Những mẩu chuyện về tình huống giáo dục

Những mẩu chuyện về tình huống giáo dục

Trước một tình huống

Có nhiều nhận xét khác nhau về việc làm vừa qua của tôi và một cuộc tranh luận

đã nổ ra giữa các giáo viên trong trường xung quanh sự việc ấy. Nhiều giáo viên tán

thành cách giải quyết của tôi nhưng cũng có những người cho tôi là đa sự.

Về phía mình, tôi thấy những ý kiến của các giáo viên, ai cũng có cái lý của họ.

Tôi rất băn khoăn và do vậy tôi xin tường thuật lại sự việc xảy ra hôm đó để bạn đọc

xem xét và tham gia ý kiến với anh chị em chúng tôi.

Chiều hôm đó, sau hồi trống tan học, học sinh các lớp như "chim sổ lồng" ùa ra

khỏi các phòng học. Quang cảnh nhà trường ồn ào, nhốn nháo hẳn lên với những tiếng

cười đùa, tiếng tranh cãi sôi nổi, tiếng la gọi nhau om sòm hòa với tiếng chuông xe đạp

"leng. leng" ầm ĩ, chói tai làm náo động cả sân trường.

Bỗng từ phía khu nhà để xe đạp, một bóng áo "phông" đỏ đang ngồi trên xe phóng

ra, lách giữa những đám đông đang đi chật sân rồi cố tìm cách vượt lên, xô dạt cả

những người bên cạnh để lao ra phía cổng trường.

Đứng trước hiên văn phòng, tôi kịp nhận ra cái "bóng áo đỏ" chính là em Huệ (Huệ

nổi tiếng của lớp 11C, được mệnh danh là "Huệ Tây". một nữ sinh nghịch ngợm và

mất trật tự chẳng kém gì con trai). Tôi bực tức gọi giật lại:

 

