Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO HỌC SINH LỚP 6

I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 1. Cơ sở lí luận :

Trong chương trình ngữ văn THCS phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản . Tập làm văn là một trong ba phân môn của môn ngữ văn. Đây là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn văn học và Tiếng Việt để tạo lập văn bản. Sách giáo khoa hiện hành đã biên soạn theo tinh thần đổi mới: Tích hợp 3 phân môn trong một bài học. Sự tích hợp này đòi hỏi tất cả các phân môn đều phải có sự thay đổi trong cách dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của tập làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ năng làm văn : Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn thành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu của từng kiểu văn bản.

 Lập dàn ý là một thao tác tư duy rất quan trọng nhằm định hướng cho hành động. Kĩ năng làm dàn bài cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt (viết hoặc nói ) một vấn đề nào đó cho mọi người biết. Chính vì vậy mà Gớt- tơ nhà văn nổi tiếng của Đức đã quả quyết "Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục ". Còn Đôx-tôi-ep-xki nhà văn Nga thế kỉ XIX lại ao ước " Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ ". Trong phạm vi nhà trường phổ thông kĩ năng này rất cần cho học sinh để làm bất kì bài văn nào.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO HỌC SINH LỚP 6
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1. Cơ sở lí luận : 
Trong chương trình ngữ văn THCS phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản . Tập làm văn là một trong ba phân môn của môn ngữ văn. Đây là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập hai môn văn học và Tiếng Việt để tạo lập văn bản. Sách giáo khoa hiện hành đã biên soạn theo tinh thần đổi mới: Tích hợp 3 phân môn trong một bài học. Sự tích hợp này đòi hỏi tất cả các phân môn đều phải có sự thay đổi trong cách dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của tập làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ năng làm văn : Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn  thành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu của từng kiểu văn bản. 
	Lập dàn ý là một thao tác tư duy rất quan trọng nhằm định hướng cho hành động. Kĩ năng làm dàn bài cần cho tất cả những ai muốn truyền đạt (viết hoặc nói ) một vấn đề nào đó cho mọi người biết. Chính vì vậy mà Gớt- tơ nhà văn nổi tiếng của Đức đã quả quyết "Tất cả đều phụ thuộc vào bố cục ". Còn Đôx-tôi-ep-xki nhà văn Nga thế kỉ XIX lại ao ước " Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên mỡ ". Trong phạm vi nhà trường phổ thông kĩ năng này rất cần cho học sinh để làm bất kì bài văn nào.
 2.Cơ sở thực tế:
 Chương trình văn 6 trước đây có những tiết học dành riêng cho việc lập dàn ý . Mỗi kiểu văn bản đều có 1- 2 tiết rèn luyện kĩ năng này. Thế nhưng chương trình Ngữ văn 6 hiện nay nói riêng và chương trình Ngữ văn THCS nói chung không có các tiết riêng để dạy lập dàn ý mà việc lập dàn ý được dạy gộp với các bài về: Cách làm bài văn . Vì vậy kĩ năng lập dàn ý của học sinh hiện nay cũng rất hạn chế. Khi quan sát các em làm bài kiểm tra tôi thấy nhiều em thường bỏ qua khâu lập dàn ý. Gặp một đề văn các em chỉ bỏ ra một vài phút để đọc đề rồi cắm cúi viết . Chính vì vậy trong bài viết của các em việc sắp xếp ý rất lộn xộn, nhiều ý trùng lặp hoặc thiếu ý  Có nhiều trường hợp học sinh phát hiện thiếu ý muốn " quay lại " để bổ sung nhưng không kịp nữa đành viết thêm vào rồi ghi bổ sung làm bài viết rời rạc chắp vá hoặc bỏ hẳn ý đó. Đôi khi nó lại là phần rất quan trọng . 
	Từ những lí luận và thực tiễn trên, một vấn đề đặt ra với phân môn tập làm văn là : Cần giúp học sinh có kĩ năng lập dàn ý nhằm nâng cao kĩ năng làm văn cho các em nhất là từ khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . 
