A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết TCVL của clo: Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, độc, tan trong nước.
- Biết TCHH của clo:
+ Có một số TCHH chung của phi kim: Tác dụng với H2, với kim loại.
+ Tác dụng với nước --> Hỗn hợp axit có tính tảy màu.
+ Tác dụng với dd kiềm ---> Muối.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng dự đoán TC của chất dựa vào tính chất chung của chất.
- Biết tổ chức các thí nghiệm để kiểm chứng những dự đoán của mình
- Biết quan sát, giải thích các hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm
3. Thái độ:
- Có ý thức cộng tác nhóm
- Có ý thức nghiêm túc, thận trọng trong khi làm thí nghiệm hoá học đặc biệt khi tiếp xúc với hoá chất độc hại như khí clo.
Tuần: 16 Ngày soạn: 29/11/2009 Tiết: 31 Ngày dạy: 7/12/2009 Clo A. Mục tiêu bài học: Qua bài học H/S đạt được: 1. Kiến thức: - Biết TCVL của clo: Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, độc, tan trong nước. - Biết TCHH của clo: + Có một số TCHH chung của phi kim: Tác dụng với H2, với kim loại. + Tác dụng với nước --> Hỗn hợp axit có tính tảy màu. + Tác dụng với dd kiềm ---> Muối. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng dự đoán TC của chất dựa vào tính chất chung của chất. - Biết tổ chức các thí nghiệm để kiểm chứng những dự đoán của mình - Biết quan sát, giải thích các hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm 3. Thái độ: - Có ý thức cộng tác nhóm - Có ý thức nghiêm túc, thận trọng trong khi làm thí nghiệm hoá học đặc biệt khi tiếp xúc với hoá chất độc hại như khí clo. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1 - G/V: Chuẩn bị thí nghiệm: TN1: Cu tác dụng với clo: + Một bình nón đựng khí clo + Một dây đồng, nước cất, đèn cồn TN2: Clo tác dụng với nước và thử tính tảy màu của clo: + Một ống nghiệm đựng khí clo. ` + Một cốc nước + Giấy quỳ tím, kẹp. TN3: Clo tác dụng với dd kiềm: + Một ống nghiệm đựng khí clo. + Một ống nghiệm đựng dd NaOH. - H/S: Đọc trước nội dung bài học. Kết hợp cùng với G/V để chuẩn bị dụng cụ hoá chất làm TN C. tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày TCHH chung của phi kim. G/V: Ghi nhang ra góc bảng. 3. Nội dung bài học: Mở bài: Clo là một phi kim có hiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn. Vậy clo có những tíng chất nào? Clo có mang TCHH giống như TCHH chung của các phi kim không? Bài học .... G/V H/S HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lý của clo - G/V: Cho H/S quan sát lọ đựng khí clo ?. Nhận xét trạng thái màu sắc. - G/V: Yêu cầu H/S đọc thông tin SGK để bổ sung một số thông tin về tính chất vật lí của clo như tính tan, tính độc, mùi... ?. Căn cứ vào khối lượng mol của clo hãy so sáng độ nặng nhẹ của clo với không khí. HĐ2: Tìm hiểu tính chất hoá học của clo - Y/C học sinh đưa ra dự đoán về TCHH của clo - G/V cho H/S quan sát dụng cụ hoá chất đã chuẩn bị từ trước, giới thiệu qua. ?. Với dụng cụ và hoá chất hiện có để chứng minh clo phản ứng với kim loại ta nên tiến hành thí nghiệm nào. - G/V: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK ghi nhớ các bước tiến hành TN - G/V: Y/C một nhóm H/S lên tiến hành TN trước lớp. ?. Mô tả hiện tượng xảy ra trong TN ?. Giải thích hiện tượng xảy ra trong TN. - G/V: Bổ sung: Muối đồng khan thì có màu trắng còn khi ngậm nước hay bị hoà tan trong dd thì thường có màu xanh lam. - G/V: Y/C một H/S lên bảng viết PTHH xảy ra. ?. Qua kết quả thí nghiệm em có kết luận gì. ?. Mô tả lại hiện tượng xảy ra trong phản ứng của Clo với hidrô ?. Viết PTHH trong phản ứng đó. - G/V: Đặt vấn để: Ngoài các tính chất hoá học đó thì clo còn có tính chất hoá học nào khác - G/V: Làm TN biểu diễn: Dẫn khí clo vào ống nghiệm đựng nước có nhúng một mẩy giấy quỳ tím. - G/V: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Mô tả hiện tượng xảy ra. + Giải thích, viết PTHH xảy ra. - G/V: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và cho biết chất nào trong phản ứng đó đã làm quỳ tím bị mất màu. ?. Viết PTHH xảy ra - G/V: Bổ sung: Chính nhờ đặc điểm này mà trong thực tế nước clo thường được dùng để tẩy trắng bông vải sợi ( Công nghiệp sản xuất giấy...) - G/V: Lưu ý H/S hai chiều của phản ứng. - G/V hướng dẫn H/S làm TN ( Như SGK) - G/V: Yêu cầu một nhóm H/S lên làm TN biểu diễn trước lớp ( trình bày cách làm TN, mô tả hiện tượng xảy ra) - G/V: Yêu cầu H/S tự tìm hiểu thông tin SGK để giải thích hiện tượng xảy ra. ?. Viết PTHH I. Tính chất vật lí: - H/S: Quan sát lọ đựng khí clo. - H/S: Chất khí có màu vàng lục. - H/S: Đọc thông tin SGK và bổ sung tính chất vật lí của clo như: Độc, tan nhiều trong nước, có mùi hắc. - H/S: Tính tỉ khối của clo so với không khí từ đó rút ra kết luận: Clo nặng hơn không khí. II. Tính chất hoá học: - H/S: Một H/S đứng tại chỗ đưa ra dự đoán của mình. 1. Clo có những tính chất chung của phi kim. a. Tác dụng với kim loại: - H/S: Quan sát các dụng cụ hoá chất. - H/S: Thảo luận nhóm nhanh rồi đưa ra ý kiến của nhóm mình ( Yêu cầu: phản ứng giữa kim loại đồng với khí clo) - H/S: Đọc thông tin SGK ghi nhớ các bước tiến hành TN. - H/S: Đại diện một nhóm làm TN trước lớp, Các nhóm khác quan sát và ghi lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. - H/S: Đồng cháy trong clo tạo bột trắng, khi hoà tan vào nước tạo dd có màu xanh lam. - H/S: ở điều kiện nhiệt độ đồng đã tác dụng với Clo để tạo muối đồng (II) clorua - H/S: Viết PTHH: Cu + Cl2 --> CuCl2 (r) (k) (r) - H/S: Clo + kim loại --> muối. b. Tác dụng với H2 - H/S: Một H/S đứng tại chỗ trình bày. + PTHH: Cl2 + H2 --> 2HCl 2. Clo còn có TCHH khác: a. Tác dụng với nước: - H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm - H/S: Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi. + Hiện tượng: Quỳ tím ban đầu chuyển thành màu đỏ sau đó bị mất màu. + Giải thích: Clo đã tác dụng với nước tạo môi trường axit ( nên quỳ tím chuyển thành đỏ) ngoài ra sản phẩm còn có chất khác có tính tẩy màu do đó làm quỳ tím bị mất màu. - H/S: Nghiên cứu thông tin SGK nêu được: Chất HClO đã làm quỳ tím mất màu. + PTHH: Cl2 +H2O --> HCl + HClO b. Tác dụng với dd kiềm: - H/S: Ghi nhớ các bước làm TN. - H/S: Đại diện một nhóm lên làm TN trước lớp, các H/S khác quan sát bạn làm TN và các hiện tượng xảy ra trong TN. -H/S: Nêu được: dd tạo thành không màu nhưng làm mất màu dd quỳ tím. - H/S: ... +PTHH: Cl2 + NaCl --> NaCl + NaClO ( nước giaven) 4. Củng cổ – Luyện tập. ?. Trình bày TCHH của clo: + Có TCHH chung của phi kim: T/D với kim loại, với Hidro + Có TCHH riêng của clo: T/D với nước, T/D với dd kiềm Một H/S đọc kết luận SGK G/V cho H/S làm bài tập 5,6/SGK 5. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại nội dung bài học. - Làm bài tập: 1,2,3,4, 9,10,11/SGK/Tr81 - Đọc trước mục II và mục III của bài. Tuần: 16 Ngày soạn:04 /12/2009 Tiết: 32 Ngày dạy: 14/12/2009 Clo ( Tiết 2) A. Mục tiêu bài học: Qua bài học H/S đạt được: 1. Kiến thức: - Biết một số ứng dụng của clo - Biết phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng thao tác làm thí nghiệm ( TN điều chế clo) - Biết quan sát sơ đồ từ đó rút ra kíên thức về ứng dụng và điều chế clo. 3. Thái độ: - Có ý thức cộng tác nhóm - Có ý thức nghiêm túc, thận trọng trong khi làm thí nghiệm hoá học đặc biệt khi tiếp xúc với hoá chất độc hại như khí clo. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1 - G/V: + Bộ tranh mô tả ứng dụng của clo + Bộ TN điều chế clo trong phòng thí nghiệm. 2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày TCHH của clo? Viết PTHH minh hoạ. 3. Nội dung bài học: G/V H/S HĐ1: Tìm hiểu những ứng dụng của clo - G/V: Cho H/S quan sát hình 34/SGK phóng to. ?. Quan sát hình 34 em hãy cho biết clo có những ứng dụng gì? - G/V: Bản thân clo là một khi rất độc, nhưng nếu biết sử dụng thì chúng có nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. HĐ2: Tìm hiểu phương pháp điều chế clo - G/V: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK. ?. Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ta cần sử dụng nguyên liệu gì? - G/V: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3.5/SGK – cách lắp bộ dụng cụ điều chể khí clo. - G/V: Yêu cầu một H/S lên lắp bộ dụng cụ điều chế khí clo như sơ đồ H34. - G/V: Lưu ý một số điểm để đảm bảo thí nghiệm thành công và an toàn rồi yêu cầu một H/S lên tiến hành thí nghiệm điều chế khí clo. - G/V: Yêu cầu một H/S dưới lớp nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ?. Chất khí sinh ra trong thí nghiệm là khí gì? - G/V: Ngoài khí clo thì trong phản ứng trên sản phẩm còn có muối MnCl2 và nước. - G/V: Yêu cầu một H/S lên viết PTHH xảy ra trong TN. - G/V: Yêu cầu H/S thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ?. Vai trò của H2SO4 đặc và bông tẩm xút trong thí nghiệm điều chế Clo. ?. Vì sao không thu khí Clo bằng phương pháp đẩy nước. - G/V: Sử dụng sơ đồ giới thiệu phương pháp điều chế clo bằng điện phân dd muối ăn bão hoà bằng bình điện phân có màng ngăn. - G/V: Yêu cầu một H/S lên viết PTHH xảy ra. III. ứng dụng của clo - H/S: Quan sát hình 34/SGK thảo luận nhóm tìm ra những ứng dụng của clo. - H/S: Cử đại diện trình bày. Y/C: + Khử trùng nước sinh hoạt. + Tẩy trắng vải sợi, bột giấy. + Là nguyên liệu điều chế nước gia ven. + Nguyên liệu điều chế nhựa PVC, chất dẻo... IV. Điều chế khí clo. 1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. - H/S: Đọc thông tin SGK. a. Nguyên liệu: - H/S: Nguyên liệu dd HCl và MnO2 ( hoặc KMnO4) - H/S: Quan sát H34 ghi nhớ cách lắp dụng cụ thí nghiệm. - H/S: Một H/S lên lắp bộ dụng cụ, các H/S khác quan sát nhận xét về cách lắp và các thao tác làm của bạn mình. - H/S: Một H/S lên tiến hành thí nghiệm, các H/S khác quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. - H/S: Khi nhỏ dd HCl vào MnO2 ( răn, đen) xuất hiện khí màu vàng lục - H/S: Khí có màu vàng lục đó là khí Clo b. PTHH: 4HCl + MnO2 --> MnCl2 + Cl2 + 2H2O - H/S: thảo luận nhóm đẻ trả lời câu hỏi. Y/C: + H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước có lần trong khí clo thoát ra + Bông tẩm xút để khử khí clo không cho khí clo thoát ra ngoài ( khí clo thoát ra ngoài gây độc hại) + Nếu thu khí clo bằng phương pháp đẩy nước thì clo sẽ tác dụng với nước tạo chất mới. 2. Điều chế clo trong công nghiệp - H/S: Quan sát sơ đồ, ghi nhớ thông tin. + PTHH: 2NaCl + 2H2O ---> 2NaOH + Cl2 + H2 4. Củng cố – luyện tập. - Y/C học sinh nhắc lại nội dung chính của bài. - Cho H/S làm một số bài tập luyện tập: 4,7,8,9/SGK/Tr81 5. Hướng dẫn học ở nhà: - xem lại nội dung chính của bài. - Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT của bài Clo. - Xem trước bài Cacbon.
Tài liệu đính kèm: