Đề tài Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền của men đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở chương trình thcs

Đề tài Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền của men đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở chương trình thcs

 Hiện nay, Khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng, cứ khoảng 3 – 5 năm khối tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc phát triển nhanh nhất. Sự gia tăng khối tri thức cùng với sự đổi mới khoa học sinh học, tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học.

 Thực tế cho thấy một vấn đề bất cập “ Làm thế nào để giữ vững cán cân thăng bằng giữa một bên là khối tri thức khổng lồ với một bên là thời lượng có hạn chỉ trong một tiết dạy ”. Đổi mới SGK đã làm tăng tri thức nhưng thời lượng lại giảm, trong khi đó cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khối tri thức của các em thu thập ngày một nhiều lên, điều đó đã thúc đẩy sự tò mò và khát vọng muốn khám phá tri thức ở học sinh qua từng bài học.

 

doc 23 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2301Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền của men đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở chương trình thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền
của Men Đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
ở chương trình thcs.
 I. Đặt vấn đề.
 Hiện nay, Khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng, cứ khoảng 3 – 5 năm khối tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc phát triển nhanh nhất. Sự gia tăng khối tri thức cùng với sự đổi mới khoa học sinh học, tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học.
 Thực tế cho thấy một vấn đề bất cập “ Làm thế nào để giữ vững cán cân thăng bằng giữa một bên là khối tri thức khổng lồ với một bên là thời lượng có hạn chỉ trong một tiết dạy ”. Đổi mới SGK đã làm tăng tri thức nhưng thời lượng lại giảm, trong khi đó cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khối tri thức của các em thu thập ngày một nhiều lên, điều đó đã thúc đẩy sự tò mò và khát vọng muốn khám phá tri thức ở học sinh qua từng bài học.
 Với môn sinh học 9 khi tiếp cận với các khái niệm về: quy luật di truyền, gen, nhiễm sắc thể, công nghệ tế bào, công nghệ gen..... Nhiều giáo viên, nhất là giáo viên dạy ở các trường miền núi gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các phương pháp dạy học. Làm thế nào để tích cực hoá việc dạy, để học sinh chủ động tìm ra kiến thức khi mà các phương tiện dạy học còn thiếu, khi mà các em chưa có dịp làm quen với tin học, chưa một lần được ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học như: phần mềm powerpoint, violet....trong dạy học ở nhà trường. 
 Trong chương Di truyền và Biến dị – sách giáo khoa sinh học 9. Biến dị và Di truyền gắn liền với quá trình sinh sản, liên quan tới các cơ chế di truyền và biến dị diễn ra ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, thông tin di truyền được lưu giữ trong ADN ở tế bào. Sự nhân đôi của ADN là cơ sở đưa đến sự nhân đôi của nhiễm sắc thể. Sự nhân đôi và phân li của NST đưa đến sự phân bào; chính phân bào là hình thức sinh sản của tế bào. Nhờ đó các tính trạng của thế hệ trước được truyền lại cho các thế hệ sau. Với một lô gíc của kiến thức trừu tượng như vậy, học sinh chưa bao giờ được quan sát trong thực tế, muốn quan sát nhìn thấy chúng trên tiêu bản thì buộc phải có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại lớn, chưa kể đến còn nhiều công đoạn kĩ thuật công phu, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thế nhưng ở hầu hết các Trường THCS của chúng ta các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học còn chưa được trang bị đầy đủ nhất là các trường ở vùng miền núi. Vì vậy khi giảng dạy các bài ở chương này giáo viên gặp khó khăn liên quan đến đồ dùng dạy học. Đối với phương pháp dạy học truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy các bài này là thuyết trình, giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn cho các em quan sát – giáo viên diễn giảng rồi yêu cầu các em ghi chép lại các ý cơ bản. Với cách làm này không phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập và học sinh cũng không thể làm tốt được các bài tập, nhất là trong việc bồi dưỡng, lựa chọn học sinh giỏi. 
