Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương Nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương Nhiễm sắc thể

Cấu tạo NST

- NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào , đễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. ở người 2n=46, ruồi giấm 2n= 8

 - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.

+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.

+ Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.

 

doc 44 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương :Nhiễm sắc thể
I.Nhiễm sắc thể
1.Cấu tạo NST 
- NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào , đễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. ở người 2n=46, ruồi giấm 2n= 8 
 - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.
+ Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.
- Cấu trúc:
+ ở kì giữa NST gồm 2 cromatit( nhiễm sắc tử chị em ) gắn với nhau ở tâm động( eo thứ nhất ) chia nó thành 2 cánh .Tâm động là điểm dính của NST vào sợi tơ vô sắc .Một số NST cóc eo thứ 2 .
+ Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
2.Chức năng của NST .
- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
*Câu hỏi 
1.Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng.Phan biệt sự khác nhau 
2.Phân biệt bộ NST đơn bội và lưỡng bội 
3.Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì?
Trả lời :
Câu 1: - NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôI của NST gồm có 2 crômatít giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất 1 nguồn gốc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
Cặp NST tương đồng : là cặp gồm 2 NST độc lập với nhau giống nhau về hình dạng , kích thước mang tính chất 2 nguồn gốc 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có ngqồn gốc từ mẹ .
- Phân biệt :
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 cbômatit giống nhau , dính nhau ở tâm động .
- Mang tính chất 1 nguồn gốc 
- Hai cromatit hoạt động như 1 thể thống nhất 
- Gồm 2 NST độc lập ciống nhau về hình dạng,kíah thước 
- Mang tính chất 2 nguòn gốc 
- Hai NST của cặp tương Âồng hoạt động độc lập nhau 
Câu 3: 
Sự đóng, duỗi xoắn có tính chất chu kì vầ ở kì trung gian, NST ở dạng duỗi poắn, sau đó!bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và đóng xoắn cực đại ở kì giữa. Sang kì sau, NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ờ k— cuối. Khi tế bào con được tạo thành ậ kì trune gian NST ở dạng duỗi xoắn ho5. tkàn. Sau đõ NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì qUa các thế hệ.
II. Nguyên phân 
1.Ihái niệm :
- Nguyên pHân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể đồng thờ) duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản vô tính 
2.Những biếl đổi của NST trong nguyên phân 
- Kì trung gian NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh, mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kÀp.
- Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân.
Các kì
Những biến đổi cơ bảl của NST
Kì đầu
- NST b>t ơầu đóng xoắn 6à co ngắn nên có hìn( thái rõ rệt.
- Các NST đính vào các sợi tơ của thmi p(ân bào ở tâm động, màng nhân tiêu giảm, trung tử di chuyển về 2 cự# tế bào 
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
Kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ.
3.ý nghĩa của nguyên phân 
- ý nghiã của nguyên phân đối với di truyền :
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các laòi sinh sản vô tính .
+ Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển cơ thể :
+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào , giúp cho sự sinh trưởng của các mô , cơ quan nhờ đó tạo cho các cơ thể đa bào lớn lên được 
+ ở các mô, cơ quan cơ thểcòn non thì tốc độ nguyên phân diễn ra mạnh.Khi các mô cơ quan đạt khối lượng tối đa thì ngừng sinh truởng lúc này nguyên phân bị ức chế 
+ Nguyên phân còn tạo ra các tế bào mới để bù đắp các tế bào của các mô bị tổn thương hoặc thay thế các tế bào gìa chết .
III.Giảm phân 
1.KháI niệm :
- Giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào xảy ra ở các tế bào sinh dục vào giai đoạn chín bao gồm noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 
- Quá trình giảm phân bao gồm 2 lần phân bào .Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 2 làn phân bào hco 4 tế bào con đều óc chứa n NST .Do các tế bào con được tạo ra sau sinh sản của tế bào có số lượng NST giảm đI 1 nửa so với tế bào mẹ -> giảm phân .
2.Những biến đổi cơ bản của NST trong giảm phân 
Các kì
Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu
- Các NST kép xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
- NST co lại , màng nhân, nhân con tiêu giảm hình thành thoi vô sắc mới 
Kì giữa
- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào.
- Từng NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép.
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (n NST).
- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST).
* Câu hỏi : 
So sánh nguyên phân và giảm phân 
* Giống nhau : 
- Trong nguyên phân và giảm phân NST có những biến đổi và hoạt động giống nhau như : nhân đôI tạo NST kép , đóng xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào , phân li về các cực của tế bào 
- Khác nhau:
Các kì
Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì
Giảm phân 
Nguyên phân 
Kì đầu
- Các NST kép xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động, màng nhân tiêu giảm, trung tử di chuyển về 2 cực tế bào 
Kì giữa
- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào.
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép.
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
III.Phát sinh giao tử và thụ tinh 
1.Phát sinh giao tử 
a.Phát sinh giao tử đực ;
- Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào 
- Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1 
- Tinh bào bậc 1 giảm phân ;
+ Giảm phân 1 tạo ra 2 tinh bào bậc 2 
+ Giảm phân 2 từ tinh bào bậc 2 tạo ra 4 tinh tử, tinh tử phát triển thành tinh trùng 
b.Phat sinh giao tử cái
- Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp tạo ra noãn nguyên bào 
- Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1 
- Noãn bào bậc 1 giảm phân ;
+ Giảm phân 1 tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhấtvà 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 
+ Giảm phân 2 từ noãn bào bậc 2 tạo ra thể cực thứ 2 và 1 trứng 
2.Thụ tinh 
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực( tinh trùng)với 1 giao tử cáI tạo thành hợp tử 
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội ( n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
3.ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh 
- Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội.
- Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính.
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
* Câu hỏi 
1.Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của GP1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các TB con được tao thành qua GP.
Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình GP đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.
2.Giải thích vì sao bộ NST của loài sinh sản hữu tính loại được duy trì qua các thế hệ cơ thể?
Qua GP bộ NST đặc trưng cho loài2n được phân chia 2 lần liện tiếp à G(n).
Trong thụ tinh các G mang bộ NST đơn bội n kết hợp với nhau à hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho từng loài.
Hợp tử (2n) NP nhiều lần à cơ thể mới.
 Vậy nhờ GP, TT, NP mà bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
3. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở TB học:
- Sinh sản hữu tính được đặt trên cơ sở 3 quá trình:
+ GP à tạo G
+ TT à hợp tử
+ NP à hợp tử NP 2 lần, phân hòa thành cơ thể mới.
- Cơ sở TB học:
+ Trong GP tạo giao tử : do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại G khác nhau về nguồn gốc.
+ Trong thụ tinh: sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại G khác nhau của cha và mẹ # hình thành nhiều tổ hợp con khác nhau, trong số này có BDTH.
4. Khi giảm phân và thụ tinh, trong TB của một loài giao phối, có 2 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các G và các hợp tử?
- Các tổ hợp NST trong các G: AB, Ab, Ab, ab.
- Các tổ hợp NST trong hợp tử: AABB, AABb, Aabb, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
5.So sánh quá trình phát sinh giao tử đực, cái
* Giống nhau ;
- Đều phát sinh từ tế bào mầm sình dục 
- Đều lần lượt trải qua 2 quía trình nguyên phân của các tế bào mầm , giảm phân của các tế bào sinh giao tử .
- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục 
* Khác nhau 
Phát sinh giao tử cáI 
Phát sinh giao tử đực 
- Noãn bào bậc 1 giảm phân 1 tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 
- noãn bào bậc 2 qua gảim phân 2 tạo ra thể cực thứ 2 và 1 trứng 
- Kết quả : Mỗi noãn bào bâc1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng 
- Tinh bào bậc 1 giảm phân 1 tạo ra 2 tinh bào bậc 2 
- Mỗi tinh bào bậc 2 giảm phân 2 cho 4 tinh tử, tinh tử phát triển thành tinh trùng 
- Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát triển thành tinh trùng 
