Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 11 - Tiết : 11 - Bài 10: Tự lập (1 tiết)

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 11 - Tiết : 11 - Bài 10: Tự lập (1 tiết)

I- Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức :

- Học sinh nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập

- Giải thích được bản chất của tính tự lập

- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội

2.Về kĩ năng :

Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần : 11 - Tiết : 11 - Bài 10: Tự lập (1 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10 /2010, lớp dạy: từ 8a1 đến 8a7
Tuần	 : 11 ; Tiết : 11
Bài 10: TỰ LẬP
(1 tiết)
Mục tiêu bài học
Về kiến thức :
Học sinh nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập
Giải thích được bản chất của tính tự lập
Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội
2.Về kĩ năng :
Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân
3.Về giáo dục :
Học sinh thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
II-Chuẩn bị
Giáo viên : Giáo án, sgk, bảng phụ
 Mẫu gương những người có tính tự lập cao
Học sinh : Đọc trước mẩu chuyện về tính tự lập của Bác Hồ
 III-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 3: Khai thác phần đặt vấn đề 
Mục đích : Giúp học sinh thêm yêu quý Bác Hồ và biết thế nào là tự lập cùng những biểu hiện của tự lập qua tấm gương của Người.
Gv phân vai cho học sinh đọc truyện
Gv: Khi đọc bài này chúng ta phải đọc thật kiên quyết, dứt khoát, thể hiện sự quyết tâm trước lúc ra đi tìm đường cứu nước của Bác. 
Học sinh đọc
? Bác Hồ ra đi vào thời gian nào? Tại đâu?
-5/6/1911, tại Bến Nhà rồng.
? Bác mang theo hành trang về vật chất là gì?
-Hai bàn tay trắng
? Hành trang về tinh thần là gì?
-Lòng yêu nước, căm thù giặc.
? Vì sao Bác có thể ra đi với hai bàn tay trắng?
- Có sẵn lòng quyết tâm, ý chí vượt khó.
? Em suy nghĩ gì sau khi được nghe lại câu chuyện trên?
Hs phát biểu suy nghĩ của mình
? Qua câu chuyện em học tập thêm được đức tính gì của Bác?
-Tự lập
? Tìm những biểu hiện tính tự lập của Bác ?
-Không sợ khó khăn, làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
? Qua Bác, em hiểu thế nào là tự lập?
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét, rút ra khái niệm
*câu hỏi thảo luận:
1.Tìm một số biểu hiện của tính tự lập trong học tập?
 (Nhóm 1 và 2)
2. Tìm một số biểu hiện của tính tự lập trong lao động?
 (Nhóm 3 và 4)
Học sinh tiến hành thảo luận
Đại diện nhóm 1 trả lời 
Biểu hiện của tính tự lập trong học tập: tự giác học bài, làm bài, không đợi ai nhắc nhở, trung thực trong thi cử, kiểm tra,
Nhóm 2 nhận xét, bổ sung
Đại diện nhóm 3 trả lời 
- Biểu hiện của tính tự lập trong lao động: tự giác giặt đồ, sắp xếp góc học tập của mình, bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định, giúp mẹ làm việc nhà,
Nhóm 4 nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thảo luận tích cực.
? Người có tính tự lập thể hiện là người như thế nào? 
*Lồng ghép ATGT
? Tính tự lập thể hiện như thế nào khi tham, gia giao thông ?
-Tự giác chấp hành luật ATGT ( đội MBH, đi đúng phần đường quy định,)
? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ trái với tự lập?
Há miệng chờ sung
Ôm cây đợi thỏ,.
Gv gọi học sinh giải thích câu trên.
? Một người nào đó luôn muốn hưởng thụ thành quả lao động của người khác mà không làm gì cả thì có đạt được hay không?
- không
Gv: để biết tự lập có ý nghĩa thế nào ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo
I-Nội dung bài học
1. Khái niệm:
Tự lập là tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
2.Biểu hiện:
-Luôn tự tin,bản lĩnh, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
-Có ý chí nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
Hoạt động 4: Nêu gương những người thành công nhờ có tính tự lập cao.
Mục đích : Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của đức tính tự lập trong cuộc sống , từ đó nắm được nhiệm vụ của mình trong rèn luyện tính tự lập.
Gv nêu một vài tấm gương điển hình về tính tự lập
“bốn thủ khoa-một điểm chung”, “từ làm thuê đến làm chủ doanh nghiệp”,.
Học sinh lắng nghe
? Kể về những bạn học sinh có đã học giỏi nhờ có tính tự lập mà em biết?
Học sinh nêu gương tốt 
? Theo em tính tự lập có cần thiết cho con người hay không? Vì sao?
-Cần thiết, vì giúp con người thành công 
Gv: đó cũng chính là ý nghĩa của tính tự lập 
? Để thành công, để được người khác nể phục thì học sinh cần phải làm gì?
Học sinh trả lời
? Ta cần rèn luyện tính tự lập từ khi nào?
Khi còn đi học.
Gv giảng giải thêm rút ra những nhiệm vụ của hs.
3.Ý nghĩa
Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống
Xứng đáng nhận được sự kính trọng, nể phục của mọi người
4.Nhiệm vụ của học sinh
Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Hoạt động 5: làm bài tập
Mục đích : Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình về tính tự lập để làm bài tập.
Gọi học sinh đọc bt 1/ 26
Gv: bài tập này đã kết hợp giải quyết trong bài học ( có thể gọi hs nhắc lại)
Bt 2/ 26
? Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến đó? Giải thích vì sao?
Học sinh trả lời
Gv giải thích thêm.
II-Bài tập
2.Tán thành : Ý kiến c, d, đ, e.
Không tán thành: a, b
Hoạt động 6: củng cố 
Bảng phụ: bản kế hoạch rèn luyện tính tự lập 
STT
Các lĩnh vực
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện
Thời gian tiến hành
Dự kiến kết quả
1
Học tập
2
Lao động
3
Hoạt động tập thể 
4
Sinh hoạt cá nhân
Gv hướng dẫn học sinh lập bản kế hoạch rèn luyện tính tự lập theo mẫu trên
Gọi 2 hoặc 3 em trình bày bản kế hoạch của mình để cả lớp cùng nhận xét, học hỏi lẫn nhau.
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà
Học bài
Làm bài tập 3 và 4 sgk/27
Sưu tầm một số ca dao, tục ngữ về lao động tích cực để chuẩn bị cho bài 11 “lao động tự giác và sáng tạo”

Tài liệu đính kèm:

  • docb10.doc