Vấn đề rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Vả lại trong sách giáo khoa, mỗi kiểu văn bản đều có yêu cầu thực hành lập dàn ý. Nhưng học sinh lớp 6 không giống như học sinh các lớp 7, 8, 9, các em mới chuyển từ tiểu học lên vì vậy các kĩ năng làm bài đặc biệt là kĩ năng lập dàn ý còn kém. 
Là người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi luôn luôn trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để học sinh lớp 6 nhanh chống có được kĩ năng lập dàn ý và viết được bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Qua tìm tòi, vận dụng và thực nghiệm trong quá trình dạy học tôi xin phép được trình bày kinh nghiệm "Phương pháp rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6"
II PHẦN NỘI DUNG 
A. Phương pháp nghiên cứu:
	- Điều tra trắc nghiệm. 
	- Khảo sát qua bài làm của học sinh năm học 2010- 2011.
 - Phương pháp tổng hợp. 
 1. Phương pháp điều tra trắc nghiệm : 
Câu hỏi : Em có thường xuyên lập dàn ý trước khi làm văn không ?
Bảng 1:
Lớp
Số học sinh
Trả lời
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không
6 .4
39
17
10
12
 2. Phương pháp khảo sát ( Khảo sát qua bài làm của học sinh: Thời gian làm bài 15 phút ) :
Câu hỏi: Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: “ Kể lại một truyền thuyết đã học bằng lời văn của em ’’ 
Bảng 2:
Lớp
Tổng số
học sinh
Kết quả
Đạt yêu cầu
 Không đạt yêu cầu 
Số lượng
%
Số lượng
%
6.4
39
19
48.7
20
51.3
 3. Phương pháp tổng hợp :
 a. Qua kết quả điều tra ( Bảng 1) chúng ta thấy bỏ qua khâu lập dàn ý là tình trạng thường gặp trong học sinh hiện nay , hầu hết các em đều xem nhẹ khâu lập dàn ý vì cho rằng đi thi các thầy giáo, cô giáo chỉ chấm điểm bài viết .
b. Qua khảo sát bài làm cụ thể (Bảng 2), tôi thấy các em đã cố gắng lập dàn ý nhưng số học sinh từ trung bình trở lên còn thấp. Cá biệt một số em không hề biết lập dàn ý ( viết ngay thành các đoạn văn, hoặc chỉ nêu được một vài ý sắp xếp và trình bày rất lộn xộn ) .
	Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân tôi thấy sở dĩ có tình trạng trên là vì : 
	- Thói quen của học sinh tiểu học: Đọc đề rồi làm bài ngay không cần lập dàn ý. 
 - Không biết làm thế nào để huy động ý , lúng túng khi sắp xếp ý. 
	- Thời gian dành cho việc rèn luyện kĩ năng này còn quá ít.
B. Các biện pháp thực hiện:
 1. Giáo viên giúp học sinh nắm được đặc điểm, yêu cầu của một dàn ý : 
 a- Tìm hiểu một số khái niệm:
Đây là việc làm cần thiết. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được : Dàn ý chính là cái khung, sườn của bài văn, dàn ý giúp cho người viết có định hướng không bị lạc đề , không bị thiếu ý khi viết Ngoài ra giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu khái niệm về dàn ý , phân biệt được dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết để từ đó các em xác định được khi nào cần làm dàn ý đại cương , khi nào làm dàn ý chi tiết .Tôi thường làm công việc này vào tiết học đầu tiên có liên quan đến rèn kĩ năng làm dàn ý . Đó là tiết : " Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự "(Ngữ văn 6 tập 1) . Mặc dù không có nhiều thời gian nhưng bao giờ tôi cũng phải dành 5-7 phút để hỏi học sinh các câu kiểu như: 
- Em hiểu lập dàn ý là gì ? 
 Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ chốt lại ý : Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trật tự thích hợp và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỉ lệ thoả đáng ( Việc gì kể trước, việc gì kể sau, việc gì nên nhấn mạnh, việc gì chỉ lướt qua để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết) . 
- Thế nào là dàn ý đại cương ? 
Khảo sát qua bài làm của học sinh: Thời gian làm bài 15 phút ) 
Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ chốt lại ý: Dàn ý đại cương là dàn ý chỉ ghi hệ thống những đề mục lớn nhất , những ý chủ yếu nhất . Nhìn vào dàn ý đại cương người đọc thấy ngay nội dung của bài viết , xác định được người viết có bỏ sót yêu cầu của đề bài hay không . 
- Em hiểu dàn bài chi tiết như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ chốt lại ý: Dàn ý chi tiết là dàn ý ngoài các ý lớn , ý chính còn có các ý nhỏ triển khai các ý chính , các chi tiết cụ thể hoá các ý lớn . Dàn ý chi tiết sẽ giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn các bộ phận , các chi tiết của bài viết .
 Nắm chắc các khái niệm này, các em sẽ hiểu được rằng: dàn ý tốt là dàn ý bao quát được toàn bộ nội dung và phạm vi vấn đề do đề bài nêu ra .
 b. Hướng dẫn học sinh ghi đề mục trong dàn ý : 
	 Đề mục trong dàn ý thể hiện các ý lớn , ý nhỏ của bài văn . Mỗi dàn ý thường bao gồm một hệ thống các đề mục . Một điều cần được hết sức lưu ý là các mục đó phải được sắp xếp theo cùng một hệ thống tương ứng với nhau theo một trình tự chặt chẽ . Tôi thường hướng dẫn học sinh ghi các đề mục như sau :
* Các đề mục phải theo cùng một đề hệ thống tương ứng .
 Ví dụ với đề bài: Kể lại truyện Thánh Gióng ( sách Ngữ văn 6, tập 1 ) bằng lời văn của em.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn ý đại cương phần thân bài gồm các đề mục lớn như sau:
 I. Thời thơ ấu của Thánh Gióng.
 II. Thánh Gióng đánh giặc cứu nước.
 III. Thánh Gióng về trời.
 Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản để sắp xếp hệ thống đề mục sao cho hợp lý.
 * Quy ước cách đánh số, các đề mục lớn nhỏ trong dàn ý: 
 Nguyên tắc cơ bản là: Các đề mục cùng cấp bậc phải được ghi cùng một loại số thứ tự, các đề mục kế tiếp nhau phải được ghi bằng các hệ thống số thứ tự liên tiếp nhau không được cách quảng.
 Để học sinh tiện theo dõi, tôi thường lập hệ thống mô hình ký hiệu của một dàn bài cụ thể như sau: 
A. Mở bài:
B. Thân bài:
	I .	II 
	 1  a 	 1 ...a .
	 - 	 -
	 - 	 - 
	 b ..	 b .
	 2 	 2 .
	 a	 a ...
 b 	 b ..
C. Kết bài:
 Nhìn vào mô hình trên ta thấy bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Phần thân bài có 2 ý lớn, mỗi ý lớn gồm 2 ý nhỏ (a,b), các ý nhỏ hơn được ghi bằng kí hiệu (-) .
 Làm việc theo mô hình này là thể hiện một nếp làm việc khoa học tạo nên sự nhất quán trong cách suy nghĩ, chống lại sự tuỳ tiện, lộn xộn khi trình bày ý.
 c. Ngôn ngữ trong dàn ý:
 Học sinh lớp 6 rất lúng túng khi sử dụng ngôn ngữ trong dàn bài do không hiểu đặc điểm của nó nên viết ý thành các câu văn vì vậy dàn ý rất dài. Khắc phục tình trạng này, tôi thường chỉ cho học sinh biết lập dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết, cách viết thông thường và phổ biến vẫn là ghi ý. Từ những đề mục lớn đến những ý nhỏ, đều nên viết theo lối thông báo vắn tắt. Thường gặp trong dàn ý các tập hợp từ cô đọng, các câu rút gọn. Để các em hiểu và diễn đạt đúng khi lập dàn ý. 
