Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn môn Ngữ văn lớp 8

Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn môn Ngữ văn lớp 8

ĐỀ TÀI “PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA ĐẠT CHUẨN

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8”.

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mục tiêu chung của môn học Ngữ Văn nêu rõ: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần làm hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho học sinh ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng biết thương yêu, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
®éc lËp – tù do – h¹nh phóc
 =====****=====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ®Ò tµi “Phô ®¹o häc sinh CH¦A §¹T CHUÈN
m«n Ng÷ V¨n líp 8”.
 Hä vµ tªn: ®µm v¨n c­êng
 Tæ : X· héi
 Tr­êng: THCS §¹i An
 N¨m häc 2009 – 2010
ĐỀ TÀI “PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA ĐẠT CHUẨN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8”.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu chung của môn học Ngữ Văn nêu rõ: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần làm hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho học sinh ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng biết thương yêu, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn tôi hiểu rõ “dạy văn là dạy người” và để đạt được mục tiêu trên thì người giáo viên phải thực sự nỗ lực cao trong giảng dạy, học sinh phải tích cực học tập tiếp thu kiến thức và rèn luyện. Bên bên cạnh học sinh có ‏ýý thức học tập từ cấp Tiểu học nên các em đã có kĩ năng đọc viết, tạo lập các loại văn bản thì còn một số học sinh việc đọc còn đánh vần, viết sai chính tả, khả năng tư duy còn thấp dẫn dến việc hiểu và cảm thụ văn bản, sử dụng từ còn hạn chế. Vậy làm thế nào để các em đọc được lưu loát, biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết tạo lập dược các văn bản nói và viết trong giao tiếp hàng ngày và để nâng cao ‏ý thức học tập cho các em. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn môn Ngữ Văn lớp 8”.
 II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
 Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học và khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững chắc cho cấp học THPT và Cao Đẳng Đại học. Ngữ Văn là một trong những môn học mà hiện nay Ngành GD & ĐT đặc biệt quan tâm. Vì học môn Ngữ Văn chính là học Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của dân tộc Việt Nam. Có học tốt Tiếng Việt mới giúp học sinh học tập tốt các môn học khác. Do đó, cần có sự nhận thức rõ về vai trò của bộ môn đối với việc phát triển tư duy trí tuệ, nhân cách của học sinh. 
 Việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều hứng thú học tập cho học sinh, song đối với những học sinh yếu thì đó lại là những áp lực nặng nề đối với các em. Do đó, việc phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn ngoài việc giúp các em học lại các kiến thức bị hổng từ các lớp dưới còn là việc khơi gợi cho các em có hứng thú học tập, biết cách học tập và phương pháp học tập tốt nhất. 
 III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
 Học sinh chưa đạt chuẩn bộ môn ngữ văn lớp 8 trường THCS Đại An
 IV. THỰC TRẠNG DẠY HỌC BỘ MÔN 
	 Là giáo viên bộ môn Ngữ văn công tác tại trường THCS Đại An được 5 năm tôi nhận thấy học sinh lên học bậc THCS còn rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở ngại lớn khi các em lại tiếp tục phải tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn ,trừu tượng hơn.
 Do đặc điểm vùng miền mà khả năng tư duy của học sinh cũng rất hạn chế, hầu như các em chưa có tư duy sáng tạo, tư duy logic.Với các môn học khác các em cố gắng học thuộc những điều đã có ở trong sách giáo khoa, còn bộ môn văn do tính đặc thù đó là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người học sinh, môn học mà chất liệu là ngôn từ với những hàm nghĩa sâu xa. Và hiện nay do chương trình vẫn còn những bài dạy dài so với thời lượng từ 45 - 90 phút nghiên cứu trên lớp nên học sinh lại càng khó tiếp thu hết kiến thức. Chính điều này mà học sinh bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương.
 Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế. Thực tế còn có nhiều bậc phụ huynh không biết hoặc biết ít chữ nên phó mặc chuyện học hành của con cái cho nhà trường. Ở nhà cha mẹ không hướng dẫn, chỉ bảo được cho con em mình mà chủ yếu là khoán trắng cho các em tự lo, từ góc học tập cũng không lo được cho con, đồ dựng học tập của con cũng không biết có đầy đủ hay không, hôm nay con có đến lớp hay không, thậm chí có phụ huynh còn không biết con mình học lớp mấy Chính vì vậy học sinh ngày càng lơ là trong việc học. Cũng có một số phụ huynh nhận thức được việc học là quan trọng cũng đã có sự quan tâm nhưng chưa được thường xuyên, liên tục để rồi các em lại mải chơi rồi sao lãng việc học hành.