doc 35 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những mẩu chuyện về tình huống giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC
Trước một tình huống
Có nhiều nhận xét khác nhau về việc làm vừa qua của tôi và một cuộc tranh luận
đã nổ ra giữa các giáo viên trong trường xung quanh sự việc ấy. Nhiều giáo viên tán
thành cách giải quyết của tôi nhưng cũng có những người cho tôi là đa sự.
Về phía mình, tôi thấy những ý kiến của các giáo viên, ai cũng có cái lý của họ.
Tôi rất băn khoăn và do vậy tôi xin tường thuật lại sự việc xảy ra hôm đó để bạn đọc
xem xét và tham gia ý kiến với anh chị em chúng tôi. 
Chiều hôm đó, sau hồi trống tan học, học sinh các lớp như "chim sổ lồng" ùa ra 
khỏi các phòng học. Quang cảnh nhà trường ồn ào, nhốn nháo hẳn lên với những tiếng
cười đùa, tiếng tranh cãi sôi nổi, tiếng la gọi nhau om sòm hòa với tiếng chuông xe đạp
"leng... leng" ầm ĩ, chói tai làm náo động cả sân trường.
Bỗng từ phía khu nhà để xe đạp, một bóng áo "phông" đỏ đang ngồi trên xe phóng
ra, lách giữa những đám đông đang đi chật sân rồi cố tìm cách vượt lên, xô dạt cả
những người bên cạnh để lao ra phía cổng trường.
Đứng trước hiên văn phòng, tôi kịp nhận ra cái "bóng áo đỏ" chính là em Huệ (Huệ
nổi tiếng của lớp 11C, được mệnh danh là "Huệ Tây"... một nữ sinh nghịch ngợm và 
mất trật tự chẳng kém gì con trai). Tôi bực tức gọi giật lại:
- Huệ! Xuống xe?
Nghe tiếng quát gọi, Huệ giật mình, phanh xe chống lại rồi nhảy vội xuống, loạng 
choạng xô chúi vào mấy học sinh đang đi cạnh đó.
- Dắt xe vào đây! - Tôi lớn tiếng quát gọi. Huệ tái mặt, tỏ ra hoảng hốt, lúng túng.
- Có nghe thấy gì không? - Tôi lại gay gắt. Mặt Huệ lúc này đỏ lên, môi mấp máy
nhưng chưa nói thành lời, chỉ từ từ quay xe dắt lại về phía tôi. Đám học sinh thấy thế
cũng đổ xô đến vây quanh Huệ và kéo theo đến chỗ tôi.
Đợi Huệ đến trước mặt, tôi hất hàm hỏi luôn: - Huệ? Em có biết mình vừa phóng
xe trên sân? Thưa... có ạ.
- Em biết như thế là đã vi phạm nội quy chứ? - Huệ nói lý nhí không thành lời.
- Em có biết nếu học sinh đi xe trong sân trường thì phải phạt như thế nào rồi chứ?
Hai năm học ở trường, đã có nhiều em vi phạm và bị phạt em chưa tỉnh ra sao?
Thưa thầy ...
- Còn thưa gửi gì nữa! Tốt nhất là em hãy tự giác thi hành ngay hình phạt đã quy 
định.
44
Tôi liền chỉ tay về phía phòng thường trực rồi tiếp:
- Hãy dắt xe vào phòng thường trực để bác bảo vệ lập biên bản và phạt giữ xe lại
một ngày.
Trước thái độ đầy kiên quyết và dứt khoát của tôi Huệ không dám nói gì nữa, chỉ
có đôi mắt mở to, đỏ hoe chớp chớp như cầu xin...
Không nao núng, tôi vẫn gay gắt ra lệnh: Em có thi hành không?
Hết hy vọng, Huệ đành lầm lũi dắt xe về phía phòng thường trực.
Đám học sinh đứng nhìn theo và xì xào, bàn tán.
Tôi được đà "giáo dục" luôn các em đứng đó: Các em thấy rõ "hậu quả" của việc vi 
phạm nội quy chưa? Bao nhiêu người đã bị phạt rồi mà em ấy cũng không chừa.
- Nhưng... em thưa thầy - Một học sinh đứng cạnh tôi rụt rè lên tiếng.
Em nói gì? - Tôi hỏi em và nhận ra đó là học sinh cùng lớp với Huệ.
- Thưa thầy, mẹ bạn Huệ...
- sao?
