Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài ôn tập về thơ ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài ôn tập về thơ ngữ văn 9

Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.

Trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy quy luật vừa đột biến bất thường . Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo ,thích ứng nhanh với những thay đổi và một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt. Muốn vậy con người phải có tri thức , có trí tuệ phát triển . Ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường , các em học sinh là người chủ tương lai của đất nước thực sự phải là những người chiếm lĩnh được tri thức , mở rộng vốn hiểu biết cho mình . Vì vậy nhiệm vụ người giáo viên là phải hướng dẫn , hình thành cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức .

 Trong chương trình giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại , trong đó bộ môn ngữ văn chiếm vai trò tương đối quan trọng cho sự phát triển toàn diện của học sinh .

 Nhưng thực tế hiện nay cho thấy đa số học sinh không thích học văn nói chung , dạng bài ôn tập nói riêng vì đặc trưng của tiết bài này thường khó và khô. Để gây được sự hứng thú , yêu thích ở học sinh khi học bài ôn tập thì người giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm ra được “ sợi chỉ ” liên kết các kiến thức ấy với nhau. Biết phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học văn , cũng như khai thác được khả năng vô tận của các em thì kết quả học tập của học sinh sẽ nâng cao .

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài ôn tập về thơ ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
dạy bài ôn tập về thơ ngữ văn 9 
 A Đặt vấn đề.
 I Lời mở đầu
Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. 
Trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy quy luật vừa đột biến bất thường . Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo ,thích ứng nhanh với những thay đổi và một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt. Muốn vậy con người phải có tri thức , có trí tuệ phát triển . Ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường , các em học sinh là người chủ tương lai của đất nước thực sự phải là những người chiếm lĩnh được tri thức , mở rộng vốn hiểu biết cho mình . Vì vậy nhiệm vụ người giáo viên là phải hướng dẫn , hình thành cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức .
 Trong chương trình giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại , trong đó bộ môn ngữ văn chiếm vai trò tương đối quan trọng cho sự phát triển toàn diện của học sinh .
 Nhưng thực tế hiện nay cho thấy đa số học sinh không thích học văn nói chung , dạng bài ôn tập nói riêng vì đặc trưng của tiết bài này thường khó và khô. Để gây được sự hứng thú , yêu thích ở học sinh khi học bài ôn tập thì người giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm ra được “ sợi chỉ ” liên kết các kiến thức ấy với nhau. Biết phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học văn , cũng như khai thác được khả năng vô tận của các em thì kết quả học tập của học sinh sẽ nâng cao .
 Qua quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9 cùng với sự góp ý của đồng nghiệp ,tôi đã đúc rút được kinh nghiệm :“ Dạy bài ôn tập về thơ ngữ văn9
 II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 1 Thực trạng :
 a Giáo viên: Đa số giáo viên cho rằng dạy bài ôn tập về thơ Ngữ văn 9 là khó khăn vì dung lượng kiến thức nhiều mà thời lượng chỉ có 45 phút , sẽ dẫn đến việc hết giờ mà không hết bài . và đặc trưng của tiết ôn tập là hệ thống hóa kiến thức cả một phần , gồm 11 bài thơ được xuyên suốt cả hai học kì . Khiến học sinh một phần nào đó đã lãng quên hoặc ít gây sự hứng thú và hấp dẫn ở học sinh . 
 Chính vì vậy giáo viên phải luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú , đa dạng và hiệu quả . Trong bất cứ hình thức nào , học sinh cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập 
 b Học sinh : 
 Theo xu hướng của xã hội hiện đại , phần đông học sinh không thích học văn , cha mẹ cũng không thích con em học văn . “ óc thực dụng của con người bây giờ ghê ghớm lắm ” . Nên việc chuẩn bị bài của học sinh chỉ là đối phó , phụ thuộc vào sách vở , kiến thức về văn không có , hứng thú học giờ văn không cao . Càng giờ ôn tập học sinh càng xem nhẹ , cho rằng kiến thức mình đã học , đã biết thì ít chú trọng . 
 Vậylàm thế nào để học sinh thực sự say mê khi học dạng bài ôn tập về thơ ngữ văn 9 là một vấn đề khiến bản thân tôi băn khoăn , trăn trở . 
 2 kết quả , hậu quả của thực trạng trên .
