Tài liệu ôn tập cấp THCS môn: Ngữ văn khối 9

Tài liệu ôn tập cấp THCS môn: Ngữ văn khối 9

TÀI LIỆU ÔN TẬP CẤP THCS

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9



A. PHẦN THỨ NHẤT: VĂN HỌC.

AI. VĂN HỌC HKI.

I. CỤM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG.

1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?

- Tác giả Lê Anh Trà.

- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?

Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.

+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;

+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;

+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.

 

doc 102 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập cấp THCS môn: Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP CẤP THCS
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
–µ—
A. PHẦN THỨ NHẤT: VĂN HỌC.
AI. VĂN HỌC HKI.
I. CỤM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Tác giả Lê Anh Trà.
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?
Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
3. Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác?
Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng về lối sống giản dị của Bác.
+ Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, chỉ có vẻn vẹn vài phòng.
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi.
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa muối,
4. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em có suy nghĩ gì về cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng vô cùng thanh cao và giản dị.
+ Cách sống như câu chuyện thần thoại, như một vị tiên hết mức giản dị và tiết chế.
+ Đây không là lối sống khắc khổ của những con người tự tìm cái vui trong cuộc đời nghèo khổ;
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
5. Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước nào? Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
- Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước Cô-lôm-bi-a.
- Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”: thánh 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình cho thế giới.
6. Vì sao chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất?
Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất vì:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hũy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Chi phí cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người; cho thấy tính chất phi lí của nó.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
7. Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” , hãy nêu tình trạng trẻ em trên thế giới.
Tình trạng trẻ em trên thế giới.
- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, sự chiếm đóng của nước ngoài.
- Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
8. Nội dung chính của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”?
Nội dung:
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của nhân loại.
II. CỤM TRUYỆN, THƠ TRUNG ĐẠI:
1. Cho biết tác giả của các văn bản sau:
Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên gặp nạn, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Chị em Thúy Kiều.
Tác giả của các văn bản:
Chuyện người con gái Nam Xương 	 Nguyễn Dữ.
Hoàng Lê nhất thống chí 	 Ngô gia văn phái.
Lục Vân Tiên gặp nạn 	 Nguyễn Đình Chiểu.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 	 Phạm Đình Hổ.
Chị em Thúy Kiều. 	 Nguyễn Du.
2. Sắp xếp các tác phẩm sau theo thứ tự thời gian sáng tác trước – sau.
Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.
3. Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
+ Là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình: giữ gìn khuôn phép trước người chồng hay ghen, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.
+ Đảm đang, tháo vát: ân cần dặn dò chồng, lo lắng cho gia đình thay chồng.
+ Là người mẹ hiền, dâu thảo: vừa nuôi con nhỏ, vừa lo cho mẹ chồng; lời trăng trối của mẹ chồng đã ca ngợi và ghi nhận công lao của nàng.
+ Là người vợ yêu chồng, hết lòng thủy chung với chồng: thương nhớ chồng theo tháng năm dài, không trang điểm, 
4. Vì sao nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” phải chịu nỗi oan khuất?
Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” phải chịu nỗi oan khuất vì:
+ Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng: Trương Sinh “Xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”. Sự cách bức này tạo cái thế cho Trương Sinh bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến.
+ Tình huống bất ngờ: lời con trẻ chứa đầy những điều đáng ngờ.
+ Tính cách của Trương Sinh: đa nghi; lại thêm tâm trạng khi đi lính về nặng nề, không vui vì mẹ mất.
+ Cách cư xử hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh: không bình tĩnh để phán đoán, phân tích, không nghe vợ phân trần, không tin cả những người hàng xóm nàng.
5. Diễn biến tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan.
Tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan:
- Phân trần để chồng hiểu rõ, khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng; tìm cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công; thấy hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn.
- Tuyệt vọng, đắng cay, tự trẫm mình để bảo toàn danh dự.
6. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm thể hiện điều gì?
Tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm: 
+ Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng.
+ Tăng thêm tính bi kịch và khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ; làm tăng thêm giá trị nhân đạo cho tác phẩm.
7. Nội dung chính của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh” ?
Nội dung chính:
- Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh.
- Phản ánh đời sống khốn khổ của nhân dân.
8. Giải thích nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”? Thể loại của tác phẩm?
- Giải thích nhan đề: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
9. Qua văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, em hãy nêu hình ảnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Hình ảnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. 
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dụng binh như thần.
- Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
10. Qua văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, em hãy nêu sự thất bại thảm hại của tướng sĩ nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
a) Sự thất bại thảm hại của tướng sĩ nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình; kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch. Khi quân Tây Sơn đến lại khiếp sợ, vội trốn chạy thoát thân.
- Quân sĩ thì hoảng sợ, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông, chết như rạ. 
b) Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù.
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin.
- Khi quân Tây Sơn đến, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân; bám chân của giặc và chết nơi đất khách. . .
11. Nội dung của “Truyện Kiều”?
Nội dung của “Truyện Kiều”:
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: Tố cáo, lên án những thế lực xấu xa; thương cảm trước số phận bi kịch của con người; khẳng định, đề cao, tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
12. 
“ Mai cốt cách thuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung, nghệ thuật hai câu thơ trên.
a) Hai câu thơ trên trích từ đoạn “Chị em Thúy Kiều” hoặc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
b) Nội dung: Giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của hai chị em Thúy Kiều và nét riêng từng người.
Nghệ thuật: Ẩn dụ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”; bút pháp ước lệ tượng trưng, gợi tả.
13. Phân tích nội dung, nghệ thuật của bốn câu thơ sau:
“ Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Từ “Trang trọng” à Vẻ đẹp cao sang, quí phái, đoan trang.
- Liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói 
Kết hợp dùng từ “đầy đặn, nở nang, đoan trang” làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Thúy Vân.
- Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. à Thể hiện vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quí phái.
“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang”.
=> Chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với thiên nhiên nên Thúy Vân có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
14. Phân tích vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.
Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn. 
Tác giả khái quát đặc điểm của nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về tâm hồn.
- Vẻ đẹp của Kiều:
+ Không như tả Thúy Vân một cách cụ thể, chi tiết, khi tả Kiều tác giả tập trung vào đôi mắt vì đôi mắt thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi. Đôi mắt tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. 
Ẩn dụ: “làn thu thủy” đôi mắt trong sáng, long lanh,  ... ọ phát huy khả năng.
Kết bài: Suy nghĩ về vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình.
B. Đề bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Đề 1: Lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống.
Đề 2: Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng.
Để 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4: Suy nghĩ vể đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
Đề 5: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Để 6: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Để 7: Suy nghĩ của em vể bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”
** Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý:
Ví dụ: Đề 2
Yêu cầu:
- Viết bài văn nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Vấn đề cần bàn luận: “Thanh niên sống phải có lí tưởng”
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch.
- Cần trình bày được những suy nghĩ về vấn đề tư tưởng sống cao đẹp, phê phán lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống của thanh niên.
Gợi ý:
- Cần làm rõ lí tưởng sống là gì? Vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng, lí tưởng như thế nào được coi là tiến bộ, tốt đẹp? Những biểu hiện nào trái với lí tưởng sống đẹp.
- Trong bài viết cần làm cho mọi người hiểu biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.
- Suy nghĩ về “lí tưởng sống” và hướng phấn đấu của bản thân.
- Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp.
Lập dàn ý:
*Mở bài: Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi người.
*Thân bài:
- Lí tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lí tưởng?
- Suy nghĩ của người viết vể cuộc sống có lí tưởng?
- Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp.
- Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của những người sống không có lí tưởng.
*Kết bài:Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ cho đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay.
II. Nghị luận văn học:
Nghị luận về tác phẩm truyện:
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích. Thông thường cần tập trung vào cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm . . .
Những nhận xét, đánh giá về truyện hoặc đoạn trích phải căn cứ vào văn bản, những hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện tính cách và số phận nhân vật, nghệ thuật dựng truyện của tác giả, từ đó mà người viết bài nghị luận phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận cần rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày cảm nhận, hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.
Những cảm nhận, hiểu biết, nhận xét hay đánh giá của người viết về bài thơ, đoạn thơ cần căn cứ vào cảm xúc chủ đạo, nội dung của bài thơ, đoạn thơ và nghệ thuật biểu hiện; người viết cần căn cứ vào văn bản vào cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, tiết tấu, giọng điệu . . .để nhận xét, đánh giá. Có như thế, các nhận xét đánh giá mới xác đáng và có sức thuyết phục.
Vấn đề rung động của người viết là vấn đề quan trọng hàng đầu khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Thiếu sự rung động và cảm xúc ấy, bài nghị luận sẽ chỉ là một bài văn vô hồn không giá trị.
Một số câu hỏi tìm ý khi nghị luận văn học:
Trường hợp là tác phẩm thơ:
Hoàn cảnh sáng tác như thế nào?
- Tác giả sử dụng các từ ngữ đặc sắc nào? Các từ ngữ ấy diễn tả gì? Thể hiện tâm trạng tác giả ra sao?
- Tác giả dùng các hình ảnh nào đẹp, đặc sắc? Cảnh như thế nào? Tình như thế nào? Cảnh và tình bộc lộ tâm trạng gì?
- Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Biện pháp ấy bộc lộ nội dung gì?
- Giọng điệu, nhịp, thanh, vần của bài thơ có gì đặc biệt? Điểm đặc biệt ấy thể hiện điều gì?
- Có tứ thơ nào mới lạ, đặc sắc trong bài?
Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tác dụng của bài thơ?
Trường hợp là tác phẩm truyện:
- Tác phẩm của ai? Sáng tác thời điểm nào? Hoàn cảnh nào? Khái quát về tác phẩm?
- Phân tích cốt truyện (bổ ngang) hoặc phân tích nhân vật (bổ dọc)
- Ở đầu tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) được giới thiệu ra sao? Hoàn cảnh thế nào? Hành động ngôn ngữ, tâm trạng như thế nào? Qua đó nhân vật bộc lộ những điểm gì?
- Ở giữa tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) gặp những hoàn cảnh gì? Trước những hạnh phúc, bất hạnh, may mắn hoặc rủi ro ấy, họ có suy nghĩ gì? Hành động ra sao? Vậy họ bộc lộ tính cách gì? Tốt hay xấu?
- Kết thúc truyện, từng nhân vật có số phận ra sao? Sướng hay khổ? Hạnh phúc hay bất hạnh? Số phận ấy có phù hợp tính cách, đạo đức của nhân vật ấy không?
- Tác giả muốn nói lên kết luận gì, khám phá gì về xã hội và con người thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật ấy (hoặc các nhân vật ấy? )
- Em đánh giá như thế nào về tác phẩm, tác giả và có cảm xúc thế nào?
Kĩ năng tìm hiểu để, lập dàn ý:
Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
*Tìm hiểu đề:
Đề yêu cầu phân tích hay nêu suy nghĩ, cảm nhận.
Vấn đề cần nghị luận là gì?
Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm truyện.
*Lập dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
Đánh giá sơ bộ: nghệ thuật + nội dung.
Thân bài:
A.Nội dung của tác phẩm:
*Nhận xét đánh giá nội dung của tác phẩm văn học:
Giới thiệu sơ lược câu chuyện (tóm tắt).
Ý 1: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá)
Ý 2: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá)
B.Nghệ thuật tác phẩm:
*Nhận xét đánh giá nghệ thuật của tác phẩm.
Cốt truyện (kết cấu)
Xây dựng nhân vật (chính diện, phản diện)
Chi tiết, hình ảnh . . .
Cử chỉ, hành động, lời nói . . .
III.Kết bài:
Đánh giá chung về tác phẩm.
Rút ra bài học (hoặc mở rộng)
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
*Tìm ý:
Đề yêu cầu phân tích, suy nghĩ hay cảm nhận.
Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì?
Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm thơ . . .
*Lập dàn ý:
I.Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh, thời điểm sáng tác.
Đánh giá sơ bộ: nội dung + nghệ thuật.
II.Thân bài:
Ý 1: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng)
Ý 2: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng)
Ý 3: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng)
. . . . . . . . . . . . .
III.Kết bài:
Đánh giá chung tác phẩm: nội dung + nghệ thuật.
Mở rộng.
Một số đề bài luyện tập:
Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
Để 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vủ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Để 2: Phân tích diễn biến cốt truyện “Làng” của Kim Lân.
Đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Để 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đề 5: Hình ảnh những thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Để 6: Suy nghĩ về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du.
	Đề 7: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.
Để 8: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
*Yêu cầu cụ thể:
Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau:
Yêu cầu:
Viết bài nghị luận văn học: giải quyết một vấn đề trong tác phẩm.
- Nội dung: Qua nhân vật Vũ Nương, làm rõ những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ làm rõ vấn đề: Thân phận người phụ nữ.
- Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Dàn ý:
Mở bài:
- Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.
- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương"”và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.
Thân bài:
1.Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ:
Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
+ Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân.
+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thủy.
+ Là người có lòng tự trọng.
Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều đau khổ:
+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.
+ Bị Trương Sinh đối xử phủ phàng: nghi ngờ không chung thủy, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.
+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.
2. Suy nghĩ vể thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến:
- Con người không thể làm chủ được vận mệnh của mình.
- Xã hội phong kiến với bao luật lệ khắt khe gây ra bao đau khổ cho người phụ nữ.
- Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.
- Cảm thông và hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Kết bài: Hiểu về một thời đã qua để thêm tin yêu hiện tại.
b) Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Đề 1: Nêu cảm nghĩ về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề 2: Trình bày hiểu biết của mình về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Đề 4: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 5: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Đề 6: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Để 7: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Để 8: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Để 9: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Đề 10: Suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta –go.
*Yêu cầu cụ thể:
Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau:
Yêu cầu:
- Viết bài văn nghị luận bài thơ nhưng nghiêng về biểu cảm.
- Vấn để cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Phân tích cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ.
- Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm rõ tư tưởng chủ đề của cả bài thơ.
Lập dàn ý:
Mở bài:
Chiến tranh và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Thân bài:
Cảm nhận về thiên nhiên khi xe không kính:
- Lập luận và thái độ hiên ngang của người lính.
- Vẻ đẹp của các từ ngữ đời thường: không có, không phải, bom giật, bom rung, ừ thì, chưa cần . . . 
Những khó khăn khi xe không có kính:
Bụi
Mưa
3.Tư thế của người chiến sĩ:
Ung dung.
Bất chấp, coi thường gian khổ (chưa cần sửa, chưa cần thay)
Đoàn kết, gắn bó với đồng đội.
4.Thành công của tác giả viết về người lính: khát vọng - nhiệt tình yêu nước.
Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bài: người chiến sĩ lái xe ung dung, dũng cảm trong kháng chiến chống Mĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on Van 9 vao 10.doc