Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 8 đến 10 - Chủ đề 1: Ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới (Mĩ-Nhật bản-Tây âu)

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 8 đến 10 - Chủ đề 1: Ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới (Mĩ-Nhật bản-Tây âu)

1. Kiến thức

 - Nắm được những nét lớn tình hình KT Mĩ, Nhật, Tây Âu sau CTTG thứ hai.

 - Hiểu được chính sách đối nội và đối ngoại của giới cầm quyền ở Mĩ, N, Tây Âu.

 - Hiểu rõ xu thế liên kết trong khu vực ngày càng phát triển phổ biển trên thế giới và Tây Âu đã đi dầu trong xu thế đó.

2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng tư duy, phân tích khái quát vấn đề.

 - Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và phương pháp tư duy, logic trong việc đánh giá phân tích các sự kiện lịch sử và biết so sánh liên hệ thực tế.

 

docx 11 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 8 đến 10 - Chủ đề 1: Ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới (Mĩ-Nhật bản-Tây âu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10, 11, 12: CHỦ ĐỀ 1: BA TRUNG TÂM KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
 (Mĩ-NHẬT BẢN-TÂY ÂU) ( 3 tiết)
I. Các bài liên quan của chuyên đề 
Bài 8 : Nước Mĩ
 Bài 9 : Nhật Bản
 Bài 10 : Các nước Tây Âu
II. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái đội của chuyên đề
1. Kiến thức
 - Nắm được những nét lớn tình hình KT Mĩ, Nhật, Tây Âu sau CTTG thứ hai. 
 - Hiểu được chính sách đối nội và đối ngoại của giới cầm quyền ở Mĩ, N, Tây Âu.
 - Hiểu rõ xu thế liên kết trong khu vực ngày càng phát triển phổ biển trên thế giới và Tây Âu đã đi dầu trong xu thế đó.
2. Kỹ năng
 Rèn kỹ năng tư duy, phân tích khái quát vấn đề.
 - Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ và phương pháp tư duy, logic trong việc đánh giá phân tích các sự kiện lịch sử và biết so sánh liên hệ thực tế. 
3. Thái độ
 -Nhận thức thực chất các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà cầm quyền Mĩ
 -Mối quan hệ giữa nước ta và Mĩ 
 -GD ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật
4. Định hướng năng lực được hình thành:
 - Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực đặc thù: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
III. Phương pháp
 Thảo luận, đàm thoại, giải quyết vấn đề, nhóm
IV. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
Nội
dung
Nhận biết
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả mức độ cần đạt)
Nước Mĩ 
Trình bày được những nét chính về kt, chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau CTTGT2 
- Giải thích được nguyên nhân phát triển và nguyên nhân suy giảm của kinh tế Mĩ
- Phân tích được mục tiêu, kết quả của chiến lược toàn cầu của Mĩ
- Liên hệ kt Mĩ chính sách đối nội-ngoại của Mĩ hiện nay
- Liên hệ mối quan hệ V-M
Nhật Bản
Trình bày được:
- Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách dân chủ của NB sau chiến tranh
-Những nét chính về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của NB sau chiến tranh 
- Lý giải được nguyên nhân Nhật Bản đạt được sự phát triển thần kì sau chiến tranh
- So sánh được điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Mĩ
- Học sinh rút ra được bài học từ sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
- Mối quan hệ giữa VN và Nhật Bản
Các nước Tây Âu
- Trình bày được tình hình kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh
- Quá trình liên kết khu vực ở các nước Tây Âu
Giải thích được vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau
Chứng minh được sự lớn mạnh và hiệu quả của liên minh châu Âu 
- Mối quan hệ giữa VN và EU
V. Chuẩn bị
1. GV: - Giáo án, SGK, Bản đồ TG
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong bài 8, 9, 10
VI. Tiến trình dạy-học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
 Câu 1: Những nét nổi bật của MLT từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ?
 Câu 2 : Trình bày những nét chính về CM cu ba ? 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
A.	HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
* Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh làm bài tập.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân nêu vấn đề.
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát
Giới thiệu chủ đề: Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước tư bản đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu. Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, Nhật bản đạt được sự phát triển thần kì về kinh tế, Liên minh EU trở thành liên minh kinh tế, chính trị lớn mạnh nhất thế giới. 
 Mĩ đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Với sự vượt trội về kinh tế tài chính, khoa học kĩ thuật, ngày nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28’)
TIẾT 1( TIẾT 10)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh ( 15 phút)
*Mục tiêu: HS trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.
* Phương pháp: Miêu tả, thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan. 
 GV: Nước Mĩ gồm 3 bộ phận lãnh thổ-lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca, quần đảo Ha-oai)...
? Cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau CTTG II từ 1945 đến 1973?
? -HS trả lời-GV bổ sung:
GV bổ sung nhận xét: Lục quân tử vị trí 17 trước triến tranh vươn lên hàng đầu, có hệ thống quân sự dày đặc khắp thế giới( 3000 căn cứ)
? TLN: Nguyên nhân nào dẫn đến sự ph¸t triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ?
-HS thảo luận- đại diện nhóm trả lời
-Nhóm khác nhận xét-GV đánh giá chốt kiến thức
- Lãnh thổ rộng lớn, TNTN phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dụng ct để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và phương tiện ct (114 tỉ USD lợi nhuận).
- Áp dụng những thành tựu của cuộc CM KHKT hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu SX
-Có điều kiện hòa bình được ĐTD và TBD che trở không bị chiến tranh tàn phá.
-Có chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò thúc đẩy ktế Mĩ phát triển.
? Trong những thập niên tiếp theo nền kinh tế Mĩ như thế nào?
-Mĩ trở thành con nợ lớn nhất trong những năm 80.
? Nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm?
-Theo con số chính thức Bộ thương mại Mĩ công bố năm 1972 Mĩ chi 352 triệu USD cho quân sự
Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ sau chiến tranh Mĩ (13 phút)
*Mục tiêu: HS trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
* Phương pháp: Miêu tả, tường thuật, thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan. 
 ? Nêu những nét cơ bản trong chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh?
? Nêu những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh?
- GV nhận xét bổ sung về chiến lược toàn cầu
? Em biết gì về mối quan hệ của Mĩ với VN?
-Từ 1948-1954: Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược ĐD của TDP
 -Từ năm 1954-1975: Mĩ xâm lược VN....
 - Từ năm 1975-1995: Hoa Kì cấm vận VN và dùng quyền lực của mình ngăn cản các nỗ lực giúp đỡ VN từ quốc tế.
 - Từ 1995 đến nay: Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN. 
I. NƯỚC MĨ
1.Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
a. Giai đoạn 1945-1973
 - Là nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
*Nguyên nhân phát triển
- Giàu TNN
- Không bị chiến tranh tàn phá
- Thu lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí
- Thừa hưởng thành tựu của KHKT thế giới
b. Giai đoạn 1973đến nay
* Đặc điểm
-Kinh tế giảm sút về nhiều mặt
*Nguyên nhân
+ Sự cạnh tranh của Tây Âu, NBản
+ Khủng hoảng, suy thoái
+ Chi phí nhiều cho quân sự
+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
2 Sự phát triển vÒ khoa học kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh
 Lồng nghép với nội dung bài 12
3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
a. Đối nội 
- Ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại ĐCS, phong trào công nhân và phong trào dân chủ
b. Đối ngoại:
- Đề ra "chiến lược toàn cầu" 
-“Viện trợ” để khống chế các nước nhận viện trợ
-Thành lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược
-Từ 1991 xác lập “thế giới đơn cực”
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước Mĩ.
* Phương pháp: Cá nhân, phát vấn
Câu 1. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai do
A. bóc lột sức lao động của người dân trong nước.
B. không bị chiến tranh tàn phá.
C. đầu tư bóc lột các nước thuộc địa.
D. không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Câu 2. Điểm nổi bật kinh tế Mĩ từ những năm 70 của TK XX là
A. ngày càng giảm sút. B. Ngày càng phát triển.
C. đứng đầu thế giới về mọi mặt. D. Tài chính ổn định.
Câu 3. 20 năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ như thế nào?
A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
B. Kinh tế Mĩ bước đầu phát triển.
C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.
D. Kinh tế Mĩ bị suy thoái.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
* Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
 * Phương pháp dạy học: cá nhân, thuyết trình; 
 Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản? Quan hệ ngoại giao Việt – Mĩ sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào?
- Ôn lại từ bài 1 đến bài 7 tiết sau thi giữa kì
TIẾT 2 (TIẾT 11)
1. Ổn định tổ chức (1 phút) 
 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
A.	HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
* Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh làm bài tập.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân nêu vấn đề.
GV trực quan một số tranh ảnh về đất nước Nhật Bản. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?
+ Qua hình ảnh này em thấy nền kinh tế Nhật Bản ra sao?
+ Em hiểu gì về đất nước Nhật Bản?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về Nhật Bản, Nhật Bản có nhiều thiên tai, đất nước giàu có, con người cần cù...
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành một siêu cường về kinh tế, đứng thứ 2 TG (sau Mĩ). Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của đất nước Nhật Bản?... Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28’)
Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.(10 phút)
*Mục tiêu: HS biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Phương pháp: Miêu tả, thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan. 
GV giới thiệu đôi nét về nước Nhật
? Em hãy cho biết tình hình Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