 2. Phương pháp hướng dẫn học sinh lập dàn ý 
 Quá trình lập dàn ý phải trải qua hai khâu: tìm ý và lập dàn ý. Đây là hai thao tác và cũng là hai kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh. Sẽ chẳng bao giờ có được một dàn bài hoàn chỉnh nếu không có ý và không biết sắp xếp các ý.
 a.Hướng dẫn học sinh tìm ý.
	Giáo viên hướng dẫn các em tìm ý bằng ba cách sau :
a.1. Ghi nhanh các ý vừa nảy sinh ngay sau khi tìm hiểu đề.
	Thông thường trước một đề văn học sinh thường phải đọc tìm hiểu đề rồi mới thực hiện bước tìm ý. Theo lẽ thường tìm hiểu đề xong, ta lập tức có phản ứng. Hàng loạt ý xuất hiện một cách đột ngột chưa có hệ thống chặt chẽ. Những ý đó có khi rất độc đáo, sát, đúng với yêu cầu của đề, cũng có khi xa đề. Ta cần ghi các ý đó ngay nếu không có thể các ý này sẽ bị quên đi không bao giờ trở lại nữa.
	Ví dụ: 
 Đề bài : Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa (SGK Ngữ văn 6, tập 1 ).
	Sau khi tìm hiểu đề học sinh đã liệt kê được hàng loạt ý như sau:
	- Chuyến đi Đầm Sen để lại nhiều ấn tượng khó phai.
	- Chuyến đi mở rộng tầm nhìn.
	- Nhiều hàng hoá và đồ lưu niệm được bày bán .
	- Được giải trí bằng nhiều trò chơi.
 - Dòng người tấp nập đủ mọi lứa tuổi. 
 - Lí do được đi chơi xa.
 - Tâm trạng háo hức.
- Có rất nhiều những điều mình chưa biết .
Các ý này chưa có hệ thống nhưng nếu không ghi lại ta sẽ quên một trong các ý ngay sau đó.
	a.2. Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi:
	Để tìm được các ý chính xác giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt những câu hỏi sao cho phù hợp với kiểu bài. 
 Ví dụ : Đối với kiểu bài văn tự sự thì các câu hỏi tìm ý thường là:
	1- Câu chuyện được mở đầu như thế nào?
	2- Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật và ai là nhân vật chính?	
	3- Nhân vật được giới thiệu như thế nào?
	4- Câu chuyện có những sự việc chính nào?
	5- Câu chuyện kết thúc ra sao ?	
	6- Số phận các nhân vật như thế nào?	
	8- Chủ đề câu chuyện là gì ?
Tôi tin rằng học sinh sẽ tìm được những ý hay, độc đ ... ành thạo cho nên các dàn ý tham khảo chính là sự " trợ giúp " cần thiết với các em.Tuy nhiên khi học và làm theo mẫu giáo viên cũng cần có những hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng sao chép mẫu giảm khả năng sáng tạo của học sinh. 
	Ví dụ : 
Dựa vào dàn bài tham khảo mục 2. ( SGK Ngữ văn 6, tập 1 trang 77 ) em hãy lập dàn ý cho đề bài sau : Kể về gia đình mình. 
 Trong sách giáo khoa đã có dàn bài mẫu với các nội dung sau : 
	- Mở bài : Lời chào và lí do kể.
	- Thân bài : + Giới thiệu chung về gia đình;
	 + Kể về bố; 
	 + Kể về mẹ;
	 + Kể về anh, chị, em; 
	 - Kết bài : Tình cảm của mình đối với gia đình .
	Trên cơ sở dàn ý mẫu và vốn sống thực tế, học sinh sẽ không mấy khó khăn khi thiết lập một dàn ý ( kể cả dàn ý chi tiết ) .
b.2. Hướng dẫn học sinh tự lập dàn ý .
Thông thường dàn ý gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Căn cứ vào từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh sắp xếp ý ở mỗi phần sao cho phù hợp. Sách giáo khoa có hướng dẫn học sinh lập dàn ý nhưng chưa cụ thể.