 Qua khảo sát chất lượng trước khi đưa ra sáng kiến , chất lượng cụ thể như sau : 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
sl
tl
sl
tl
sl
tl
sl
tl
sl
tl
9B
27
0
0
3
17
5
2
 Từ thực trạng trên để công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn , tôi mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình khi dạy bài ôn tập về thơ ngữ văn 9
 B Giải quyết vấn đề .
I Các giải pháp cải tiến .
 1 Trình bày một số hình thức ôn tập .
 2 Cách thức tổ chức một số hình thức cụ thể khi dạy bài ôn tập về thơ .
 3 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
 4 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ bài học.
 5 Vận dụng vào bài ôn tập về thơ ngữ văn 9 
 II Các biện pháp tổ chức thực hiện .
 1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà .
Tiết ôn tập này với khối lượng kiến thức tương đối nhiều , gồm 11 tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam được học trong chương trình cả học kì I và cả học kì II .
Vậy để giờ dạy thành công giáo viên cần giành thời gian hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chu đáo . với những bài ngữ văn thường ngày giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh từ 3 đến 5 phút . Nhưng ở tiết ôn tập này giáo viên phải hướng dẫn học sinh thật kĩ càng thời gian hướng dẫn ít nhất cũng là 15 phút và trước đó từ một đến hai tuần . Có giáo viên cho rằng,với thời gian ấy thì sẽ hướng dẫn vào lúc nào ,tôi thiết nghĩ không nhất thiết lúc nào cũng phải hướng dẫn học sinh trong giờ học chính khóa , có thể là giờ ra chơi hoặc vào buổi chiều 
 Các thao tác hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà trong giờ ôn tập thường là trả lời câu hỏi sách giáo khoa . nhưng ở bài ôn tập về thơ này mà làm theo thường lệ thì dễ rơi vào tình trạng hết giờ mà không hết bài với kinh nghiệm của bản thân tôi đã hướng dẫn học sinh mình chuẩn bị bài như sau .
 * Chuẩn bị theo nhóm . Chia lớp thành 3 nhóm lớn , mỗi nhóm phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản về bốn tác phẩm viết bằng bút lông trên giấy Ao theo mẫu của giáo viên đưa ra 
 Ví dụ : 
 Giáo viên yêu cầu học sinh thống kê các tác phẩm theo nội dung bảng sau . Theo thứ tự đã học thì nhóm 1 chuẩn bị từ tác phẩm 1 đến 4 , nhóm 2 từ tác phẩm 5 đến 8 , nhóm 3 từ tác phẩm 9 đến 11	
TT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác 
Thể thơ
Nội dung chính 
Nghệ thuật đặc sắc 
Giai đoạn lịch sử
1
2
3
4
 * Chuẩn bị cá nhân .
Mỗi học sinh đều có vở bài tập ngữ văn in, bắt buộc học sinh phải trả lời đầy đủ các câu hỏi trong vở bài tập cũng chính là hệ thống câu hỏi sách giáo khoa dưới sự gợi ý của giáo viên . Ngoài ra giáo viên yêu cầu học sinh đọc và học thuộc lòng lại 11 bài thơ và biết vận dụng dẫn chứng vào từng chủ đề .
Ví dụ . Bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên , ca ngợi tình mẹ thiên liêng thắm thiết và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người . Hãy dẫn chứng một số câu thơ tiêu biểu nhất.
 Ông cha ta thường nói có trồng cây mới có ngày hái quả . Càng hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nhà kỹ bao nhiêu học sinh càng có cơ hội tiếp nhận kiến thức nhanh , dễ dàng hơn ở trên lớp , như thế giờ dạy mới thành công .
 2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
 Học sinh trường Trung học cơ sở Thành Tiến , nếu giao bài tập cho học sinh mà không kiểm tra chặt chẽ thì học sinh sẽ bỏ qua . Bởi ý thức tự giác của học sinh chưa cao , sức ì lớn , nên giáo viên cần giành thời gian để kiểm tra từng nhóm , từng cá nhân trước tiết dạy từ một đến hai ngày để có biện pháp nhắc nhở kịp thời .
 3 Cách thức tổ chức dạy học. 
 Trên lĩnh vực giáo dục , đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua . Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu , tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn . Những năm gần đây , định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên , học sinh tự giác chủ động tìm tòi , phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt , sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được . Nhưng những định hướng này đến với giáo viên mang tính lí thuyết hơn là thực hành . Vì thế không tránh khỏi việc hiểu và vận dụng đổi mới phương phap dạy học một cách máy móc thậm chí sai lệch ở một số giờ dạy của giáo viên . 
