Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 9 năm 2012

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 9 năm 2012

Tiết 1, 2, 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

A/ Mục tiêu bài học:

- HS nắm chắc lí thuyết

- Vận dụng làm được bài tập trong SGK, Sách BT

- Sử dụng được trong cuộc sống

B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ

 HS: ôn tập kiến thức về các phương châm hội thoại

C/ Lên lớp

1. Tổ chức:

 9A: .

 9B: .

2. Kiểm tra: Kết hợp khi ôn tập

3. Bài mới

 

doc 45 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/9/2012 
Ngày dạy: 24/9/2012
Giáo viên: Vũ Phong
Trường THCS Vĩnh Phú
Tiết 1, 2, 3: các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu bài học:
HS nắm chắc lí thuyết
Vận dụng làm được bài tập trong SGK, Sách BT
Sử dụng được trong cuộc sống
B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ
 HS: ôn tập kiến thức về các phương châm hội thoại
C/ Lên lớp
Tổ chức:
	9A:..	 
	9B:..
Kiểm tra: Kết hợp khi ôn tập
Bài mới
I/ Lí thuyết:
Câu 1: Thế nào là PC về lượng ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN:
- Khi giao tiếp cần nói có nội dung.
- Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
2/VD:Không có gì quí hơn độc lập tự do
(Các khẩu hiệu, câu nói nổi tiếng)
Câu 2: Thế nào là PC về chất? Cho VD minh hoạ?
1/ KN:
Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2/ VD:
Đất nước 4000 năm
 Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Câu 3: Thế nào là PC Quan hệ ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
2/ VD: 	Ông nói gà, bà nói vịt
Câu 4: Thế nào là PC cách thức ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN: Khi GT cần chú y nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ
2/ VD: Tôi đồng y‏‎ với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
Câu 5: Thế nào là PC lịch sự ? Cho VD minh hoạ?
1/ KN: Khi GT cần tế nhị, tôn trọng người khác
2/ VD: 	Lời nói chẳng mất tiền mua
 	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
VD2: Mĩ: Về phương tiện chiến tranh các ông chỉ xứng làm con chúng tôi
BH: nước chúng tôi đã có 4000 năm lịch sử. Nước Mĩ các ông mới ra đời cách đâý 200 năm 
* Những lưu ý khi sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp 
*. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Việc sử dụng các phương châm hội thoại cần phải phù hợp với đặc điểm với tình huống giao tiếp (đối tượng, thời gian, địa điểm, mục đích).
* .Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
VD: Lúng búng như ngậm hột thị.
2. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
VD1: + Bạn có biết chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra vào năm nào không?
 + Khoảng đầu thế kỷ XX.
VD1: Người chiến sỹ không may rơi vào tay giặc -> không khai báo.
3. Người nói muốn gây được sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
VD: - Anh là anh, em vẫn là em (Xuân Diệu).
 - Chiến tranh là chiến tranh.
 - Nó là con bố nó cơ mà!
II. Luyện tập
 Bài1: Nhận xét về việc tuân thủ phương châm về lượng trong truyện "Trí khôn của tao đây" 
 Gợi ý
Trong chuyện "Trí khôn của tao đây" có 3 nhân vật Hổ, con Trâu, Người nông dân. Điều mà Hổ muốn biết là "cái trí khôn" của Người. Mọi điều hỏi đáp đều xoay quanh việc đó:
 - Này anh trâu! Sao anh to lớn thế kia mà để người bé điều khiển?
- Người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
- Trí khôn là cái gì?
- Anh đến hỏi người thì sẽ biết.
 - Anh có thể cho tôi xem cái trí khôn của anh được không?
 - Trí khôn tôi để ở nhà.
 -Anh có thể về lấy cho tôi xem một lát được không?
Bài 2: Câu chuyện sau người nhân viên đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? vì sao? 
 "Hết bao lâu" (truyện cười Tây Ban Nha)
 Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu?
 Nhân viên đang bận đáp: - 1 phút nhé.
- Xin cảm ơn! - Bà già đáp và đi ra.
Bài 3. Tác dụng của phương châm về chất trong các đoạn trích 
"Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi"
Gợi ý: Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niềm tự hào.
Bài 4:
 Trong truyện “Đặc sản Tây Ban Nha”
 Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số “2” to tướng bên cạnh.
 Người phục vụ “A” một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.
Bài 5: Đọc những câu ca dao ,tục ngữ thể hiện phương châm lịch sự
VD: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:
Gv hệ thống bài
 HS đọc những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:
"Con rắn vuông" ,"Đi mây về gió", "Một tấc lên giời".
- Nắm nội dung bài .
 - Ôn tập mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ
Ngày soạn:20/10/2012 
Ngày dạy: 22/9/2012
Giáo viên: Vũ Phong
Trường THCS Vĩnh Phú
Tiết 4, 5, 6: rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt :
 Qua tiết học, HS có thể : 
- Được ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về VB thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về VB thuyết minh.
B. Chuẩn bị :
- GV : Đọc kĩ “ những điều cần lưu ý ” trong SGV Ngữ văn 8. I
- HS : Ôn lại kiến thức về VB thuyết minh .
- Sưu tầm 1 số bài văn, đoạn văn thuyết minh.
C.Hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức lớp : 
	9A:..	 
	9B:..
 	2. Kiểm tra bài cũ : kết hợp khi học bài mới.
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS ôn tập lại những kiến thức về VBTM. Trên cơ sở đó giúp HS nắm chắc đặc điểm, vai trò của VBTM.
- Em đã được học về VBTM ở chương trình Ngữ văn 8. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây ở mỗi câu hỏi?
* HS quan sát các câu hỏi ở bảng phụ, nhớ lại kiến thức đã học và lựa chọn.
- Câu 1: Đáp án D
- Câu 2: Đáp án D
* HS suy nghĩ, thảoluận - phát biểu
- Vai trò : cung cấp thông tin khách quan để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ về đối tượng sự việc, từ đó có thái độ và hành động đúng đắn. 
* GV chốt:
- VBTM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức ( kiến thức ) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
* HS thảo luận và lựa chọn đáp án:
’ Đáp án đúng là : D
* GV diễn giảng làm rõ và chốt lại các đặc điểm của VBTM ( ghi bảng ) .
’ VBTM có những đặc điểm sau :
- Cung cấp tri thức khách quan : Tất cả những gì được giới thiệu trình bày ... đều phải phù hợp với quy luật khách quan, đều phải đúng như đặc trưng bản chất của nó. ( phải tôn trọng sự thật ).
- Tính thực dụng : phạm vi sử dụng rộng, được nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực ngành nghề sử dụng.
- Về cách diễn đạt : trình bày rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ chính xác cô đọng, chặt chẽ, sinh động, thông tin ngắn gọn, hàm súc, số liệu chính xác.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập để ôn tập , củng cố kiến thức về VBTM.
* HS ghi bài tập vào vở.
* HS suy nghĩ , thảo luận và trả lời các yêu cầu của bài tập.
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS rút ra những điểm cần lưu ý trong VBTM . 
 Yêu cầu HS đánh dấu Đ ( đúng ) , S ( sai ) vào các câu ghi ở bảng phụ.
1. Trong các VB tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận khong xuất hiện yếu tố thuyết minh Ê
 2. Trong VBTM có yếu tố miêu tả Ê
 3. Trong VBTM khong có yếu tố tự sự Ê
 4. Trong VBTM, người thuyết minh cũng có thể tỏ thái độ của mình ( biểu cảm ) đối với sự vật, hiện tượng được nhắc tới. Ê