Bộ môn Ngữ Văn là một bộ môn cần đầu tư nhiều thời gian, nhưng đối với học sinh thuộc địa bàn xã Đại An việc đầu tư cho môn văn là điều khó khăn. Bởi học sinh ngoài thời gian học trên lớp ra, về đến nhà là buông sách vở lo lao động phụ giúp gia đình. Ban ngày lao động vất vả ban đêm các em không thể đầu tư cho học hành được nhiều. Đây là một trở ngại lớn nhất trong qúa trình dạy - học của nhà trường.
Bên cạnh những vấn đề trên thì trong thực tế vẫn còn một số học sinh ham thích học môn văn, các em cũng mong muốn trở thành những học sinh giỏi môn văn bằng chứng là vẫn có những học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi văn. Tuy nhiên những học sinh này cũng như các học sinh khác gia đình còn khó khăn thiếu tiền hỗ trợ để mua các phương tiện, tài liệu học tập, sách tham khảoChính điều này dần dần làm các em ngại và không mấy đầu tư vào môn văn.
 V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA ĐẠT CHUẨN.
 Qua 5 năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường, tôi nhận thấy để dạy tốt phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh chưa đạt chuẩn để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực dạy học học sinh thuộc đối tượng này. Để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực áp dụng cho đối tượng học sinh của nhà trường.
- Để thực hiện dạy phụ đạo tốt và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải chịu khó nghiên cứu, đầu tư bài soạn phù hợp với đối tượng học sinh.
- Chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học của học sinh. 
- Tìm hiểu về đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp hỗ trợ.
- Giáo cần phân loại học sinh yếu chưa đạt chuẩn xem các em đó yếu ở chỗ nào để xây dựng nội dung phụ đạo phù hợp.
- Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập đối với thực tế tương lai sau này.
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị đích thực của môn Ngữ Văn nó làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khoa học xã hội, khoa học tự nhiên khác như: Sinh, Hóa, Địa, ...
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học và cách chuẩn bị bài cho bộ môn. Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
- Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới, giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, để nhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới.
- Giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản, giúp các em hiểu các kiến thức cơ bản, dành thời gian cung cấp lại những kiến thức đơn giản cho học sinh, để học sinh học lại nhằm lấp lại kiến thức mà các em bị hỏng. Về phương pháp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng triệt để các dụng dạy học như tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, sau mỗi bài có sự liên hệ thực tế gần gũi với học sinh. 
- Giáo viên giao học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh chưa đạt chuẩn và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó, đồng thời thúc đẩy được tình đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
- Giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh chưa đạt chuẩn, vì kiến thức bị hổng không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở. Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh chưa đạt chuẩn làm hoặc trả lời và luôn gợi mở, nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong các em.
- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở nhà gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
 * Để phụ đạo tốt môn Ngữ văn trong các tiết học chính khoá, cũng như các tiết dạy phụ đạo buổi chiều, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
 1: Đối với việc dạy phần Văn bản:
- Đối với học sinh đọc và cảm nhận về nội dung của văn bản còn yếu, trong tiết dạy giáo viên nên ưu tiên học sinh đọc còn yếu đọc các bài văn, đoạn văn ngắn, dễ đọc. Sau đó cho học sinh đọc còn yếu khác nhận xét, rồi giáo viên nhận xét biểu dương kịp thời. Giáo viên nên nêu các câu hỏi từ dễ đến khó cho học sinh trả lời, đối với mỗi câu hỏi giáo viên cần có câu hỏi gợi mở (đặc biệt là đối với câu hỏi khó) hướng dẫn học sinh trả lời. Tìm các câu chuyện hay cho học sinh đọc, yêu cầu học sinh chỉ ra cái hay của câu chuyện đó. Qua đó rèn luyện cách đọc và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh.
Ví dụ : khi dạy tiết Tiết 5- 6 : Văn bản “Trong lòng mẹ” SGK trang 17. Tôi sẽ tiến hành như sau:
- Giáo viên cần yêu cầu, động viên học sinh đọc trước văn bản ở nhà, chuẩn bị trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản. Đây là một khâu quan trọng, việc đọc trước văn bản và trả lời các câu hỏi Đọc - hiểu văn bản sẽ giúp học sinh sơ bộ nắm trước kiến thức của bài mới. Trong tiết học học sinh được cùng giáo viên đọc lại, học lại bài một lần nữa, do đó sẽ hiểu bài hơn. 
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản như sau:
Câu 1: Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng ?
GV có thể nêu ra một số câu hỏi gợi ý giúp học sinh chuẩn bị bài. 
? Giọng nói của bà cô khi hỏi bé Hồng ?
? Thái độ, vẻ mặt của bà cô khi hỏi bé Hồng ?
