Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC DIỄN CẢM

CHO HỌC SINH LỚP 4

------------- ------------

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. Lý do:

Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phái đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.

Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Mục tiêu của phân môn Tập đọc là rèn cho học sinh có kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc hay (đọc diễn cảm). Bốn kỹ năng cơ bản đó vô cùng quan trọng chúng gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Đọc đúng, đọc lưu loát giúp hiểu nội dung bài đọc, từ đó giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.

Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thực tế hiện nay, rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Ở tiết Tập đọc giáo viên chủ yếu quan tâm rèn cho học sinh đọc đúng và đọc lưu loát

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC DIỄN CẢM
CHO HỌC SINH LỚP 4
-------------& ------------
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do:
Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phái đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh  được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. 
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 
Mục tiêu của phân môn Tập đọc là rèn cho học sinh có kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc hay (đọc diễn cảm). Bốn kỹ năng cơ bản đó vô cùng quan trọng chúng gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Đọc đúng, đọc lưu loát giúp hiểu nội dung bài đọc, từ đó giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. 
Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thực tế hiện nay, rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Ở tiết Tập đọc giáo viên chủ yếu quan tâm rèn cho học sinh đọc đúng và đọc lưu loát. 
Do đó, kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh còn nhiều hạn chế. Thấy được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc và sự cần thiết phải rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Đồng thời để nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung, rèn các kỹ năng đọc cho học sinh nói riêng, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu.
II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận:
- Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).
- Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong văn bản được đọc, đồng thời cũng biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
- Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố ngôn ngữ văn chương. Đó là khả năng làm chủ được ngữ điệu, làm chủ các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, cao độ của giọng để biểu đạt đúng ý nghĩa cà tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ đọc cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Đọc diễn cảm là một yêu cầu quan trọng khi dạy – học phân môn Tập đọc ở tiểu học.
- Đọc diễn cảm là một trong những kỹ năng cần hình thành và rèn luyện cho học sinh khi học phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung.
- Những học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm tốt, luôn đọc hay và có lực học các môn cao, mạnh dạn và tham gia tốt các hoạt động do Đội và nhà trường tổ chức.	
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những hạn chế trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Đồng thời đề ra một số biện pháp giúp việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh có hiệu quả và nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phúc Thuận II
2. Phạm vi nghiên cứu:
Lớp 4B trường Tiểu hoc Phúc Thuận II.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: 
+ Chuẩn kiến thức , kỹ năng các môn học ở Tiểu học.
+ Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1,2
+ Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4 tập 1,2.
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1,2
- Nghiên cứu thực trạng:
+ Khảo sát, thống kê thực trạng học tập môn Tiếng Việt học sinh của lớp nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng và những biện pháp đã áp dụng trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trường Tiểu học Phúc Thuận II. 
+ Tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong từng biện pháp.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đối tượng học sinh và tình hình của lớp, đề ra một số biện pháp rèn đọc diễn cảm phù hợp để nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp phân tích
 	 - Phương pháp tổng hợp
 - Phương pháp thống kê
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp thực nghiệm
V. Thực trạng nghiên cứu:
1. Đặc điểm tình hình của lớp 4B trường Tiểu học Phúc Thuận II.
Năm học 2011-2012, được phân công chủ nhiệm lớp 4B, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát học sinh để nắm bắt tình hình học tập các môn học của các em nói chung và chất lượng học phân môn Tập đọc nói riêng. 
+ Tổng số học sinh: 24em
	Trong đó: - Nữ: 12 em
 - Dân tộc : 6 em ; nữ: 2.
	 - Học sinh được gia đình quan tâm: 15 em
 - Học sinh xếp loại giỏi (năm trước): 9 em
	 - Học sinh xếp loại khá (năm trước): 11em
	 - Học sinh xếp loại trung bình (năm trước): 4 em
+ Kết quả học tập Môn Tiếng Việt năm học 2010-2011:
	 - Xếp loại giỏi: 9 em
	 - Xếp loại khá: 12em
	 - Xếp loại trung bình: 3 em
+ Kết quả khảo sát đầu năm 2011-2012 của phân môn Tập đọc:
- Xếp loại đọc tốt: 5/24 em
	 - Xếp loại đọc khá: 13/24 em
	 - Xếp loại đọc trung bình: 7 em
	 - Xếp loại đọc dưới trung bình: 0 .
2. Biện pháp rèn đọc diễn cảm mà giáo viên Trường Tiểu học Phúc Thuận II thường sử dụng :
+ Cho học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp nghe và bình xét bạn đọc hay. Giáo viên đọc mẫu cho cả lớp cùng nghe, hướng dẫn và cho học sinh luyện đọc.
+ Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
 + Tổ chức thi đọc trong “ Ngày hội đọc sách”.
3. Đánh giá thực trạng của lớp và việc áp dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên.
+ Ưu điểm:
- Học sinh đa số là con em dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao.
- Mặt bằng học lực của học sinh năm học trước tương đối.
- Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ thấp.
- Phần đông học sinh được gia đình quan tâm.
- Giáo viên đã có những biện pháp cơ bản để hướng dẫn học sinh luyện đọc hay, đọc diễn cảm.
+ Tồn tại:
- Còn nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm đúng mức tới con em mình.
- Nhiều em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn. Đi lại để học tập khó khăn.
- Học sinh dân tộc chiếm 1/4 lớp .
- Việc rèn đọc diễn cảm mới chỉ chú ý trong tiết Tập đọc.
- Học sinh đọc còn ngọng nhiều đặc biệt giữa l/n. 
PHẦN III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH 
 Trong qua trình giảng dạy và rèn giũa kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
1) Thường xuyên trao đổi với học sinh về kỹ năng đọc hay, kể tên những người có giọng đọc hay để học sinh biết và tìm hiểu. Qua đó làm cho học sinh thần tượng, yêu 
thích và lấy đó làm tấm gương để phấn đấu.
2) Phân tích để học sinh nắm được quá trình luyện tập để tiến đến có thể đọc được diễn cảm (đọc hay): phát âm đúng đọc đúng đọc thông
thạo đọc lưu loát đọc phân vai, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm... Từ đó giúp học sinh tự nhận thấy những thiếu sót của mình và từng bước tự ý thức rèn giũa và chăm chỉ luyện đọc ở lớp cũng như về nhà.
3) Phân loại kỹ năng đọc của học sinh để nắm cụ thể số học sinh đọc tốt và chưa đọc tốt, nguyên nhân ảnh hưởng...
+ Học sinh đọc lưu loát, phát âm chuẩn, đã đọc phân vai nhân vật, nhấn giọng những từ ngữ cần thiết....
+ Học sinh đọc lưu loát, phát âm chuẩn nhưng chưa đọc phân vai, nhấn giọng....
+ Học sinh đọc chưa lưu loát, phát âm chuẩn.....
+ Học sinh đọc chưa lưu loát, phát âm chưa chuẩn, ngọng....
4) Xây dựng kế hoạch kèm cặp và giúp đỡ từng học sinh kỹ năng đọc còn chưa tốt, đọc còn ngọng:
+ Lập các nhóm học tập, trong đó học sinh học tốt làm nhóm trưởng , bàn trưởng) có nhiệm vụ đôn đốc các bạn học tập và giúp đỡ các bạn yếu luyện đọc trong và ngoài giờ học.
+ Quan tâm nhiều đến học sinh đọc chưa tốt trong các tiết tập đọc và giúp đỡ các em ngoài tiết học. Chú trọng rèn phát âm, rèn đọc thông thạo và từng bước rèn đọc phân vai, diễn cảm...
+ Tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm trong các giờ Tập đọc, kể chuyện nhằm tạo cho các học sinh tinh thần thi đua học tập và luyện đọc .
5) Phát động thi “Đọc truyện hay” ở lớp trong HĐ đầu giờ, vận động học sinh đăng ký tham gia. Từ đó làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc và có ý thức tự giác rèn luyện tham gia cuộc thi để thể hiện mình. 
6) Chú trọng rèn đọc cho học sinh trong tất cả các môn, phân môn.
7) Giáo viên chú trọng khâu đọc mẫu và hướng dẫn học sinh giọng đọc, tốc độ đọc, những từ ngữ cần nhấn giọng...để học sinh từng bước xác định những yêu cầu cơ bản cần thực hiện để đọc diễn cảm được hay.
8) Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin, sưu tầm tư liệu để học sinh nghe trong mỗi tiết học, qua đó học sinh bắt chước, học tập theo.
9) Tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần, trong đó chú trọng nêu gương, động viên, khuyến khích học sinh thi đua học tập tốt, thi đua rèn luyện kỹ năng đọc của mình. Đồng thời cần phê bình, nhắc nhở những học sinh còn chưa tích cực trong học tập và hướng khắc phục trong tuần sau.
10) Phối hợp với Tổ, Khối, Chuyên môn, Ban giám hiệu trường tạo điều kiện cần thiết phục vụ cho dạy và học tốt.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 I. Kết quả:
Với việc áp dụng những biện pháp trên, năm học 2011-2012 chất lượng đọc diễn cảm của lớp 4B đã có những chuyển biến đáng kể. Không chỉ nâng cao chất lượng đọc của học sinh mà còn xây dựng được phong trào học tập của lớp cụ thể:
+ Kết quả KTGHKII năm 2011-2012 của phân môn Tập đọc:
 - Xếp loại đọc tốt: 7/24 em
 - Xếp loại đọc khá: 13/24 em
	- Xếp loại đọc trung bình: 4 em
	- Xếp loại đọc dưới trung bình: 0 .
+ Học sinh đọc lưu loát, phát âm chuẩn, đã đọc phân vai nhân vật, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, không ngọng...: 5/24em
+ Học sinh đọc lưu loát, phát âm chuẩn nhưng chưa diễn cảm: 9/24 em
+ Học sinh đọc lưu loát, phát âm chưa chuẩn, ngọng: 8/24 em
+ Học sinh đọc chưa lưu loát, phát âm chưa chuẩn, ngọng: 3/24 em
+ Học sinh đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Học sinh thi đua nhau học tập giữa các nhóm.
II. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực nghiệm và đã đạt được những kết quả khả quan, bản thân tôi rút ra một số bài học sau:
1) Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên giảng dạy phải tâm huyết với nghề, yêu mến học sinh, thường xuyên quan tâm và gần gũi với các em.
2) Từ đầu năm học cần phân loại chất lượng đọc của học sinh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến học sinh đọc chưa tốt để tìm ra biện pháp thích hợp.
3) Có kế hoạch cụ thể trong việc rèn đọc cho học sinh còn yếu.
4) Phối hợp chặt chẽ giáo viên bộ môn, tổ khối, chuyên môn,.. trong việc rèn giũa học sinh, động viên, khuyến khích học sinh thi đua học tập.
5) Lập các nhóm học sinh, trong đó có học sinh học lực khá giỏi, khả năng đọc 
diễn cảm tốt làm trưởng nhóm.
6) Thường xuyên tổ chức các cuộc thi như: Kể chuyện theo sách; Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đọc thơ; ...
7) Sưu tầm và tổ chức cho học sinh nghe giọng đọc, giọng kể hay của một số nhân vật để học sinh học tập.
III. Những kiến nghị đề xuất:
1) Với nhà trường:
+ Quan tâm việc ứng dụng công nghệ vào dạy học, đảm bảo các điều kiện về bàn ghế, ánh sáng cho lớp học.
+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy, nề nếp. Dự giờ thăm lớp, đồng thời tư vấn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của mình. 
+Tổ chức các cuộc thi như: Kể chuyện theo sách; Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Đọc thơ; ...
+ Duy trì hoạt động thư viện đều đặn, thường xuyên mua bổ sung các loại sách và thiết bị (sách tham khảo,truyện đọc, băng hình,máy chiếu, bàn ghế, bảng..) vào thư viện nhà trường, đặc biệt là tổ chức tốt ngày hội đọc sách.
Phúc Thuận, ngày 26 tháng 4 năm 2012
 Người viết
 Hà Đức Chỉnh
 Kết quả chấm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng khoa học trường Tiểu học Phúc Thuận II:
Nhận xét:
..
Điểm: Chủ tịch hội đồng
Xếp loại:..

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien.doc