 1 HS lên bảng đánh dấu ( Đ , S ) theo yêu cầu vào bảng phụ. Các HS khác nhận xét, bổ sung. ’ GV nhận xét, bổ sung sửa chữa và đưa đáp án chính xác:
 - 1): S ; 2): Đ ; 3): S ; 4): Đ
-Như vậy cần lưu ý điều gì khi viết VBTM ?
’ Trong VBTM cũng có thể kết hợp với các phương thức khác như TM xen miêu tả, TM xen tự sự, TM xen biểu cảm.
* GV chốt : Lưu ý 1:
 -Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM cần lưu ý những điều gì ?
- Không nên quá lạm dụg để tránh tình trạng dẫn tới nhầm lẫn về phương thức biểu đạt.
* GV chốt : Lưu ý 2:
-Những h/ả nhân hoá trong VB “ Hạ Long Đá và Nước ” có được nhờ điều gì ?
- Nhờ khả năng quan sát thực tế và trí tưởng tượng phong phú của người viết.
* GV chốt : Lưu ý 3:
- Việc dùng lời thoại trong VBTM có tác dụng gì ? Hãy kể tên 1 VBTM đã được học có sử dụng biện pháp nghệ thuật đối thoại ?
* HS thảoluận - phát biểu:
- Tác dụng: cung cấp thông tin về đối tượng đang được thuyết minh.
* GV chốt: Lưu ý 4:
 -Trong các kiểu VBTM sau, một số kiểu VBTM nào nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật ?
A. TM về 1 phương pháp.
B. TM về những danh nhân.
C. TM về các danh lam thắng cảnh.
D. TM về 1 cách thức.
* HS thảo luận và lựa chọn đáp án:
’ Đáp án đúng là : B , C.
* GV chốt : Lưu ý 5:
- Bài 1 : Các đề tài cần sử dụng kiểu VBTM là : b , c , e.
Bài 2 : Đặc điểm của VBTM được thể hiện:
- Cung cấp cho ta tri thức về 1 sự vật trong đời sống tự nhiên bằng phương thức trình bày, giải thích.
- Tính thực dụng : giúp con người có hành động, thái độ và bảo vệ sự vật.
- Cách diễn đạt : sử dụng thuật ngữ ngành sinh học, nêu số liệu thông tin tương đối chính xác
* HS ghi bài tập và thảo luận theo nhóm đã phân công.
- Đại diện các nhóm trình bày yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày yêu cầu của bài tập và đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
’ Sau khi các nhóm đã trả lời và nhận xét bổ sung, GV đưa ra nhận xét chung và đưa đáp án :
a) 
- Đoạn1 : Đối tượng TM là kinh đô Huế.
- Đoạn 2 : TM về Hàm Rồng.
* Tính chất TM được thể hiện :
- Cung cấp những tri thức khách quan được hình thành bằng sự quan sát thực tế, bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng tra cứu, tìm hiểu tư liệu ...
* Đặc điểm của từng đối tượng thuyết minh.
- Về hình dáng
- Cấu tạo
- Trạng thái
- Giá trị,ý nghĩa đối với con người.
b) Các biện pháp nghệ thuật như : so sánh, nhân hoá thông qua liên tưởng, tưởng tượng.
’ Các đoạn văn thêm hấp dẫn sinh động tạo sức cuốn hút đối với người đọc người nghe.
- Đoạn 1 : Trạng thái, giá trị, ý nghĩa rất riêng của kinh đô Huế với khách tham quan.
- Đoạn 2 : Làm cho người đọc, người nghe hình dung sự kì thủtong cấu tạo của Hàm Rồng.
* Bài tập 4 : 
 GV cho HS thực hành viết đoạn, sau đó gọi 1 vài em đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét chung xem HS đã đạt được yêu cầu của bài tập chưa :
’ GV có thể gợi ý nếu HS viết chưa đạt : Có thể dùng câu đố về con ếch ở phần mở đầu để giới thiệu hoặc dùng các phép so sánh , nhân hoá.
* Bài tập 5 : 
* HS xác định :
- Đối tượng TM là danh nhân.
’ Có thể sử dụng các biện pháp 
nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, kể 
chuyện... 
- Giới thiệu về con người, phong 
cách, vai trò của Bác.
-Qua 2 bài tập trên em thấy các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng vào dạng đề bài thuyết minh nào ? 
I/ Ôn tập về VB thuyết minh :
Câu 1: Văn bản thuyết minh là gì ?
 A. Là VB dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến 1 kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
 B. Là VB trình bày ch ...  kỉ chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, tri kỉ lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.