Ví dụ : Kiểu bài miêu tả: Bài "Phương pháp tả cảnh", SGK đưa ra bố cục chung của dàn ý như sau:
- Mở bài: giới thiệu cảnh được tả;
	- Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
	- Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó .
( SGK Ngữ văn 6, tập 2 , trang 47 )
 Vì vậy nếu chỉ dựa vào dàn ý khái quát như thế học sinh sẽ rất khó triển khai ý. 
Tôi hướng dẫn học sinh triển khai ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được ( ở phần tìm ý ) theo trình tự. Đặc biệt khi sắp xếp các ý cần xác định mức độ trình bày mỗi ý. Trong bài văn không phải các ý bao giờ cũng trình bày dàn đều mà nên có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ nói kỹ, chỗ nói lướt qua. Do đó khi sắp xếp ý ta phải cân nhắc, định trước tỉ lệ dành cho mỗi ý. Thông thường ý được nói kỹ là ý trọng tâm.
	Ví dụ: 
 Đề bài : Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ ( Ngữ văn 6, tập 2 ).
	Với đề bài này phần thân bài có thể gồm các ý lớn sau:
	I- Cảnh vật xung quanh hồ. 
	II- Cảnh mặt nước hồ.
	III- Hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá.
	IV- Cảm nghĩ, liên trưởng về cảnh.
	Trọng tâm của bài văn không phải là ý I, II, IV mà ý III. Vì vậy khi lập dàn ý ta phải tập trung vào ý này và sắp xếp các ý nhỏ đã tìm được để bổ sung cho đầy đủ.
	Có thể nói rằng sau khâu sắp xếp ý là dàn ý đã được lập xong. Nhưng muốn có một dàn ý thật khoa học ta phải kiểm tra tính chính xác của nội dung đã được khai thác. Chỉ sau khi kiểm tra dàn ý mới thực sự có ích cho bài văn.
	b.3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách làm bài tập sửa lại dàn ý .
	Khi rèn luyện kĩ năng lập dàn ý , tôi thường ra các bài tập để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý bằng cách yêu cầu học sinh sửa lại dàn ý đã thiết lập nhưng chưa chính xác . Cách làm này thiết thực với học sinh bởi qua những bài tập này các em không những biết sắp xếp ý mà còn có khả năng nhận biết một dàn ý hoàn chỉnh .
 	 Ví dụ : 
Đề bài : Từ văn bản Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời . 
Một em học sinh đã lập dàn ý như sau : 
A. Mở bài : Giới thiệu chung khu vườn .
B. Thân bài : 
	 I. Tả bao quát : 	
1. Âm thanh khu vườn vào buổi sáng .
	2. Tả những loài chim trong vườn. 
	3. Diện tích khu vườn. 
	4. Tả các loài hoa trong vườn. 
	II. Tả chi tiết :
	1. Tác dụng của khu vườn .
	2. Thái độ của mọi người với khu vườn .
C. Kết bài : Tình cảm của em với khu vườn .
Theo em dàn ý trên đã hợp lí chưa ? Hãy bổ sung và sắp xếp lại nếu cần thiết.
 Qua quan sát dàn ý trên, đối chiếu những yêu cầu của một dàn ý các em sẽ phát hiện ra những chỗ chưa hợp lí trong dàn bài. 
 Với những bài tập này tôi thường yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thiết lập lại một dàn ý chuẩn mực. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy các em học sinh rất hứng thú khi làm các dạng bài tập này . 
	c. Kiểm tra dàn ý:
	Tôi thường hướng dẫn học sinh kiểm tra dàn ý theo cách trả lời câu hỏi như sau:
	- Phần mở bài đã đủ ý chưa ?
	- Phần thân bài có mấy ý? Trình tự sắp xếp các ý có phù hợp không ? Ý nào là trọng tâm ? Tập trung làm rõ ý trọng tâm ấy là đúng hay sai ?
	- Phần kết bài như thế có phù hợp với thân bài không ?