 Là một giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 của nhà trường trong nhiều năm và cũng đã thu được những kết quả nhất định. Tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp để cùng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, góp phần đào tạo các em học sinh tốt hơn.
 Chuyên đề “ Giải bài tập về quy luật di truyền của Men Đen ”, là chuyên đề mở đầu trong phần di truyền và biến dị. Để làm tốt được các bài tập ở phần này học sinh phải nắm vững nội dung kiến thức của các quy luật di truyền, giải thích được cơ sở tế bào học của mỗi quy luật, biết biện luận để xác định được kiểu gen của bố mẹ, của thế hệ lai F1, F2, từ đó viết được sơ đồ lai. Muốn làm được điều đó thì phải có sự say mê hứng thú với bộ môn nói chung và tham gia bồi dưỡng trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 nói riêng.
 Làm thế nào để có thể khai thác xây dựng, hình thành kiến thức mới, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng tốt kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống như: “ Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”, “ con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Hay các vấn đề về bệnh và tật di truyền như: Bố mẹ không bị bệnh bạch tạng nhưng sinh con ra lại bị bệnh bạch tạng và có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập di truyền - biến dị, giúp học sinh có thêm hứng thú và say mê trong học tập, ngày một yêu thích môn Sinh học hơn. Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài “ Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền của Men Đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở trường THCS ”.
II. Nội dung đề xuất 
“ Phương pháp giải bài tập về quy luật di truyền của Men Đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
ở trường THCS ”.
Bồi dưỡng niềm say mê hứng thú đối với bộ môn.
 Đây là một việc làm cần thiết vì niềm say mê hứng thú đối với bộ môn là động lực để học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức, biến học sinh thành chủ thể nhận biết kiến thức. Đồng thời cũng là một quá trình cung cấp, bổ sung các kĩ năng cần có của một học sinh giỏi môn Sinh học.
 Để tạo niềm say mê hứng thú ban đầu cho học sinh, tôi cố gắng chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, máy chiếu, băng hình về cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền để các em hiểu rõ được bản chất của các phép lai: Vì sao khi lai 2 cặp bố mẹ thuần chủng thì F1 lại đồng tính và F2 lại phân li, vì sao khi lai giữa hoa màu đỏ với hoa màu trắng lại xuất hiện hoa màu hồng....... Từ đó phát triển tư duy lôgic, ý chí quyết tâm chịu khó tham gia tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức. Đồng thời tôi còn chuẩn bị một hệ thống bài tập chi tiết vừa sức với mức độ khó tăng dần, bài tập tôi phân chia thành các dạng khác nhau, mỗi một dạng có một cách giải riêng. Sau khi học sinh đã thành thạo các dạng bài tập, tôi ra dạng bài tập tổng hợp nhằm rèn luyện cho các em các kĩ năng nhận biết các dạng bài tập và cách giải phù hợp, thường xuyên chấm bài bồi dưỡng, phát hiện và khuyến khích động viên sự tiến bộ của các em để qua mỗi buổi bồi dưỡng các em ngày càng tiến bộ và quyết tâm hơn.
Quá trình bồi dưỡng phương pháp giải bài tập về các quy luật di truyền của Men Đen
 Thông thường trong các giờ luyện tập, học sinh thường làm các bài tập đã cho sẵn trong sách giáo khoa. Các bài tập này chỉ đơn giản là củng cố những kiến thức vốn có của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải tổ chức “bài toán nhận thức” cho học sinh. đó là phương pháp thiết lập giải bài toán quy luật di truyền dưới dạng sơ đồ lai từ P đ F1đ F2. “Bài toán nhận thức” là một hệ thông tin xác định gồm hai tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau.
+ Những điều kiện của bài toán: Là các dữ kiện về kiểu gen và kiểu hình của P hay kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ phân li của chúng ở F1, F2.