3. Viết đoạn văn:
* Về nội dung, cần chỉ ra được:
- Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than, là nốt nhấn, là lời khẳng định.
- Gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúc cho phần sau: cội nguồn của tình đồng chí là những biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.
* Về hình thức: không quy định cụ thể, nên có thể tự lựa chọn cấu trúc đoạn cho phù hợp.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật -1969 - 2005).
Câu 8 ( tr 43): So sánh hình tượng người lính trong hai tác phẩm: Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.(Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo. Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên).
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ.
2. Thân bài: Cần làm rõ hai nội dung:
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
 - Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính.
	Nội dung 1:
 - Người lính chiến đầu cho một lí tưởng cao đẹp: Tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì lý tưởng "Súng bên súng, đầu sát bên đầu""Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước"...
 - Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy...
- Những con người thắm thiết tình đồng đội, gắn bó trong tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng.
- Những con người lạc quan, chất lính hồn nhiên, yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn...
	Nội dung 2:
- Hình tượng người lính thời chống Pháp: nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính. Họ xuất thân từ giai cấp nông dân; tâm hồn chất phác, tình cảm yêu nước, tình đồng chí, đồng đội được bộc lộ chân thành, giản dị (bài thơ Đồng chí). 
- Hình tượng người lính thời chống Mỹ: tâm hồn sôi nổi,tính cách tinh nghịch, hóm hỉnh, nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới trưỏng thành trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ xuất thân từ nhiều giai cấp, ở đây là hình tượng những thanh niên trí thức rời ghế nhà trường vào cuộc chiến (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
3. Kết bài: Nêu cảm xúc.
Gợi ý:
 Hai nhà thơ thuộc hai thế hệ thi nhân nối tiếp nhau trong cuộc trường chinh của dân tộc. Hai thi phẩm mà chúng ta đề cập tới là hai trong những tác phẩm tiêu biểu của mỗi thời kì văn học hay sự thể hiện hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ. Người lính trong hai bài thơ này là những hình ảnh tiêu biểu của thơ Việt Nam 1945 - 1975 sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc.
 Đọc Đồng chí, cảm nhận chung của chúng ta là, người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân. Hình ảnh họ được Chính Hữu mô tả chân thực, giản dị mà cao đẹp. Khác với khuynh hướng lãng mạn anh hùng mang dáng dấp tráng sĩ trượng phu của thơ ca đầu chống Pháp, cảm hứng của Chính Hữu trong Đồng chí hướng về chất thực của đời sống, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái "đời thực" của cuộc chiến đấu và người chiến sĩ. Cái đẹp trong khó khăn, thiếu thốn và nhất là cái đẹp trong tình đồng chí, đồng đội, thắm thiết, sâu nặng
 Nếu Đồng chí là hình ảnh của anh lính nông dân chưa biết chữ thời kì đầu kháng Pháp thì người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một hóa thân khác. Họ là những thanh niên học sinh đã qua 20 năm dưới mái trường Miền Bắc đi chiến đấu, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Người chiến sĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính không mang đặc điểm như đã nói ở trên tuy vẫn cùng bốn phương hội tụ, với tất cả sự trong sáng, hồn nhiên, vô tư. Họ, những người chiến sĩ lái xe, những chiếc xe từ trong bom đạn : đã về đây họp thành tiểu đội : Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe... Bởi vì Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Nên phải chịu bao gian khổ : gió, bụi, mưa xối xả song :
