở trường quá ít ỏi, thiếu thốn, một số em vẫn chưa thực sự yêu thích môn học do một số điều kiện chủ quan cũng như khách quan.
 2) Những thuận lợi và khó khăn:
 a) Thuận lợi: 
 -Đa số là học sinh nông thôn, bản thân các em hầu hết đều ngoan hiền.
 -Nhà xa trường(có cả học sinh Cát Hải) nhưng các em đều cố gắng chăm chỉ học tập.
 -Phần đông các em đều có đủ SGK, sách tham khảo, đủ điều kiện tham gia học tập môn Ngữ Văn.
 b) Khó khăn:
 -Một số em xa trường nên việc đi lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là học tổ, nhóm.
 -Mặt bằng chung về kiến thức không đồng đều nên rất khó cho việc giảng dạy.( Qua kiểm tra chất lượng đầu năm)
 -Riêng lớp 9A3: không có học sinh khá giỏi của năm học trước.
 -Một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 -Ý thức học tập của học sinh ở nông thôn chưa cao. 
 è Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của bộ môn Ngữ văn.
II- THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM:
LỚP
SS
CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
GIỎI
KHÁ
T/BÌNH
YẾU
KÉM
9A3
42
9A4
43
II-CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:
LỚP
SS
HỌC KÌ I
CẢ NĂM
GIỎI
KHÁ
T/BÌNH
YẾU
GIỎI
KHÁ
T/BÌNH
YẾU
9A3
42
9A4
43
IV-BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG:
 -Để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn của các lớp 9A3 và 9A4 có tổng số học sinh là 85 em (Nữ:49 em, còn lại là Nam). Để đạt chất lượng chỉ tiêu phấn đấu đầu học kì I và cuối năm, bản thân tôi là giáo viên bộ môn (GVBM) đặc biệt chú trọng đến 3 đối tượng sau:
1. Học sinh Giỏi+ Khá:
Đây là lực lượng chủ chốt nhưng qúa ít , chỉ có ở lớp 9A4 ( Riêng lớp 9A3 không có- Thậm chí qua kiểm tra chất lượng đầu năm không có) bởi vậy GVBM cần :
-Tăng cường kiểm tra miệng, kiểm tra vở ghi,vở soạn và thường xuyên đưa ra những câu hỏi nâng cao đối với đối tượng này.
-Giáo viên cung cấp các em giới thiệu các em các tài liệu mới,tư liệu mới để phục vụ cho bộ môn Ngữ Văn.
-Giáo viên tăng cường câu hỏi và bài tập nâng cao. Đồng thời bắt buộc các em phải có sổ tay văn học. GVBM cần phải theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện và khen chê nhằm tác động các em học tập.
-Động viên đối tượng này tham gia nhiệt tình vào phong trào tự quản lớp:15’ đầu giờ: giải bài tập khó hướng dẫn dìu dắt các em TB và yếu cùng nhau thi đua học tập.
-GVBM + GVCN nên bố trí các em rải đều trong lớp để thúc đẩy phong trào học tập của lớp.
2) Học sinh Trung bình:
 	 Đại đa số là học sinh trung bình GVBM cần :
-Tăng cường và đưa ra phương pháp học tập bộ môn Ngữ Văn.Đây là khâu quan trọng để học sinh thích thú và lĩnh hội được kiến thức tốt hơn.
-Thường xuyên kiểm tra miệng(bài cũ),kiểm tra vở ghi,kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà.
-Đưa ra những bài tập,những câu hỏi phù hợp với đối tượng này.
* Cụ thể:
Ÿ Ở nhà:
+Góc học tập riêng,có thời khóa biểu ở nhà + trường.
+Học bài cũ (Không phải học vẹt) hiểu được vấn đề,hiểu được ý nghĩa của nó rồi diễn đạt thành lời văn của riêng mình.(Nếu có thể)
+Chuẩn bị mới: 
+Đọc văn bản (Đọc ví dụ mẫu), đọc câu hỏi SGK, nghiền ngẫm, suy nghĩ , trả lời các câu hỏi SGK .
+Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến bài học nhằm mục đích bổ sung thêm những kiến thức mới vào bài học của riêng mình.