+ Yêu cầu xác định kiểu gen, kiểu hình của P hoặc của F1, F2.
 “Bài toán nhận thức” dùng để luyện tập, phản ánh mối quan hệ giữa các quy luật di truyền, đặc biệt là quy luật di truyền chi phối một cặp tính trạng với nhiều cặp tính trạng. Thông qua đó học sinh càng nhận thức sâu sắc hơn bản chất của các quy luật di truyền. Đối với quy luật di truyền Men Đen giáo viên tổ chức “ bài toán nhận thức” thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình của P, F1, F2. Từ đó học sinh lĩnh hội được các tri thức mới.
Lai một cặp tính trạng:
 Trước hết là khắc sâu cho các em các khái niệm: Cặp tính trạng tương phản, phép lai thuận nghịch, phương pháp phân tích cơ thể lai, giải thích được cơ sở tế bào học của định luật.
Nội dung định luật đồng tính và định luật phân li
 Để học sinh nắm được nội dung của định luật 1 và 2 của Men Đen, giáo viên có thể ra bài tập bằng thí nghiệm của Men Đen theo sơ đồ lai sau, cho học sinh nghiên cứu để trả lời câu hỏi:
 Thí nghiệm ở cây đậu Hà Lan 
 Phép lai 1.
 Pt/c : o Hạt trơn X o Hạt nhăn ( thuần chủng) 
 ¯
 F1: Gồm 253 hạt trơn ( 100%)
 F1: Tự thụ phấn
 ¯
 F2: gồm 7324 hạt ( Có 5474 hạt trơn + 1850 hạt nhăn )
Phép lai 2: 
 Pt/c: o Hạt trơn X o Hạt nhăn
 ¯
 F1: Gồm 253 hạt trơn ( 100%)
 F1: Tự thụ phấn 
 ¯
 F2: gồm 7324 hạt ( có 5474 hạt trơn + 1850 hạt nhăn )
 Hãy so sánh 2 phép lai trên? có nhận xét gì về kết quả của 2 phép lai từ F1 đến F2?
 Qua so sánh 2 phép lai về dấu hiệu giống nhau và khác nhau trong cách bố trí thí nghiệm và kết quả, học sinh sẽ rút ra được:
 + Khác nhau: Là phép lai thuận và phép lai nghịch.
 + Giống nhau: Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch giống nhau
 F1: Đồng tính ( F1 giống một bên bố hoặc mẹ)
 F2: Phân tính với tỉ lệ 3:1
Nhận xét: Khi thay đổi vai trò làm bố, làm mẹ ở P thì vẫn thu được kết quả ở F1 và F2 giống nhau. Từ nhận xét của học sinh, Giáo viên có thể hướng cho hiểu được khái niệm phép lai thuận nghịch: “là phép lai thay đổi vị trí làm bố, làm mẹ”. ở các bài học sau phép lai thuận nghịch được sử dụng nhiều, vì vậy giáo viên cần cho học sinh hiểu, nắm được khái niệm phép lai thuận nghịch.
 Mặt khác, khẳng định cho học sinh theo thí nghiệm của Men Đen chỉ xét gen trên NST thường, trong di truyền qua NST thường thì vai trò của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái là ngang nhau. Học sinh rút ra được sự giống nhau của hai phép lai trên chính là cơ sở để tự phát triển nội dung định luật 1 và 2 của Men Đen. Sau khi học sinh phát biểu nội dung Định luật, giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi:
Vì sao định luật 1 của Men Đen gọi là định luật tính trội ?
Vì sao định luật 2 của Men Đen gọi là định luật phân li ?
Học sinh có thể giải quyết được câu hỏi trên.
- Định luật 1: Gọi là định luật tính trội vì F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ. Tính trạng nào được biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng trội, còn tính trạng không được biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng lặn.