- Bạn Huệ sáng nay đi học có nói chuyện với chúng em là mẹ bạn ấy bị cảm nặng 
cần đi bệnh viện mà bố bạn ấy lại đi công tác vắng. Em chắc bạn ấy vội về quá...
Tin đột ngột bất ngờ ấy làm tôi sững người lại.
Tôi nhìn vội về phía phòng thường trực, Huệ	đã dắt xe vào trong đó rồi. Tình 
huống thật bất ngờ và khó xử. Đúng là Huệ đã vi phạm nội quy nhưng Huệ lại vội về
vì mẹ đang chờ - phạt hay tha cho Huệ? Sao Huệ không thể dắt xe ra cổng rồi hãy đi? 
Làm sao giáo dục được ý thức tôn trọng nội quy?...
Tôi cứ bối rối, loay hoay với những ý nghĩ trên mà chưa biết xử lý ra sao thì thấy
Huệ cũng đi từ phòng thường trực bước ra, đi vội về phía tôi. Huệ càng đến gần, tôi 
càng bối rối, thế rồi trong giây phút căng thẳng đó tôi nẩy ra ý định...
Huệ đến chỗ tôi và vội vã nói luôn:
- Thưa thầy, bác bảo vệ đã ghi tên và giữ xe lại rồi ạ. Thầy cho em về.
- Khoan đã! Em thấy thầy phạt như thế có đúng với nội quy nhà trường ta quy định
không? - Có ạ.
Tôi liền hạ giọng và nói chậm hơn:
- Em đã chấp hành kỷ luật như thế là được rồi, còn bây giờ, em hãy vào phòng
thầy, lấy chiếc xe đạp của thầy để đi về nhà ngay? Thầy vừa được biết mẹ em đang bị
mệt nặng... Thôi, vào lấy xe mà về đi.
Huệ và các em học sinh bị bất ngờ và sửng sốt trước ý kiến của tôi. Các em và cả
Huệ	đều tỏ vẻ lưỡng lự hơn là mừng rỡ. Thấy thái độ	đó, tôi lại giục: - Chần chừ gì 
45
nữa, cứ lấy xe của thầy, đi về nhanh lên Huệ?
- Thưa thầy ...
Mới nói được hai tiếng trên, đôi mắt đỏ hoe của Huệ đã chấp chấp dấm nước mắt.
Thưa thầy, nhưng mà nhà thầy ở xa?
- Không sao, em cứ lấy mà đi đi, Huệ!
Học sinh đứng vậy quanh chứng kiến việc trên cũng lặng người, hết nhìn Huệ lại
nhìn tôi. Thế rồi từ trong đám đông chợt có tiếng một học sinh: - Thưa thầy, hay... thầy
để em đèo bạn ấy về nhà. Câu nói vừa dứt, cả đám học sinh reo hò hưởng ứng:
- "Phải đấy ạ" - "hay đấy" . "Huệ đi đi" - "Đi đi" Thế rồi người nói, người lôi, 
người đẩy Huệ đi mà không chờ tôi có ý kiến gì, còn Huệ thì chỉ kịp chào tôi một câu
rồi bị các bạn kẻo vội đi.
Tôi bàng hoàng đứng lặng trên hiên, nhìn ra phía cổng trường phân vân trước sự
việc vừa diễn ra, nghĩ về Huệ và các em học sinh của mình...
TRÚC LÂM
46
Những dòng nhật ký 
Tiết Chào Cờ đầu tuần vào thứ hai được tổ chức khá trang nghiêm. Học sinh các
lớp nhanh chóng tập hợp và lớp lớp đã thẳng hàng. Các thầy, các cô giáo đã có mặt
đông đủ trước lễ đài.
Sau phần nghi thức chào cờ, thầy giáo trực tuần lên đọc bản tổng kết tình hình các 
lớp tuần qua, sau đó thầy trịnh trọng giới thiệu:
- Tiếp theo chương trình, tôi xin kính mời thẩy hiệu trưởng lên tuyên dương và phê 
bình học sinh hàng tuần.
Tôi đứng lên, chậm rãi bước tới bục nói chuyện.
Học sinh các lớp đã im lặng hẳn, nhiều con mắt mở to ngước nhìn lên. Tôi đưa mắt
quan sát một lượt rồi dõng dạc:
Thưa các thầy cô cùng các em thân mến? Trong tuần lễ vừa qua, chúng ta vui 
mừng thấy một số lớp đã vươn lên đạt tỷ lệ "giờ học tốt" khá cao: trên 80%, như các
lớp 12A, 12C, 11A, 10A rồi 10B. Ở những lớp trên đây, thầy phấn khởi thấy sổ đầu
bài có nhiều ngày ghi toàn giờ tốt, thế mới giỏi chứ?
Cả trường bỗng cười rộ lên trước lời nói vui vẻ trên. Tôi vỗ tay khen ngợi, thầy trò
cả trường cũng vỗ tay nối tiếp đầy phấn chấn.
Đợi cho đợt vỗ tay đã ngớt, tôi "chuyển gam" (như anh em giáo viên vẫn nói đùa) 
giọng nghiêm khắc hẳn lên:
- Tuy vậy, thầy cũng rất không hài lòng trước một số em còn đi học muộn, một số
vẫn còn mất trật tự. Các em đó, trong buổi sinh hoạt lớp	đã được các thầy cô chủ
nhiệm nhắc nhở, phê bình tại lớp rồi. Ngừng một giây (để tạo không khí quan trọng) 
tôi tiếp tục dằn giọng:
- “Hôm nay, trước tất cả các thầy cô giáo trước toàn thể các em học sinh toàn
trường (tôi nhấn mạnh từ "toàn”) tôi nghiêm khắc phê bình việc vi phạm nội quy của
một học sinh...”
Tôi liền cúi xuống, cầm quyển sổ lên đeo cặp kính trắng rồi đọc:
- “Em đó là: Phạm Thu Hương lớp 11C". Thế là hàng trăm con mắt đổ dồn về phía 
lớp 11C. Tôi cũng chăm chăm nhìn về phía này, rồi tiếp tục nhấn mạnh:
- "Học sinh Hương tuần qua đã vi phạm liền hai khuyết điểm.
Một là: Trong giờ vật lý, Hương ngủ gật không ghi chép gì cải Thầy giáo bộ môn 
ghi nhận xét trên vào sổ đầu bài. Khuyết điểm thứ hai, trầm trọng hơn, đó là: Ngay
ngày hôm sau Hương đã cấu rách luôn đòng chữ ghi về mình ở sổ đầu bàn.
Nói đến đây, tôi ngừng lại, để quyển sổ xuống, giọng ra lệnh:
- "Tôi yêu cầu em Hương đứng lên để nhận lỗi trước toàn trường".
47
Không khí xao động hẳn lên, học sinh quay ngang quay ngửa bàn tán.
- Yêu cầu em Hương đứng lên! - Tôi nghiêm giọng.
Từ cuối hàng lớp 11C , Hương từ từ như miễn cưỡng đứng lên. Em không đứng
thẳng mà nghiêng nghiêng về một bên, mặt cúi gằm.
Thấy tư thế đứng (chưa nghiêm chỉnh) và vẻ mặt (chưa tỏ ra hối lỗi) của Hương, 
tôi càng bực bội nói: - "Tôi yêu cầu em đứng nghiêm để nhận lỗi". Hương từ từ buông
thõng hai tay xuống nhưng vẫn đứng với tư thế nghiêng nghiêng và lệch người như cũ.
- "Em có nghe thấy tôi nói gì không?" - Hương không trả lời, vẫn đứng như thế,
mặt ngẩng lên vẻ nặng nề.
Bực tức đến điên người. "Học sinh mà dám phản ứng thách thức với cả thầy hiệu
trưởng thì còn kỷ cương gì nữa, ta chịu thua học sinh sao? Phải kỷ luật thật nghiêm". 
Tôi đi đến quyết định và tuyên - Trước thái độ học sinh Hương, không nghiêm chỉnh
nhận lỗi, tôi quyết định: Khiển trách Nguyễn Thu Hương trước toàn trường. Tôi yêu
cầu lớp 11C tiếp tục kiểm điểm thái độ trên của Hương. Tôi đề nghị cô giáo chủ nhiệm
giời bố mẹ em tới trường để thông báo tình hình trên.
Sau khi tuyên bố quyết định, tôi không muốn kéo dài thêm tiết "tập trung" nữa liền
nói gọn lỏn: Xin mời các thầy cô và các em về lớp.
Học sinh thở phào nhẹ nhõm, lại ồn ào cười nói tỏa về các lớp.
Tôi cúi đầu, chậm bước trở về phòng làm việc với tâm trạng không vui. Tôi ngồi
vào bàn làm việc, với tay lấy quyển sổ nhật ký công tác hiệu trưởng" rồi cẩm bút định 
ghi lại sự việc vừa rồi.
Bỗng có tiếng gõ cửa nhè nhẹ:
- Xin mời vào.
Cô Hồng, giáo viên chủ nhiệm lớp 11C mở cửa bước vào.
Mang sẵn ý nghĩ cô Hồng là một giáo viên chủ nhiệm tuy có nhiệt tình gần gũi,
thân thiết với học sinh nhưng lại hay "bênh" học sinh lớp mình phụ trách nên khi vừa
thấy cô bước vào, tôi nói luôn một thôi:
- Hành động của em Hương, cô đã thấy rõ chứ? Tôi không thể chịu nổi loại học
