Ngữ văn 9 - Ôn luyện: Lục Vân Tiên và Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Ngữ văn 9 - Ôn luyện: Lục Vân Tiên và Hoàng Lê Nhất Thống Chí

ÔN LUYỆN : LỤC VÂN TIÊN VÀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Bài tập 1: Các tác giả của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” vốn là những trí thuecs trung quân rất có cảm tình với nhà Lê, nhưng lại xây dựng được hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy?

 Em hãy giải thích để mọi người cùng hiểu bằng một đoạn văn ngắn từ 7- 10 câu.trong đoạn văn có câu cảm thán.

Gợi ý:

a. Yêu cầu về nội dung:

- Cần làm rõ vì sao các tác giả của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” vốn là trí thức trung quân , rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng được hình tượng rất đẹp về người anh hùng Quang Trung.

 Có hể nêu các lí do sau:

+ ý thức tôn trọng lịch sử của các nhà viết sử phong kiến Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du

+ Trong thời đại ấy, bản thân hình ảnh người anh hùng Quang Trung đã có một sức cuốn hút, thuyết phục rất lớn khiến cho người ta không thể phủ nhận và xuyên tạc sự thật.

+ Các nhà viết sử đã có cái nhìn tiến bộ vượt qua những định kiến giai cấp, phản ánh trung thực về hình ảnh người anh hùng dân tộc.

b. Yêu cầu về hình thức:

- Trình bày thành một văn bản ngắn từ 7-10 câu

- Có câu cảm thán. VD: Đáng khâm phục thay những nhà viết sử!

- Lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục .

- Lời văn rõ ràng lưu loát.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Ôn luyện: Lục Vân Tiên và Hoàng Lê Nhất Thống Chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn luyện : Lục Vân Tiên và Hoàng Lê nhất thống chí
Bài tập 1: Các tác giả của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” vốn là những trí thuecs trung quân rất có cảm tình với nhà Lê, nhưng lại xây dựng được hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy?
 Em hãy giải thích để mọi người cùng hiểu bằng một đoạn văn ngắn từ 7- 10 câu.trong đoạn văn có câu cảm thán.
Gợi ý:
a. Yêu cầu về nội dung:
- Cần làm rõ vì sao các tác giả của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” vốn là trí thức trung quân , rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng được hình tượng rất đẹp về người anh hùng Quang Trung.
 Có hể nêu các lí do sau:
+ ý thức tôn trọng lịch sử của các nhà viết sử phong kiến Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du
+ Trong thời đại ấy, bản thân hình ảnh người anh hùng Quang Trung đã có một sức cuốn hút, thuyết phục rất lớn khiến cho người ta không thể phủ nhận và xuyên tạc sự thật.
+ Các nhà viết sử đã có cái nhìn tiến bộ vượt qua những định kiến giai cấp, phản ánh trung thực về hình ảnh người anh hùng dân tộc.
b. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày thành một văn bản ngắn từ 7-10 câu 
- Có câu cảm thán. VD: Đáng khâm phục thay những nhà viết sử!
- Lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục .
- Lời văn rõ ràng lưu loát.
Bài tập 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung qua hồi thứ 14 của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” ( Ngô Gia Văn Phái)
Gợi ý:
*Đề bài yêu cầu phải vận dụng kiến thức đã học về văn bản ( hồi thứ 14 tac phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” và kiến thức đã học về nghị luận văn học ( nghị luận về một tác phẩm tự sự) để trình bày những suy nghĩ, đánh giá của mình về hình tượng anh hùng dân tộc Quang Trung. Bài viết cần bộc lộ rõ tình cảm, thái độ của người viết về nhân vật.
* Nội dung bài viết cần làm nổi bật cảm nhận của người viết về hai đặc điểm của người anh hùng:
- Là một ông vua có trí tuệ sáng suốt.
+ Một con người mạnh mẽ, quyết đoán trước mọi biến cố lớn.
+ Nhận định tình hình dất nước nhạy bén sáng suốt.
+Sử dụng và xét đoán bề tôi đúng người , đúng việc, làm mọi người hét sức khâm phục.
+ Có tầm nhìn xa trông rộng hơn người.
- Là một vị tướng chỉ huy đầy mưu lược, kì tài:
+ Chỉ huy một đội quân lớn, trong một chiến dịch thần tooccs vẫn đảm bảo bí mật và sức chiến đấu. 
+ Chỉ huy một đội quân lớn, trong một chiến dihj thần tốc vẫn đẩm bảo bí mật và sức chiến đấu.
+ Chọn tướng chỉ huy, hoạch định các mũi tiến công chính xác, tài tình.
=> Hình ảnh Quang Trung hiện lên thật oai phong, lẫm liệt, với tính cách quả cảm ,mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
Hình ảnh được xây dựng chân thực , sinh động, được khắc hoạ đậm nét.
Bài tập về nhà : Em có suy nghĩ gì về cuộc sống ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa và lũ quan hầu cận trong phủ chúa qua đoạn trích “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
 Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn từ 8-10 câu văn theo cách trình bày quy nạp . Trong đoạn văn có dùng một câu bị động.
Gợi ý:
*Nội dung:
- Người viết phải bày tỏ được thái độ của mình trước thói ăn chơi xa xỉ trong cung vua, phủ chúa.
+ Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ỏ các nơi để thoả ý “ thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp.
+ Những cuộc dạo chơi tốn kém diễn ra liên miên, tháng ba boona lần, huy động nhiều người hầu hạ; với nhiều trò lố lăng, tốn kém.
- Để phục vụ thói ăn chơi xa hoa ấy, quan lại hầu cận trong phủ chúa không từ một thủ đoạn nào.
+ Cướp đoạt của quý trong thiên hạ bằng cách mượn danh nghĩa “ phụng thủ”.
+ Vừa ăn cướp, vừa tống tiền một cách trắng trợn, ních đầy túi tham.
- Báo trước sự suy vong tất yếu của một thời đại.
* Hình thức:
- Trình bày đoạn văn từ 8- 10 câu có câu chuur đề nằm ở cuối đoạn văn ( đoạn quy nạp).
- Trong đoạn văn có dùng một câu bị động( Câu chủ động là câu có đối thể của hành động bị động. VD: Những vật quý trong thiên hạ đều bị chúng cướp đi một cách ngang nhiên).
- Diễn đạt lưu loát, nạch lạc.
Bài tập 4: Hình tượng người anh hùng đã được phản ánh như thế nào qua trích đoạn “ Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí” Và các trích đoạn “ Truyện Lục Vân Tiên”.
Gợi ý:
1. Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ Quang Trung:
a. Lòng yêu nước nồng nàn:
 Với tinh thần yêu nước cao cả, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đé và thu phục được nhân tâm, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh.
b. Tinh thần quả cảm và tài chí hơn người:
- Sự sáng suốt trong việc lên ngôi, sáng suốt trong việc nhận định tình hình : thể hiện trong lời hịch ở nghệ An trước khi lên đường ra Bắc.
- Sáng suốt trong việc xét đoán, dùng người.
- Thể hiện trong cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy: nhà vua đã thân chinh cầm quân xông pha nơi chiến trận và chỉ huy quân sĩ một cách kỳ tài, lập lên chiến công oanh liệt trong một thời gian ngắn.
c. Nhân cách cao đẹp:
 - Nguyễn Huệ Quang Trung là người trí cao tâm sáng đã kết tinh được những phẩm chất cao đẹp của dân tộc và người anh hùng áo vải ấy đã quyết tâm dựng nước xiết bao công trình.
2. Hình tượng người anh hùng với ls tưởng đạo đức co đẹp qua hình tượng Lục vân Tiên:
- ở Lục Vân Tiên , trước hết đó là lí tưởng theo quan điểm tích cực của nho gia : VD: Nhớ câu kiến ngãi bất vi- Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Nghĩa là: Con người thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng .
- Đó là lí tưởng theo quan niệm đạo lí của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giáp những người hoạn nạn.
=> Tóm lại: chúng ta có thể thấy hình tượng Nguyễn Huệ Quang Trung và hình tượng Lục Vân tiên là những hình tượng đẹp về người anh hùng trong văn học trung đại VN. ở đó, kết tinh những tư tưởng , phẩm chất tốt đẹp của nhân dân đồng thời thể hiện tư tưởng quan niệm tiến bộ của các tác giả.
Bài tập về nhà: Viết đoạn thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.Trong đoạn văn có thành phần phụ chú (gạch chân).

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi.doc