-Sau CTTGT2, Kinh tế NB bị tàn phá nặng nề 34% máy móc, 25% công trình, 50% tàu biển bị phá huỷ,13 triệu người bị thất nghiệp, 22 triệu người không có nhà ở, lương thực và hàng tiêu dùng thiếu thốn, mất hết thuộc địa, chủ quyền của NB chỉ còn trên 4 hòn đảo Hốc cai đô, Kiu xiu, Xi cô-cư, Hôn - su 
? Để thoát khỏi tình trạng trên Nhật Bản đã làm gì?
-Quân đội Mĩ chiếm đóng NB đã không cai trị trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền Nhật Bản, kể cả vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. 
? Ý nghĩa của những cải cách đó?
 - Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ
- Mang luồng không khí mới cho nhân dân. 
-Tạo nên sự phát triển thần kì về nền kinh tế. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển “ thần kì” của BN sau chiến tranh ( 18 phút)
*Mục tiêu: HS trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó.
* Phương pháp: Miêu tả, tường t ... an trọng của nhà nước
 - Các xí nghiệp, công ti năng động có tầm nhìn xa, quản lí tốt.. 
3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh 
(Không dạy)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước Mĩ.
* Phương pháp: Cá nhân, phát vấn
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?
A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Câu 2. Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?
A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.
C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
Câu 3. Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược.
B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.
Câu 4. Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.
B. Tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
C. Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.
D. Từ nước chiến bại Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Câu 5. Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. 
B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh
C. Các đảng phái tranh giành quyền lực. 
D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi
A. quân đội Mĩ.	 B. quân đội Anh.
C. quân đội Pháp.	 D. quân đội Liên Xô.
Câu 7. Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì"
B. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn.
D. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á.
Câu 8. Nhân tố khách quan nào tạo điều kiện cho sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản?
A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất 
B. Vai trò quản lý, lãnh đạo của Nhà nưóc.
C. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
D. Con người được coi là vốn quý nhất.
Câu 9. Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển kinh tế "thần kì" của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là
A. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng nhanh
C. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng.
D. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
* Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
 * Phương pháp dạy học: cá nhân, thuyết trình; 
Sau sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay?
- Thời gian: 3 phút.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
   + Học bài cũ, soạn bài 10: Các nước Tây Âu. Nắm khái quát tình hình các nước Tây Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về các nước Tây Âu và mối quan hệ giữa các nước Tây Âu với Việt Nam.
 TIẾT 3 (TIẾT 12)
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút )	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
 Câu 1: Nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách dân chủ sau chiến tranh?
 Câu 2: Nêu những dẫn chứng, nguyên nhân sự phát triển kinh tế NB sau CT thế giới thứ hai?
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
* Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh làm bài tập.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân nêu vấn đề.
 GV giới thiệu bài :Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tình hình châu Âu có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Một trong những biến đổi to lớn đó là sự liên kết các nước châu Âu tropng tổ chức Liên minh châu Âu (EU), đây là liên minh lớn nhất, chặt chẽ và có sự thành công lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1 ( 13 phút)
*Mục tiêu: HS biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Phương pháp: Miêu tả, tường thuật, thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan. 
-GV giới thiệu về các nước Tây Âu
-Là một trong 2 khu vực lớn nhất châu Âu
-Có truyền thống văn hoá lâu đời được đánh dấu bằng các mốc của thời văn hoá phục hưng của thế kỉ ánh sáng.
-Là trung tâm văn minh lớn nhất trong thời kì cận đại, hiện đại, là cái nôi của những cuộc cách mạng công nghiệp hen chốt trong lịch sử
? Em hãy cho biết những thiệt hại của các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai?
? Để khôi phục kt các nước Tây Âu đã làm gì?
-Kế hoạch mạng tên tướng Mac-san lúc đó là ngoại trưởng Mĩ đề ra
? Về chính sách đối nội, đối ngoại , các nước Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?
GV: Nêu rõ về việc các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại của mình với những cuộc chiến tranh xâm lược: Hà Lan trở lại xâm lược In đô nê xi a (11/1945), Pháp trở lại xâm lược đông dương (9/1945), Anh trở lại xâm lược Mã Lai (9/.1945) song cuối cùng các nước Tâu Âu đều bị thất bại.