 Vì vậy khi dạy dạng bài này giáo viên phải định hướng được. Không phải là tiết nhắc lại kiến thức đã học mà phải tìm ra được “ sợi chỉ ’’ liên kết các kiến thức trong giờ ôn tập và biết lựa chọn các hình thức ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh , đồng thời linh hoạt hình thức ôn tập cho phong phú đa dạng.
* Thứ nhất ,giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh , lựa chọn kiến thức cho phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và thời gian tiết học .
* Thứ hai, trong giờ ôn tập ở phần I, giáo viên thường kẻ bảng hệ thống hóa kiến thức về 11 bài thơ , sau đó giáo viên đặt câu hỏi , học sinh trả lời , giáo viên nhận xét bổ sung và ghi những kiến thức cơ bản lên bảng hệ thống có liên quan đến nhau theo cả hàng lẫn cột , và yêu cầu học sinh cũng phải ghi chép bài đầy đủ . cách làm này có phần sáo mòn , máy móc , mất thời gian , dễ dẫn đến tình trạng giáo viên bị cháy giáo án.
 Bản thân đã từng ôn tập dưới hình thức này và cũng đã bị rơi vào tình trạng trên ,nên tôi đã rút ra kinh nghiệm khi dạy bài ôn tập về thơ , tôi cho học sinh trình bày kiến thức đã chuẩn bị ở nhà trên giấy Ao ,đính lên bảng học sinh nhận xét , giáo viên sửa chữa bổ sung và yêu cầu học sinh đối chiếu với vở bài tập của mình đã chuẩn bị ở nhà rồi bổ sung những kiến thức thiếu và sai vào ngay vở bài tập chứ không phải ghi . Cách làm này phù hợp cho cả thầy và trò . ( chỉ áp dụng với những trường chưa có máy chiếu ).
Ví dụ . 
 Giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung kiến thức 11 bài thơ vào giấy Ao, yêu cầu đại diện ba nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng , đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trình bày phần chuẩn bị của mình sau đó giáo viên gọi nhóm một nhận xét nhóm ba, nhóm hai nhận xét nhóm một , nhóm ba nhận xét nhóm hai . Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét chéo lẫn nhau bằng hệ thống câu hỏi như: Em có nhận xét gì về nội dung kiến thức trong bảng hệ thống ? , Em có nhận xét gì về ý thức chuẩn bị ,cách trình bày?vv sau đó giáo viên nhận xét và dùng bút màu sửa chữa bổ sungvào tờ giấy Ao tiện cho học sinh theo dõi để học sinh bổ sung vào vở bài tập của mình. 
 Sau khi hoàn thiện kiến thức về 11 bài thơ , giáo viên hỏi học sinh , các tác phẩm thơ trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau cách mạng tháng tám 1945 như thế nào?
 Những giai đoạn ấy có biến động và thay đổi ra sao?.... Mỗi ý được minh họa bằng những câu thơ cụ thể , học sinh trả lời , giáo viên nhận xét bổ sung và ghi lời nhận xét lên bảng. 
 * Thứ ba ,khi tìm hiểu những điểm chung và điểm riêng của các bài thơ cùng nói về một chủ đề giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh bằng cách kẻ bảng hệ thống vừa khoa học , vừa dễ theo dõi.
 Ví dụ : So sánh những bài thơ có đề tài tình mẹ để thấy điểm chung và riêng của mỗi tác phẩm. 
 a điểm chung:
 b Điểm riêng:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 Con Cò
* Thứ tư , Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm nhỏ ( theo bàn ) để rút ra nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong một số bài thơ của các tác giả .
 Dân gian có câu “ Một cây làm chẳng lên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao’’
Hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt , phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể. Đây là một câu hỏi cần có kết luận phong phú đa dạng , sáng tạo . ý kiến tập thể là những khám phá thú vị.
 Ví dụ : Chia lớp thành 6 nhóm ,mỗi nhóm thảo luận và rút ra nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ và nêu một số hình ảnh thơ tiêu biểu.
 *Thứ năm , hướng dẫn học sinh cảm nhận thơ .
Mỗi bài thơ có một vẻ đẹp riêng , có bài đẹp ở tứ , có bài đẹp ở tình , có bài đẹp ở câu , nhưng có ... ng Mĩ được khắc họa như thế nào.
 ? Bài thơ ánh Trăng nhắc nhở ta điều gì.
I Bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9
* Nhận xét :
- Tái hiện cuộc sống đất nướcvà con người Việt Namsuốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng tám 1945, qua nhiều giai đoạn .
+ Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
- Tình cảm , tư tưởng , tâm hồn của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao , nhiều thay đổi sâu sắc
+ Tình yêu quê hương , đất nước
+ Tình đồng chí đồng đội , sự gắn bó với cách mạng . lòng kính yêu Bác Hồ
+ Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người : tình mẹ con , bà cháu trong sự thống nhất vớii những tình cảm chung rộng lớn,
II. Điểm chung và nét riêng:
1 Chủ đề tình mẹ con
a, điểm chung;
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , Con cofddeeuf đề cập đến tình mẹ con, đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết , sử dụng điệu ru, lời hát ru của người mẹ .
b Điểm riêng:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 Con cò
Thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước , gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà ôi trong hoàn 
cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống.
2 Chủ đề người lính và tình đồng đội 
 a Điểm chung: 
Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ.
 b Điểm riêng:
Đồng Chí 
Bài thơ tiểu đội xe không kính
ánh Trăng
Viết về người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp . Họ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu . Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ , cùng chia sẻ những gian lao thiếu
thốn và cùng lí tưởng chiến đấu
Khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm , bất chấp khó khăn nguy hiểm , tư thế hiên ngang niềm lạc quan và ý chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe – một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong kháng chiến chống mĩ.
Nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh , nay sống giữa thành phố , trong hòa bình . Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước , với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh , để từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình thủy chung.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bút pháp xây dựng hình ảnh thơ .
 G. phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận , rồi rút ra nhận xét.
Nhóm 1 : Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ ở bài thơ Đoàn thuyền đánh cávà kể một vài hình ảnh tiêu biểu
N2. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong baì ánh trăng.và kể một vài hình ảnh tiêu biểu.
 N3. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ ở bài thơ Con Cò và kể một vài hình ảnh tiêu biểu.
.N4 . Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ ở bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và kể một vài hình ảnh tiêu biểu.
N5. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ ở Bài thơ tiểu đội xe không kính và kể một vài hình ảnh tiêu biểu.
N6.Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ ở bài thơ Đồng Chí và kể một vài hình ảnh tiêu biểu.
H . thảo luận nhanh trong 3 phút.
GV . theo dõi học sinh thảo luận 
H, Đại diện các nhóm trình bàyvà nhận xét chéo , bổ sung cho nhau .
Gv. Nhận xét , sửa chữa.
? So sánh các bút pháp xây dựng hình ảnh thơ.
GV:Bài tập này học sinh đã viết ở nhà , trên lớp G có thể gọi từ 2 đến 3 em trình bày.
H . trình bày , nhận xét , bổ sung .
G. nhận xét , uốn nắn một số lỗi như diễn đạt , dùng từ, liên kết , nội dung và cho điểm những bài viết có cảm súc , khuyến khích , động viên học sinh.
 Hoạt động 4: Gv dặn dò , hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
III. Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
 1 Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận : Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh độc đáo, mới mẻ, liên tởng, tởng tợng bay bổng. nâng con ngời lên ngang tầm vũ trụ; giọng thơ tơi vui, khoẻ khoắn. Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng. 
Hình ảnh đặc sắc: đoàn thuyền đánh cá, kéo lưới xoăn tay, câu hát căng buồm, Thuyền lái gió
2 ánh trăng - Nguyễn Duy: Bút pháp gợi nghĩ gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. 
Hình ảnh đặc sắc: ánh trăng im phăng phắc, Tròn vành vạnh
3 Con cò- Chế Lan Viên : Bút pháp dân tộc - hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. 
Hình ảnh đặc sắc: con cò - cánh cò.
4 Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. 
Hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ
 5 Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm 
ếnTiến Duật : bút pháp hiện thực đan xen bút phpháp lãng mạn. 
6 Đồng chí- Chính Hữu :Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo.
-> Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ phải phù hợp với phong cách của mỗi nhà thơ và nội dung thể hiện.
IV Luyện tập:
 Cảm nhận về một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học. 
 V Hướng dẫn học bài ở nhà.
1 Đọc , học 11 bài thơ trong tiết ôn tập , nắm vững kiến thức chuẩn bị kiểm tra một tiết .
2 làm bài tập phần luyện tập .
3 soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý: Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và làm trước các bài tập ( Những bài tập đã biết).