- Định luật 2: Gọi là định luật phân li vì F2 không chỉ biểu hiện tính trạng trội mà còn biểu hiện tính trạng lặn.
 Giáo viên: Cho học sinh rút ra nhận xét định tính và định lượng từ định luật phân li, qua đó học sinh khắc sâu được nội dung định luật.
 + Nhận xét định tính: F2 có hiện tượng phân li, tính trạng lặn được biểu hiện bên cạnh tính trạng trội.
 + Nhận xét định lượng: Sự phân li diễn ra theo tỉ lệ gần đúng 1 trội : 1 lặn.
Trên cơ sở đó, giáo viên đặt câu hỏi cho tình huống tiếp theo:
 - Nếu có một phép lai khác, thu được F1 đồng tính ta có thể rút ra được tính trạng ở F1 là tính trạng trội không ?
 Đa số các học sinh sẽ nêu tính trạng ở F1 là tính trạng trội ( dựa vào định luật đồng tính F1) Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong sách giáo khoa về trường hợp trội không hoàn toàn để tự kiểm tra giả thuyết của mình.
 Ví dụ : Lai giữa hai thứ hoa dạ lan thuần chủng 
 Pt/c: Hoa đỏ X Hoa trắng
 F1: 100% Hoa màu hồng
 F1 X F1: Hoa màu hồng x Hoa màu hồng
 ¯
 F2: 1 Hoa màu đỏ : 2 Hoa màu hồng : 1 Hoa màu trắng
 Qua thí nghiệm này, học sinh sẽ phát hiện, không phải cứ trường hợp nào F1 đồng tính thì F1 sẽ là tính trạng trội, điều này là một lưu ý quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức những quy luật di truyền sau:
 ...  phép lai ở F1, người ta thu được kết quả như sau:
 ở phép lai 1: 
 75% cây lúa thân cao, hạt tròn
 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
 ở phép lai 2: 
 75% cây lúa thân thấp, hạt dài
 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
 Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và F1.
Giải.
Bước 1: Theo giả thiết, ta quy ước gen như thế nào?
Hs 1. Gen A: Thân thấp 
 Gen a: Thân thấp
 Gen B: Hạt dài
 Gen b: Hạt tròn.
Bước 2: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của từng phép lai.
Hs 2. Phép lai 1: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng trong phép lai 1.
 * Tính trạng kích thước: cao 75 3 
 = = 	đ kiểu gen: Aa x Aa
 Thấp 25 1
 * Tính trạng hình dạng hạt: hạt tròn = 100% đ kiểu gen: bb x bb
- Xét cả 2 cặp tính trạng: kiểu gen của P là: Aabb x Aabb
Hs 3. Phép lai 2: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng trong phép lai 2 ?
 * Tính trạng kích thước: Thân thấp = 100% đ kiểu gen của P: aa x aa
* Tính trạng hình dạng hạt: hạt dài 75 3 
 = = 	 đ kiểu gen: Bb x Bb
 hạt tròn 25 1
 ị kiểu gen của P: aaBb x aaBb
Bước 3: Dựa vào tỷ lệ phân li kiểu hình của các phép lai trên, hãy xác định kiểu gen của P ?
Hs 4. ở phép lai 1: Aabb x Aabb
 ở phép lai 2: aaBb x aaBb
Bước 4: Viết sơ đồ lai minh hoạ cho 2 phép lai trên.
Hs 5. Phép lai 1:
 P Aabb x Aabb
 Thân cao, hạt tròn x Thân cao, hạt tròn 
 G: ẵ Ab , ẵ ab ẵ Ab , ẵ ab
 F1: ẳ Aabb : ẳ Aabb : ẳ Aabb : ẳ aabb
 75% thân cao, hạt tròn : 25% thân thấp, hạt tròn
Hs 6. Phép lai 2:
 P aaBb x aaBb
 Thân thấp, hạt dài x Thân thấp, hạt dài
 G: ẵ aB , ẵ ab ẵ aB , ẵ ab
 F1: ẳ aaBB : ẳ aaBb : ẳ aaBb : ẳ aabb
 75% thân thấp, hạt dài : 25% thân cao, hạt dài.
