Phương pháp dạy học văn bản tự sự và kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự

Phương pháp dạy học văn bản tự sự và kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN TỰ SỰ

VÀ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

 Trong Thực tế trong quá trình giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là khi tìm hiểu các văn bản tự sự, học sinh thường lúng túng trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Các em thường phân tích nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được tính cách, phẩm chất và nội tâm nhân vật. Học sinh chưa thấy được nhân vật là yếu tố quyết định tạo thành cốt truyện, là nơi để nhà văn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình. Vậy làm thế nào để việc dạy, học và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đạt hiệu quả? phạm vi bài tham luận của tôi sẽ nêu ra một số giải pháp cho vấn đề này.

 Theo tôi để có thể thành công khi giảng dạy các văn bản tự sự và hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự ở lớp 9, thì mỗi giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

I. Cần nắm được một số đặc trưng về thể loại tự sự bao gồm:

1. Khái niệm về tác phẩm tự sự: Hiểu được tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết . có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó (truyện có thể được kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3)

2. Những đặc trưng của thể loại tự sự gồm: Cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ.

3. Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự: Nhân vật thường là con người, có thể là sự vật hoặc loài vật . nhân vật thường được thể hiện qua các khía cạnh: Lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ .

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1299Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học văn bản tự sự và kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN TỰ SỰ
VÀ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Trong Thực tế trong quá trình giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là khi tìm hiểu các văn bản tự sự, học sinh thường lúng túng trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Các em thường phân tích nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được tính cách, phẩm chất và nội tâm nhân vật. Học sinh chưa thấy được nhân vật là yếu tố quyết định tạo thành cốt truyện, là nơi để nhà văn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình. Vậy làm thế nào để việc dạy, học và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đạt hiệu quả? phạm vi bài tham luận của tôi sẽ nêu ra một số giải pháp cho vấn đề này.
 Theo tôi để có thể thành công khi giảng dạy các văn bản tự sự và hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự ở lớp 9, thì mỗi giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
I. Cần nắm được một số đặc trưng về thể loại tự sự bao gồm:
1. Khái niệm về tác phẩm tự sự: Hiểu được tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết ... có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó (truyện có thể được kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3)
2. Những đặc trưng của thể loại tự sự gồm: Cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ.
3. Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự: Nhân vật thường là con người, có thể là sự vật hoặc loài vật ... nhân vật thường được thể hiện qua các khía cạnh: Lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ ...
II. Hiểu được nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
1. Nhân vật trong tác phẩm tự sự: Nhân vật được coi là (con đẻ) tinh thần của nhà văn, khi phân tích nhân vật, ngoài việc làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm, người viết còn phải nhận ra được tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất phong phú: Nhân vật có tên và nhân vật không tên. Trong thần thoại, nhân vật có thể là thần hoặc bán thần. Trong chuyện ngụ ngôn hay những chuyện viết cho thiếu nhi, nhân vật thường là những con vật hay đồ vật ...
2. Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: Để hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật, qua đó toát lên được những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận và phẩm chất của nhân vật, chúng ta có thể thực hiện các thao tác sau:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm, nhân vật, như: 
+ Tác giả và đặc điểm về phong cách sáng tác của tác giả.
+ Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Chú ý giai đoạn lịch sử, tình hình XH lúc đó ra sao? Hoàn cảnh lịch sử lúc đó có ảnh hưởng gì đến việc ra đời của tác phẩm? Phải thấy được hoàn cảnh sáng tác có ảnh hưởng khá lớn tới nội dung tư tưởng được phản ánh trong tác phẩm.
+ Chủ đề (đề tài) được tác giả đề cập trong tác phẩm .
+ Các hình thức về lời thoại của các nhân vật trong tác phẩm: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật qua chi tiết cụ thể như:
+ Hình dáng của nhân vật.
