Ngữ văn 9 - Tìm hiểu hình ảnh nhân vật vũ nương trong “chuyện người con gái Nam Xương”

Ngữ văn 9 - Tìm hiểu hình ảnh nhân vật vũ nương trong “chuyện người con gái Nam Xương”

TÌM HIỂU HÌNH ẢNH NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG TRONG

“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”

A.mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp cũng như cuộc đời bất hạnh của Vũ Nương

- Biết trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương, biết cảm thông chia sẻ với những bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.

- Biết lí giải được nguyên nhân xã hội dã tạo nên nỗi bất hạnh đó

B.Nội dung:

1. Tìm hiểu chung:

“Chuyện người con gái Nam xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”.

Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian”Vợ chàng Trương”. Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ PK, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để bày tỏ tấm lòng trong sạch.

 Truyện thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta là”ở hiền gặp lành” người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.

2. Nhân vật Vũ Nương:

“Chuyện người con gái Nam xương” là chuyện về nàng Vũ Nương - Vợ chàng Trương Sinh: “ Vũ Thi Thiết , người con gái Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp” Nếu truyện cổ tích thường chỉ thiên vè cốt truyện và hành động của nhân vật, thì ở đây , dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiên lên có đời sóng, có tính cách rõ rệt hơn nhiều. Tác giả đã đặt nàng Vũ Nương vào nhiều tình huống khác nhau để khắc hoạ tính cách nhân vật.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Tìm hiểu hình ảnh nhân vật vũ nương trong “chuyện người con gái Nam Xương”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU HÌNH ẢNH NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG TRONG 
“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
A.mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp cũng như cuộc đời bất hạnh của Vũ Nương
Biết trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương, biết cảm thông chia sẻ với những bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.
Biết lí giải được nguyên nhân xã hội dã tạo nên nỗi bất hạnh đó
B.Nội dung:
Tìm hiểu chung:
“Chuyện người con gái Nam xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. 
Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian”Vợ chàng Trương”. Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ PK, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để bày tỏ tấm lòng trong sạch.
 Truyện thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta là”ở hiền gặp lành” người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.
Nhân vật Vũ Nương:
“Chuyện người con gái Nam xương” là chuyện về nàng Vũ Nương - Vợ chàng Trương Sinh: “ Vũ Thi Thiết , người con gái Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp” Nếu truyện cổ tích thường chỉ thiên vè cốt truyện và hành động của nhân vật, thì ở đây , dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiên lên có đời sóng, có tính cách rõ rệt hơn nhiều. Tác giả đã đặt nàng Vũ Nương vào nhiều tình huống khác nhau để khắc hoạ tính cách nhân vật.
Trong cuộc sống bình thường:
 Chồng có tinh đa nghi nhưng nàng đã là một người vợ tốt, biết giữ đạo làm vợ, khi nào cũng giữ gìn khuôn phép...
Khi tiễn chồng đi lính:
Nàng rót rượu tiễn chồng và nói những lời mà ai nghe cũng đều ứa hai hàng lệ. Nàng không mong vinh hiển mà chỉ mong cho chồng được bình an trở về “chàng đi chuyến này thiếp chảng dám mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ....bình yên thế là đủ rồi”. Đó là mong ước hết sức bình thường của một người vợ, một người phụ nữ khát khao cuộc sống gia đình bình yên. 
 Tình thương chồng còn thể hiện qua sự cảm thông những vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẫn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có ....”, qua nỗi khắc khoải nhớ nhung: “ mà mùa dưa chín quá kì khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng,. Nhìn trăng soi thành cù lại sửa soạn áo rét giữi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình nhớ người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng” 
 Trong nỗi niềm của một người vợ trông chồng nàng cảm thông cho cả nỗi niềm của bà mẹ trông con...
Khi xa chồng:
 - Nàng là người vợ thuỷ chung yêu thương chồng tha thiết.
 Tác giả đã miêu tả thật xúc động nỗi buồn thương nhớ chồng khắc khoải triền miên theo thời gian: “Ngày qua tháng lại thoắt đã nửa năm,mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn , mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. 
 Thời gian trôi qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuân vui tươi - Bướm lượn đầy vườn, Mùa đông ảm đạm - Mây che kín núi, còn lòng người thì dằng dặc một nỗi nhớ buồn thương.
Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo:
Chồng đi chinh chiễn xa xôi, một mình nàng vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ già. Cách chăm sóc của nàg thật cảm động. Mẹ già đau ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
Lời trối trăng của bà mẹ chồng trước khi mất là một sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với nhà chồng (...) Mẹ chồng mất nàng hết lời xót thương...lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình
=>Nàng làm tất cả những việc đó không phải vì trách nhiệm mà vì tình nghĩa trong lòng. Nàng là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho phụ nữ Việt nam truyền thống.
Khi bị chồng nghi oan:
Nàng một mực phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình, nàng nói về thân phận mình: “ Thiếp vốn con kẻ khó, dược nương tựa nhà giàu”. Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng của mình: “Sum họp chưa thảo tình chăn gối,chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Nàng xin chồng đừng nghi oan: “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ, mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. 
Trong những lời nói ấy, Vũ Nương đã cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguuy cơ tan vỡ.
Vũ Nương hết lời phân trần nhưng Trương Sinh vẫn không tin, “vẫn mắng nhiếc và đánh đuổi đi”. Ngay đến cái quyền được tự bảo vệ mình nàng cũng không có. Lời nói của nàng thâu tóm tất cả nỗi đau của một đời người phụ nữ. Hạnh phúc gia đình - Cái thú vui nghi gia nghi thất - Niềm khao khát cả cuộc đời nàng đã tan vỡ. Tình yêu không còn: Bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn. Ngay cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa: Nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa.
Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở thành vô ích. Không thể giải được nỗi oan khuất, tất cả đã tan vỡ, nàng đau khổ tuyệt vọng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong trắng, mượn nước sông để rửa sạch tiếng nhơ oan ức ( Nàng tắm gội chay sạch.....than rằng...)
Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng, của một kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. 
 Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự (So sánh với truyện cổ tích). Cái chết của Vũ Nương thể hiện nỗi đau khổ đã lên đến tột cùng, thể hiện sự đầu hàng số phận của người phụ nữ trong xã hội PK.
 Câu chuyện về Vũ Nương thể hiện sâu sắc số phận bi kịch của người phụ nữ trong chế độ xã hội PK đầy bất công.
Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:
Những yếu tố kì ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác nàng vẫn nặng lòng với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, thương nhớ quê nhà (d/c)
Tạo ra một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẻ công bằng: Người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng được đền trả xứng đáng...
Tuy nhiên kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về uy nghi rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện giữa dòng sông. Nàng không trở lại trần gian bỡi vì nàng chảng còn gì để trở về cả. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan được giải nhưng hạnh phúc đâu có thẻ tìm lại được nữa.
Sự dứt áo ra đi của Vũ Nươngbiểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, cái xẫ hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan vat Vu Nuong.doc