Ÿ Ở lớp: Giáo viên hướng dẫn cụ thể
+Nghe giảng,chú ý trật tự,nghiêm túc.
+Thảo luận,phát biểu xây dựng bài,tìm ra điều đúng nhất.
+Ghi vở bằng sự hiểu biết của mình.
+Điều gì chưa hiểu,hiểu không rõ ràng, mạnh dạn hỏi giáo viên để được giải đáp.
+Trong kiểm tra nghiêm túc,trật tự độc lập làm bài.+Đặc biệt GVBM động viên học sinh chủ yếu bằng tình thương của người thầy và vì trách nhiệm chung đối với học sinh. 
3) Học sinh yếu kém: 
 Đây là đối tượng mất căn bản,lười học,thường gặp ở các lớp.Nâng được đối tượng này lên người giáo viên cần phải:
+Tăng cường kiểm tra vở ghi,vở soạn bài,kiểm tra miệng.
+Cung cấp cho học sinh phương pháp để học tập bộ môn. 
+Hướng dẫn các em học ở nhà,ở trường cụ thể và hiệu qủa.
Ÿ Ở nhà: 
+Học thuộc bài cu.õ
+Học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
+Tìm hiểu bài mới(soạn bài).
+Học hỏi bạn bè.(Nhất là trong 15’ đầu giờ)
Ÿ Ở lớp: 
+Đến lớp là thuộc bài
+Nghe giảng(Trật tự,nghiêm túc)
+Ghi bài đầy đủ những nội dung đã học
+Phát biểu xây dựng bài
+Trong kiểm tra phải tự giác và nghiêm túc. 
@ Tóm lại: Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ Văn cho các lớp 9A3, 9A4, trước hết người thầy mãi mãi là tấm gương sáng để học sinh noi theo và bằng tình thương và lương tâm thật sự của người thầy.
V-KẾT QỦA THỰC HIỆN:
LỚP
SĨ SỐ
SƠ KẾT HỌC KÌ I
GIỎI
KHÁ
T/BÌNH
YẾU
KÉM
9A3
42
9A4
43
LỚP
SĨ SỐ
TỔNG KẾT CẢ NĂM HỌC
GIỎI
KHÁ
T/BÌNH
YẾU
KÉM
9A3
42
9A4
43
VI-NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
1) Cuối học kì I : (so sánh kết qủa đạt được với chỉ tiêu phấn đấu,rút kinh nghiệm học kì II,biện pháp)
2) Cuối năm học : (so sánh kết qủa đạt được với chỉ tiêu phấn đấu,rút kinh nghiệm năm sau ,biện pháp)
VII/ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY:
Tên chương
T.S. tiết
Mục tiêu bài dạy
Nội dung kiến thức
Phương pháp
giảng dạy
Chuẩn bị của GV & HS
Ghi chú
A/PHẦN VĂN:
1.VĂN BẢN NHẬT DỤNG
-Phong cách Hồ Chí Minh.
-Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
-Tuyên bố về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
 6
 (2)
 (2)
 (2)
 Đây là những văn bản có nội dung tập trung vào những vấn đề bức thiết thường cập nhật hằng ngày trong cuộc sống. Nên qua khâu đọc- hiểu văn bản. Giúp HS cập nhật những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Đó là những vấn đề cụ thể có tính chất toàn cầu thu hút sự quan tâm của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, như: vấn đề dân tộc, vấn đề hội nhập với thế giới và bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc( Phong cách Hồ Chí Minh)
-Vấn đề hiểm hoạ hạt nhân đới với nhân loại(Đấu tranh cho một thế giới hoà bình).
-Vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em(Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển cuả trẻ em)
-Giúp HS có ý thức tu dưỡng tư tưởng, tình cảm và hành động tích cực với những vấn đề đó.
-Ren luyện kĩ năng thích ứng, sống phù hợp với xã hội hiện tại, sống có trách nhiệm với mình với mọi người.
-Ba bài văn có giá trị nhgệ thuật nhât là giá trị trình bày quan điểm. Haivăn bản:” Phong cách Hồ Chí Minh” và”Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” viết theo phương thức nghị luận và biểu cảm .Hành văn chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, phong phú giàu sức thuyết phục. Đồng thời văn bản còn xen lẫn các yếu tố bình luận ngắn gọn nhưng săc sảo theo hướng dạy học tích hợp.Đây là nguồn dữ liệu cho các bài day tiếp theo.