Dạng 3: Bài tập kết hợp giữa hiện tượng trội hoàn toàn và hiện tượng trội không hoàn toàn trong phép lai 2 cặp tính trạng. 
 Để giải được dạng bài tập này, học sinh phải kết hợp nhuần nhuyễn các cách giải mà giáo viên đã giới thiệu.
Ví dụ: ở 1 loài thực vật, tiến hành lai 2 thứ giống cây thuần chủng: Cây thân cao, hoa trắng với cây thân thấp, hoa đỏ thu được đồng loạt cây thân cao, hoa màu hồng. Đem lai cây F1 với 1 thứ khác thu được F2 có tỉ lệ phân li về kiểu hình là: 3 : 6 : 3 :1 : 2 : 1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai minh hoạ từ P đến F2.
Giải.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh phân tích các dữ kiện của bài toán, nhận biết dạng bài toán và nêu các bước giải. 
Bước 1: Xác định tương quan trội lặn?
Hs 1. Theo giả thiết Pt/c Thân cao, hoa trắng x thân thấp, hoa đỏ.
 F1: 100% thân cao, hoa hồng.
 Do đó thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, tính trạng màu sắc di truyền trung gian.
Bước 2. Dựa vào mối tương quan trội lặn, em hãy quy ước gen ? em có kết luận gì về vị trí của gen trên NST ?
Hs 2. Gen A : Thân cao
 Gen a : Thân thấp
 Gen B : Hoa đỏ đ kiểu gen BB
 Gen b : hoa trắng đ kiểu gen bb
 ị Bb: Hoa màu hồng.
 Mỗi gen nằm trên 1 NST nên các gen di truyền độc lập, hai cặp tính trạng này di truyền theo quy luật phân li độc lập.
 Bước 3. Xác định kiểu gen của P ? 
 Hs 3. Thân cao, hoa trắng: Aabb
 Thân thấp, hoa đỏ: aaBB
 ị Sơ đồ lai: P Thân cao, hoa trắng x Thân thấp, hoa đỏ
 Aabb aaBB
 G: Ab aB
 F1: AaBb ( 100% Thân cao, hoa màu hồng )
Bước 4: Xác định kiểu gen của cây đem lai với F1 ?
 Hs 4. F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1 = 3(1 : 2 : 1) : 1 : 2 : 1
 = ( 3 : 1) (1 : 2 : 1)
Vậy tính trạng hình dạng thân phân li với tỉ lệ 3 : 1
 đ kiểu gen F1: Bb x Bb.
Vậy kiểu gen đem lai với cây F1 là: AaBb.
Bước 5: Viết sơ đồ lai ?
F1 đem lai với cây thân cao, hoa màu hồng.
F1: Thân cao, hoa màu hồng x Thân cao, hoa màu hồng 
 AaBb AaBb
G: ẳ AB , ẳ aB , ẳAb , ẳ ab ẳ AB , ẳ Ab , ẳ aB , ẳ ab
 1/16 AABB 
F2: 2/16 AaBB 3/16 Thân cao, hoa đỏ.