sinh bướng hỗn đến như thế. Tôi yêu cầu cô cho lớp học ngay vào cuối buổi học hôm 
nay để tiếp tục kiểm điểm Hương. Nhân đây, tôi cũng thấy cô cần rút kinh nghiệm
trong việc giáo dục học sinh cá biệt.
Vừa nghe tôi nói, cô Hồng vừa với tay rót hai chén nước nóng. Vẫn giọng nhẹ
nhàng cô nói: - Mời thầy xơi nước, em xin trình bày...
Mới nghe cô Hồng nói, tôi đã nghĩ ngay là cô muốn bao che cho học sinh, liền
buông thõng: - Được cứ nói.
48
- Thưa thầy, tuần qua em Hương có lỗi lớn. Lớp và trường phê bình như vậy là rất
đúng. Còn... hiện tượng sáng nay, Hương không đứng nghiêm, mong thầy thông cảm
cho...
Tôi tròn xoe mắt, cướp lời:
Trời, sao cô lại có thể bảo tôi thông cảm	được cơ chứ? Một học sinh không chịu
đứng thẳng nghiêm lấy một giây để nhận lỗi mà cũng chấp nhận được sao?
- Vâng, đúng thế thầy ạ... Em Hương không đứng thẳng nhận lỗi vì ... đôi chân em 
ấy không thể đứng thẳng được ... ? Em ấy bị thương vào chân từ nhỏ. Tôi bị bất ngờ,
giật mình sửng sốt:
- Cô nói cụ thể tôi nghe.
- Đúng như vậy đấy thầy ạ. Em Hương đã bị thương trong trận bom B52 dội xuống
thành phố ta năm xưa...
Trong một buổi thăm gia đình Hương, bố em đã kể lại:
- "Cô giáo ạ đêm đó tôi đang ở trong nhà máy điện làm ca ba. Còi báo động vừa
dứt đã thấy bom nổ "đoành... đoành" trên đầu rồi. Đêm ấy ở nhà chỉ còn có ba mẹ con.
Anh cháu Hương chạy kịp ra hầm. Nhà tôi luống cuống, ãm cháu Hương lúc đó mới
lên ba. Hai mẹ con cháu mới chạy ra đến sân thì bị trúng bom? Khi mọi người ch ...  nhắc tới nữa. Hôm sau lại tới giờ toán của thầy
Thanh. Thái độ của thầy vẫn	điềm đạm như mọi khi. Thầy nói: "Ai xung phong lên
chữa bài tập?" Cả lớp nhao nhao giơ tay. Bất ngờ bạn Dương	đứng thẳng lên đi	đến
trước mặt thầy, bạn cất tiếng: nhựa thầy, hôm qua em thật có lỗi với thầy, em xin lỗi
thầy, mong thầy tha thứ...". Chưa nói hết câu, Dương bật khóc rưng rức. Thầy mỉm
cười vỗ vai bạn và nói: "Thầy rất mừng vì biết em nhận ra lẽ phải. Thầy cũng phải rút
kinh nghiệm cho bản thân thầy hơn...!', rồi thầy ôm bạn vào lòng. Cả lớp không ai bảo
ai vỗ tay rào rào. Bọn con trai cười hơ hớ, còn bọn con gái miệng cười mà mắt vẫn
long lanh ươn ướt...
Câu chuyện đã qua bao nhiêu năm rồi, mỗi lần gặp nhau chúng tôi vẫn vui vẻ hồn
nhiên như ngày nào nhắc lại bao kỷ niệm xưa. Trong chúng tôi vẫn in đậm hình ảnh 
những thầy cô giáo năm xưa, điềm đạm, vị tha hết lòng vì học sinh thân yêu. Cùng 
năm tháng, những thầy cô ấy vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi.
VŨ THỊ LỆ DUNG
72
Vì quá.. quý cô
- Xin phép cô, em về. Ngày mai em đi Hà Nội. Cô ở lại mạnh khỏe.
Tiễn Nam ra cổng, Nam đã đi xa mà mái tóc đen, đôi mắt sáng của em vẫn còn
hiện rõ trước mặt tôi. Mỗi lần Nam đến, tôi rất vui và cảm thấy yêu nghề thêm lên.
Nam đã tốt nghiệp phổ thông. Bốn năm qua, em học ở Trường đại học Kinh tế - kế
hoạch. Cứ có dịp về qua nhà, là Nam lại đến thăm tôi.
Tuy là sinh viên sắp ra trường nhưng trông dáng điệu Nam lúc nào cũng nhỏ nhẹ,
dễ thương như con gái.
Cũng dáng vẻ này, cách đây 5 năm, tôi còn nhớ như in. Có một lần tôi giảng xong
