Tổng hợp văn bản văn học Việt Nam từ bài 15

Tổng hợp văn bản văn học Việt Nam từ bài 15

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Bài 15) Phan Bội Châu (1867-1940) Đường luật thất ngôn bát cú Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng.

Đập đá ở Côn Lôn (Bài 15) Phan Châu Trinh (1872-1926) Đường luật thất ngôn bát cú Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn.

Muốn làm thắng Cuội (Bài 16) Tàn Đà,Nguyễn Khắc Hiếu (1885-1939) Đường luật thất ngôn bát cú Tâm sự của một con người bất hòa với thực tại tầm thường, muốn thoát ly trần thế bắng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng.

Hai chữ nước nhà (trích) (Bài 17) Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983) Song thất lục bát Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm, bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí yêu nước.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp văn bản văn học Việt Nam từ bài 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tt
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Bài 15)
Phan Bội Châu (1867-1940)
Đường luật thất ngôn bát cú
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng.
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Học thuộc
2
Đập đá ở Côn Lôn (Bài 15)
Phan Châu Trinh (1872-1926)
Đường luật thất ngôn bát cú
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế
Học thuộc
3
Muốn làm thắng Cuội (Bài 16)
Tàn Đà,Nguyễn Khắc Hiếu (1885-1939)
Đường luật thất ngôn bát cú
Tâm sự của một con người bất hòa với thực tại tầm thường, muốn thoát ly trần thế bắng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn siêu thoát pha chút ngông vẫn rất đáng yêu.
Học thuộc
4
Hai chữ nước nhà (trích) (Bài 17)
Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983)
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm, bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí yêu nước. 
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
Học thuộc
5
Nhớ rừng (Bài 18)
Thế Lữ, Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989)
Thơ mới 8 chữ/câu (tiếng)
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
Học thuộc lòng
6
Ông đồ (Bài 18)
Vũ Đình Liên
(1913-1996)
Thơ mới Ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thánh trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
Bình dị , cô động, hàm súc. Đối lập, tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình. . . 
Học thuộc lòng
7
Quê hương 
(Bài 19)
Tế Hanh (1921)
Thơ mới 8 chữ/câu (tiếng)
 Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
-Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.
-Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
-Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại cĩ những sáng tạo mới mẻ, phĩng khống.
Học thuộc lòng
8
Khi con tu hú 
(Bài 19)
Tố Hữu (1920-2002)
Lục bát
 Bải thơ thể hiện lịng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hồn cảnh ngục tù.
-Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
-Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để bộc lộ càm xúc khi thiết tha, khi lời sơi nổi, mạnh mẽ.
-Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê,. . . .vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vửa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
Học thuộc 
9
Tức Cảnh Pác Bó
(Bài 20)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
 Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luơn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
-Cĩ tính chất ngắn gọn, hàm súc.
-Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa cĩ tính chất mới mẻ, hiện đại.
-Cĩ lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hĩm hỉnh.
-Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
Học thuộc lòng
10
Ngắm trăng (Vọng nguyệt, trích Nhật ký trong tù)
(bái 21)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán
Tác phẩm thể hiện sự tơn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hồn cảnh ngục tù
-Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bĩng tối nhà tù, vấng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngồi nhà tù, . . . sự đối sánh, tương phản vừa cĩ tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện sự hơ ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống.
-Ở một chừng mực nhất định, lưu ý học sinh về sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ, từ đĩ thấy được tài năng Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngơn ngữ thơ.
Học thuộc 
11
Đi đường (Tấu lộ, trích Nhật ký trong tù) (Bài 30)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)
 Đi đường viết về việc đi dường gian lao, từ đĩ nêu lên triết lý về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
-Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.
-Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng Việt.
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông, Đập đá ở Con Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Hai chữ nước nhà
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, nhà nho tinh thông Hán học.
-Thơ cũ (cổ điển): hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
-Đường luật, thể thơ dân tộc: song thất lục bát, lục bát.
Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương
Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh, Những trí thức mới, trẻ, những chiến sĩ cách mạng trẻ, chịu ảnh hưởng văn hóa phương tây (Pháp)
-Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do (thơ mới)
-Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu (thơ mới). Lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.
-Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
-Riêng Tố Hữu, Khi Con tu hú (Nội dung cách mạng, hình thức thơ mới)
-Thơ mới còn chỉ một phong trào thơ ở Việt Nam (1932-1945)
Đều là thơ tù, của người tù viết trong tù.
Tác giả đều là những chiến sĩ yêu nước cách mạng lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà nho tinh thâng Hán học.
Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cường của người cách mạng.
Sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày.
Giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung trong thử thách.
Khao khát tự do, tinh thần lạc quan cách mạng.
Những đặc điểm chung ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, hấp dẫn riêng của từng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTong hop van 8.doc