IV.Nhiễm sắc thể giới tính 
1.Nhiễm sắc thể giới tính 
- NST giới tính : ...  hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hơp biểu hiện kiểu hình của gen trội 
+ Trội không hoàn toàn : Là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hơp biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ 
- Tính trạng lặn : là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện khi kiểu gen ở trạng tháI đồng hợp lặn 
- Thể đồng hợp là kiểu gen có 2 gen tương ứng giống nhau 
- Thể dị hợp là kiểu gen chứa 2 gen tương ứng khác nhau 
* Câu hỏi :
1.Tại sao menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai 
Men đen chọn cỏc cặp tớnh trạng tương phản lai với nhau để phỏt hiện ra quy luật tớnh trội ở F1 và phỏt hiện ra quy luật phõn tớnh ở F2
2.Phân biệt trội hoàn toàn vói không hoàn toàn 
Điểm khỏc nhau cơ bản giữa trội hoàn toàn và trội khụng hoàn toàn trong phộp lai một cặp tớnh trạng ở đời lai F1 và F2 là:
Trội hoàn toàn
Trội khụng hoàn toàn
Kiểu hỡnh F1
Là KH của bố hoặc của mẹ
Kiểu hỡnh trung gian
Tỉ lệ KH F2
3:1
1:2:1
Cú cần sử dụng phộp lai phõn tớch để xỏc định kiểu gen của cơ thể mang tớnh trội khụng?
Cú (vỡ kiểu hỡnh trội cú 2 kiểu gen)
Khụng (Vỡ mỗi kiểu hỡnh ứng với một kiểu gen)
III. Lai 1 cặp tính trạng 
1.Thí nghiệm :
Cho lai giữa hai loại thuần chủng đậu hoa đỏ và hoa trắng
- Sơ đồ lai: Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng
 F1: 100%hoa đỏ
 F1xF1: hoa đỏ x hoa đỏ
 F2: 3hoa đỏ:1hoa đỏ 
2. Kết quả TN của Menđen 
Khi cho lai giữa bố mẹ khác nhau một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 biểu hiện tính trạng của bố hoặc của mẹ. Tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng chưa biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn, ở F2 phân li với tỉ lệ 3 trội:1 lặn.
3.Giải thích:
Theo Menđen:
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).Gen tồn tại thành từng cặp trong tế bào, sự di truyền của các cặp tính trạng dựa trên 2 cơ chế phây ly của cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp trong thụ tinh tạo hợp tử .
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
* ở P: Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen là AA, cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử 
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: a
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
- Trong thụ tinh : giao tử mang gen A kết hợp với giao tử mang gen a tạo hợp tử aa có kiểu hình là hoa đỏ .
* ở F1: Trong quá trình phát sinh giao tử cặp gen aa cho 2 laọi giao tử A, a với tỉ lệ ngang nhau 
Trong thụ tinh các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo F2 có tỉ lệ ;1 AA: 2 aa:1aa
4.Nội dung qui luật phân ly 
- Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
5.ý nghĩa của qui luật phân ly 
- Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật.
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
- Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
6.Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li:
-Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
-Hiện tượng trội phải là trội hoàn toàn
-Số lượng cá thể phải đủ lớn
7.Phép lai phân tích :
- là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
III.Lai 2 cặp tính trạng 
1.Thí nghiệm :
Thí nghiệm: 
- Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
	P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
	F1: Vàng, trơn
	Cho F1 tự thụ phấn
F2: cho 4 loại kiểu hình.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 
	9 vàng, trơn
	3 vàng, nhăn
	3 xanh, trơn
	1 xanh, nhăn.
=> Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó => các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
* GiảI thích : Theo menđen tỉ lệ kiểu hình F2 cuả hai cựp tính trạng là 315 vàng trơn: 101 hạt vàng nhăn: 108 hạt xanh trơn: 32 hạt xanh nhăn tỉ lệ này xấp xỉ là 9:3:3:1
- Nếu phân tích từng cặp tính trạng ở F 2:
+ Về màu hạt : Hạt vàng / Hạt xanh = 315+101/108+32= 3/1
+ Về hình dạng hạt ; Hạt trơn/ Hạt nhăn = 315+108/101+32= 3/1
Như vậy dù tỉ lệ chung của 2 cặp tính trạng ở F2 là 9:3:3:1 nhưng mỗi cặp tính trạng về màu hạt và hình dạng hạt đều di truyền theo qui lụt phân ly .
3.Giải thích kết quả thí nghiệm 
- Từ kết quả thí nghiệm: sự phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
- Quy ước gen:
 A quy định hạt vàng
	 a quy định hạt xanh
	 B quy định hạt trơn
	 b quy định hạt nhăn