*1.Nội dung:
- HS hiểu thêm về phong cách Hồ Chí Minh. Cụ thể là sự kết hợp hài giữa dân tộc vànhân loại , giữa thanh cao và giản dị.
-HS cảm nhận được nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang, lời cảnh báo huỷ diệt cuộc sống và nền văn minh của nhân loại khi chiến tranh nổ ra . Từ đó tích cực bảo vệ hoà bình.
-Hiểu dược thực trạnh trẻ em trên thế giới, nhiệm vụ của cộng đồng là chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
*2.Nghệ thuật:
- Thuyết minh kết hợp với nghị luận.
-Phân biệt được văn bản miêu tả với văn bản thuyết minh. Phân biệt được bài thuyết minh đơn thuần với bài thuyết minh có chứa yếu tố miêu tả.
-Tiếp xúc với văn bản qua khâu đọc- hiểu.
-Gợi tìm( thông qua hệ thống câu hỏi), phân tích để nắm bắt yếu tố nghị luận, kết hợp trong văn bản: lập luận có chứng minh và giải thích.
-Chú ý phân tích lập luận giải thích bằng luận đề, luận điểm và lập luận rõ ràng
mang tính thuyết phục cao.
-Phân tích, giảng bình ngắn Giúp HS hiểu sâu sức nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Dụng cụ trực quan
 ( nếu có).
-Đánh giá tổng về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 *GV:
-Đọc kĩ các văn bản nhật dụng và các văn bản đọc thêm ở 
SGK , ở sách, báo.
-Tham khảo các tài liệu khác có liên quan.
-Soạn giáo án.
-Chuẩn bị một số bảng phụ.
-Tranh:
 + Bác Hồ tưới cây.
 + Tranh minh hoạ cho bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” và” Tuyên bố thế giới về”
*HS:
-Đọc các văn bản SGK.
-Ôn lại cá kiến thức về văn bản nhật dụng ở các lớp 6,7 và 8. Đặc biệt là khái niệm về kiểu văn bản này.
- Soạn bài theo các câu hỏi SGK( của từnh bài)
2/ TRUYÊN, TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI.
-Chuyện người con gái Nam Xương.
-Chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh.
-Hoàng Lê nhất thống chí( Hồi thứ mười bốn).
-Truyện Kiều.
+Chị em Thuý Kiều.
+Cảnh ngày xuân.
+Kiều ở Lầu Ngưng Bích.
-Mã Giám Sinh mua Kiều.
-Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn.
 14
(2)
(1)
(2)
(1)
(1)
(1)
(1)
(2)
(2)
(1)
Đây là văn học TĐ từ thế kỉ XVIà cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX tập trung 3 thể loại chính:
 +Truyện thần kì.
 + Tuỳ bút, tiểu thuyết lịch sử.
 +Truyện được viết bằng thơ.
-“Chuyện người con gái Nam Xương” giúp HS nảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương; Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
-“ Chuye ... t cách mạch lạc ., hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài về một đoạn thơ, bài thơ.
- Văn nghị luận là trình bày tư tưởng chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội , con người qua các luận điểm, luận cứ, và lập luận thuyết phục.
- Tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dần ý, viết bài và đọc lại sửa chữa bài viết. Dàn bìa chung có 3 phần ( KB, TB, KB). Bài làm chọn ý để phân tích đưa ra ý kiến, có cảm thụ của người viết.
- Bàn về mộtvvấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, lối sống của con người, yêu cầu nội dung làm sáng tỏ cá vấn đề về H.T. có bố cục ba phần. Vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp.
- Nghị luận về một tác phẩm truyện(đoạn trích) là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật và sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác , gợi cảm.
-Bài nghị luận về một tác phẩm truyện( đoạn trích) có thể bàn về chủ đề: nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Bài làm đầy đủ có ba phần: MB,TB, KB. Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến của người viết.