một bài tập hình học bằng một phương pháp khá độc đáo. Nhiều học sinh tấm tắc: Hay
quá? Hay quá? Bỗng "tạch". Một mẩu giấy thép hình chữ V bay vù trúng cổ tay tôi.
Mấy học sinh bàn đầu nhận ngay là đạn bật móc mà trẻ em thường dùng để bắn chuồn
chuồn, hoặc nghịch đùa. Tôi quay nhìn lại. Cả lớp vẫn chăm chú nghe giảng. Xác định
hướng đi của đạn, tôi bước nhanh xuống bàn cuối, nơi cũng vừa có tiếng to nhỏ, rì 
rầm. Ba em Long, Hà, Quý tay vẫn cầm bút. Nét mực còn tươi nguyên. Nam ngồi ngay 
đầu bàn, vẻ mặt ngơ ngơ ngác ngác như thường ngày.
Tôi hỏi nhỏ:
- Trong số các em ngồi đây? Ai làm việc đó thì nhận ngay.
Biết tôi đang giận, các em chỉ loáng nhìn tôi, rồi giả tảng nhìn đi chỗ khác. Giờ
học đang hứng thú, tự dưng trở nên nặng nề. Kìm lòng lại, tôi nói trước lớp, từng lời
đanh, gọn:
- Em nào trót nhỡ tay, cuối buổi học, đến tìm cô.
Tôi bình thản giảng tiếp bài mới coi như không có chuyện gì.
Trống tan trường đã đổ. Từ phòng riêng, tôi quan sát lớp. Nhiều em học sinh dùng
dằng chưa muốn về. Có ai muốn đến phòng tôi nhận lỗi? Có ai cố nán lại để nhận diện
kẻ bắn lén chăng. Hết trưa, vẫn không một bóng học sinh xuất hiện trong phòng hay
thập thò trước cửa. Tôi ngồi bên bàn cuốn sách mở ra trước mắt mà không đọc nổi một
trang. Đầu óc tôi nặng trĩu, vừa buồn vừa bực. Sống đã hết lòng mà học sinh lại tệ
thế...
Trước mắt tôi, mẩu dây thép to bằng que tăm, dài bằng đốt ngón tay, như một cái 
gai vừa dẫm phải, ngập vào bàn chân, không còn dấu vết. Nhưng đã bắt đầu mưng mủ,
nhức nhối. Tôi trằn trọc mấy đêm liền. Bỏ qua là bất lực, là vô trách nhiệm. Nhất quỷ
nhì ma... phải kiên trì mới được
Bẵng đi một tuần, tôi không động đến chuyện cũ.
Vào lớp tôi không cười nói như xưa, giảng kém hào hứng. Tôi hay nhìn toàn bộ
73
lớp thăm dò. Nhiều em hiểu ý, băn khoăn hiện ra nét mặt.
Tôi động lòng. Một em hỗn láo, sao mình lại phạt cả lớp, bằng thái độ lạnh nhạt, 
nặng nề. Nhìn các em trìu mến, tôi nói như tâm sự:
Bị vết đạn bật vào cổ tay. Tay không đau nhưng nhói ở trái tim. Tôi buồn.
Tôi nói chậm rãi và lặng dần, cất để các em suy nghĩ và có lối thoát:
- Dám nhận mình bắn trong giờ học, lỗi ấy không lớn, đáng trách là có gan làm mà 
không có gan nhận.
Nhìn xa xôi, tôi nói giọng tự tin:
Cô có thể dùng nhiều cách để tìm ra người bắn nhưng cô không làm thế, cô rất tin 
các em. Tự giác và dũng cảm nhận chẳng có gì đáng ngượng.
Tôi định nói tiếp để khơi dậy, hướng các em theo tình cảm đẹp, thì một em cuối
lớp đã đứng lên, nói nhanh:
Thưa cô, em bắn ạ? Em vô tình? Em... có lỗi. Mặt em đỏ tía, bần thần, mắt đăm
đắm nhìn vào cuốn sách trên bàn như đang suy nghĩ điều gì sâu sắc lắm.
Cả lớp bàng hoàng. Còn tôi, tôi không tin vào mắt mình nữa. Nam? Nam bắn bật
vào tôi ư? Tôi chủ quan ư? Con người có thể thoắt thế này, thoắt thế nọ hay sao? 
Nhưng kìa, sự thật vẫn là sự thật. Tôi điềm tĩnh:
- Em Nam ngồi xuống. Bạn Nam đã dũng cảm nhận lỗi, thế là tốt. Cả lớp nghỉ.
Sau một phút lặng lẽ, lớp lại xôn xao. Nhiều em cảm thấy cách giải quyết đột ngột
của cô giáo, ngơ ngác nhìn nhau và lục tục ra về. Tôi đã nghĩ nhiều. Trước một sai lầm
của các em, người giáo viên đừng cố chấp, một chiều. Cần tìm lý do của nó và phải
