Kiểm tra học kỳ II năm học 2007 – 2008 môn: Văn 9

Kiểm tra học kỳ II năm học 2007 – 2008 môn: Văn 9

I. TRẮC NGHIỆM: (3Đ) KHOANH TRÒN CHỮ CÁI CỦA CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT.

1. Bài văn Bàn về đọc sách thuộc phương thức biểu đạt chính nào?

 A. Tự sự ; C. Miêu tả ; B. Nghị luận ; D. Biểu cảm

2. Câu nào dưới đây có sử dụng khởi ngữ?

A. Ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

B. Mà ông thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

C. Ông không thích nghĩ ngợi như thế.

D. Tất cả các câu đều có sử dụng khởi ngữ.

3. Bài Tiếng nói của văn nghệ thuộc phương thức nghị luận vì:

A. Bài văn bày tỏ tình cảm cảm, cảm xúc.

B. Bài văn tái hiện trạng thái sự vật con người.

C. Bài văn nêu ý kiến đánh giá bàn luận.

D. Bài văn trình bày diễn biến sự việc.

4. Câu : “Anh muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh” (Tiếng nói cuảvăn nghệ) là:

A. Một luận điểm ,B. Một lý lẽ ; C. Một luận cứ , D. Một dẫn chứng

5. Câu nào dưới đây có sử dụng thành phần tình thái?

A. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. ; B. Tôi thì tôi không thích cái áo đỏ này.

C. Trời ơi, sắp tới giờ rồi. ; D. Chúng con chào thây ạ.

6. Trong câu: “ Có lẽ nó sẽ đến một cách muộn màng”, từ nào là từ tình thái?

A. Có lẽ B. nó sẽ C. một cách D. muộn màng

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ II năm học 2007 – 2008 môn: Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007–2008 
Họ và tên thí sinh :.......................................................................... Lớp :9......
Ngày kiểm tra :......................... Môn :VĂN Thời gian : 90 phút (không kể giao đề)
Giám thị :................
Số mật mã :
.................
............................................................................................................................................
Điểm (Bằng số)
Điểm (Bằng chữ)
Nhận xét của giáo viên
Số mật mã :
.
Số tờ : ..........
I. TRẮC NGHIỆM: (3Đ) KHOANH TRÒN CHỮ CÁI CỦA CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT.
1. Bài văn Bàn về đọc sách thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Tự sự ; C. Miêu tả ; B. Nghị luận ; D. Biểu cảm
2. Câu nào dưới đây có sử dụng khởi ngữ?
A. Ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
B. Mà ông thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
C. Ông không thích nghĩ ngợi như thế.
D. Tất cả các câu đều có sử dụng khởi ngữ.
3. Bài Tiếng nói của văn nghệ thuộc phương thức nghị luận vì:
A. Bài văn bày tỏ tình cảm cảm, cảm xúc.
B. Bài văn tái hiện trạng thái sự vật con người.
C. Bài văn nêu ý kiến đánh giá bàn luận.
D. Bài văn trình bày diễn biến sự việc.
4. Câu : “Anh muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh” (Tiếng nói cuảvăn nghệ) là:
A. Một luận điểm ,B. Một lý lẽ ; C. Một luận cứ , D. Một dẫn chứng
5. Câu nào dưới đây có sử dụng thành phần tình thái?
A. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. ; B. Tôi thì tôi không thích cái áo đỏ này.
C. Trời ơi, sắp tới giờ rồi. ; D. Chúng con chào thây ạ.
6. Trong câu: “ Có lẽ nó sẽ đến một cách muộn màng”, từ nào là từ tình thái?
A. Có lẽ B. nó sẽ C. một cách D. muộn màng
7. Điền vào chỗ trống những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)
A.Màu sắc: .....................................................................................................................
B.Aâm thanh: .....................................................................................................................
8. Cặp câu : “Ta làm con chim hót. Ta làm một cành hoa” đã sử dụng phép liên kết gì?
A. Phép thế B. Phép lặp từ ngữ C. Phép nối D. Một phép liên kết khác
9. Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng B. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
C.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ;D.Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
10. Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen , gầøn đèn thì sáng” đựơc hiểu theo nghĩa nào?
 A. Tường minh B. Hàm ý
11. Trong câu “ Nhưng mẹ ơi, con biết trò chơi thú vị hơn trò chơi ấy” có sử dụng:
 A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán 
 C. Thành phần gọi đáp D. Thành phần phụ chú
"................................................................................................................................................
12. Câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” được hiểu theo:
 A. Nghĩa tường minh B. Nghĩa hàm ý
II. TỰ LUẬN: (7 đ)
 Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định ( Những ngôi sao xa xôi) .
BÀI LÀM:
................................................
............................
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 Môn Ngữ văn 9 – Năm học 07 – 08
 GV: Trần Cao Duyên
 Mức độä 
K. Thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Bài 18, 19, 20
1
 0,25
2
 0,5
1
 0,25
4
 1.0
Bài 21, 23, 24
1
 0,25
1
 0,25
2
 0.5
4
 1.0
Bài 25, 26, 28
1
 0,25
2
 0,5
1
 0,25
1
 7.0
5
 8.0 
Cộng
3
 0.75
5
 1.25
4
 1.0
1
 7.0
13
 10
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 Môn Ngữ văn 9 – NH 2007-2008
 GV: Trần Cao Duyên
I. TRẮC NGHIỆM: Moiã câu đúng cho 0,25 đ . Tổng cộng 3 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
A
B
C
A
D
A
*
B
D
B
C
A
* A. Màu sắc: Sông xanh, hoa tím
 B. Aâm thanh: Tiếng chim chiền chiện...
II. TỰ LUẬN: 7 điểm.
* Về nội dung: 3 đ
 Cần đảm bảo các ý sau đây:
+ Phương Định là một cô gái trẻ, người Hà Nội, có thời học sinh hồn nhiên, vô tư. (0,5đ)
+ Vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên, nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát.(0,5đ)
+ Yêu mến đồng đội, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.(0,5đ)
+ Là cô gái kín đáo trong tình cảm và rất tự trọng.(0,5đ)
+ Có những đức tính đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin...(0,5đ)
 Qua nhân vật phương Định và các cô gái TNXP, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Có vài ý liên hệ vơi thanh niên ngày nay.(0,5đ)
* Về nghệ thuật: 3đ
+ Truyện kể theo ngôi thứ nhất ( nhân vật kể là nhân vật chính). Tác dụng của sự lựa chọn vai kể: phù hợp với nội dung, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật.(1 đ)
+ Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động tâm lý của những TNXP.(0,5đ)
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu kể tự nhiên, trẻ trung , nữ tính.(1 đ)
+ Dùng câu ngắn, nhịp nhanh, có lúc kể chậm, phù hợp với không khí chiến trường xen kẽû những đoạn hồi tưởng..(0,5đ)
* Về hình thức: 1đ
+ Bài có bố cục chặt chẽ, mạch lạc. (0,25)
+ Lập luận xác đáng, dẫn chứng chính xác..(0,5đ)
+ Liên kết giữa các đoạn và các phần.(0,25)
 ----------------P P P P P P--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKTHK2 NV9 07-08.doc