- Để giúp học sinh yếu hiểu được nội dung và cảm nhận được cái hay của văn bản này, giáo viên có thể tiến hành như sau
+ Giáo viên và học sinh cùng đọc văn bản, cần cho học sinh đọc các đoạn văn có các chi tiết thể hiện được tính cách của nhân vật và nội dung của văn bản. Việc chọn đoạn văn cho học sinh đọc nhằm rèn kĩ năng đọc lưu loát cho học sinh và giúp học sinh nắm được các chi tiết cần tìm hiểu về nhân vật.
Ví dụ : Có thể cho học sinh đọc đoạn văn “Xe chạy chầm chậmMẹ tôi cầm nón vẫy tôi.. tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa”. Đoạn văn này có các chi tiết thể hiện niềm hạnh phúc và tình yêu thương mẹ của bé Hồng.
+ Nêu các câu hỏi từ dễ đến khó và có các câu hỏi gợi mở 
? Khi ngồi trên xe cùng mẹ, bé Hồng đã có biểu hiện gì ?
? Mẹ bé Hồng có giống như bà cô của bé Hồng kể không ? (câu hỏi gợi mở ? Gương mặt, đôi mắt, làn da được miêu tả như thế nào ?)
 ? Những chi tiết nào cho thấy niềm hạnh phúc của bé Hồng khi ở bên mẹ ?(câu hỏi gợi mở ? Câu văn nào cho thấy cảm giác ám áp của bé Hồng khi ở bên mẹ ?)
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ ? Qua đó cho thấy tình cảm gì của bé Hồng đối với mẹ ? (Câu hỏi này giáo viên có thể cho học sinh trao đổi theo nhóm) để tìm ra nội dung của đoạn văn.
- Đối với tiết dạy này yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở sinh động, dễ hiểu cho học sinh. Ưu tiên những câu hỏi dễ mang tính chất nhận biết cho học sinh trả lời, giáo viên kịp thời biểu dương học sinh sau mỗi câu trả lời của học sinh. Sau khi tạo cho học sinh có thói quen phát biểu giáo viên nêu các câu hỏi khó yêu cầu học sinh phải khái quát hay tổng hợp lại kiến thức. Đối với các câu hỏi này, giáo viên cần có câu hỏi gợi mở cho học sinh và khi học sinh trả lời được giáo viên có thể cho điểm học sinh để biểu dương, khích lệ học sinh.
 2: Đối với việc dạy phần Tiếng việt.
 - Đối với học sinh còn yếu trong việc sử dụng Tiếng việt trong học tập, trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản, giáo viên cần cho học sinh thực hành bằng cách đặt câu, viết đoạn văn và giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên.
 Ví dụ: Khi dạy tiết 15 : Từ tượng hình, từ tượng thanh.
 Sau khi cho học sinh tìm hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh, giáo viên có thể cho học sinh tập đặt câu có từ tượng hình, từ tượng thanh, viết đoạn văn “tả cơn mưa rào” có sử dụng từ tượng thanh...
 Ví dụ : Khi dạy Tiết 40 : Nói giảm, núi tránh. 
 Sau khi cho học sinh tìm hiểu thế nào là nói giảm nói tránh. Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu có biện pháp nói giảm nói tránh, cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. Giáo viên có thể cho học sinh đối thoại với nhau, một học sinh đưa ra một câu không sử dụng nói giảm, nói tránh, học sinh khác trả lời lại thành câu nói giảm, nói tránh. 
 3: Đối với việc dạy phầnTập làm văn
 - Đối với học sinh nói, viết còn yếu trong trong phân môn tập làm văn, giáo viên cần dành thời gian giúp đỡ sửa chữa cho các em. Có thể cho các em tập viết từng phần của văn bản cho học sinh đọc trước lớp, cho học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét biểu dương. Cũng có thể cho học sinh lên bảng viết các câu văn và cho học sinh khác nhận xét. Ngoài giờ học, giáo viên giao các đoạn văn ngắn cho học sinh về nhà viết theo các đoạn văn đó và đem cho giáo viên kiểm tra. Giáo viên ra đề tập làm văn từ dễ đến khó cho học sinh về nhà làm, giáo viên nhận xét động viên sự kịp thời sự tiến bộ của học sinh.
 Ví dụ: Khi dạy tiết 54 : Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng
 Đề bài: “Thuyết minh về cái phích nước”
 Bước 1
 - Giáo viên nên hướng dẫn học sinh Lập dàn ý cho bài luyện nói
 - GV có thể nêu các câu hỏi, cho học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung lẫn nhau. Giáo viên chốt lại và hướng dẫn học sinh xây dựng một dàn ‏ýý hoàn chỉnh.
 ? Phần mở bài em sẽ phải làm gì để người đọc biết được đối tượng em sẽ thuyết minh?
 ? Em sẽ giới thiệu về phích nước như thế nào ? (Gợi mở ? Nó có được sử dụng phổ biến trong các gia đình không ?) 
 ? Phích có cấu tạo gồm mấy phần? 