? Tình hình nước Đức sau chiến tranh như thế nào?
-Sau chiến tranh, nước Đức bị phân chia làm 4 khu vực với sự chiếm đóng và kiểm soát của Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp. Trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, 4 khu vực đã phân chia thành hai nước: CHLB Đức ở phía Tây, CHDC Đức ở phía đông. Ở Tây Đức với kế hoạch Mac-san kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, trở thành nước đứng thứ 3 trong thế giới tư bản.
? Vì sao Cộng hoà lien bang Đức lại có nề kinh tế phát triển nhất Tây Âu?
-Được Mĩ giúp đỡ, cho vay tiền..
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2 ( 15 phút)
*Mục tiêu: HS trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Phương pháp: Miêu tả, tường thuật, thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan. 
? Thảo luận nhóm (3 phút): Sự liên kết khu vực của các nước Tâu Âu diễn ra như thế nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu?
? Những hiểu biết của em về mối quan hệ VN-EU?
- Năm 1990 quan hệ EU - Việt Nam chính thức được thiết lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.
- Tháng 7 năm 1995 EU và Việt Nam ký hiệp định hợp tác toàn diện, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên.
-Năm 1996, EU chính thức mở phái đoàn đại diện thường trực tại HN. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của VN trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, thương mại đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của VN
III. CÁC NƯỚC TÂY ÂU
1. Tình hình chung
a. Kinh tế
- Bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh
- Các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san kinh tế được phục hồi nhưng lệ thuộc vào Mỹ.
b.Đối ngoại 
- Gây chiến tranh xâm lược, 
- Tham gia khối NATO,
- Chạy đua vũ trang...
c. Nước Đức sau chiến tranh
- Bị chia thành 2 nước:
+ Cộng hoà liên bang Đức (9-1949)
+ Cộng hoà dân chủ Đức (10-1949)
- 10-1990 hai nước thống nhất thành nước Cộng hoà Liên bang Đức. Hiện nay nước Đức có tiềm lực kinh tế mạnh nhất Tây Âu
2. Sự liên kết khu vực 
a. Quá trình liên kết
- 4-1941Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập.
- 3-1957 “Cộng đồng năng lược nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” EEC ra đời.
- 7-1967, 3 cộng đồng trên sáp nhập thành “Cộng đồng châu Âu” EC
- 12-1991 đổ tên thành “Liên minh châu Âu” EU
->Trung tâm kinh tế lớn nhất TG
b. Nguyên nhân (SGK)
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
* Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
 * Phương pháp dạy học: cá nhân, học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
 Câu 1. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu
A. phát triển chậm chạp. B. tăng trưởng chậm.
	C. phát triển nhanh chóng. D. được phục hồi.
Câu 2. Tháng 4 -1951, "Cộng đồng than thép châu Âu" ra đời gồm mấy thành viên?
A. 5 thành viên.	 B. 6 thành viên.
C. 7 thành viên.	 D. 8 thành viên.
Câu 3. "Kế hoạch Mac-san" (1948) còn được gọi là
	A. Kế hoạch phục hưng Tây Âu. 
	B . Kế hoạch phục hưng châu Âu.
C. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. 
D. Kế hoạch phục hưng văn hóa châu Âu.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về quân sự?
A. Không quan hệ ngoại giao với Liên Xô 
B. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.
C. Thiết lập nhiều căn cứ quân sự. 
D. Tham gia khối quân sự NATO.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hành động của các nưóc Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ của mình là
A. tìm cách trở lại xâm chiếm. 
B. thiết lập quanhệ ngoại giao bình đẳng. 
C. tăng cường viện trợ kinh tế 
D. tôn trọng độc lập của họ
Câu 6. Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa nhờ sự giúp đỡ tích cực của
A. Mĩ B. Liên Xô. 
C. Mĩ, Anh, Pháp D. Nhật Bán
Câu 7. Nội dung nào không phải là nguyên nhân phản ánh xu hướng liên kết kinh tế giữa các nưóc Tây Âu?
A. Nhằm củng cố thế lực của giới cầm quyền. 
B. Nhằm mở rộng thị trường.
C. Muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc Mĩ
D. Nền kinh tế các nước không cách biệt nhau lắm.
	Câu 8. Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu là
A. EC 	B. EEC. C. EU. D. EURO.
Câu 9. Tới nay, Liên minh châu Âu là
A. liên minh kinh tế - đối ngoại lớn nhất hành tinh.
B. liên minh chính trị-văn hóa lớn nhất hành tinh,
C. liên minh khoa học - kĩ thuật lớn nhất hành tinh. 
D. liên minh kinh tế-chính trị lớn nhất hành tinh.
Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
	B. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.
	C. Sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san.
	D. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
* Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
 * Phương pháp dạy học: cá nhân, thuyết trình; 
* Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, giao tiếp
Câu 1: Để phát huy tốt mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), nếu em là một doanh nhân Việt Nam em cần phải làm gì? 
Câu 2: Hãy nêu tên các nguyên thủ của các nước Tây Âu đã đến thăm Việt Nam? 
- Học bài. Đọc và trả lời theo hệ thống câu hỏi bài 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_bai_8_den_10_chu_de_1_ba_trung_tam_kin.docx