	Trên đây là một số thao tác lập dàn ý cho một đề bài tập làm văn. Những thao tác trên sẽ giúp học sinh có một dàn bài khoa học và đương nhiên sẽ có một bài viết được triển khai tốt.
3. Xác định các giờ học chính rèn luyện kỹ năng lập dàn ý.
	Hiện nay chương trình ngữ văn 6 nói riêng và chương trình ngữ văn THCS nói chung không có các tiết học riêng về lập dàn ý. Lập dàn ý được dạy trong các bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, phương pháp tả cảnh, phương pháp tả người Vì vậy nếu không thực sự chú ý kĩ năng lập dàn ý dễ bị bỏ qua. Bên cạnh việc dạy học tập làm văn tôi luôn coi trọng tới việc rèn luyện kĩ năng này, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: " Bố cục bài văn giống như bộ xương con người vậy. Không có bộ xương, con người đứng lên làm sao được! " Trong thực tế giảng dạy ngoài các tiết học chung tôi đã lồng ghép để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý trong các tiết: Luyện nói, trả bài tập làm văn và các tiết tự chọn của phân môn tập làm văn .
	- Trong tiết luyện nói: 
Trong tiết học này vai trò của dàn ý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu không có dàn ý học sinh không có định hướng để nói. Vì vậy khó có thể nói lưu loát được. Để khắc phục nhược điểm trên tôi thường yêu cầu học sinh lập dàn ý trước ở nhà, đến lớp tôi dành từ 5 - 7 phút cùng các em thiết lập dàn ý , thường là dàn ý đại cương, và dành nhiều thời gian cho thực hành.
- Trong các giờ trả bài tập làm văn: 
Giờ trả bài tập làm văn là giờ học lý tưởng để rèn luyện kĩ năng này. Trong giờ học này giáo viên cùng học sinh thiết lập dàn ý có thể là dàn ý chi tiết vì học sinh đã trải qua làm bài nên việc lập dàn ý chi tiết không mấy khó khăn. Nó vừa giúp học sinh đối chiếu nhận ra những hạn chế trong bài làm của mình vừa giúp học sinh có những kinh nghiệm lập dàn ý trong các bài viết tiếp theo.
- Trong các tiết tự chọn của phân môn tập làm văn : 
Giờ học này giáo viên có thể tổng hợp kiến thức để rèn luyện các kĩ năng tập làm văn như tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , dựng đoạn , liên kết đoạn . Vì vậy nếu giáo viên quá chú trọng tới việc rèn kĩ năng lập dàn ý thì các kĩ năng khác dễ bị bỏ qua . Cho nên cũng như các giờ học khác tôi thường dành khoảng 10 - 15 phút cho việc lập dàn ý và làm thêm các bài tâp thuộc các dạng sau :
	1. Cho một tập hợp ý yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành dàn ý .
	2. Cho một văn bản hoặc một đoạn văn yêu cầu học sinh rút lại thành một dàn ý. 
	3. Sửa lại dàn ý đã lập nhưng chưa đúng yêu cầu.
Với cách làm này học sinh không chỉ rèn luyện kĩ năng lập dàn ý mà còn nâng cao kĩ năng hành văn. 
C- KẾT QUẢ :
 Sau một thời gian, cũng lớp 6.4 tôi yêu cầu lập dàn ý cho đề bài sau: 
Đề bài
Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và xe ô tô. Chúng cãi cọ nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy các cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
 ( Thời gian làm bài 15 phút)
 Sau khi chấm tôi thấy kết quả như sau:
	- Vẫn là lớp học sinh ấy nhưng qua một thời gian rèn luyện, kĩ năng lập dàn ý của các em đã có tiến bộ ( tỉ lệ đạt yêu cầu 70% ). Điều đó chứng tỏ các em đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi làm bài. 
	- Điều đáng mừng hơn cả là các em không còn "ngại " và "sợ " khi phải lập dàn ý bởi các em đã biết cách thức thực hiện một dàn ý khoa học.Và đương nhiên các em cũng đạt kết quả cao hơn trong bài viết của mình.	
C- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng:
Lập dàn ý trước khi làm bài Tập làm văn là một việc làm cần thiết. Đây không phải là công việc : " thừa " như một số ý kiến sai lệch từ phía học sinh.
 * Khi giảng dạy tập làm văn , tôi thường chú ý đến các điều sau:
- Coi trọng , có ý thức rèn luyện kĩ năng và thường xuyên kiểm tra khâu lập dàn ý của các em khi làm tập làm văn.
 - Luôn tận tụy với nghề, chăm chỉ chấm bài, chữa lỗi cho học sinh.
 - Thiết kế bài giảng về các tiết lập dàn ý sao cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng. 
 - Kết hợp lồng ghép với các tiết khác trong phân môn.
 * Muốn lập được dàn ý tốt, học sinh phải : 
 - Thành thục các kĩ năng tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý, phải nắm vững đặc trưng của từng kiểu bài để lập dàn ý cho phù hợp. Hơn nữa học sinh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản mới tìm ra những ý cần thiết để lập một dàn ý đầy đủ, chính xác.
 - Học sinh có ý thức tự giác, coi lập dàn ý là công việc quan trọng, cần phải thực hiện khi làm văn.
 - Biết vận dụng một cách sáng tạo hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo để lập dàn ý phù hợp với từng kiểu bài.
	Chất lượng của dàn ý phụ thuộc vào kết quả của kĩ năng phân tích đề, khả năng tư duy, sắp xếp ý. Mức độ của dàn ý ( đại cương hay chi tiết ) phụ thuộc vào thời gian làm bài. Khi các em đã biết yêu cầu của đề, phương pháp lập dàn ý,các em sẽ nhanh chóng thiết lập được dàn ý khoa học, đầy đủ tạo tiền đề cho việc viết thành bài văn hoàn chỉnh bởi " Dàn ý là bản thiết kế và khi viết bài văn là giai đoạn thi công trên cơ sở bản thiết kế đó " (Trần Đình Sử )
 Kinh nghiệm này không chỉ áp dụng để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh lớp 6 mà nó cũng có khả năng áp dụng cho học sinh các lớp 7,8,9 bậc THCS.
III - PHẦN KẾT LUẬN
	Như trên đã trình bày trong môn Ngữ văn , phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó không những đánh giá năng lực của các em trong các kì thi, chủ yếu là làm văn, mà còn quyết định sự thành công trong cuộc sống của các em( kĩ năng nói trong giao tiếp).
	Giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn của mình.
	Hiện nay sách tham khảo quá nhiều nhưng chủ yếu là các bài làm văn đã viết sẵn. Đây cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên bởi thực tế không phải " Những bài văn mẫu " nào cũng dùng được.
	Lập dàn ý có vai trò quan trọng ,quyết định sự thành công của bài viết . Các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn các em về cách dựng đoạn, liên kết đoạn, dùng từ, viết câu  để bài viết đạt đết quả cao.
Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho học sinh THCS là một việc làm hết sức cần thiết, là nhiệm vụ mà cả giáo viên và học sinh nên coi trọng. Lập dàn ý sẽ mới là bài toán khó với những ai chưa nắm được phương pháp làm bài. Yêu cầu của xã hội ngày một cao, việc thi cử ngày càng nghiêm túc, sẽ không còn nữa tình trạng học sinh chộp bài văn mẫu mà chẳng cần phải lập dàn ý. Muốn có được kết quả học tập môn văn tốt các em phải tự vươn lên bắt đầu bằng những bài làm văn của mình khi ấy các em sẽ hiểu hết vai trò và tác dụng to lớn của việc làm dàn ý.
	Dạy học nói chung và dạy tập làm văn nói riêng vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật. Khó có thể có khuôn mẫu cho mọi bài dạy. Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ này, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô để kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
 Ngày 22 tháng 12 năm 2010
 Người viết SKKN

Tài liệu đính kèm:

  • docPHUONG PHAP LAP DAN Y TLV LOP 6.doc