 ? Phần vỏ gồm có những bộ phận nào ? Tác dụng của từng bộ phận ?
 ? Phần ruột có cấu tạo như thế nào ? Tác dụng của ruột phích ?
 ? Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước như thế nào ?
 ? Em sẽ bảo quản phích như thế nào để khỏi vỡ và không gây nguy hiểm ?
 ? Trong đời sống phích nước có công sụng như thế nào ? (Được sử dụng vào những mục đích gì ?)
 Ví dụ : Dàn ý của đề bài
 a. Mở bài: Giới thiệu cái phích nước.
 b. Thân bài: Thuyết minh cụ thể, chi tiết về cái phích nước.
 - Cấu tạo: Gồm có 2 phần:
 + Phần vỏ: bao gồm: Thân phích, miệng phích, nắp phích, tay cầm, quai xách, đế phích. 
 + Phần ruột: Bằng thuỷ tinh, tráng bạc, hình dạng tương ứng với vỏ phích
 - Nguyên lí giữ nhiệt: Vì ruột phích có 2 lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không nên nhiệt độ không truyền được ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc để hắt nhiệt vào.
 - Công dụng: Vì tính năng giữ nhiệt cho nên trong vòng 6 tiếng đồng hồ nhiệt độ của nước trong phíchẫn giữ được 70 độ. Rất tiện dụng cho nhười dân:
 + Pha trà
 + Pha sữa cho trẻ em
 + Pha nước tắm 
 + Nước nóng để nấu cơm...
 - Cách sử dụng và bảo quản: Để nơi chắc chắn, cách xa tầm tay trẻ em
 c. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng và khả năng phát triển trong tương lai.
 Bước 2
 - Sau khi lập song dàn bài, giáo viên cho học sinh luyện nói trong nhóm theo dàn ý, học sinh nhận xét, sửa chưa lẫn nhau.
 - Giáo viên cho học sinh luyện nói trước lớp, lúc đầu có thể cho các em cầm dàn ‏ý để tham khảo (vì đứng trước lớp học sinh dễ mất bình tĩnh). Sau đó yêu cầu, động viên học sinh luyện nói mà không cần xem dàn ý.
 - Giáo viên nhận xét biểu dương, khuyến khích học sinh (kể cả học sinh luyện nói chưa rõ ràng lưu loát)
 Bước 3
 - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào dàn ‏ý viết thành một bài văn hoàn chỉnh để rèn kĩ năng viết cho học sinh. Giáo viên có kiểm tra, sửa chữa.
 VI. KẾT QUẢ CỤ THỂ
Qua áp dụng một số biện pháp trong việc phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn, môn Ngữ văn khối lớp 8 ( 46 HS ) trong thời gian vừa qua. Tôi cảm thấy đã đạt được một số kết quả khả quan. Học sinh bước đầu đã có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp có tinh thần xây dựng bài. Kết quả học tập tiến triển khá rõ rệt.
 * Khi chưa áp dụng: Số học sinh chưa đạt chuẩn là 7 / 46 = 15,2 %
 * Khi đưa đề tài vào áp dụng: so sánh học kì I, học kì II và cả năm
Học kì I
Học kì II
Cả năm
SL
%
SL
%
SL
%
7
15,2
4
8,7
0
0
 * Qua sự so sánh trên ta thấy tỉ lệ học sinh chưa đạt chuẩn giảm rõ rệt qua các học kì.
 VII. KIẾN NGHỊ
 1) Nhà trường:
- Tổ chức hội nghị chuyên đề phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn, trao đổi tìm ra những giải 
- Ban giám hiệu có kế hoạch hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm cho giáo viên về phương pháp dạy học đối với học sinh chưa đạt chuẩn.
- Tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ kinh phí, thời gian, động viên khuyến khích giáo viên sáng tạo và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy mang tính chất lâu dài và có hiệu quả. 
2) Gia đình:
- Yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con ngay từ đầu năm học. Xây dựng góc học tập, thời gian biểu cho con, quản lí gờ học của con chặt chẽ.
- Thường xuyên kiểm tra bài vở của con, động viên nhắc nhở con cần chăm chỉ học tập, giành nhiều thời gian cho con tự học ở nhà.
- Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức. Nhiệt tình trao đổi ý kiến với nhà trường, với giáo viên để đưa ra biện pháp tốt nhất cùng giảng dạy giáo dục HS.
- Chủ động liên hệ với nhà trường cùng giáo dục HS. 
 Đại An, ngày15 tháng 10 năm 2009
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
 ĐÀM VĂN CƯỜNG
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Cơ sở khoa học của đề tài
3
III. Đối tượng áp dụng của đề tài
3
IV. Thực trạng dạy học bộ môn
3
V. Một số giải pháp phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn
4
VI. Kết quả cụ thể
10
VII. Kiến nghị
11

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HS chuc dat chuan.doc