 2/16 AaBb 6/16 Thân cao, hoa màu hồng
 4/16 AaBb 
 1 /16 Aabb 3/16 Thân cao, hoa trắng
 2/16 Aabb
 1/16 aaBB : 1/16 Thân thấp, hoa đỏ
 2/16 aaBb : 2/16 Thân thấp, hoa màu hồng 
 1/16 aabb : 1/16 Thân thấp, hoa trắng
 Như vậy, bằng việc tổ chức thực hiện “ Bài toán nhận thức” thông qua những hoạt động tích cực của học sinh trong việc giải các dạng bài tập xác định kiểu gen, kiểu hình và viết sơ đồ lai trong lai một cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt, trợ giúp thông qua việc thay đổi các dữ kiện của bài toán, bằng các câu hỏi gợi mở nhằm giúp học sinh tự khái quát ra các khái niệm, các quy luật và mối liên hệ giữa các quy luật di truyền. “Bài toán nhận thức” ở đây được cấu thành từ các phép lai một cặp tính trạng hay nhiều cặp tính trạng, dựa trên phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 Mỗi “bài toán nhận thức” đều tạo nên một tình huống có vấn đề. Nhờ đó sự tích cực hoá trong hoạt động học tập của học sinh được phát huy và chất lượng lĩnh hội tri thức về các quy luật di truyền được nâng cao. 
III. Kết quả của việc áp dụng phương pháp giảng dạy trên.
 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy:
 Trước đây, khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với các bài giảng có kiến thức trừu tượng như các bài trong quy luật di truyền Men Đen, học sinh không có hứng thú học tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài rất thấp, nhất là các lớp A3( lớp đại trà), còn đối với các em tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi thì kết quả thường không cao. Từ khi chuyển sang sử dụng phương pháp giải bài tập bằng cách phân loại theo từng dạng thì các em đã hứng thú, say mê và bị cuốn hút qua từng bài toán giải. Từ chỗ nhiều em ghét học môn Sinh học nay đã trở thành những học sinh rất ham mê học Sinh học, các em hào hứng tham gia mọi tiết học, vì thế hiệu quả giờ dạy không ngừng được nâng lên. Đặc biệt là đã hình thành một câu lạc bộ yêu môn Sinh học, các em đã tiến hành ghép cành và cho thụ phấn giữa các giống Ngô khác nhau, đã thu được những kết quả nhất định. Từ đó đã thoả mãn sự tò mò của các em khi thấy trong vườn ngoài hoa hồng đỏ, còn thấy xuất hiện các bông hoa màu hồng, màu trắng, trong bầy gà ngoài các con màu lông nâu, còn có lông đen và lông vàng.
 Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi khi giảng dạy ở chuyên đề này, giáo viên không phải mất nhiều thời gian để “giảng giải” cho các em hiểu về nội dung của định luật và từ đó ứng dụng để giải được các dạng bài tập về lai 1 cặp tính trạng và lai nhiều cặp tính trạng mà sẽ giành thời gian để tập trung vào khai thác, mở rộng, đào sâu các kiến thức trọng tâm, phát huy tối đa được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của các em. 
 Kết quả trong nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: 
Kì thi học sinh giỏi huyện 3 năm gần đây
Số lượng tham gia thi
Kết quả
Năm học
Năm học
Năm học
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải khuyến khích
Kì thi học sinh giỏi tỉnh
Năm
Số lượng tham gia
Kết quả
Năm học 2005 – 2006
6 em / đạt 5em
Đạt 83,3%
Năm học 2006 – 2007
5em / đạt 4 em
Đạt 80 %
Năm học 2007 – 2008
6em / đạt 5 em
Đạt 83,3 %
 Trên đây, chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi - trong rất nhiều nội dung để bồi dưỡng học sinh trong những năm qua. Đây mới chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân, còn về mặt khách quan, tính đúng đắn và ứng dụng của đề tài đối với các giáo viên khác như thế nào trong quá trình dạy học còn phụ thuộc vào đối tượng học sinh, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và ứng dụng vào công tác dạy và học ở bậc THCS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần vào công tác đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú và niềm say mê học tập của các em học sinh, giúp các em ngày một vươn xa trong việc chiếm lĩnh tri thức và làm hành trang khi bước vào cuộc sống.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 TXPT, ngày 20 tháng 6 năm 2008
 Người viết
 ............................. 
Nhận xét, đánh giá của hđkh 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
Nhận xét, đánh giá của HĐKH 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN SINH HOC 9 2011.doc