- Viết được bài nghị luận có đủ ba phần MB, TB, KB . Văn viết rõ ràng, ngôn ngữ trau chuốt , giàu hình ảnh, cảm xúc, lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Là trình bày rõ nhận xét, đánh giá của mình về ND và NT của đoạn thơ, bài thơ đó. Nội dung và nghệ thuật thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc.
- Rèn luyện kĩ năng phát biểu miệng: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở biết tìm ý, lập dàn ý đúng yêu cầu của bài nghị luận.
-Tiếp xúc trực tiếp qua các văn bảngnhị luận để:
+ Gợi tìm, phát hiện các yếu tố về sự việc, hiện tượng trong đời sống và cách làm bài nghị luận về một sự 
việc , hiện tượng trong đời sống.
- Qui nạp để các em nắm được các kiến thức nội dung của bài.
-Phương pháp giải các bài tập đúng kiểu loại văn bản.
- Phân tích , so sánh , đối chiếu một tác phẩm truyện hay một đoạn trích, một đoạn thơ, một bài thơ.
-Đánh giá nhận xét , bình luận một đoạn trích hay một tác phẩm.
- Luyện tập tổng hợp đưa các yếu tố nghị luận vào trong văn bản một cách hợp lí.
* GV:
 - Đọc kĩ các đoạn văn , các câu hỏi, nắm chắc yêu cầu nội dung của văn bản, tập hợp hình thành kiến thức về văn nghị luận.
-Tham khảo SGK, SGV, STKBG, tham khảo các tư liệu ngữ văn 9 và sách nâng cao.
- Soạn giáo án, làm phiếu học tập, bảng phụ.
 * HS:
- Đọc kĩ các câu hỏiSGK Và trả lời theo yêu cầu của các câu hỏi đó.
- Giải các bài tập SGK.
- Thamkhảo một số bài văn hay, tư liệu ngữ văn, sách nâng cao.
4/ Văn bản điều hành.
-Biên bản.
- Luyện tập viết văn bản.
- Hợp đồng.
- Luyện tập viết hợp đồng.
 4
 1
 1
 1
 1
- Phân tích được các yêu cầu của các biên bản và liệt kê các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
- Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.
-Viết được một biên bản sự vụ hoặc một biên bản hội nghị.
- Phân tích đựoc đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng.
- Viết được một hợp đồng đơn giản.
-Có ý thức cẩn trọng trong lúc soạn hợp đồng và có ý thức và trách nhiệm thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thõa thuận và kí kết.
- Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.
- Viết được một biên bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái đôï cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và có ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng
-Trình bày theo mẫu chung và có ý thức trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân , tập thể đối với cơ quan quản lí hay ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có trách nhiệm thực thi hay thõa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và chức vụ.
5/ Tập làm thơ và hoạt động ngữ văn.
 2
-Vận dụng các kiến thức đã học về ba phân môn : Văn , Tiếng Việt, Tập làm văn đã học để làm thơ tám chữ.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ.
- Tìm hiểu những bài thơ hay của các nhà thơ.
-Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hay viết tiếp những câu thơ chưa hoàn chỉnh.
- Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ , có cách nhắt nhịp đa dạng.
-Bài thơ tám chữ có thể gồm nhiều đoạn( Số câu không hạn định) có thể chia thành nhiều khổ và cò nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân .
6/ Chương trình địa phương
 2
-Ôn những kiến thức về văn gnhị luận nói chung, nghị luận về một sự việc , hiện tượng nói riêng. Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong xã hội ở địa phương.
- Sự việc hiện tượng đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội. Trung thực có tính xây dựng, không cường điệu , không sáo rỗng. Phân tích nguyên nhân phải mang tính khách quan. Nội dung bài viết phải giản dị, bài viết phải có đủ ba phần: MB,TB,KB.
-HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ của mình dưới hình thức thích hợp: Tự sự , miêu tả, nghị luận , thuyết minh
- Bài viết phản ánh tình hình địa phương, nội dung , hiện tượng sự việc phải mang tính phổ biến trong xã hội. Phải đãm bảo tính khách quan , nội dung phải giản dị, dễ hiểu, có lập luận thuyết phục. Tuyệt đối không nêu tên người , hoặc cơ quan cụ thể có thật.( HS vi phậm sẽ bị phê bình)
- Thu thập tài liệu về các vấn đề, sự việc hiện tượng ở địa phương ( Môi trương, xã hội)
- Tổng hợp.