- Cơ thể mang kiểu gen AABB qua giảm phân cho 1 loại giao tử AB , cơ thể mang kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab.Sự kết hợp của 2 loại giao tử này trong thụ tinh tạo cơ thể lai F1 có kiểu gen là aabb.Khi cơ thể F1 hình thành giao tử do sự phân ly độc lập của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau AB, Ab, aB, ab.Sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và cáI đã tạo ra 16 tổ hợp phân hoá thành 9 kiểu hình khác nhau
4. Điều kiện nghiệm đúng của đinh luật phân li độc lập
- Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
-Hiện tượng trội phải là trội hoàn toàn
-Số lượng cá thể phải đủ lớn
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng
5. ý nghĩa:
-Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau
-Khi các cặp alen phân li độc lập thì qua quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp
6Nội dung qui luật phân ly độc lập : 
Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử 
Chương con người , dân số và môI trường
I.Tác động của con người đối với môI trường 
1.Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
 Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Những biện pháp chính là:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật
- Phục hồi và trồng rừng mới
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
II. Ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
1. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nhamthạch gây ra nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển...
2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
a. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
b. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
c. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
d. Ô nhiễm do các chất thải rắn
e. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
3.Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Có nhiều biện pháp để hạn chế chống ô nhiễm môi trường như : 
- xử lý các chất thảI trong công nghiệp và sinh hoạt 
- cảI tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm môI trường 
- Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môI trường như năng lượng mặt trời, gió 
- Trồng cây gây rừng để diều hoà khí hậu 
- Xây dựng nhiều công viên và trồng cây ở thành phố , khu công nghiệp
- Tăng cường giáo dục để nâng cao ý thức con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường
Chương bảo vệ môI trường
1. Các dạng tài nguyên chủ yếu
- Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần( khoáng sản): than đá, dầu mỏ, sắt, vàng, đá quý, đá vôi...
- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt như: tài nguyên đât, nước, sinh vật biển, tài nguyên nông nghiệp.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều... được thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất và bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái( rừng và biển)
* Các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hoá học và sinh học. Bảng dưới đây trình bày một số hệ sinh thái chủ yếu ở trên cạn và ở dưới nước.
Các hệ sinh thái trên cạn
Các hệ sinh thái dưới nước
Các hệ sinh thái nước mặn
Các hệ sinh thái nước ngọt
- Các hệ sinh thái rừng
( rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim...)
- Các hệ sinh thái thảo nguyên
- Các hệ sinh thái hoang mạc
- Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
- Hệ sinh thái núi đá vôi
- Hệ sinh thái vùng biển khơi
- Các hệ sinh thái vùng ven bờ( rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển...)
- Các hệ sinh thái sông, suối( hệ sinh thái nước chảy)
- Các hệ sinh thái hồ, ao
( hệ sinh thái nước đứng)
* Bảo vệ các hệ sinh thái rừng
- Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sốngcủa nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vẹ các loài sinh vật, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Rừng ở Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn và gồm nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa, rừng ngập mặn... Tuy nhiên, rừng Việt Nam đang bị thu hẹp dần. Vì vậy,nhà nước ta đang tích cực bảo vệ và trồng mới nhiều vùng rừng.
* Bảo vệ hệ sinh thái biển
 Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. Các loài động vật trong hệ sinh thái rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị cạn kiệt.
3) Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên: mỗi người cần phải hiểu rõ tác dụng của việc bảo vệ môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã để có các việc làm cụ thể, thiết thực:
+ Không bẻ cành, hái lá
+ Không xả rác bừa bãi
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu và thực hiện nghiêm túc các biên pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on thi THPT.doc