Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Học sinh tóm tắt được các môi quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát kênh chữ, kênh hình, vận dụng, HĐN.
3. Thái độ:
Ngày soạn : 1/ 2/ 2010. Ngày dạy : 4/ 2/ 2010. Tiết: 46 bài 44 : ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Học sinh nhận biết được thế nào là nhân tố sinh vật. - Học sinh tóm tắt được các môi quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng quan sát kênh chữ, kênh hình, vận dụng, HĐN. 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên đặc biệt là động vật có ích. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: + Tranh, ảnh: Rừng tre, rừng trúc, rừng thông. + Quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt - Học sinh: + Sưu tầm tranh ảnh về quần thể thực vật và quần thể động vật. III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, HĐN IV.Tổ chức dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ:5’ - Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? - Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn. * Khởi động: GV cho học sinh quan sát một số tranh về: Đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thôngThỏ bị hổ ăn thịt và hỏi: ? Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật? 3.Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1. 18’ Tìm hiểu quan hệ cùng loài. - Mục tiêu: + Học sinh nhận biết được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. + Tóm tắt được ý nghĩa của môi quan hệ đó. - Tiến hành: HĐN Hoạt động của thầy & trò Nội dung ->GVyêu cầu HS đọc phần I, QS tranh hình 44.1( a,b,c). -> Chọn những bức tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài, Để trả lời câu hỏi: ? Khi có gió bão, thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với thực vật sống riêng rẽ? ? Động vật sống bầy đàn có lợi gì so với ĐV sống đơn lẻ? ->GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả. -> GV yêu cầu HS làm bài tập theo ẹ SGK trang 131, chọn câu trả lời đúng và giải thích. ? Vậy sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? * Liên hệ: Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? I.Quan hệ cùng loài: - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. - Trong một nhóm có những mối quan hệ: / Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. / Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. Hoạt động 2. 17’ Tìm hiểu quan hệ khác loài. - Mục tiêu: + Học sinh tóm tắt được những mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài và chỉ rõ ý nghĩa các mối quan hệ đó. - Tiến hành:HĐCN ->Cho HS quan sát tranh: Hổ ăn thịt thỏ hình 44.2 và 44.3. -> Y/C học sinh phân tích và gọi tên các mối quan hệ của các sinh vật trong tranh. - Đánh giá giúp HS hoàn thiện kiến thức. ? Tìm ví dụ về mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài mà em biết? -> Y/C HS nghiên cứu bảng 44 SGK trang 132, thực hiện ẹ vào vở bài tập. ->GV chữa bằng cách cho các nhóm nhận xét kết quả và bổ xung cho nhau. -> GV mở rộng kiến thức: Một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật-> Gọi là: ức chế giảm nhiễm. II. Quan hệ khác loài: Học theo nội dung bảng 44 SGK trang 132. -> Kết luận: SGK. 4. Củng cố và đánh giá: 5’ - Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? - Hoàn thành sơ đồ sau: Quan hệ giữa các sinh vật. quan hệ đối địch,hai bên cùng bị hại: - - quan hệ đối địch, một bên có lợi, bên kia bị hại: + - quan hệ hỗ trợ cùng có lợi:+ + quan hệ hỗ trợ một bên có lợi, một bên không có lợi: + 0 Cộng sinh. Hội sinh (có lợi về thức ăn). Sinh vật ăn sinh vật. Cạnh tranh. ( Kí sinh và nửa kí sinh) 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK trang 134. - Sưu tầm một số tranh, ảnh về động vật, thực vật ở những môi trường khác nhau. - Đọc mục “em có biết”. - Chuẩn bị bài 45: Thực hành: Chuẩn bị giấy Ao, bút dạ. 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: