Tuyển sinh vào 10 thành phố Hồ Chí Minh (năm 2012 - 2013) môn Văn

Tuyển sinh vào 10 thành phố Hồ Chí Minh (năm 2012 - 2013) môn Văn

TUYỂN SINH VÀO 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2012-2013)

MÔN VĂN

ĐỀ THI

Câu 1 : (1 điểm)

Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.

Câu 2 : (1 điểm)

 Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

 Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

 Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?

Câu 3 : (3 điểm)

Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng :

 1. Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.

 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc , sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

 Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển sinh vào 10 thành phố Hồ Chí Minh (năm 2012 - 2013) môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN SINH VÀO 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2012-2013)
MÔN VĂN
ĐỀ THI
Câu 1 : (1 điểm)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.
Câu 2 : (1 điểm)
	Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
	Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
	Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
	Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
	(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
	Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?
Câu 3 : (3 điểm)
Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng :
	1. Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
	2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc , sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
	Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 4 : (5 điểm)
	Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 : (1 điểm)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Việc chọn ngôi kể theo ngôi thứ nhất (tự xưng là “tôi”) có tác dụng làm cho lời kể có màu sắc chủ quan, thể hiện những cảm xúc riêng. Tuy nhiên điểm nhìn của người kể bị hạn chế : chỉ có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy,
Câu 2 : (1 điểm)
	Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
	Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
	Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
	Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
	(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
	Thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên là thành phần cảm thán. Thành phần ấy được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói : yêu quí vẻ đẹp của tiếng Việt.
Câu 3 : (3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết các làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí ; cần làm rõ được các ý chính sau :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Thói vô cảm của người con trong gia đình.
- Giải thích :
 Thói vô cảm là một lối sống chỉ nhằm phục vụ cho chính bản thân mình, ích kỉ chỉ lo cho mình, thờ ơ, vô trách nhiệm với những người chung quanh mà cụ thể là hai bài báo trên : hai đứa con vô cảm, thờ ơ với cha mẹ.
- Bàn luận :
+ Biểu hiện : thói vô cảm đang tồn tại và có nguy cơ phát triển trong giới trẻ, trong xã hội với nhiều biểu hiện đau lòng
+ Tác hại : thói vô cảm làm cho bản thân xấu xa, gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, nền đạo đức xuống dốc
+ Phê phán, đấu tranh để loại bỏ thói vô cảm trong mỗi cá nhân và trong nhận thức xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động : cần thấy sự nguy hại của thói vô cảm của con cái trong gia đình ; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sống vị tha “mình vì mọi người”. 
Câu 4 : (5 điểm)
	Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết các làm bài văn nghị luận văn học : phân tích một đoạn thơ kết hợp với chứng minh một đặc điểm nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9, thí sinh có thể chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ nhưng cần làm rõ được ý cơ bản sau :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận : vẻ đẹp con người Việt Nam.
- Ví dụ : Chọn khổ thơ thứ hai trong bài “Nói với con” của Y Phương :
“Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn”. 
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : có chí lớn, vượt qua mọi nỗi buồn khổ.
- “Cao đo nỗi buồn” “Xa nuôi chí lớn” : So sánh à Lấy cái "cao", "xa" của trời đất làm chiều kích diễn tả nỗi buồn vì sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ, thiên tai nhưng luôn ấp ủ “chí lớn” : đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời. 
”Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : sống nghĩa tình, thủy chung
- “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh” ; “Sống trong thung không chê thung nghèo đói” : Điệp ngữ “không chê”à Không chê bai, phản bội quê hương, sống phải có nghĩa tình, chung thủy với dù quê hương còn nghèo, còn vất vả.
“Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” 
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : sức sống mạnh mẽ.
- “Sống như sông như suối” : so sánh à sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ.
- “Lên thác xuống ghềnh” à thành ngữ : những gian khổ, thử thách nguy hiểm. 
-”Không lo cực nhọc” : sẵn sáng chịu đựng
-  “Người đồng mình thô sơ da thịt” :  ăn mặc sơ sài, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn nhưng “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” :  không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục.” 
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : tình yêu quê hương, dân tộc.
- “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” ; “Còn quê hương thì làm phong tục.” à Tữ ngữ gởi tả : xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình, biết tự hào với truyền thống quê hương.
- Nghệ thuật : thể thơ tự do diễn tả cảm xúc dâng trào, nhịp điệu âm thanh hài hòa, giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
	HOÀNG ĐỨC HUY
	(Trường tư thục Nguyễn Khuyến)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN SINH VAN 10 HCM 2012.doc