nhìn vào từng mặt mạnh của từng con người để động viên, hướng dẫn giáo dục. Đó là 
phương pháp tư tưởng đúng đắn. Việc này, nên bình tĩnh xem xét có lý có tình. Với
Nam, càng không thể áp đất tùy tiện, Nam là một học sinh hóm hỉnh, hay nghịch ngầm
nhưng vốn chân thành. Chắc Nam sẽ thổ lộ. Hỏi thêm ở lớp không có lợi.
Quả nhiên, Nam có ý nán lại gặp tôi:
Tôi đến ngồi gần em, dịu giọng:
Sao Nam lại thế
Mắt ướt đẫm, Nam nhìn tôi:
Cô tha thứ cho em. Em không muốn thế.
Tôi vỗ vai em, an ủi:
Em nhận lỗi là tốt. Làm sao lại bắn bật trong lớp?
Nam nhìn tôi nói luôn, liền mạch:
- Cô giải bài toán hay. Đúng như tối hôm qua em đã nghĩ tới mà chưa dám tin
74
mình. Em thích quá! Người cứ lâng lâng. Tay chân râm ran như muốn hoạt động, tiện
cái bật của Quý "voi" mới tước của đứa trẻ chăn trâu đem vào trường, em bắn cái hình 
tròn cô vẽ trên bảng. Không may cho em... Em sai. Em sợ. Em xấu hổ. Cô khuyên bảo, 
em tự thấy sai lầm. Em không có ác ý gì, chẳng qua là... Nam nghẹn ngào: ... Em quá 
quý cô!
VŨ QUANG LIÊN
(Theo NGUYÊN MAI ÂN)
75
Phần thưởng cuối năm
Câu chuyện về em Hà Thị Lan, học sinh của trường chúng tôi khóa 1991-1994 và 
phần thưởng cuối năm mà thầy hiệu trưởng đã giành cho em làm cho giáo viên và học
sinh chúng tôi còn nhớ mãi. Hà Thị Lan có hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là một học sinh 
xinh xắn với khuôn mặt trái xoan thanh tú và đôi mắt luôn mở rộng thông minh nhưng
khổ nỗi em lại phải mang một bàn chân giả khập khiễng, cót két đến trường vì hơn 10
năm trước đó, lúc Lan chỉ mới 7 tuổi, em đã bị một tai nạn khá thương tâm.
Hồi ấy, mẹ Lan làm công nhân đường sắt gác "rào chắn" tại một đường giao thông
ở phía Nam thành phố. Hôm đó, vào ngày thứ năm, được nghỉ học, mẹ cho em theo
đến trạm gác để tiện trông coi con, bố Lan đi công tác vắng. Vào tầm trưa có một đoàn
tàu chở hàng đi qua, mẹ Lan cầm cờ ra hạ và giữ rào chắn. Lan ra đứng gần chòi gác 
để nhìn xem, các toa tàu đen	đen, xam xám cứ lướt qua, lướt qua làm em dần dần
chóng mặt, hoa cả mắt, em như bị đoàn tàu lôi kéo theo, em lảo đảo ngã lăn ra vào 
phía toa tàu đang chạy và thế là bánh sắt của toa cuối cùng đã nghiến đứt luôn bàn
chân phải bé bỏng tội nghiệp. Em được đưa ngay đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh gần đó, 
các thầy thuốc đã kịp thời cứu thoát khỏi cơn hiểm nghèo do mất máu quá nhiều và 
hôn mê sâu nhưng cũng phải tháo ngay khớp cổ chân vì bàn chân phải của em bị dập
nát hết... Lan phải nằm điều trị mất mấy tháng liền và phải nghỉ học luôn năm đó.
Năm học sau Hà Thị Lan lại tiếp tục đến trường với đôi nạng gỗ. Các thầy cô giáo
và bạn bè đều rất thương Lan và càng gần gũi với em hơn. Từ đó Lan cũng mỗi năm
mỗi lớn và học càng giỏi hơn, nhưng em vẫn ít nói và hình như luôn có mặc cảm về
thân phận tàn tật của mình. Tuy vậy tình cảm của bạn bè, thầy cô cũng làm em nguôi 
ngoai dần, nhất là từ khi gia đình đưa em đến trung tâm chỉnh hình để làm cho em một
bàn chân giả thay cho đôi nạng gỗ em vẫn mang. Từ đó Lan bắt đầu tập đi bằng chân
giả lúc đầu rất gượng gạo, bước khập khiễng, nặng nề khó nhọc nhưng rồi đi mãi cũng