- Thuyết minh.
- Nghị luận.
-Tìm hiểu suy nghĩ để viết bài, nêu được ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một vấn đề sự việc , hiện tượng xã hội ở địa phương.
 * GV:
Xác định vấn đề để định hướng cho HS viết:
Môi trường.
Quyền trẻ em.
Vấn đề xã hội.
Xác định cách viết về nội dung yêu cầu, cấu trúc.
 * HS:
- Vấn đề: tự chọn.
-Thời gian nộp: trước khi học bài 25.
7/Ôn tập và kiểm tra.
-Ôn tập Tập làm văn
-Tổng kết TLV
-Kiểm tra TLV
+Bài viết số 1
+Bài viết số2
+Bài viết số 3
+Bài viết số 4
- Bài viết số 5
+Bài viết số 6
+ Bài viết số 7
 2
 2
 14
2
2
2
2
2
2
2
- HS nám được các nội dung chính của phần TLV đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng trong văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung TLV ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung, kiểu bài đã học ở lớp dưới .
- Ôn lại để nắm vững các văn bản đã học ở lớp 6à9. Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài. Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
- Biết đọc các kiểu văn bản , nâng cao năng lực tích hợp dọc và viết cá kiểu văn bản thông dụng.
+ Bài viết số 1:Văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh có hiệu quả.
+ Bài viết số 2: HS vận dung những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
 Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.
+Bài viết số 3: HS vận dung những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nội tâm và nghị luận.
 Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.
+ Bài viết số 4: Hệ thống hóa kiến thứccơ bản cả hai kiểu bài viết trên vào bài viết KTHKI. Vận dụng kiến thức vào bài viết đạt kết qu ả cao.
+ Bài viết số 5: Kiểm tra kĩ năng làm bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tương của đời sống xã hội.
+ Bài viết số 6: Biết cách vận dụng kiến thức :nghị luận về một tác phẩm truyện
( hoặc đoạn trích) đã học vào bài làm.
+ Bài viết số 7: Biết cách vận dụng kiến thức , kĩ năng khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ đã được học ở các tiết trướcKĩ năng trình bày một bài viết: Sạch , đẹp, đầy đủ ý.
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về TLV:
+ Văn bản thuyết minh.
+ Văn bản tự sự.
-Vai trò , vị trí , tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Phân biệt hthuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với miêu tả.
- Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự.
- Văn thuyết minh trung thành với đặc điểm đối tượng.
- Văn bản lập luận giải thích dùng vốn sống trực tiếp, gián tiếp.
- Viết bài tập làm văn số 1: Văn thuyết minh.
- Viết bài tập làm văn số 2: Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Viết bài tập làm văn số 4
( Kiểm tra học kì I).
- Viết bài TLV số 5: nghị luận xã hội về một sự 
việc ,hiện tượng trong đời sống.
-Viết bài TLV số 6( Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích).
-Viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tiếp xúc trực tiếp cá văn bản qua hệ thống kiến thức, nội dung phần T. làm văn đã học ở trong phần Ngữ văn 9.
- Tích hợp với văn bản chung( So sánh kế thừa).
- Đọc kết hợp với việc nâng cao năng lực tích hợp.
- Tiếp xúc trực tiếp với văn bản thuyết minh, tự sự . Chú ý thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và các biện phấp nghệ thuật.
-Kết hợp tự sự với miêu tả.
-Kết hợp một cách linh hoạt nhuần nhuyễn các thao 
tác : giải thích bình luận để làm tốt bài văn nghị luận
* GV:
- Ôn tập kĩ các nội dung chuẩn bị cho kiểm tra.
-Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề bài.
- Ra đề, đáp án, biểu điểm cụ thể.
* HS:
- Ôn tập lại lí thuyết TLV thật kĩ.
-Tham khảo các tài liệu có liên quan.
- Chuẩn bi: giấy bút và tâm thế làm bài. 
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN: KÝ DUYỆT CỦA BGH: NGƯỜI LẬP:

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach giang day Ngu van 9 Phu Cat Nh20082009.doc