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ của Phạm Tiến Duật có cái tên chung là ta, chúng ta. Tất cả đều là đồng chí : trẻ, khỏe, dũng cảm bất chấp nguy hiểm.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản: Bài thơ về tiểu dội xe không kính? 
_ HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Học bài, ôn tập kĩ kiến thức 
 - Hoàn thiện các bài tập 
Ngày soạn:20/2/2013 
Ngày dạy: 2512/2013
Giáo viên: Vũ Phong
Trường THCS Vĩnh Phú
Tiết 16, 17, 18:
nghị luận trong văn tự sự
A: Mục tiêu cần đạt
H/s ôn tập củng cố và nắm vững kiến thức về các yếu tố trong văn tự sự
Rèn kĩ năng biết đưa các yếu tố vào trong bài viết văn tự sự cú kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận
Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực
B: Chuẩn bị: câu hỏi ôn tập 
C: Lên lớp
1. Tổ chức 
9A 9B
 2. Kiểm tra : lồng ghép khi ôn tập 
 3. Bài mới 
? Tác dụng của miêu tả?
? Vai trò, tác dụng của biểu cảm trong văn tự sự?
? Mục đích của yếu tố nghị luận trong văn tự sự?
GV: Miờu tả nội tõm cú vai trũ và tỏc dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tớnh cỏch nhõn vật (nhõn vật là yếu tố quan trọng nhất của tỏc phẩm tự sự. Xõy dựng nhõn vật nhà văn thường miờu tả ngoại hỡnh và miờu tả nội tõm. Miờu tả nội tõm nhằm tỏi hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tỡnh cảm, tư tưởng của nhõn vật -> chõn dung tinh thần của nhõn vật).
? Em hiểu thế nào là miờu tả nội tõm trong VB tự sự?
? Cú mấy miờu tả nội tõm -> 2 cỏch: Trực tiếp + giỏn tiếp.
-> cú thể quan sỏt được trực tiếp, cú thể cảm nhận được bằng cỏc giỏc quan.
-> Khụng quan sỏt được một cỏch trực tiếp.
?Tỡm một số đoạn văn. Thơ đó học miờu tả nội tõm nhõn vật.
- 1H/s đọc yờu cầu của BT
- Hưỡng dẫn H/s làm bài. Bỏm sỏt vào đoạn trớch.
- Cần chỉ ra được những cõu thơ MT nội tõm của Kiều?
- Trỡnh bày trước lớp.
- H/s khỏc nhận xột.
- Hướng dẫn H/s làm bài tập: chuyển toàn bộ lời kể của T/g sang lời của nhõn vật Thuý Kiều, chỳ ý xưng hụ cho phự hợp.
- Trỡnh bày trước lớp
- H/s khỏc nghe, nhận xột
- GV đỏnh giỏ.
- Hướng dẫn H/s làm BT
- Trỡnh bày trước lớp
- H/s khỏc nhận xột, bổ xung
- GV đỏnh giỏ
? Hãy viết lại đoạn văn trên, sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận, xác định rõ những yếu tố ấy.
H/s làm -> gv hướng dẫn, nx
H/s làm -> gv hướng dẫn, nx
I. Lí thuyết: 
1. miêu tả tạo nên “xương thịt” của câu chuyện. Những đoạn miêu tả trong văn tự sự để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc.
- Lưu ý: Có miêu tả thì truyện mới đậm đà, trong miêu tả không được lấn át lời kể, làm mờ, làm chìm cốt truyện.
2. Biểu cảm trong văn tự sự.
- Biểu cảm trực tiếp: Ngôn ngữ, giọng điệu
 Gián tiếp: Cảnh vật
 Dấu biểu cảm ( ; !)
- Góp phần làm cho câu chuyện cảm động, bộc lộ cảm xúc nhân v.
3. Nghị luận trong văn tự sự.
- Đối tượng: Người viết/người kể, nhân vật.
- Nội dung: + Những câu văn mang tính triết lí, khái quát (lí lẽ, ??)
 + Hình thức lập luận.
- Mục đích: Làm câu truyện tăng tính triết lý.
4. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
*Miờu tả nội tõm trong văn bản tự sự là tỏi hiện những ý nghĩ, cảm xỳc và diễn biến tõm trạng của nhõn vật. Đú là biện phỏp quan trọng để xõy dựng nhõn vật, làm cho nhõn vật sinh động.
*Người ta cú thể miờu tả trực tiếp bằng cỏch diễn tả những ý nghĩ, cảm xỳc, tỡnh cảm của nhõn vật; cũng cú thể miờu tả nội tõm giỏn tiếp bằng cỏch miờu tả cảnh vật, nột mặt, cử chỉ, trang phục của nhõn vật.
II. Luyện tập
1-Bài tập 1: SGK/117
Thuật lại đoạn trớch "Mó Giỏm Sinh" bằng văn xuụi, chỳ ý miờu tả nội tõm Thuý Kiều.
"Nỗi mỡnh thờm tức nỗi nhà
Ngừng hoa bong then trụng gương mặt dày"
-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ờ chề khi mỡnh bị coi như một mún hang khụng hơn. Là người luụn ý thức được nhõn phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trỏi (đau vỡ tỡnh duyờn trắc trở, uất vỡ "nỗi nhà" bị vu oan giỏ hoạ. Bao trựm tõm trạng Kiều ở đõy là sự đau đớn, tỏi tờ)
2-Bài tập 2: SGK/117
Đúng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc bỏo õn bỏo oỏn, trong đú bộc lộ trực tiếp tõm trạng của Kiều lỳc gặp Hoạn Thư.
- Tõm trạng Kiều lỳc gặp Hoạn Thư: oỏn giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phộp, những thực ra là chõm biếm, mỉa mai, chỡ chiết -> Nghe Hoạn Thư "trỡnh bày" phõn võn khú xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.
3- Bài tập 3: SGK/117
Kể lại diễn biến sự việc, chỳ ý miờu tả tõm trạng sau khi gõy ra việc khụng hay với bạn
(ví dụ: tõm trạng băn khoăn, hối hận khi việc khụng hay đú đó xảy ra)
4. Bài Tập 4. Cho đoạn văn tự sự sau:
“Hồi bé, tôi nhớ có lần bà bị ốm nặng. Bà nằm ở trên giường, không ăn uống gì cả. Tôi thì lại rất thèm những viên đường ngọt lừ của bà. Tôi gợi ý:
- Bà uống nước đường đi bà!
- Bà không uống đâu, cháu ạ!
 Tôi vùng vằng:
- Bà không ăn, đường nó chảy hết nước ra.
- Cháu ăn đi!
- Vâng ạ!”
Gợi ý.
Em có thể thêm những yếu tố đó bằng cánh nào?
Có thể thêm cả 3 yếu tố được không? lấy ví dụ từng yếu tố?
Bài tham khảo.
 Tuổi thơ ai chẳng vấp phải những lỗi lầm cho dù lớn hay nhỏ. Với tôi, tôi có một lần không thể quên với bà nội – người mà tôi kính yêu nhất.
 Hồi bé, tôi nhớ có lần bà bị ốm nặng. Bà nằm ở trên giường, gương mặt xanh xao, không ăn uống gì cả. Tôi thì lại rất thèm những viên đường ngọt lừ của bà. Tôi nghĩ mãi, nghĩ mãi rồi lân la đến bên bà:
- Bà uống nước đường đi bà!
- Bà nhìn tôi thật mệt nhọc:
- Bàbà không uống đâu!
Tôi thất vọng quá, vùng vằng:
- Bà không ăn, đường nó chảy hết nước ra.
 Hình như bà đã cảm nhận được vẻ thèm thuồng lộ rõ trên gương mặt của tôi, bà mỉm cười đôn hậu.
- Cháu ăn đi!
Tôi mở cờ trong bụng, liến thoắng: 
- Vâng ạ!
Thế rồi, tôi chạy biến đi, say sưa với những viên đường mà quên mất bà đang ốm.
Bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy xấu hổ vì khi bà ốm, tôi không chăm sóc bà, lại còn vòi vĩnh bà. Bây giờ, bà đã đi xa, tôi rất nhớ bà, nhớ những kỷ niệm đầy non nớt thơ ngây.
5. Bài Tập 5: “Nói đoạn ông cụ chạy đến mắc áo, giật cái áo trắng dài và cái áo the xuống, rồi rũ rõ kĩ. Rồi cởi tụt cái áo cộc ra, lộn các túi. Xong rồi lại tháo cả thắt lưng, đưa cho ông Tham xem. Giá có tiệt cụ cũng tụt phăng cả cái quần ra nốt, cho cháu tin rằng cả trong mình không giấu giếm cái ví vào chỗ nào. Nhưng cụ cũng cứ lấy 2 tay, nắn bóp khắp 2 đùi thật rõ, từ trên đến dưới”.
(Nguyễn Công Hoan – Mất cái ví).
+Miêu tả: + Chạy đến, giật, rũcởi
 + Cứ lấy 2 tay, nắn bóp
+ nghị luận: (giá có tiện). Lập luận CM
+ Biểu cảm: Ngôn ngữ châm biếm hài hước, động tác nhanh, một số câu không CN.
-> Tác dụng: + Nổi bật hành động, suy nghĩ của nhân vật: Muốn chứng minh cho cháu: mình trong sạch.
 + Đoạn văn mang giọng điệu hài hước -> một nét tiêu biểu cho ngòi bút trào phúng của Nguyễn Công Hoan
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:.
-GV hệ thống bài 
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
-Học bài, ôn tập kĩ kiến thức 
 - Hoàn thiện các bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them Ngu van 9.doc