quen dần vả lại trường cấp I và cấp II cũng ở gần nhà nên cũng đỡ vất vả.
Học xong cấp II, Lan đã thi đỗ vào trường cấp III chúng tôi với số điểm khá cao, 
nhưng rất khó khăn mới lại đến với em vì trường ở cách xa nhà trên 10 kilômét. Thế là 
em lại phải tập đi xe đạp và đạp xe với một bàn chân giả, khó khăn là vậy nhưng em 
vẫn gắng gượng	đi xe một cách khó nhọc chậm chập, chẳng quản ngày nắng ngày 
mưa, không bao giờ Lan đến trường muộn giờ.
Hình ảnh Hà Thị Lan vượt khó đi học đã làm cho tất cả thẩy cô giáo và hội đồng
nhà trường chúng tôi mến phục. Cô giáo chủ nhiệm	đã chủ	động bàn với hội phụ
huynh học sinh và gia đình tìm được cho em một chỗ gần trường để ở trọ, đó là nhà 
của bà cụ Ngọ, nhà chỉ có bà và hai cháu gái (bố mẹ các cháu đang phải đi công tác
xa).
Lan ở trọ mới ít ngày mà đã được cụ Ngọ rất quý và khen với cô giáo về nết ăn, nết
ở của Lan. Hai em nhỏ cũng rát quý và luôn quấn quýt bên chị Lan; song, ở được vài
76
tháng, do nhớ nhà, nhớ mẹ, nhiều lúc Lan cứ thẫn thờ cả người không sao mà tập trung
tư tưởng để học tập được, nhất là vào những buổi chiều tà, Lan chỉ như muốn khóc.
Thế rồi Lan trình bày và xin lỗi mẹ cùng cô giáo cho em về nhà ở, em hứa sẽ cố
gắng đạp xe đạp đi học đều đặn.
Thế là từ đó cả trường lại thấy Lan tiếp tục đạp xe đến trường, lại lầm lũi, đều đặn
và	đúng giờ... Kết thúc năm học	đầu tiên là Lan đã	đạt kết quả học tập giỏi và trở
thành học sinh xuất sắc của trường. Mọi người đều hồ hởi và mừng về kết quả học tập
đã công phụ ý chí vượt khó vươn lên của Lan.
Buổi lễ bế giảng năm học được tổ chức trọng thể. Sau khi thầy hiệu trưởng đọc báo 
cáo tổng kết năm học là đến phần lễ tuyên dương và trao phần thưởng cho học sinh
tiên tiến và học sinh giỏi xuất sắc toàn trường.
Ban tổ chức lần lượt công bố tên từng em học sinh được khen và mời lên nhận
phần thưởng, đó là những tập sách, vở được bọc trong những tờ giấy hoa trang nhã.
Khi thầy giáo thay mặt ban tổ chức mới nói được một câu.
- Em Hà Thị Lan lớp 10C...
Thế là cả hội trường như thể chờ đợi sẵn đã dậy lên những tràng pháo tay hoan hỉ
vui mừng. Cho đến khi thầy giáo nói tiếp:
- Đến đây, chúng tôi mời em Hà Thị Lan lên nhận phần thưởng và xin trân trọng
kính mời thầy hiệu trưởng lên trao phần thưởng cho em Lan, một học sinh vượt khó 
đạt thành tích xuất sắc.
Lúc này cả hội trường bỗng im lặng hẳn, tất cả như đều xúc động và nhìn theo em 
Lan đang bước đi khập khiễng và nặng nề lên từng bậc gạch. Khi Lan đã bước đến
giữa sân khấu thì không ai bảo ai lại nổi lên những tiếng vỗ tay không ngớt... nhưng
rồi mọi người vội ngừng lại, cả hội trường một lần nữa lại im bặt khi thấy thầy hiệu
trưởng từ phía sau (cánh gà) bước ra. Mọi người lúc đó thật bất ngờ khi thấy hai tay
thầy cầm theo một đôi lốp xe đạp mới, thầy bước đến bên Lan khẽ mỉm cười nhìn Lan 
rồi ân cần tạo "đôi lốp - phần thưởng" cho em giữa tiếng vỗ tay vang dậy cả hội
trường. Tôi thấy em Lan mỉm cười sung sướng nhưng nước mắt đã lưng tròng...
TRÚC LÂM

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung_mau_chuyen_ve_tinh_huong_giao_duc.doc