+ Nội tâm của nhân vật.
+ Quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
+ Hoàn cảnh, môi trường sống của nhân vật.
+ Ngôn ngữ nhân vật. 
 Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật cần lưu ý mỗi nhân vật có tính cách; nôị tâm riêng, vì thế khi phân tích cần có cách khám phá riêng, đặt nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể để khai thác.
- Thao tác 3: Những nhận định đánh giá về nhân vật: 
+ Nhân vật là loại người nào.
+ Nhân vật ấy đại diện cho vấn đề gì về tư tưởng của tác phẩm. 
+ Qua nhân vật ấy, nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc nhận thức và giáo dục thẩm mỹ như thế nào? 
+ Nhân vật đã có tính cách rõ, điển hình chưa ... Cần có những dẫn chứng về nội tâm cụ thể để kết luận về  nhân vật mang tính thuyết phục cao. 
III. Những phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
1. Cốt truyện: 
- Tác phẩm kể về sự việc gì? 
- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì? 
- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?
2. Nhân vật: 
- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai? 
- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.
- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.
3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...	
 * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: 
 a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.
 Ví dụ: Lai lịch của Mã Giám Sinh được Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn qua hai câu thơ:
Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh.
Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
b. Ngoại hình của nhân vật.
 Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó. 
 Ví dụ: Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu được miêu tả có khuôn mặt trái xoan với cái nhanh nhẩu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái min màng của nước da đen giòn. Khuôn mặt ấy khiến người đọc hình dung về chị Dậu - một người khoẻ khoắn thông minh đảm đang tháo vát. Với nhà thơ Nguyễn Du để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều, ông tập trung đặc tả qua hai câu thơ: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Bút pháp ước lệ đã gúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân của nàng Kiều. Vẻ đẹp của nàng làm hoa phải ghen, liễu phải hờn. Thông qua cách miêu tả đó Nguyễn Du như muốn dự cảm về cuộc đời long đong lận đận của Kiều.
c. Ngôn ngữ của nhân vật
 Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.
 Ví dụ: Trong văn bản Làng, nhà văn Kim Lân đã để nhân vật ông Hai bộc lộ bản chất, tính cách của mình qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Ông căm thù lũ việt gian bán nước mà rít lên: Không biết chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà lại làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Rồi ông vui mừng khi tin về làng Dầu được cải chính. 
d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật. 
 Ví dụ: Miêu tả nỗi nhớ gia đình, người thân của Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã viết: Xót người tựa cửa hôm mai - Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Người đọc có thể nhận ra được nỗi đau đớn xót xa của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Kiều thương cho cha mẹ đã già yếu mà vẫn ngày đêm tựa cửa ngóng trông tin nàng, thương cha mẹ già yếu mà không người chăm sóc đỡ đần. Để làm nổi bật tâm trạng đau đớn, thất vọng của anh Sáu khi bé Thu không nhận anh là cha, nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả qua các biểu hiện như: Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy... rồi chi tiết: Có lẽ vì khổ tâm vì khổ tâm đến nỗi anh không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi...
e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
 Ví dụ: Chỉ cần qua cách “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng” nhân vật Mã Giám Sinh đã để lại chân tướng của một con người thiếu văn hoá, mất lịch sự và bộ dạng lưu manh giả danh trí thức của y.
 Tóm lại: Muốn phân tích nhân vật, ta phải chú ý đến những chi tiết có liên quan đến nhân vật từ lai lich, ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ hành vi của nhân vật. Tuy nhiên không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này. Có chỗ nhiều, có chỗ it, có chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế khi phân tích cần tập trung xoáy sâu vào các phương diện cơ bản nhất trong tác phẩm. 
 Trên đây là một số ý kiến tham luận của tôi về vấn đề dạy học các tác phẩm tự sự và rèn kỹ năng phân tích nhân vật. Đây chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan, tôi rất mong có sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các thầy cô chỉ đạo chuyên môn và các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9 để bài tham luận của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu khách quý sức khoẻ hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docKy nang phan tich nhan vat.doc