 C Kết luận : 
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm mà tôi đã thực hiện ở lớp 9B , chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, học sinh dễ tiếp thu bài , đa số các đối tượng đều được làm việc và nắm vững kiến thức cơ bản. Sau một thời gian nghiên cứu , học hỏi đồng nghiệp tôi đã đưa ra một số biện pháp và áp dụng các biện pháp đó vào trong quá trình giảng dạy . Tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ , học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn , tư tưởng ngại học giảm dần .Phần đông học sinh thực sự có hứng thú khi học giờ ôn tập về thơ ,ý thức học của học sinh cũng được nâng cao.
 Từ việc làm thực tế của bản thân đã giúp cho kết quả học tập của học sinh được tăng lên như sau : 
Lớp 
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
 Yếu
 Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9B
27
1
5
18
3
0
0
 Những suy nghĩ của cá nhân, không thể tránh khỏi thiếu xót . Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí đồng nghiệp để tôi được hoàn thiện hơn.
 Thành Tiến , ngày 20 tháng 03 năm 2010
 Người thực hiện.
 Trần Thị Hiền
. 
 So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy những điểm giống và khác?
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm1: Đề tài về tình mẹ con.
? Tìm những bài thơ có đề tài tình mẹ con?
? Điểm giống nhau và điểm khác nhau?
- GV mở rộng so sánh với bài Mây và sóng.
- Nhóm 2: Đề tài về người lính cách mạng.
? Viết về người lính, em đã học được những bài thơ nào?
? Nêu những đặc điểm cơ bản ở mỗi bài thơ?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Theo em vì sao có những điểm chung và riêng đó?
- Điểm chung ở đề tài, có những đề tài mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận, nét riêng chính là phong cách và sự sáng tạo của mỗi nhà thơ.
- GV gợi ý cho HS tìm một số chủ đề khác trong thơ Việt Nam sau 1945.
- Chủ đề lao động xây dựng đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước.
- Chủ đề lòng kính yêu, thương nhớ, biết ơn Bác Hồ.
- Chủ đề tình cảm gia đình (tình cha con, bà cháu).
 - Chủ đề tình yêu quê hương, đất nước (Mùa xuân nho nhỏ)
* Nhóm1: Đề tài tình mẹ con.
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò.
- Giống nhau: 
+ Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết (tình mẹ dành cho con)
+ Sử dụng điệu ru, lời ru của người mẹ. 
- Điểm khác nhau:
+ Về nội dung tình cảm cảm xúc: ở Khúc hát rutình yêu con thống nhất với tình yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền tây Thừa Thiên, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. ở Con cò thì tình yêu thương của mẹ thể hiện qua hình tượng con con cò.
+ Về nghệ thuật: Con cò sử dụng hình tượng con cò và sáng tạo các câu ca dao. Khúc hát rulại dùng lời ru trực tiếp.
* Nhóm2: Đề tài về người lính.
- Đồng chí, Bài thơ tiểu đội xe không kính, ánh trăng.
- Giống nhau:
+ Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn.
- Khác nhau:
+ Về hoàn cảnh: Đồng chí viết thời kì đầu chống Pháp, Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết trong thời kì chống Mĩ, ánh trăng viết trong hoà bình.
+ Về nội dung: ở mỗi bài hình ảnh người lính được khai thác có những nét riêng khác nhau, với bút pháp nghệ thuật khác nhau. 
a. Đồng chí : Tình đồng chí đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia vui, sẻ buồn.
b. Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ.
c. ánh trăng: Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa thành phố, trong hoà bình: Gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.
Hoạt động 4. D. Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
 - Đồng chí: Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo.
- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh độc đáo, mới mẻ, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng. nâng con người lên ngang tầm vũ trụ; giọng thơ tươi vui, khoẻ khoắn. Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng. Hình ảnh đặc sắc: đoàn thuyền đánh cá, kéo lưới xoăn tay, câu hát căng buồm.
- ánh trăng: Bút pháp gợi nghĩ gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: ánh trăng im phăng phắc.
- Con cò: Bút pháp dân tộc - hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc: con cò - cánh cò.
- Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ.
 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn.
-> GV: Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ phải phù hợp với phong cách của mỗi nhà thơ và nội dung thể hiện.
Hoạt động 5. E. Cảm nhận (5 phút)
- HS viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về một đoạn thơ yêu thích, rồi trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét, bổ sung.
E. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc lại bài, nắm chắc kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra.
 - Soạn bài “Nghĩa tường minh và hàm ý”.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_bai_on_tap_ve_tho_ngu_van_9.doc